[Luật] Phân biệt giữa biển chỉ dẫn (biển vuông) và biển hiệu lệnh???

luckyme

Xe buýt
Biển số
OF-198284
Ngày cấp bằng
12/6/13
Số km
761
Động cơ
332,510 Mã lực
- Biển báo chỉ hướng đi 411 thuộc loại biển chỉ dẫn, phải sử dụng phối hợp và phù hợp với mũi tên chỉ hướng rẽ trên đường thì mới có hiệu lực. Bản chất vẫn là biển chỉ dẫn, báo cho người đi đường biết phía trước có phân làn theo hướng rẽ, mũi tên chỉ hưởng rẽ bắt buộc phải tuân thủ.
- Các loại biển phân làn theo phương tiện (xe con, xe khách, xe tải, xe máy...) hiện nay đều không có hiệu lực, do hầu hết đều không có trong Quy chuẩn 41, mà do cơ quan quản lý đường tự bịa ra. Duy có biển 412 (a,b,c,d) có mặt trong phụ lục của Quy chuẩn 41, nhưng nó lại xung đột với phần nội dung chính của Quy chuẩn và không phù hợp với Luật GTĐB nên nó cũng không có hiệu lực (Theo Luật ban hành văn bản QPPL thì những văn bản/quy định trong cùng một lĩnh vực mà xung đột nhau thì phải tuân thủ văn bản/quy định cấp cao hơn)
Cụ làm ơn giải thích giúp là nó xung đột và không phù hợp ở điểm nào thì ae mới biết đường chứ ạ (chỗ đỏ đỏ đó cụ). Cụ nói chung chung thế này thì chẳng biết đường nào mà lần. Em nghiên cứu thấy cũng không có gì sai mấy. Nếu các cụ cứ bắt bẻ câu chữ kiểu như nó là biển "chỉ dẫn" thì không thể dùng để phạt được nhưng nói thật ra chỉ có mấy cái biển mà xxx tận dụng tối đa để phạt thì các cụ mới nên bức xúc chứ nhiều biển nó có ích lắm đấy ạ. Đơn cử như cái biển 407 (HN chẳng chỗ nào cắm): 407a báo cho cụ biết cụ đang đi vào đường 1 chiều (theo chiều cụ được phép đi) để cụ đi đúng làn đường, phần đường quy định và trường hợp cụ dừng đỗ hoặc rẽ ngang rẽ tắt thì khi cụ ra cụ sẽ không bị đi ngược chiều, còn 407b,c thì cụ sẽ biết cụ được rẽ theo hướng nào. Như vậy là tốt chứ có xấu đâu ạ.
 

luckyme

Xe buýt
Biển số
OF-198284
Ngày cấp bằng
12/6/13
Số km
761
Động cơ
332,510 Mã lực
.
Công vs Tội của "Biển gộp nhiều hình 412"

Nhà cháu có một còm nói về "công và tội của biển gộp nhiều hình 412", không có quy định trong luật nhưng được xxx sử dụng để ép phạt lỗi sai làn, post tại thớt này bên OS.
http://www.otosaigon.com/forum/FindPost/7827775


Nay xin post lại tại đây để các kụ nào quan tâm thì tham khảo thêm.

Nhà cháu gọi các biển hình chữ nhật nền xanh, trên đó vẽ nhiều làn xe, trên mỗi làn có vẽ nhiều chiếc xe (nhiều người vẫn quen gọi nhầm là biển 412) là "biển gộp nhiều hình", như hình dưới đây:
#1


#2



-----------------------------------

[post lại]



Cảm ơn bác đã giành nhiều thời gian công sức, cùng trao đổi, chia sẻ quan điểm với mình.

Qua đó mình hiểu được, về lí bác cũng cho rằng "biển gộp nhiều hình" không có giá trị pháp lí để tồn tại, về tình bác "ủng hộ "biển nhiều hình", vì nó giải quyết được vấn đề an toàn giao thông hiện nay".

Mình xin được trao đổi thêm cùng bác nhé.
Riêng mình lại nhìn thấy "biển gộp nhiều hình (412)" này là "công ít hơn tội", do vậy chẳng nên hợp thức hoá "biển gộp nhiều hình" này vào luật.

Giao thông trên thế giới này tồn tại và phát triển bao năm qua mà không hề có cái "biển gộp nhiều hình" kia. Do vậy chúng ta nên tìm kiếm các hình thức về cắm biển kẻ vạch khác để tổ chức giao thông, phù hợp nền "văn minh xe máy tiến lên ô tô", vừa hợp luật, vừa không phải dùng "biển gộp nhiều hình" sai luật đó, bác à.

Mong bác và các bác khác mỗi người cho thêm một vài ý kiến nữa nhé.
Xin cảm ơn các bác nhiều.


