[Funland] Phiên bản Su-30 nào tốt nhất ?

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Nga sắm thêm Su-30SM

11:13 AM, 20/12/2012, Views: 0 | By VNH

VietnamDefence -
Bộ Quốc phòng Nga đã ký hợp đồng với hãng Irkut mua lô thứ hai gồm 30 tiêm kích đa năng Su-30SM.

Su-30SM (Irkut) Các máy bay sẽ được sản xuất đến năm 2016.


Hợp đồng đầu tiên mua 30 Su-30SM đã được ký vào tháng 3/2012. Trước đó, Bộ Quốc phòng Nga định mua 40 Su-30SM, trong đó 28 chiếc dự định chuyển cho Không quân Nga, 12 chiếc chuyển cho không quân Hạm đội Biển Đen để thay thế các máy bay ném bom lạc hậu Su-24.

Ngày 22/11/2012, Irkut chuyển giao 2 chiếc Su-30SM đầu tiên cho Không quân Nga. Su-30SM lần đầu tiên cất cánh ngày 21/9/2012.

Tiêm kích hai chỗ ngồi Su-30SM Su-30SM là biến thể của tiêm kích đa năng Su-30MK và là sự tiếp nối của họ Su-30MKI do Viện thiết kế Sukhoi phát triển thích ứng theo các yêu cầu cho quân đội Nga. Máy bay được trang bị các hệ thống radar, liên lạc và nhận biết quốc tịch hiện đại, ghế phóng thoát hiểm mới, cũng như các loại vũ khí mới.

Su-30SM có khả năng siêu cơ động, được trang bị radar anten mạng pha, có khả năng sử dụng các vũ khí chính xác cao không đối không, không đối diện hiện có cũng như tương lai.

Ngoài các nhiệm vụ chiến đấu, máy bay có thể dùng để đào tạo phi công lái tiêm kích đa năng siêu cơ động tương lai, một chỗ ngồi.
Su-30SM có tốc độ đến 2.100 km/h, tầm bay 3.000 km, có thể mang 8 tấn tên lửa, bom các loại.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Su-30 MKI chiến thắng tuyệt đối trong không chiến với máy bay Mỹ
Không quân Ấn Độ đã quyết định sẽ nâng cấp 80 chiếc máy bay chiến đấu đa năng Su-30 MKI hiện đang sử dụng lên chuẩn mới là phiên bản “Super Sukhoi”, trang bị loại tên lửa thế hệ mới có tầm bắn tới 300km.



Từ năm 1996 đến nay, Ấn Độ đã liên tục 4 lần mua Su-30 MKI của Nga. 80 chiếc Su-30 MKI Ấn Độ dự định nâng cấp nằm trong loạt máy bay mua lần đầu tiên. Được biết, kế hoạch nâng cấp số máy bay này dự kiến sẽ hoàn thành trong vòng 3 – 4 năm tới.
Ảnh đã được thu nhỏ. Vui lòng nhấn vào đây để xem kích thước thật 1023x767.


Không quân Ấn Độ dự định trang bị 300 máy bay Su-30 MKI

Trong các hạng mục nâng cấp, ngoài trang bị cho máy bay hệ thống điện tử dẫn đường kiểu mới và radar mảng pha, điều đáng quan tâm nhất là Ấn Độ sẽ trang bị cho loạt máy bay này loại tên lửa thế hệ mới có tầm bắn tới 300km, hiện không quân Ấn Độ đã triển khai mời thầu đến tất cả các công ty chuyên chế tạo tên lửa trên toàn thế giới. Ngoài loại tên lửa này ra, không quân Ấn sẽ trang bị thêm tên lửa hành trình không đối đất siêu âm “BrahMos” cho khoảng 50 máy bay đã qua nâng cấp.
Hiện nay, không quân Ấn Độ có 17 phi đội máy bay Su-30 MKI với tổng số 170 chiếc, tổng số giờ bay của chúng đã tiệm cận 100.000 giờ bay. Từ nay đến năm 2020, họ đã có kế hoạch mua thêm 130 chiếc Su-30 MKI nữa, nâng tổng số máy bay loại này lên con số 300 chiếc. Cuối năm nay, Ấn Độ dự kiến sẽ ký hợp đồng bàn giao 42 chiếc máy bay này cho không quân Ấn Độ, chiểu theo giấy phép sản xuất của Nga, 42 chiếc này sẽ được bàn giao cho nhà máy chế tạo máy bay của công ty HAL lắp ráp.

Ảnh đã được thu nhỏ. Vui lòng nhấn vào đây để xem kích thước thật 1119x812.


Cận cảnh hệ thống vũ khí của Su-30 MKI


Từ năm 2004 đến nay, Su-30 MKI đã tham gia nhiều cuộc diễn tập quốc tế giành quyền kiểm soát không phận, trong quá trình diễn tập, đã nhiều lần Su-30 MKI thể hiện ưu thế vượt trội so với các máy bay hiện đại khác của Mỹ và Nato như: máy bay chiến đấu hạng nặng F-15C và máy bay chiến đấu hạng nhẹ F-16C-D của Mỹ; máy bay chiến đấu Mirage của Pháp. Trong cận chiến và tác chiến tầm trung, Su-30 MKI đã chiếm ưu thế tuyệt đối trước các máy bay Mỹ và Nato, đặc biệt là về khả năng theo dõi và phóng tên lửa tiêu diệt đa mục tiêu trong một thời điểm. Các máy bay chiến đấu hiện đại của Pháp cũng phải chào thua Su-30 MKI trong lĩnh vực đánh chặn tầm gần và tính năng của hệ thống tên lửa.


Ảnh đã được thu nhỏ. Vui lòng nhấn vào đây để xem kích thước thật 1500x1500.


Với thiết kế ưu việt, tính năng cơ động cao và hệ thống vũ khí tối tân, Su-30 MKI
đã chiến thắng tất cả các loại máy bay do Mỹ, Pháp sản xuất
Lần gần đây nhất vào tháng 4/2012, trong đợt huấn luyện chiến đấu tại Malaysia, đã giành thắng lợi liên tiếp trong khi đối đầu với các máy bay khác tham gia huấn luyện. trong một tình huống luyện tập, Su-30 MKI đã đụng độ với F-15C của không quân Mỹ cất cánh từ căn cứ Okinawa lên đánh chặn, 2 loại máy bay thực hành không chiến và Su-30 MKI đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bắn hạ mục tiêu F-15C. Chỉ huy trưởng của liên đội không quân số 18 của Mỹ đã phải thán phục, trong huấn luyện chiến đấu cơ bản, Su-30 MKI đã thể hiện tính năng cơ động và khả năng tác chiến tuyệt vời so với các loại máy bay đồng hạng.

http://www.anninhthudo.vn/Quoc-phong/Su30-MKI-chien-thang-tuyet-doi-trong-khong-chien-voi-may-bay-My/479435.antd
 

Chã Nhỏ

Xe điện
Biển số
OF-115758
Ngày cấp bằng
6/10/11
Số km
4,354
Động cơ
425,516 Mã lực
Nơi ở
Lương Sơn, Hoà Bình
Thế quái nào toàn đeo bom ngu thế kia
Mà sao quả bom của liên xô nhìn ngu tệ
Không đẹp như mk82 của mỹ
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Su-30MK2V Việt Nam mang vũ khí gì?
Tiêm kích đa năng Su-30MK2V của Không quân Nhân dân Việt Nam có khả năng mang 8 tấn vũ khí đảm nhiệm nhiều vai trò.

Vũ khí đầu tiên của Su-30MK2V là pháo GSh-30-1 cỡ 30mm (150 viên đạn) dùng cho không chiến tầm cực gần, ở cự ly mà tên lửa khó phát huy tác dụng. Trong ảnh là các kỹ thuật viên đang nạp đạn 30mm cho khẩu pháo đặt trong thân máy bay. (nguồn: Văn nghệ Quân đội).


Trong nhiệm vụ tiêu diệt mục tiêu trên không, Su-30MK2V có khả năng mang 6 tên lửa không đối không. Trong ảnh là tên lửa đối không dẫn đường tầm nhiệt Vympel R-73 có tầm bắn 20km, tốc độ hành trình gấp 2,5 lần vận tốc siêu thanh.


Tên lửa không đối không tầm trung R-27 có tầm bắn 70-80km, trang bị đầu tự dẫn radar bán chủ động hoặc đầu tự dẫn hồng ngoại.


Tên lửa không đối không tầm trung R-77 có tầm bắn 80km, có thể đánh chặn mục tiêu ở độ cao 5m-25km, lắp đầu tự dẫn radar chủ động.


Trong nhiệm vụ không đối hạm/đất, Su-30MK2V mang được 6 tên lửa diệt mục tiêu mặt đất, tàu chiến, radar. Trong ảnh là tên lửa chống hạm tầm trung Kh-31A đạt tầm bắn 25-50km, lắp đầu tự dẫn radar chủ động.


Tên lửa chống radar Kh-31P có tầm bắn 110km, lắp đầu tự dẫn radar bị động.


Tên lửa không đối đất Kh-29 có tầm bắn 10-30km (tùy từng biến thể), lắp đầu tự dẫn laser bán chủ động hoặc đầu tự dẫn TV. Kh-29 có khả năng công phá các công trình quân sự, cầu cống hoặc khi cần có thể tiêu diệt tàu chiến có tải trọng tới 10.000 tấn.


Tên lửa không đối đất tầm xa Kh-59ME có tầm bắn tới 110km, lắp đầu đạn thuốc nổ nặng 320kg. Tuy nhiên, nhiều khả năng loại này không có trong trang bị của không quân Việt Nam.


Để tấn công mục tiêu mặt đất, Su-30MK2V ngoài khả năng mang được tên lửa không đối đất còn mang bom có điều khiển như KAB-1500KR (tối đa 3 quả), KAB-500KR (tối đa 6 quả).


Su-30MK2V cũng có thể mang được bom không điều khiển gồm: FAB-500T (tối đa 8 quả) và OFAB-250-270 (28 quả).

http://kienthuc.net.vn/gallery/vu-khi/201212/Su-30MK2V-Viet-Nam-mang-vu-khi-gi-887415/?p=10#.UNQseqzPxrN
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Sức mạnh tiêm kích Su-30MKI của Không quân Ấn Độ

Thứ sáu 28/12/2012 10:36
(GDVN) - Tiêm kích Sukhoi Su-30MKI của Không quân Ấn Độ (NATO định danh Flanker-H) là phiên bản tiêm kích không chiến do tập đoàn Sukhoi của Nga và HAL của Không quân Ấn Độ hợp tác sản xuất. Về cơ bản đây là loại tiêm kích được nâng cấp dựa trên cơ sở chiến đấu cơ Su-30 sản phẩm được Nga chế tạo, sử dụng và xuất khẩu cho nhiều nước.

Tiêm kích Sukhoi Su-30MKI của Không quân Ấn Độ thuộc dòng tiêm kích hành trình tầm xa, trang bị vũ khí hạng nặng và có khả năng hoạt động trong mọi loại điều kiện thời tiết.
Tiêm kích Sukhoi Su-30MKI bắt đầu được Nga - Ấn bắt tay chế tạo khi Ấn Độ ký hợp đồng mua của Nga 140 chiếc Su-30 vào năm 2000.
Chiếc Sukhoi Su-30MKI đầu tiên gia nhập Không quân Ấn Độ vào tháng 1 năm 2004
Sukhoi Su-30MKI có hệ thống điện tử hành không tương ứng với các chiến cơ của Pháp và Israel.
Phía Nga cho biết các khả năng của Sukhoi Su-30MKI có thể so sánh với chiến cơ Su-35
Thiết bị cảm quang OLS của Su-30MKI
Tính đến tháng 1/2012, có khoảng 157 chiếc Sukhoi Su-30MKI đã được Nga - Ấn sản xuất
Đơn giá cho mỗi chiếc Sukhoi Su-30MKI là 29,3 triệu USD
Vũ khí: 1 súng máy GSh-30-1 cỡ đạn 30 mm, băng đạn 150 viên
Trọng lượng vũ khí tối đa 8 tấn với 12 mấu treo
Có thể mang theo nhiều loại tên lửa không đối không, không đối đất và bom oanh tạc khi làm nhiệm vụ chiến đấu.
Su-30MKI của Không quân Ấn Độ
Su-30MKI của Không quân Ấn Độ
Su-30MKI của Không quân Ấn Độ
Su-30MKI của Không quân Ấn Độ
Su-30MKI của Không quân Ấn Độ
Su-30MKI của Không quân Ấn Độ
Su-30MKI của Không quân Ấn Độ
Chuyên gia Nga: Tính năng của Su-30 TQ thua xa Su-30MKI Ấn Độ

Thứ năm 27/12/2012 07:34
(GDVN) - Ấn Độ đặt mua lần này là Su-30MKI đã được cải tiến, hay còn gọi là Super Sukhoi.

Máy bay chiến đấu Su-30MKI của Không quân Ấn Độ Tờ “Quan điểm” Nga vừa có bài viết cho rằng, hợp tác kỹ thuật quân sự tiếp tục trở thành một trong những nội dung quan trọng trong việc bàn thảo với các nhà lãnh đạo Ấn Độ trong thời gian Tổng thống Nga Putin thăm Ấn Độ.
Vào thứ Hai, các nhà lãnh đạo Nga-Ấn đã ký một hợp đồng mua bán vũ khí trị giá khoảng 2,9 tỷ USD: Nga sẽ lần lượt cung cấp cho Ấn Độ 71 máy bay trực thăng vận tải Mi-17V-5 (trị giá 1,3 tỷ USD) và 42 bộ linh kiện dùng để lắp ráp máy bay chiến đấu Su-30MKI (trị giá 1,6 tỷ USD).

Ngoài ra, hai bên còn thỏa thuận sẽ thành lập doanh nghiệp liên doanh sản xuất máy bay trực thăng dòng Mi và Ka.
Igor Korotchenko, chủ nhiệm Trung tâm phân tích thương mại vũ khí thế giới Nga trả lời phỏng vấn tờ “Quan điểm” Nga chỉ ra, Ấn Độ từ lâu luôn muốn trở thành “siêu cường” mang tính khu vực, việc đạt được thỏa thuận mua bán vũ khí với Nga lần này chính là biện pháp quan trọng để Ấn Độ thực hiện chiến lược này.
Ông nói, những năm gần đây, Ấn Độ luôn tích cực mua sắm các loại máy bay quân dụng và tìm cách có được giấy phép sản xuất.

Máy bay chiến đấu Su-30MKK2 của Trung Quốc Constantin Makiyenko, phó chủ nhiệm Trung tâm phân tích chiến lược và công nghệ Nga nhắc nhở rằng, hợp đồng máy bay chiến đấu ký kết giữa Nga-Ấn ngày 24/12 hoàn toàn không phải là một thỏa thuận bán vũ khí lớn nhất của hai nước trong năm nay.
Ông chỉ ra: “Thỏa thuận có giá trị lớn nhất được ký vào tháng 10. Căn cứ vào hợp đồng được ký khi đó, Nga sẽ bán cho Ấn Độ gần 1.000 động cơ AL-31FP, tổng trị giá là 5 tỷ USD”.
Makiyenko cho rằng, Ấn Độ sở dĩ sẽ duy trì đặt mua lượng lớn máy bay chiến đấu Su-30MKI của Nga, chủ yếu là do số lượng máy bay chiến đấu trang bị của họ không đủ.
Ông chỉ ra: “Hiện nay, Trung Quốc - đối thủ cạnh tranh của Ấn Độ đã trang bị 300 máy bay chiến đấu dòng Su, trong khi đó Ấn Độ hiện đang tìm cách tăng số lượng Su-30MKI lên 269 chiếc.

Ngoài ra, mặc dù Trung Quốc sở hữu hợp pháp 281 máy bay chiến đấu dòng Su, nhưng dư luận bên ngoài không thể biết được về số lượng sao chép phi pháp của họ.

Song, tính năng Su-30 cung cấp cho Trung Quốc thua xa máy bay chiến đấu cùng dòng bán cho Ấn Độ hiện nay. Ấn Độ đặt mua mới là phiên bản mới, đã trang bị động cơ mới và thiết bị vô tuyến điện hoàn toàn khác, khả năng tác chiến mạnh hơn”.
Trước đó, có nguồn tin tiết lộ, Ấn Độ đặt mua lần này là Su-30MKI đã được cải tiến, hay còn gọi là Super Sukhoi.

Máy bay tiêm kích đa năng Su-30MKI của Không quân Ấn Độ. Được biết, theo yêu cầu của phía Quân đội Ấn Độ, Super Sukhoi sẽ trang bị buồng lái kiểu mới có hệ thống điện tử hàng không cải tiến, máy tính trên máy bay, thiết bị đối kháng điện tử và radar mảng pha quét điện tử chủ động Zhuk-AE, đồng thời cũng sẽ có khả năng tàng hình nhất định.
Su-30MKI hiện có của Không quân Ấn Độ trang bị radar mảng pha quét điện tử bị động loại N011M. Khoảng cách dò tìm tối đa đối với các mục tiêu như máy bay chiến đấu của N011M là 140 km, nhiều nhất có thể bám theo 15 mục tiêu trên không và dẫn đường cho tên lửa đồng thời tấn công 4 mục tiêu trong số đó.
Trong khi đó, khoang cách dò tìm tối đa của radar Zhuk-AE đối với các mục tiêu máy bay chiến đấu có thể đạt 200 km, nhiều nhất có thể bám theo 30 mục tiêu và tiến hành tấn công đồng thời 8 mục tiêu trong số đó.

Ngoài ra, chúng còn có thể mang theo nhiều vũ khí hơn, gồm tên lửa hành trình siêu âm Brahmos.
Hiện nay, Ấn Độ đã trở thành nước nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới. Căn cứ vào thông tin công bố của Bộ Quốc phòng Ấn Độ, Ấn Độ sẽ đầu tư khoảng 100 tỷ USD trong 10 năm tới để đổi mới vũ khí trang bị.



http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-Quoc-phong/Chuyen-gia-Nga-Tinh-nang-cua-Su30-TQ-thua-xa-Su30MKI-An-Do/263464.gd
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Trung Quốc ăn cắp trắng trợn công nghệ Su-30MK2 của Nga thế nào?


(Kienthuc.net.vn) - Có ít nhất 24 chiếc J-16, một bản nhái từ Su-30MK2 đã được lắp ráp và đang được chuyển giao cho Hải quân Trung Quốc.


Trung Quốc vừa chính thức tiết lộ bản sao chiến đấu cơ Su-30MK2 của Nga với tên gọi là J-16 và tuyên bố rằng máy bay này mang thiết kế của Trung Quốc. Nhiều hình ảnh của J-16 đã bị lộ trong năm 2011. Chúng đã chứng minh rằng J-16 là một bản sao Su-30MK2 của Nga và đã có ít nhất 24 chiếc J-16 đã được lắp ráp được chuyển giao cho Hải quân Trung Quốc.


Nga đã bán cho Trung Quốc biến thể hai chỗ ngồi của máy bay Su-30 là Su-30MKK vào cuối những năm 1990. Cách đây một thập kỷ, một biến thể nâng cấp Su-30MK2. Trung Quốc đã nhận khoảng 100 chiếc Su-30MK2 của Nga, nhưng gần đây những chiếc J-16 gần như giống hệt với chúng được công khai. Nga tỏ ý không hài lòng và cho rằng đã bị Bắc Kinh lừa dối.


Tiêm kích đa năng J-16, một bản sao từ máy bay Su-30MK2 của Nga.​

Sao chép mọi thứ

Hình thức ăn cắp công nghệ "trắng trợn" của Trung Quốc không phải là mới. Bởi trước đó, máy bay chiến đấu J-11 cũng được Trung Quốc sao chép bất hợp pháp từ loại Su-27 của Nga.


Hành động ăn cắp và sao chép công nghệ máy bay đã là chủ đề gây nhiều tranh cãi giữa Nga và Trung Quốc trong gần một thập kỷ vừa qua. Mọi chuyện chỉ được coi là hợp pháp trong những năm 1995, khi Trung Quốc chi 2,5 tỉ USD để được phép lắp ráp 200 chiếc Su-27. Trong đó, Nga sẽ cung cấp động cơ và các thiết bị điện tử còn Trung Quốc sẽ lắp ráp các bộ phận theo thông số và kế hoạch của Nga.


Nhưng sau năm 1995, sau khi Trung Quốc lắp ráp thành thạo máy bay Su-27 Nga đã hủy thỏa thuận. Họ cho rằng Trung Quốc đang sử dụng những kỹ năng thu được trong chương trình Su-27 để lắp ráp phiên bản sao chép của riêng mình là J-11.

Nga vẫn giữ kín những thông tin vi phạm bản quyền của Trung Quốc đến khi không thể chịu đựng thêm và cảnh báo Trung Quốc đã sao chép công nghệ của Nga nhưng tạo ra một loại máy bay thua kém hơn. Dường như, Trung Quốc không đồng ý với lời nhắc nhở của Nga và tiếp tục phát triển J-11, chỉ sử dụng những gì mà họ cho là công nghệ của Trung Quốc.


J-11 hiện nay được cho là bao gồm các thiết bị điện tử tốt hơn và một số thay đổi về thiết kế của Trung Quốc. Trung Quốc có thể sản xuất hầu hết các bộ phận của J-11, một thành phần chính bắt buộc phải nhập khẩu là động cơ.

Trung Quốc tin rằng họ sẽ thoát khỏi sự phụ thuộc vào Nga cho động cơ máy bay phản lực quân sự trong vòng 5-10 năm tới. Hiện nay, Trung Quốc nhập khẩu 2 loại động cơ của Nga, 3,5 tỷ USD để mua động cơ AL-31(cho Su-27/30, J-11, J-10) và 2,5 tỷ USD mua động cơ RD-93 (biến thể động cơ RD-33 của máy bay MiG-29) cho máy bay JF-17 (một loại máy bay tương tự F-16 được hợp tác phát triển với Pakistan).
Tiêm kích hạm J-15 cũng là sản phẩm sao chép Su-33 của Nga.​


Mặc dù các hành vi ăn cắp công nghệ và những tranh cãi vẫn đang diễn ra, Moscow vẫn tiếp tục bán động cơ phản lực cho Bắc Kinh để lắp đặt trên các bản sao máy bay Nga.

Trong năm 2008, Trung Quốc đã từng đồng ý và cam kết không sao chép công nghệ quân sự của Nga, nhưng sau đó lại bỏ qua thỏa thuận và phủ nhận rằng, họ đang tự chế tạo máy bay của mình và không hề sao chép của Nga.


Su-30MK2 là một tiêm kích đa năng 34 tấn, tương tự như loại máy bay tấn công F-15E của Mỹ. Su-30MK2 có thể mang tới 8 tấn bom và tên lửa. Hải quân Trung Quốc đang sử dụng 24 chiếc Su-30MK2 và một số "hàng nhái" J-16.


Bắc Kinh cũng có một biến thể tàng hình của Su-27 với tên gọi J-17. Ngoài ra còn có một biến thể tàu sân bay của Su-33 (mua từ Ukraine) và đang sản xuất với tên gọi J-15. Họ nhấn mạnh rằng tất cả những máy bay này (J-11, J-15, J-16) đều là các sản phẩm tự thiết kế trong nước nhưng cách lắp ráp và sản xuất giống với máy bay của Nga.


Đáp lại, Nga đã dừng bán máy bay cho Trung Quốc trong gần một thập kỷ, nhưng vẫn bán các động cơ phản lực cho những máy bay Trung Quốc.
Tiêm kích tàng hình mới nhất J-31 cũng phải sử dụng động cơ phản lực của Nga.

Bất lực sao chép động cơ

Cho tới nay, Trung Quốc vẫn chưa thể thành công khi sao chép lại những động cơ máy bay Nga cho máy bay của họ. Doanh số bán động cơ máy bay là quá hấp dẫn để các nhà sản xuất của Nga có thêm tiền phát triển những thiết kế động cơ mới. Trung Quốc lên kế hoạch đánh cắp những thiết kế động cơ của Nga ngay sau khi họ tìm ra cách làm sao để bắt chước được các phương pháp và kỹ năng chế tạo kỳ lạ để tự thiết kế động cơ cho mình.


Vừa qua, sau nhiều năm đàm phán, đặc biệt là làm thế nào để ngăn chặn được truyền thống ăn cắp công nghệ của người Trung Quốc, Moscow đã đồng ý bán cho Bắc Kinh 48 máy bay chiến đấu đa năng, siêu cơ động Su-35BM.

Su-35 là một biến thể mới nhất của thiết kế dòng tiêm kích đánh chặn hạng nặng Su-27, với một khung thân máy bay mạnh mẽ hơn (tới 6.000 giờ bay) và có khả năng, độ tin cậy cao hơn. Đó là chưa rõ nếu Trung Quốc cũng đang có được những thiết bị điện tử cải tiến.


Các cuộc đàm phán kéo dài là kết quả của Nga để tìm cách ngăn chặn việc sao chép trái phép và sản xuất Su-35BM của Trung Quốc. Đây là một chặng đường khó khăn, đặc biệt từ khi Nga và Trung Quốc được cho là trở thành đồng minh của nhau.


Đầu năm 2012, thỏa thuận mua bán Su-35 đã bị đình trệ do Trung Quốc từ chối mua máy bay với số lượng lớn cũng như điều khoản “không sao chép trái phép” mà phía Nga đưa ra.

Trung Quốc muốn mua Su-35 nhưng sẽ không ký kết một thỏa thuận qui định cấm họ sao chép thiết kế của Nga. Nhưng điều đó dường như đã thay đổi, sau khi mới đây báo chí Nga nói rằng, hai nước đã ký kết một thỏa thuận cung cấp 24 máy bay Su-35 với trị giá ước tính khoảng hơn 1,5 tỷ USD.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Khám phá 'họ hàng' nhà Su-30 ở Đông Nam Á

Chủ nhật 06/01/2013 17:51
Tại khu vực Đông Nam Á có 3 nước Việt Nam, Malaysia và Indonesia trang bị các tiêm kích đa năng Su-30.
Malaysia là quốc gia đầu tiên trong khu vực Đông Nam nhập khẩu Sukhoi Su-30. Tháng 5/2003, Hải quân Hoàng gia Malaysia đã ký thỏa thuận với Nga mua 18 tiêm kích đa năng Su-30MKM.
Su-30MKM được thiết kế sản xuất dựa trên mẫu Su-30MKI (xuất khẩu cho Ấn Độ) với đặc điểm có cặp cánh mũi nhỏ để tăng khả năng cơ động.
Su-30MKM trang bị hệ thống điện tử hàng không tiên tiến kết hợp Pháp – Nam Phi – Nga. Máy bay có thể sử dụng radar quét mạng pha điện tử bị động N011M Bars có tầm quét mục tiêu 400km, theo dõi ở tầm 200km, bám đồng thời 15 mục tiêu và dẫn tên lửa tấn công cùng lúc 4 mục tiêu.
Tiếp sau là tới Việt Nam, tháng 12/2013 Việt Nam đã ký hợp đồng mua 4 chiếc Su-30MK đầu tiên. Liên tiếp trong năm 2009 và 2010, Việt Nam ký 2 hợp đồng mua tổng cộng 20 Su-30MK2V. Như vậy, trong biên chế không quân sẽ có 24 Su-30MK2V hiện đại đáp ứng yêu cầu bảo vệ tổ quốc.
Biến thể Su-30MK2V phát triển từ biến thể Su-30MK2 với những cải tiến phụ phù hợp với nhu cầu tác chiến trên vùng biển nhiệt đới. Su-30MK2V được nâng cấp hệ thống điện tử để hỗ trợ tên lửa chống tàu.
Tiêm kích Su-30MK2V có khả năng mang 8 tấn vũ khí gồm: tên lửa không đối không, không đối đất, không đối hạm, bom hàng không có điều khiển, bom thông thường và rocket. Trong ảnh là biên đội Su-30MK2V trong chuyến bay tuần tra bảo vệ chủ quyền.
Su-30MK2V sẽ góp phần bảo vệ vững chắc vùng trời, vùng biển tổ quốc Việt Nam.
Quốc gia thứ 3 sở hữu tiêm kích đa năng Su-30 là Không quân Indonesia, hợp đồng mua được ký vào năm 2008-2009. Hiện nay, nước này sở hữu 2 chiếc Su-30MK và 3 chiếc Su-30MK2.
Trong đó, những chiếc Su-30MK2 được nâng cấp hệ thống điện tử hỗ trợ sử dụng tên lửa chống tàu.
Su-30MK2 của Không quân Indonesia trong cuộc tập trận quốc tế Pitch Black 2012 tổ chức tại Australia. Theo Kiến Thức


http://infonet.vn/The-gioi/Kham-pha-ho-hang-nha-Su30-o-Dong-Nam-A/50245.info
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
J-16 - “đứa con nhân bản lỗi” của Su-30MK2

Thứ ba 08/01/2013 07:29
ANTĐ - Vừa qua, Trung Quốc đã chính thức công khai máy bay tiêm kích thế hệ thứ 4 J-16 mà họ tự nhận là do người Trung Quốc tự lực chế tạo, nhưng thực chất đó lại là một sản phẩm “nhân bản” từ nguyên mẫu Su-30MK2 của Nga.


Tháng 12 năm 2012 vừa qua, một số bức ảnh từ các nguồn không chính thống đã xuất hiện và được lan truyền trên Internet, xem xét các bức ảnh đó, không khó để nhận ra rằng J-16 chính là bản sao của Su-30MK2 của Nga. Có tin cho biết, Trung Quốc sẽ chế tạo ít nhất là 24 chiếc J-16 (biên chế đủ cho 1 trung đoàn) để trang bị cho lực lượng không quân hải quân nước này và hiện đã hoàn tất được 16 chiếc.
Vào thập niên 90 của thế kỷ trước, Trung Quốc đánh tiếng với Nga cùng nhau nghiên cứu, chế tạo một loại tiêm kích 2 chỗ ngồi thuộc thế hệ Su-30 là Su-30MKK, 10 năm sau Nga lại nâng cấp nó lên thành phiên bản Su-30MK2. Lúc đó, Trung Quốc tiếp nhận được khoảng 100 chiếc Su-30MKK và triển khai “mổ xẻ”, nghiên cứu nó để bây giờ cho ra mắt J-16.

Bề ngoài của J-16 cũng na ná như các máy bay dòng họ Su của Nga

Năm 1995, Trung Quốc đầu tư 2,5 tỷ USD để được Nga cấp giấy phép sản xuất 200 chiếc Su-27, hợp đồng này quy định Nga sẽ cung cấp thiết bị điện tử và động cơ còn Trung Quốc sản xuất các phụ kiện khác dựa vào bản vẽ thiết kế và quy trình công nghệ. Nhưng hợp đồng mới thực hiện được gần nửa (95 chiếc) thì Trung Quốc đã hủy bỏ hợp đồng không mua nữa mà sử dụng dây chuyền công nghệ để tự sản xuất hàng “nhái” là J-11.

Global Strategic khẳng định, Trung Quốc chỉ đủ tầm tiến hành "phục chế" nó chứ không có bước đột phá nào về công nghệ đạt chuẩn một phiên bản mới và trên lĩnh vực này họ tỏ ra có “truyền thống”. Ngoài sản phẩm J-10 được sản xuất theo giấy phép Su-27 của Nga, còn lại tất cả các loại khác đều là phiên bản “nhái” của các loại máy bay Nga.
Nga cũng đã cảnh cáo Trung Quốc, nếu cố tình “nhái lại” các sản phẩm của họ thì chỉ đạt được toàn hàng kém chất lượng vì các hệ thống thiết bị điện tử, dẫn đường của các loại máy bay này không dễ làm làm giả được, hơn nữa, sản xuất động cơ máy bay là điểm yếu cố hữu mà Trung Quốc chưa thể khắc phục được.

J-11 trông bề ngoài bóng bẩy những chất lượng không bằng J-10
J-11 mà Trung Quốc từng ca ngợi là một trong những máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4, vượt trội Su-30 của Nga nhưng thực chất là bản sao chép của Su-27 với độ tin cậy kém hơn cả J-10. Trong năm 2009 và 2010, cả không quân và hải quân Trung Quốc đều đã từng từ chối tiếp nhận vì trong quá trình bay thử đã có vài chiếc trục trặc động cơ dẫn đến gãy càng khi hạ cánh và vỡ nắp buồng lái vì khả năng chịu áp lực kém.
Thế hệ động cơ WS-13 “Thái Sơn” là đứa con “nhân bản lỗi” của RD-93, được thử nghiệm trên loại máy bay FC-1, liên hợp sản xuất với Pakistan. Thế nhưng khi quyết định sản xuất cho Pakistan với cái tên JF-17, Pakistan đã loại bỏ thẳng tay WS-13 khiến Trung Quốc phải vội vàng mua thêm RD-93 để lắp đặt cho họ. Hiện nay, chẳng có loại máy bay nào của Trung Quốc sử dụng WS-13 đã nói lên chất lượng của nó là như thế nào.

Kết cấu và hệ thống thiết bị của Su-30MK2 không dễ để làm giả
Hiện Trung Quốc đang nỗ lực phát triển loại động cơ WS-15 “Thái X” để sử dụng cho các máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 nhưng một minh chứng rõ nét cho sự thất bại của họ là “máy bay tàng hình Trung Quốc sánh ngang với F-22” là J-31 của Thẩm Dương vẫn đang phải sử dụng 2 động cơ RD-93 cải tiến tương đương RD-33MK đã nói lên thực trạng yếu kém trong sản xuất động cơ nội địa và sự phụ thuộc vào công nghệ động cơ của Nga. Nếu 2 loại động cơ này là hoàn hảo, Trung Quốc đã không phải tiếp tục bỏ ra hàng tỷ USD để mua các loại động cơ bị họ coi là “chiếu dưới” so với WS-10 và WS-13 như AL-31FN và RD-93 và cũng không cần phải gạ gẫm mua 117S trên Su-35 của Nga làm gì.
Cũng giống như J-11, J-16 sử dụng động cơ WS-10 “Thái Hàng” do Trung Quốc tự chế tạo có độ tin cậy rất kém. Hiện nay, ngoài J-11 ra không có loại máy bay nào của Trung Quốc sử dụng mà toàn dùng động cơ RD-93 và AL-31FN của Nga. Từ đầu thập niên 90 thế kỷ trước đến nay Trung Quốc đã phải nhập hàng nghìn chiếc động cơ Nga để lắp ráp vào các máy bay “vượt trội so với công nghệ của Nga”. Chính Su-30MK2 sử dụng động cơ AL-31FP là phiên bản nâng cấp của AL-31FN, mà hiện Trung Quốc vẫn phải nhập loại động cơ này thì WS-10A lắp vào J-16 phải chăng là để “làm cảnh”?

Chiếc JF-17 của Pakistan cũng không thèm sử dụng động cơ WS-13 của Trung Quốc
Có thể khẳng định là với trình độ công nghệ hiện nay của Trung Quốc, ngoài vẻ ngoài bóng bẩy, chất lượng của chiếc J-16 chỉ có thể sánh ngang với J-11 và J-10, thậm chí với động cơ WS-10A thì độ tin cậy của nó không bằng được J-10 sử dụng động cơ AL-31FN.



http://www.anninhthudo.vn/Quoc-phong/J16-dua-con-nhan-ban-loi-cua-Su30MK2/481700.antd
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Không quân Ấn Độ: Máy bay rơi “như trong phim hành động”

Thứ hai 14/01/2013 06:01
ANTĐ - Tai nạn máy bay đã trở thành một căn bệnh trầm kha không thuốc chữa của không quân Ấn Độ. Dường như với không quân Ấn Độ, máy bay càng hiện đại thì… càng dễ rơi

Tỷ lệ rơi máy bay cao nhất thế giới
Theo thông tin của trang mạng “không gian quốc phòng” Pháp, trong 1 hội nghị diễn ra vào tháng 3/2012, Bộ trưởng quốc phòng Ấn Độ A.K.Anthony đã thừa nhận, trong 4 năm qua đã diễn ra 50 vụ tai nạn của không quân Ấn Độ. Chỉ tính riêng trong 3 năm nay, hầu như tất cả các loại máy bay chiến đấu hiện có trong không quân Ấn Độ đều từng gặp tai nạn, bao gồm cả những loại hiện đại bậc nhất thế giới như: 3 chiếc Su-30MKI, 2 chiếc Mirage-2000, 1 chiếc Jaguar, 27 chiếc Mig các loại và 10 máy bay trực thăng, làm 19 phi công thiệt mạng.
Tuy không có thông tin tình báo đáng tin cậy về số vụ tai nạn của các quốc gia khác để so sánh nhưng thông tin này đã làm chấn động Quốc hội Ấn Độ bởi chắc chắn không có quốc gia nào mà máy bay dễ… rơi như máy bay Ấn Độ. Tuy vậy, Bộ trưởng Anthony cho biết, những sự việc này đã được một ủy ban đặc biệt của Ấn Độ điều tra, làm rõ nguyên nhân và đưa ra các biện pháp thiết thực để tránh lặp lại tình trạng trên.
Cuối năm 2011, một bản báo cáo lưu hành nội bộ của không quân Ấn Độ về kết quả điều tra hơn 1000 vụ tai nạn máy bay trong vài chục năm nay đã nêu lên nguyên nhân chủ yếu của các vụ rơi máy bay như sau: sự cố kỹ thuật của máy bay chiếm 39,5%, thao tác sai của phi công 39%, va chạm với chim 9%, sai sót của nhân viên mặt đất 1,5% và khiếm khuyết trong công nghệ sản xuất máy bay 0,6%.
Mig-21Bis của không quân Ấn Độ được phi công gọi là “xưởng chế tạo… góa phụ”!
Báo cáo khẳng định, tỷ lệ máy bay rơi ngày càng cao chủ yếu xuất phát từ nguyên nhân đa số các loại máy bay Ấn Độ đã quá cũ kỹ. Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm đã đẩy nhanh tốc độ lão hóa máy bay, trong đó Mig-21 là nghiêm trọng nhất (trong 3 năm rơi 16 chiếc), thậm chí phi công Ấn Độ sợ hãi, gọi nó là “xưởng chế tạo… góa phụ”, ngay cả các máy bay mới nhất nhưng thiếu cơ sở hạ tầng bảo vệ trước khí hậu khắc nghiệt cũng nhanh chóng lão hóa.
Sau khi 1 chiếc Su-30MKI bị rơi năm 2011, các chuyên gia Nga đã phải sang tận nơi điều tra và phát hiện đa số các máy bay chiến đấu Ấn Độ đậu ngoài trời, sự chiếu xạ kéo dài của các tia cực tím đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến thân máy bay và tính năng của các thiết bị. Nếu do nguyên nhân trên thì không quân Ấn Độ chỉ cần xây dựng các nhà chứa máy bay dã chiến cũng có thể cải thiện được hiện trạng này.
Thế nhưng, các chuyên gia công nghệ lại không nghĩ như các quan chức quân sự. Họ cho rằng, trên thế giới thiếu gì nước còn sử dụng các loại máy bay cũ kỹ hơn trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt chẳng kém gì Ấn Độ, thời gian huấn luyện bay cũng chẳng nhiều hơn như: Algieria, Việt Nam, Ai Cập, Iran…, thế nhưng sao họ không gặp phải thảm trạng như Ấn Độ? Loại trừ các thế hệ Mig-21 cũ kỹ, các loại máy bay hiện đại mới sử dụng hơn 10 năm không thể bị lão hóa nhanh như vậy được.
Mirage-2000 là loại máy bay tương đối hiện đại của Pháp nhưng cũng bị rơi khá nhiều

Nguyên nhân chủ yếu là do… chính không quân Ấn Độ
Các chuyên gia chỉ ra, chịu trách nhiệm chính trước thực trạng này chính là Bộ quốc phòng và trực tiếp là không quân Ấn Độ. Do áp lực phải nâng cấp nhanh chóng lực lượng vũ trang nên Ấn đã mua sắm rất nhiều vũ khí trang bị, bao gồm cả máy bay với định hướng thiếu nhất quán. Hiện trong lực lượng không quân Ấn có đủ loại máy bay chiến đấu của các nước khác nhau như: Nga, Anh, Pháp, Mỹ…, hiện trên thế giới không có quốc gia nào phong phú về chủng loại máy bay như Ấn Độ.
Chính điều đó đã làm tăng nhu cầu đào tạo phi công nhưng người Ấn Độ không hề chú trọng đến mua máy bay huấn luyện mà chỉ chăm chăm hỏi mua máy bay chiến đấu. Sự thiếu hụt nghiêm trọng các máy bay huấn luyện sơ cấp làm không quân Ấn Độ phải cắt giảm 2/3 thời gian bay tập của phi công với các máy bay huấn luyện sơ cấp, đến mức mỗi người chỉ có 25 giờ. Bộ trưởng Anthony cũng phải thừa nhận, nâng cao kỹ năng bay của phi công là một quá trình bay thực tế liên tục, trong khi đó không quân Ấn Độ chỉ toàn thông qua các thiết bị mô hình để xử lý các tình huống đột ngột phát sinh.
Hơn nữa, việc có quá nhiều loại máy bay với nhiều chuẩn công nghệ và thao tác điều khiển khác nhau cũng gây khó khăn cho ngay cả các giáo viên hướng dẫn bay, nhất là các máy bay hiện đại. Nếu sử dụng nhiều loại máy bay nhưng thuộc 1 chuẩn thì công tác huấn luyện chuyển loại sẽ rất dễ dàng, không khó như việc chuyển sang học một loại máy bay khác hẳn. 39% nguyên nhân tai nạn do lỗi thao tác của phi công là hậu quả của thiếu trải nghiệm thực tế trên nhiều loại máy bay hiện đại, có thao tác phức tạp.
Cả máy bay cường kích Jaguar cũng chịu chung số phận
Việc có nhiều loại máy bay cũng làm tăng áp lực lên các nhân viên sửa chữa, bảo dưỡng, mỗi đơn vị kỹ thuật của không quân phải bảo đảm đến 4-5 loại máy bay khác nhau dẫn đến tình trạng biết nhiều nhưng không tinh, chính điều đó đã góp phần không nhỏ trong 39% các vụ rơi máy bay do lỗi kỹ thuật.
Như vậy, có thể khẳng định, về cơ bản trách nhiệm thuộc về Bộ quốc phòng mà trực tiếp là không quân Ấn Độ, chính chiến lược phát triển máy bay ồ ạt thiếu định hướng của họ đã gây nên thực trạng yếu kém của không quân nước mình.
Nhà sản xuất máy bay Ấn Độ cũng có “thành tích quan trọng”
Thế nhưng, tỷ lệ phát sinh sự cố cao của không quân Ấn Độ cũng có sự “đóng góp” không nhỏ của công ty hàng không Ấn Độ Hindustan Aeronautics Limited (HAL) - nhà sản xuất máy bay chủ yếu của không quân Ấn Độ. Lật lại hồ sơ sản xuất hoặc bảo trì của các vụ tai nạn từ năm 2004 - 2007 người ta mới nhận ra một sự thực kinh hoàng: trong 29 máy bay rơi thì có 26 chiếc do HAL lắp ráp hoặc đại tu. Xa hơn nữa, trong giai đoạn 1992 - 2004, công ty này cũng lập được một “thành tích huy hoàng”: trong số 10 chiếc Mig-21 có liên quan đến họ (lắp ráp 2 và đại tu 8) thì có 8 chiếc bị rơi; lắp ráp 3 và đại tu 5 chiếc Jaguar thì 6 chiếc tai nạn; đại tu 4 chiếc Mirage-2000 thì cả 4 chiếc đều… đâm xuống đất; đại tu 3 chiếc Mig-29 thì cả 3 cũng rơi nốt; chiếc Su-30MKI thiệt hại năm 2009 cũng là “sản phẩm hoàn hảo” của HAL.
Su-30 MKI là loại máy bay an toàn nhất của Nga nhưng cũng đã rơi 3 chiếc
Tuy chưa có chứng cứ nào cụ thể để quy trách nhiệm cho HAL nhưng tỷ lệ máy bay rơi thuộc các dự án mà HAL tham gia không thể là trùng hợp ngẫu nhiên: dự án Mig-21 là 80%; dự án Jaguar chiếm 75%; còn Mirage-2000, Mig-29 là tỷ lệ 100%. Có thể nói, dự án nào có HAL tham gia là có máy bay rơi, thậm chí tỷ lệ rơi là… tuyệt đối!
Các chuyên gia công nghệ hàng không Nga đã bóng gió đề cập đến vấn đề, trong quy trình lắp ráp và đại tu của HAL có sai sót trầm trọng mới dẫn đến tỷ lệ rơi máy bay “như trong phim hành động”, như vậy làm sao các đơn vị sửa chữa, bảo dưỡng của không quân Ấn Độ có thể khắc phục được? Lo ngại trước các con số thống kê kinh hoàng này, không quân Ấn Độ đã từ chối không cho HAL tham gia tiếp phần còn lại của kế hoạch nâng cấp Jaguar. Thế nhưng, hiện HAL đang tiếp nhận dở dang dự án lắp ráp đại bộ phận các thiết bị của gói thầu 126 máy bay chiến đấu mới nên không quân Ấn Độ bắt buộc phải siết chặt các biện pháp kiểm tra, phát hiện các lỗ hổng công nghệ nhằm hạ thấp rủi ro.
Không biết loại máy bay hiện đại nhất của Pháp là Rafale có chịu chung số phận?
Tuy Ấn Độ không nói rõ HAL đang tham gia dự án nào nhưng các chuyên gia quân sự đều cho rằng, lô máy bay này nằm trong hợp đồng mua 126 máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4 Rafale của Pháp tháng 3/2012. Đây là loại máy bay chiến đấu có nền tảng công nghệ tiên tiến cùng với hệ thống điện tử, dẫn đường, vũ khí rất hiện đại. Không hiểu sau khi lô máy bay này hoàn tất, hiện trạng tai nạn máy bay Ấn Độ sẽ được cải thiện hay tiếp tục tăng cao?


http://www.anninhthudo.vn/Quoc-phong/Khong-quan-An-Do-May-bay-roi-nhu-trong-phim-hanh-dong/482552.antd


Tập đoàn HAL (Hindustan Aeronautics Limited) cũng cung cấp 99 máy bay Sukhoi cho không quân Ấn ngoài các máy bay mua trực tiếp từ Nga nên dự là còn rơi nhiều

Chiếc Su-30MKI đầu tiên do HAL tự sản xuất theo giấy phép của Nga được công bố năm 2011, ko rõ bao lâu thì rơi. Su-30MKI cũng ko hẳn tốt nhất như đã nghĩ


 
Chỉnh sửa cuối:

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Xét cho cùng về tải trọng thì gia đình Su-30 tuơng tự nhau (max 6 quả ASM cỡ KH-35). Quan trọng ở đây là động cơ/lực đẩy - độ cơ động và khí động học (động cơ 30MKI TVC 3D AL-31FP có thêm cánh canard, tạo góc tấn lớn tác chiến tầm gần thay đổi đường bay đột ngột, cũng như quần vòng tránh né tên lửa), FCR (rada điều khiển hỏa lực, phát hiện >10 mục tiêu và tấn công đồng thời 4 mục tiêu) và IRST (OLS-30 nhỉnh hơn các loại 27 còn lại của TQ, VN...), radar (đã nâng cấp lên AESA), rcs (rcs 30MKI khá to so với các loại Su-30 khác vì có cánh vịt thừa ra, tương lai biến thể super sukhoi có lẽ sẽ bỏ và thay bằng thiết kế cánh LERX - diềm cánh trước/ kéo dài mép trước cánh máy bay, để giữ độ cơ động cũng như tạo tính tàng hình) cho dogfight, về đối đất & biển thì ở chỗ EO/IR (30MKI trang bị loại LITENING của Do Thái trang bị cho cả EF2k, Rafale).

Nói về LEX/LERX : phần thừa ra hoặc kéo dài mép rìa khoang lái của hầu hết các loại máy bay (chủ yếu trong QS) chính là LEX/LERX, nhưng hầu hết là diềm cố định (LERX) như F18, nhưng chỉ 1 số loại như T-50 hay Tejas mới có kiểu bán cố định (LERX+Canard) tức là phần mép kéo dài có thể hoạt động lên xuống được, nhằm thay thế cho canard cũng như ko làm mất độ cơ động và khả năng giảm rcs







F-18 LEX (2 phần bầu dọc thân rìa khoang lái, có 2 luồng khí chảy ngược)

 
Chỉnh sửa cuối:

khoaimon010

Xe buýt
Biển số
OF-24820
Ngày cấp bằng
26/11/08
Số km
806
Động cơ
498,899 Mã lực
Nơi ở
Cửa trời
Các chiên da Of có TT gì về bộ đồ chơi cho Su nhà mềnh không nhề, iem thấy ảnh minh hoạ tuyền lô của chú Ấn ra thôi. Chả rõ trong kho có được mấy loại (đất-không-biển) đây?
 

Chã Nhỏ

Xe điện
Biển số
OF-115758
Ngày cấp bằng
6/10/11
Số km
4,354
Động cơ
425,516 Mã lực
Nơi ở
Lương Sơn, Hoà Bình
câu cũ ạ ....
nếu cháu cho bác biết thì cháu e là sẽ phải thủ tiêu bác =))
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Thủ tướng đội mũ phi công, lên buồng lái Su-30MKII

Thứ Bảy, 26/01/2013 15:48
(NLĐO)- Tới thị sát Trung đoàn không quân Su-30MKII sáng nay 26-1, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đội mũ phi công, lên buồng lái của loại máy bay tiêm kích đa năng hiện đại nhất, có khả năng tác chiến trong mọi điều kiện thời tiết này.

Sáng nay 26-1, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã tới thăm và trực tiếp kiểm tra công tác huấn luyện, chế độ trực ban sẵn sàng chiến đấu tại Trung đoàn Không quân 923, Sư đoàn 371, Quân chủng Phòng không không quân tại huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng các phi công Su-30MKII
Cùng đi với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam và lãnh đạo một số Bộ, ngành Trung ương.


Su-30MK2 là loại máy bay tiêm kích đa năng, có thể tiêu diệt các mục tiêu trên không bằng tên lửa điều khiển tầm trung và tầm ngắn, tiêu diệt các mục tiêu mặt đất và mặt nước bằng các loại vũ khí có độ chính xác cao.
Tại Trung đoàn Không quân 923, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tham quan các máy bay Su-30MK2 thuộc Đoàn không quân Yên Thế.
Nói chuyện thân mật với cán bộ, chiến sỹ Trung đoàn Không quân 923, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ bày tỏ vui mừng và biểu dương, đánh giá cao lực lượng phòng không không quân nói chung, Trung đoàn Không quân 923 nói riêng đã phát huy truyền thống anh hùng, phát triển và trưởng thành vượt bậc, đi thẳng và nhanh vào chính quy, hiện đại.

Nhấn mạnh hiện nay chúng ta sống trong hòa bình song nhiệm vụ xây dựng quốc phòng là hết sức quan trọng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mong muốn Trung đoàn Không quân 923 tiếp tục phát huy truyền thống anh hùng cách mạng, nhanh chóng tiếp nhận, nắm chắc và làm chủ phương tiện quân sự, vũ khí, khí tài hiện đại, quan tâm thực hiện tốt công tác trực ban, huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu… góp phần nâng cao sức mạnh tự vệ, giữ vững độc lập, chủ quyền lãnh thổ quốc gia, bảo vệ vững chắc vùng trời của Tổ quốc.

Thủ tướng nghe giới thiệu tính năng của tên lửa hiện đại trang bị trên Su-30MKII
Theo đó, phải tiếp tục thực hiện nhiệm vụ hàng đầu là làm tốt công tác huấn luyện; nêu cao tinh thần cảnh giác, diễn tập các phương án sát với thực tiễn; sẵn sàng chiến đấu cao và chiến thắng khi có tình huống xảy ra; không để bị động bất ngờ trước mọi tình huống.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng nêu rõ, vũ khí có tối tân, hiện đại đến mấy song con người mới là yếu tố quyết định, do đó, không chỉ nâng cao trình độ chuyên môn mà phải làm tốt hơn nữa công tác xây dựng ****, xây dựng đơn vị vững mạnh; tăng cường công tác chính trị, tư tưởng trong cán bộ, chiến sĩ.

Ngoài ra, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mong muốn Bộ Quốc phòng làm tốt hơn nữa công tác hậu phương quân đội, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần nhằm bảo đảm cho cán bộ, chiến sỹ trong quân đội yên tâm công tác, huấn luyện và chiến đấu, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao.

Su-30MK2 có thể tác chiến độc lập trong mọi loại hình thời tiết; có kết cấu khung càng chắc chắn, bảo đảm độ tin cậy; có chiều dài 21,9m, cao 6,4m, sải cánh 14,7m; tải trọng vũ khí 8.000kg, có khả năng cất cánh với trọng lượng cất cánh tối đa lên đến 38 tấn...

Với tính năng linh hoạt có thể bổ nhào, quay tròn và dễ dàng thay đổi góc bay, Su-30MK2 có thể làm nhiệm vụ tiêm kích đánh chặn và giành ưu thế trên không.

Một số hình ảnh của Thủ tướng thị sát trung đoàn Su-30MKII

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đội mũ phi công, lên buồng lái Su-30MKII​
Thủ tướng trò chuyện thân mật với các phi công Su-30MKII​
Thủ tướng nghe giới thiệu tính năng của các loại vũ khí hiện đại trang bị trên Su-30MKII​
Thăm khu bảo dưỡng máy bay Su-30MKII hiện đại nhất của không quân hiện nay​
Su-30MKII chuẩn bị xuất kích làm nhiệm vụ​
Thủ tướng và Bộ trưởng Quốc phòng thăm phòng truyền thống của trung đoàn Su-30MKII

http://nld.com.vn/20130126034829591p0c1002/thu-tuong-doi-mu-phi-cong-len-buong-lai-su30mkii.htm
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Phi đội Su-30MK2

03/12/2010 14:23

Các phi công lái Su-30MK2 (TNTS) Thông tin ít ỏi về một chủng loại máy bay hết sức hiện đại được quân đội VN nhập về trang bị cho lực lượng không quân thi thoảng được các cơ quan truyền thông nước ngoài đưa tin. Thế nhưng những ai am tường thị trường xuất khẩu vũ khí đều biết rõ dòng máy bay chiến đấu nổi tiếng này của hãng Sukhoi (Nga) đã có mặt tại các nước Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia.

Cận cảnh "đàn chim sắt" khổng lồ
Không như những gì chúng tôi hình dung, sân bay quân sự rộng mênh mông lại mang dáng vẻ đầy yên tĩnh, thanh bình. Đang mùa mưa, cây cỏ chung quanh phủ lên một màu xanh tươi mát mắt. Đường dẫn đến khu vực đường băng dường như càng lúc càng mở rộng ra theo tầm nhìn. Người sĩ quan dẫn đường giải thích: "Máy bay cất, hạ cánh với hai đường băng dài 3.000m. Kết cấu hạ tầng nơi này đủ cho hàng trăm máy bay cùng lúc hoạt động. Có thể nói đây là một trong vài sân bay quân sự lớn nhất hiện nay".
Những tia nắng chiều yếu ớt hắt lên mái vòm dãy hăng-ga (một loại boong-ke dành cho máy bay đậu) như báo hiệu hoàng hôn đang từ từ buông xuống. Hàng chục "con chim sắt" đang nằm im trong "tổ", cánh xòe ra với tất cả dáng vẻ uy nghi. Mọi người dường như chưa cảm nhận hết "độ lớn" và uy lực của loại máy bay lừng lẫy này. Cho đến khi chúng tôi tiếp cận khu trực chiến, được "sờ tận tay" mới thấy một cảm giác gần như choáng ngợp.
Phải nói hình ảnh chiếc Su-30 MK2 đăng tải trên báo chí hay trên mạng internet trông có vẻ "bình thường thôi". Nhưng đó thực sự là "con chim sắt" hết sức to lớn. Các loại máy bay cường kích và tiêm kích mà chúng tôi từng thấy tận mắt như A37, F5, Mig 21 sẽ trở nên "tí hon" nếu đặt cạnh những chiếc Su-30 MK2 dũng mãnh này. Sĩ quan trực chiến Phan Xuân Tình cung cấp mấy thông số đáng chú ý: máy bay cao 6,36m, chiều dài 21,9m, sải cánh 14,7m và trọng lượng khi cất cánh tối đa lên tới 38 tấn. Su-30 MK2 có thể đạt tới vận tốc cực đại 2.600 km/giờ với tầm hoạt động 3.000 km. Nếu được tiếp nhiên liệu trên không, Su-30 MK2 tăng tầm hoạt động lên tới 8.000 km.


Trên đường băng
Dòng máy bay Su-30 có nhiều phiên bản dành xuất khẩu cho các nước khác nhau. Phiên bản Su-30 MK2 dành cho VN có nhiều cải tiến để tác chiến hỗn hợp. Với tính năng linh hoạt có thể bổ nhào, quay tròn và dễ dàng thay đổi góc bay, Su-30 MK2 có thể làm nhiệm vụ tiêm kích (không chiến) nhằm đánh chặn và giành ưu thế trên không. Khi chuyển sang làm nhiệm vụ cường kích, có thể tấn công chính xác các mục tiêu trên mặt đất, tiêu diệt hệ thống phòng không - radar của đối phương. Loại máy bay này cũng là "nắm đấm" lợi hại trong các trận không - hải chiến, có khả năng diệt gọn các mục tiêu trên biển.
Sức mạnh hỏa lực
Thượng úy - kỹ sư vô tuyến và chuyên ngành điều khiển vũ khí Trần Văn Dư có nhiều đề tài về ứng dụng công nghệ thông tin nhằm tiết kiệm thao tác và thời gian trong điều khiển bay. Đó là cung cấp các dữ liệu có đủ thông tin về căn cứ, đường bay, điểm tập kích… nạp vào khối nhớ chương trình trên máy bay, làm tăng khả năng tính cơ động và tự động. Đây là đề tài có tính ứng dụng cao, được khen thưởng và báo Phòng Không - Không Quân đã có bài viết về chàng kỹ sư 36 tuổi này.
Vừa đi tu nghiệp ở Nga 2 tháng trở về, thượng úy Dư đang hăm hở với những ý tưởng cải tiến mới. Theo anh, máy bay dù có hiện đại đến đâu đi nữa, muốn đánh trúng mục tiêu còn phụ thuộc vào yếu tố vũ khí. Tổ lái Su-30 MK2 có 2 phi công, phi công buồng trước lái chính thực hiện các động tác thao diễn và nhấn nút khai hỏa, phi công buồng sau làm nhiệm vụ điều khiển vũ khí. Sử dụng các thiết bị điện tử "bắt" mục tiêu và "lệnh" cho các loại vũ khí dẫn đường bám sát và tiêu diệt. Sự phân công hợp lý này làm tăng đáng kể khả năng chiến đấu.
Mang tới 8 tấn vũ khí các loại, Su-30 MK2 chứng tỏ sự vượt trội về sức mạnh hỏa lực. Chỉ riêng 12 tên lửa các loại lắp ở dưới cánh và thân máy bay đã nói lên tầm "sát thương" thật đáng gờm. Một cựu phi công từng lái Mig 21 bật thốt lên: "Ngày xưa đuổi theo những Thần Sấm, Con Ma máy bay ta chỉ mang được 2 trái tên lửa, nếu bắn hụt thì kể như hết đạn. Thấy cơ số tên lửa của Su-30 mà phát ham".


Tên lửa tự điều khiển
Có thể kể ra hệ thống vũ khí của Su-30 MK2: 1 pháo 30mm tự động cao tốc, tên lửa đối không tầm trung tự dẫn hồng ngoại, các loại tên lửa tự dẫn radar bán chủ động và chủ động. Các loại tên lửa chống hạm cao tốc tự dẫn radar chủ động, tên lửa chống radar tự dẫn thụ động, tên lửa tự dẫn laser và loại tự dẫn bằng truyền hình. Các loại bom đầu có gắn camera chụp ảnh có thể tự dẫn tới mục tiêu, cùng các loại bom chùm, bom cháy… Ngoài ra máy bay còn được trang bị một hệ thống radar quang và điện tử có khả năng phát hiện đến 15 mục tiêu, đồng thời điều khiển tấn công cùng lúc 4 mục tiêu. Những cặp "mắt thần" này dò tìm các mục tiêu trong khoảng cách 100-400 km.
Đơn vị anh hùng
Đoàn không quân C935 được thành lập ngày 21.5.1975 với trang bị ban đầu các máy bay thu được sau chiến tranh như A37, F5 và Mig 21 được điều từ miền Bắc vô. Khi bùng nổ chiến tranh biên giới Tây Nam, C935 đã tham gia nhiều trận đánh ác liệt trên chiến trường Campuchia. Kết thúc chiến tranh, đơn vị đã nhận tặng thưởng cao quý danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang tháng 12.1979. Có 2 phi công của đơn vị được phong tặng anh hùng là các anh Lê Khương và Nguyễn Văn Kháng. Đoàn C935 cũng làm nhiệm vụ quốc tế huấn luyện một trung đoàn không quân nước bạn, tiền thân của lực lượng không quân hoàng gia Campuchia bây giờ.
Ngày nay đứng trước yêu cầu bảo vệ bầu trời phía Nam cùng các khu đặc quyền kinh tế và biển, đảo; C935 từng bước được cơ cấu, trang bị mới và trở thành một đơn vị không quân có vũ khí, khí tài hiện đại bậc nhất. Được trang bị các loại máy bay tấn công Su-27 và Su-30, tầm hoạt động của C935 ngày càng vươn xa, đến tận các vùng biển, đảo xa xôi của tổ quốc. Thượng tá, chính ủy Trần Trọng Tuyến, một trong những phi công lão luyện cho biết: "Làm nhiệm vụ bảo vệ đất nước, chúng tôi phải luôn đảm bảo tác chiến trong mọi điều kiện thời tiết, không để xảy ra tình huống bất ngờ trên không".
Các chuyến bay hằng ngày ngoài huấn luyện chiến thuật bay đêm, bay ngày còn kết hợp tuần tra trên biển. Thượng tá Phan Xuân Tình cho biết anh đã có nhiều chuyến bay ra Trường Sa, lượn vòng qua các đảo rồi quay về. Không nói cũng có thể biết chiến sĩ và bà con ta sống trên đảo xa vui mừng và yên tâm như thế nào khi thấy máy bay ta tuần tra vùng trời, vùng biển của mình. Cũng có nhiều chuyến bay hộ tống, bảo vệ trên tầm cao khi các đồng chí lãnh đạo cấp cao ra thăm quần đảo Trường Sa.
Một cựu trung đoàn trưởng không quân cho biết đến năm 2015, lực lượng không quân sẽ xây dựng mới 3 trung đoàn Su-30, đây sẽ là lực lượng chủ lực của không quân trong thời hiện đại. Nói về công tác huấn luyện và đào tạo phi công trẻ, thượng tá Trần Trọng Tuyến cho biết: " Tất cả các phi công lái Su-30 hiện nay đều từng bay qua nhiều loại máy bay, từ Mig 21 đến Su-22 và Su-27. Để đảm bảo đủ lực lượng phi công trong tương lai, hiện nay có trên 50% gửi đi học tập ở nước ngoài, số còn lại được đào tạo ngay trong nước".


http://www.thanhnien.com.vn/pages/20101203/phi-doi-su-30mk2.aspx
 

fanfan

Xe buýt
Biển số
OF-43193
Ngày cấp bằng
13/8/09
Số km
929
Động cơ
474,090 Mã lực
Nếu có cái nào tốt nhất thì đã không phải hỏi lâu dư vậy roài. Túm cái váy nại thì chả có cái nào là nhất cả, có xèng thì đã chọn đồ thằng tây roài.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Xem "Hổ mang chúa" Su-30 MK2 của Việt Nam nhào lộn trên bầu trời

Thứ năm 07/02/2013 06:17
ANTĐ - Sự kiện Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thị sát Đoàn Không quân Yên Thế anh hùng (Trung đoàn 923, Quân chủng PK-KQ) đầu năm 2013 thu hút sự quan tâm của đông đảo bạn đọc. Trân trọng giới thiệu thêm những tấm ảnh hiếm, độc đáo về chuyến thị sát của Thủ tướng.



Ngày 26-1-2013 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đến thăm và làm việc với Đoàn không quân Yên Thế tại huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Nói chuyện với CBCS Trung đoàn, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: Càng tự hào kiêu hãnh với truyền thống anh hùng của quân chủng, tôi lại càng dấy thêm niềm tự hào cùng niềm tin bởi trong thời gian ngắn Đoàn không quân Yên Thế nói riêng và Quân chủng chúng ta nói chung đã nhanh chóng làm chủ những vũ khí khí tài hiện đại trong đó có loại máy bay SU 30MK2 với những tính năng chiến đấu vượt trội.

Thủ tướng trên buồng lái chiến đấu cơ SU-30 MK2
Thủ tướng ghi sổ vàng truyền thống. Trong cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của Mỹ, Trung đoàn không quân anh hùng 923 đã cơ động chiến đấu trên 11 sân bay thuộc 8 tỉnh, bắn rơi 107 máy bay các loại của không lực Hoa Kỳ và đánh trọng thương 2 tàu khu trục thuộc hạm Đội 7.
Gần đây, Trung đoàn không quân Yên Thế với những thành tích huấn luyện xuất sắc đã được cấp trên giao trọng trách tiếp nhận và làm chủ loại máy bay chiến đấu hiện đại Su-30 MK2, đây là máy bay chiến đấu đa năng tiên tiến hàng đầu thế giới, có thể đảm nhiệm cả chức năng tiêm kích và cường kích, tác chiến cả trên không hay trên biển, nổi tiếng với chiêu bay kiểu Cobra nên được mệnh danh là "hổ mang chúa" trên bầu trời.

Phút giây sảng khoái của Thủ tướng và Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh trên sân bay Sao Vàng sau khi xem "hổ mang chúa" Su-30 MK2 bay biểu diễn, nhào lộn trên bầu trời. Khác với các phi đội Su-30 đầu tiên thiên về tiêm kích đánh chặn, giành ưu thế trên không, các lô Su-30 MK2 mới nhập có nhiều tính năng thiên về chống hạm và cường kích rất mạnh. Với 8 tấn vũ khí các loại, tầm bay xa, đây được coi là một trong những vũ khí phòng thủ hữu hiệu, có tác dụng răn đe mạnh mẽ đối với bất cứ kẻ nào mưu toan xâm phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam.

Su-30 MK2 xong phần diễn tập trở về
Đón phi công hạ cánh từ bầu trời thân yêu
Hai phi công Su-30 MK2 hoàn thành nhiệm vụ rời buồng lái
Phi công báo cáo Thủ tướng sau buổi diễn tập Xem thêm:

Su-30 MKI không chiến "bắn hạ" F-15C của Mỹ

Thứ năm 20/12/2012 19:12
ANTĐ - Trong một tình huống luyện tập, Su-30 MKI đã đụng độ với F-15C của không quân Mỹ, 2 loại máy bay thực hành không chiến và Su-30 MKI đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bắn hạ mục tiêu F-15C. ANTĐ - Trong một tình huống luyện tập, Su-30 MKI đã đụng độ với F-15C của không quân Mỹ, 2 loại máy bay thực hành không chiến và Su-30 MKI đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bắn hạ mục tiêu F-15C.

Từ năm 1996 đến nay, Ấn Độ đã liên tục 4 lần mua Su-30 MKI của Nga. 80 chiếc Su-30 MKI Ấn Độ dự định nâng cấp nằm trong loạt máy bay mua lần đầu tiên. Được biết, kế hoạch nâng cấp số máy bay này dự kiến sẽ hoàn thành trong vòng 3 – 4 năm tới.

Không quân Ấn Độ dự định trang bị 300 máy bay Su-30 MKI

Trong các hạng mục nâng cấp, ngoài trang bị cho máy bay hệ thống điện tử dẫn đường kiểu mới và radar mảng pha, điều đáng quan tâm nhất là Ấn Độ sẽ trang bị cho loạt máy bay này loại tên lửa thế hệ mới có tầm bắn tới 300km, hiện không quân Ấn Độ đã triển khai mời thầu đến tất cả các công ty chuyên chế tạo tên lửa trên toàn thế giới. Ngoài loại tên lửa này ra, không quân Ấn Độ sẽ trang bị thêm tên lửa hành trình không đối đất siêu âm “BrahMos” cho khoảng 50 máy bay đã qua nâng cấp.
Hiện nay, không quân Ấn Độ có 17 phi đội máy bay Su-30 MKI với tổng số 170 chiếc, tổng số giờ bay của chúng đã tiệm cận 100.000 giờ bay. Từ nay đến năm 2020, họ đã có kế hoạch mua thêm 130 chiếc Su-30 MKI nữa, nâng tổng số máy bay loại này lên con số 300 chiếc. Cuối năm nay, Ấn Độ dự kiến sẽ ký hợp đồng với Nga bàn giao 42 chiếc máy bay này cho không quân Ấn Độ, chiểu theo giấy phép sản xuất của Nga, 42 chiếc này sẽ được bàn giao cho nhà máy chế tạo máy bay của công ty HAL lắp ráp.


Cận cảnh hệ thống vũ khí của Su-30 MKI

Từ năm 2004 đến nay, Su-30 MKI đã tham gia nhiều cuộc diễn tập quốc tế giành quyền kiểm soát không phận, trong quá trình diễn tập, đã nhiều lần Su-30 MKI thể hiện ưu thế vượt trội so với các máy bay hiện đại khác của Mỹ và NATO như: máy bay chiến đấu hạng nặng F-15C và máy bay chiến đấu hạng nhẹ F-16C-D của Mỹ; máy bay chiến đấu Mirage của Pháp. Trong cận chiến và tác chiến tầm trung, Su-30 MKI đã chiếm ưu thế tuyệt đối trước các máy bay Mỹ và NATO, đặc biệt là về khả năng theo dõi và phóng tên lửa tiêu diệt đa mục tiêu trong một thời điểm. Các máy bay chiến đấu hiện đại của Pháp cũng phải chào thua Su-30 MKI trong lĩnh vực đánh chặn tầm gần và tính năng của hệ thống tên lửa.

Với thiết kế ưu việt, tính năng cơ động cao và hệ thống vũ khí tối tân, Su-30 MKI
đã chiến thắng tất cả các loại máy bay do Mỹ, Pháp sản xuất
Lần gần đây nhất vào tháng 4/2012, trong đợt huấn luyện chiến đấu tại Malaysia, Su-30 MKI đã giành thắng lợi liên tiếp trong khi đối đầu với các máy bay khác tham gia huấn luyện. Trong một tình huống luyện tập, Su-30 MKI đã đụng độ với F-15C của không quân Mỹ cất cánh từ căn cứ Okinawa lên đánh chặn, 2 loại máy bay thực hành không chiến và Su-30 MKI đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bắn hạ mục tiêu F-15C. Chỉ huy trưởng của liên đội không quân số 18 của Mỹ đã phải thán phục, trong huấn luyện chiến đấu cơ bản, Su-30 MKI đã thể hiện tính năng cơ động và khả năng tác chiến tuyệt vời so với các loại máy bay đồng hạng.
http://www.anninhthudo.vn
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Su-30SM - niềm mơ ước của tất cả các phi công quân sự

Su-30SM là một trong những biến thể của dòng chiến đấu cơ phản lực Su-30 - loại máy bay chiến đấu tiên tiến đang hiện diện trong biên chế của nhiều quốc gia trên thế giới.

Cùng đến thăm nhà máy chế tạo - lắp ráp máy bay Irkutsk, nơi đang tiến hành sản xuất cho Không quân Nga những chiếc máy bay tiêm kích chiến đấu tối tân Su-30SM. Từ nay đến năm 2015, nhà máy Irkutsk sẽ hoàn thành và bàn giao cho không quân Nga tổng cộng 30 chiếc Su-30SM.

Được lái và làm chủ một chiếc Su-30SM là niềm mơ ước của tất cả các phi công quân sự Nga và nhiều nước khác.



Ảnh đã được thu nhỏ. Vui lòng nhấn vào đây để xem kích thước thật 711x451.


Ảnh đã được thu nhỏ. Vui lòng nhấn vào đây để xem kích thước thật 709x445.


Ảnh đã được thu nhỏ. Vui lòng nhấn vào đây để xem kích thước thật 704x447.


Ảnh đã được thu nhỏ. Vui lòng nhấn vào đây để xem kích thước thật 707x442.










Ảnh đã được thu nhỏ. Vui lòng nhấn vào đây để xem kích thước thật 701x458.


Ảnh đã được thu nhỏ. Vui lòng nhấn vào đây để xem kích thước thật 709x447.






http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-Quoc-phong/Su30SM-niem-mo-uoc-cua-tat-ca-cac-phi-cong-quan-su-P2/275935.gd

Su-30SM chính là bản export của Su-27SM vừa mới bay vờn 4 chiếc F2 của Nhật, do vậy tính năng của Su-27 Nga đang xài có khi còn > Su-30 xk. Điểm khác biệt dễ nhận ra Su-30SM có cánh canard, còn Su-27SM chủ yếu nâng cấp trang thiết bị điện tử và tương thích thêm nhiều loại vũ khí mới, bản thân Su-27 đã rất cơ động chỉ cần điều chỉnh lại phần LERX mà ko cần phải gắn thêm canard làm tăng RCS, lại ko áp dụng để nâng cấp các con Su-27 cũ đang dùng được.

Su-27SM3

 
Chỉnh sửa cuối:

coty

Xe tăng
Biển số
OF-61606
Ngày cấp bằng
12/4/10
Số km
1,375
Động cơ
453,552 Mã lực
Nhà mình có trang bị Su thỉnh thoảng bay lượn cho dân xem thì hay quá, ví dụ như diễu binh 2/9 bay lượn vài vòng có phải khí phách lên không, hay lại không tự tin sợ rơi các cụ nhẩy ;))
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Chỉ với Su-30MK2 Trung Quốc mới có thể đối chọi được với Nhật Bản?

Trung Quốc đã hoàn thành chuyển máy bay Su-30MK2 từ Phì Đông đến Ninh Ba, có thể nhanh chóng cất cánh răn đe Nhật Bản.



Máy bay chiến đấu Su-30MK2 của lực lượng hàng không Hải quân Trung Quốc
Thời báo Hoàn Cầu "dẫn nguồn" từ tạp chí Kanwa Defense Review số mới nhất (2/2013) có bài viết cho rằng, cùng với việc vấn đề đảo Senkaku trở nên gay gắt, Trung Quốc liên tiếp công bố máy bay chiến đấu Su-30MK2 để đe dọa. Hải quân Trung Quốc rất coi trọng loại máy bay chiến đấu đa năng này.

Bắt đầu từ tháng 7/2012, loại máy bay chiến đấu này liên tiếp có nhiều động thái. Khi đó, Nhật Bản đang chuẩn bị tiến hành quốc hữu hóa đảo Senkaku.

Tờ Kanwa cho rằng, hoạt động thay thế chuyển Su-30MK2 từ Phì Đông đến Ninh Ba đã hoàn thành toàn bộ vào năm 2011, trong khi đó những hình ảnh vệ tinh về Ninh Ba mới nhất cũng đã chứng thực Su-30MK2 đã được triển khai.

Để thay đổi vị trí triển khai lần này, bắt đầu từ năm 2007, sân bay quân sự Ninh Ba đã được cải tạo, thi công 24 nhà chứa máy bay kiểu tăng cường, đồng thời còn thi công 5 nhà chứa máy bay trực thăng - với mỗi nhà có thể sử dụng cho 2 chiếc trực thăng.



Máy bay chiến đấu Su-30MK2 của Hải quân Trung Quốc
Những máy bay trực thăng này có khả năng là máy bay trực thăng tìm kiếm cứu nạn của một trung đoàn hàng không thuộc Hải quân Trung Quốc. Trong các sư đoàn của lực lượng hàng không Hải quân, trung đoàn sở hữu máy bay trực thăng tìm kiếm cứu nạn rất hiếm, nên có thể thấy mức độ coi trọng đối với máy bay Su-30MK2.

Bài báo cho rằng, sân bay Ninh Ba có thể nói là sân bay tốt nhất của lực lượng hàng không Hải quân Trung Quốc, 6 nhà chứa máy bay trực thăng kiểu tăng cường trực tiếp được xây dựng hết đường băng, trung đoàn này rõ ràng sở hữu 6 máy bay Su-30MK2, có khả năng cất cánh khẩn cấp trong vòng 5 phút.

Theo báo TQ, từ việc bảo dưỡng có thể phát hiện, Su-30MK2 là bảo bối của lực lượng hàng không Hải quân Trung Quốc, khi đậu trên mặt đất, động cơ phần lớn được che lại; đồng thời, hệ thống dò tìm hồng ngoại (IRST) cũng được bọc lại, điều này có sự khác biệt rất lớn so với phương pháp đại khái của lực lượng máy bay J-11 Không quân Trung Quốc.

Trung Quốc đã mua của Nga tương đối nhiều linh kiện IRST do nhà máy thiết bị quang học Ural chế tạo, nhưng từng than phiền rằng tuổi thọ của những linh kiện này không cao. Quan chức cao cấp Cục thiết kế Sukhoi cho biết: căn cứ vào sổ tay sử dụng máy bay dòng Su, IRST thường được bao lại, để trần mặc mưa gió thì tuổi thọ sẽ bị ảnh hưởng.
Tờ Kanwa cho rằng, mặc dù máy bay chiến đấu Su-30MK2 đã được Nga tiến hành đơn giản hóa, nhưng loại máy bay chiến đấu đa năng này có khả năng được trang bị tên lửa không đối không RVV-AE, tên lửa chống hạm siêu âm tầm phóng 70 km kiểu X-31A, tên lửa chống radar tầm phóng 110 km kiểu X-31P.



Trung Quốc cho sơn màu Su-30 làm "quân xanh" để tổ chức diễn tập

http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-Quoc-phong/Chi-voi-Su30MK2-Trung-Quoc-moi-co-the-doi-choi-duoc-voi-Nhat-Ban/275709.gd

Thực ra gọi đúng là Su-30MKK2 (Vì MK là chỉ chung mẫu xuất khẩu) cho PLAN có lẽ = Su-30MK2V của VN và Su-30MK2I của Indo (VN dành cho cả KQ lẫn HQ, Indo không rõ)

Xem thêm:

Khả năng chiến đấu vượt trội của Su 30MK2
Su 30MK2 chở được 8.000 kg vũ khí, đạn dược. Trên thân và cánh máy bay có 12 bệ gắn, 10 trong số đó cài đặt đến 10 trái tên lửa.

Việt Nam và Nga vừa chính thức ký kết hợp đồng mua bán 12 chiếc máy bay tiêm kích đa năng Su 30MK2 với giá trị hợp đồng đạt 1 tỷ USD. Dưới đây là một số tính năng của Su 30MK2.

Su 30MK2 là máy bay tiêm kích đa năng 2 chỗ ngồi, là một trong các biến thể cải tiến, thuộc họ máy bay Su-27 nổi tiếng của Viện Thiết kế OKB Sukhoiи. Su-30MK2 được dùng để giành ưu thế trên không, tiêu diệt mục tiêu mặt nước và mặt đất bằng vũ khí chính xác cao, trinh sát trên chiến trường đất liền và trên biển...



Su 30MK2 của Hải quân Trung Quốc. Ảnh: airlines.net

Su 30MK2 chở được 8.000 kg vũ khí, đạn dược. Trên thân và cánh máy bay có 12 bệ gắn, 10 trong số đó dùng để cài đặt đến 10 trái tên lửa. Trong trường hợp không chiến, Su 30MK2 sẽ sử dụng những tên lửa nhỏ điều khiển bằng sóng từ cũng như các đầu đạn tự động R-27R1, R-27RE, R27T. R-27E, RVV-AE, còn khi cận chiến có thể sử dụng tên lửa không đối không R-73 và R-73E.

Đối với các mục tiêu trên mặt đất và trên biển, Su 30MK2 sẽ sử dụng loại tên lửa chống sóng radar H-31P, hoặc tên lửa định vị bằng sóng vô tuyến, bằng tia laser H -25ML, H-29L và H-29T, tên lửa có cánh H-59M cũng như các loại bom thông thường. Đặc biệt, vũ khí tấn công mặt đất và trên biển của Su 30MK2 cực kỳ hiệu quả.



Chiếc Su-30MK2 đầu tiên của Indo số hiệu 01 ảnh chụp năm 2003. Ảnh militaryparitet.com

Ngoài ra, Su 30MK2 còn được trang bị tên lửa H-29TM, do Tổng công trình sư Igor Seleznev kết hợp với nhóm thiết kế hệ thống vũ khí của loại máy bay này phát triển. Đây là loại tên lửa có chế độ hoạt động hoàn toàn tự động (theo nguyên tắc “bấm nút và quên luôn”).

Với chức năng đáp ứng nhiều công năng trong tác chiến, nên Su 30MK2 được trang bị hệ thống an-ten dò tìm thế hệ mới có đường kính 1 mét. Hệ thống này cùng một lúc có thể phát hiện 10 mục tiêu trên không trong khoảng cách 100 km và ngay lập tức chọn lựa hai mục tiêu để tấn công trong khoảng cách 65 km.

Một khi phi công hạ lệnh tấn công thì trên màn hình trong khoang lái sẽ hiển thị toàn bộ quá trình này. Chế độ tự tìm diệt này thích ứng với cả ban ngày, lẫn ban đêm. Đây chính là những tính năng mà khách hàng đặt mua đánh giá cao ở Su 30MK2, bởi họ cho rằng nhờ thế mà nó có thể là đối trọng với các loại tiêm kích có tính năng tương tự của phương Tây.



Su-30MK2 của Không quân Venezuela. Ảnh: airlines.net

Được biết, Su 30MK2 là phiên bản nâng cấp của Su 30, được tập đoàn Sukhoi phát triển từ những năm 90. Nó có khả năng mang tên lửa chống tàu, đạt tới vận tốc 2.100 km/h và tầm xa là 3.500 km.

Ngoài ra, Su 30MK2 còn được trang bị tên lửa dẫn đường, bom và container tên lửa không định hướng. MK2 thường được bán cho các nước ven biển như Việt Nam, Trung Quốc, Indonesia và Venezuela.

http://giaoduc.net.vn/Utilities/PrintView.aspx?ID=143397
http://kienthuc.net.vn/tin-tuc-quan-su/201212/Nga-chuyen-giao-Su-30MK2-cuoi-cung-cho-Viet-Nam-888089/
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top