--------------------------
Lan man cuối tuần:

Công của "Biển gộp nhiều hình":

1- Giúp tách xe máy ra khỏi dòng ô tô.
2- Là giải pháp được coi là chữa cháy cho việc tổ chức giao thông hiện tại (tác dụng giống cầu vượt tại ngã tư), và công tác thu ngân sách/ngân lượng.


Tội của "Biển gộp nhiều hình":

1- Phá huỷ nguyên tắc cơ bản về giao thông mà cả thế giới đang tuân theo (xe đang di chuyển chậm KHÔNG thể đi về bên phải theo luật, làn bên trái KHÔNG bao giờ trống để chừa cho xe khác qua mặt, lái xe KHÔNG thể có quyền chủ động chọn làn phù hợp)

2- "Biển gộp nhiều hình" chỉ có ở VN, điều chỉnh giao thông theo kiểu chẳng giống ai, nó tạo nên tương đối nhiều thói quen và kỹ năng "phi chuẩn" cho lái xe, theo kiểu "đặc thù VN" (xe con chạy chậm cứ chiếm làn bên trái; xe tải khách chạy nhanh phải phi làn bên phải sát làn xe 2b tạo nhiều nguy cơ gây tai nạn).
Sau 5-10 năm nữa xã hội sẽ phải mất khá nhiều công sức để điều chỉnh lại những thói quen tạo nên bởi "biển gộp nhiều hình" này đấy, các bác à.

3- Gây méo mó về cách hiểu và tuân thủ luật giao thông (cho các cán bộ thực thi và người tham gia giao thông), tồn tại bất cần luật.

4- Phá huỷ nguyên tắc "trực quan" về cắm biển báo, gây nhiều bối rối cho lái xe (dù chỉ có hình thức của một biển chỉ dẫn nhưng "biển gộp nhiều hình" đã được biến thành một loại "siêu biển", siêu quyền lực; ẩn chứa những lệnh cấm ngầm gây tranh cãi, gây bối rối cho lái xe đến từ tỉnh khác hoặc từ ngoại quốc; cấm xe nhưng không dùng biển cấm, ra hiệu lệnh cho lái xe nhưng không dùng các biển hiệu lệnh; là một phương tiện "trong mơ" cho xxx dùng để hù doạ, làm luật hoặc phạt oan tài xế;)
- v.v...



.
Hoàn toàn nhất trí với bác. Ngoài ra còn có cái biển 403 "gộp" cắm nhan nhản ở các tuyến phố thí điểm phân làn phương tiện nữa ạ. Chuối nhất là đoạn phố Huế- Hàng Bài tụi nó bỏ giải phân cách cứng đi nhưng di cái biển đó cắm bên phải đường và chuyên dùng để bắt lỗi "sai làn" với các phương tiện đi từ đường ngang rẽ sang. Chỉ khổ những người không nắm rõ cứ ngoan ngoãn nộp tiền cho xxx :(
 

luckyme

Xe buýt
Biển số
OF-198284
Ngày cấp bằng
12/6/13
Số km
761
Động cơ
332,510 Mã lực
Nếu như ý các cụ bảo "biển chỉ dẫn" không bắt buộc phải tuân theo như thế có phải hai cái làn ngoài cùng, bên trái trong ảnh này xe nào phi vào cũng được miễn chiều cao và tốc độ đáp ứng phỏng?

Nếu căn theo đúng quy chuẩn thì các biển này rõ ràng là sai lè rồi: 2 cái biển ngoài cùng bên trái thiếu mất cái mũi tên chỉ lên giống như ở 2 cái hình ngoài cùng bên phải trong khi lại "thừa ra" cái "biển" hạn chế tốc độ. Ngoài ra, tất cả các biển đều sai về kích thước khi theo QCVN41.2012 thì kích thước biển 412 là 60x60cm có nghĩa là hình vuông nhưng các cụ thử nhìn xem mấy cái biển này hình gì. Nói vậy là để làm căn cứ lúc chẳng may bị xxx tuýt lại thôi chứ ai muốn tự nhiên dây dưa mất thì giờ cãi lý với xxx hả cụ.
 

luckyme

Xe buýt
Biển số
OF-198284
Ngày cấp bằng
12/6/13
Số km
761
Động cơ
332,510 Mã lực
Nó xung đột thế này: Phần nội dung chính của Quy chuẩn thì quy định biển chỉ dẫn (hình chữ nhật hoặc vuông, mầu xanh) có hiệu lực với tất cả các làn của một chiều xe chạy, nghĩa là bất cứ biển chỉ dẫn nào cắm trong phạm vi đường giao thông đều có hiệu lực với toàn bộ mặt đường của một chiều xe chạy. Trong khi đó phần biển 412 trong phụ lục lại quy định biển có hiệu lực với từng làn riêng biệt.
Ngoài ra nó cũng không phù hợp với Luật GTĐB, vì Luật quy định phương tiện chạy với tốc độ thấp phải đi về phía bên phải, không phân biệt loại phương tiện, trong khi đó cái biển này lại quy định phần đường cho từng loại phương tiện, bất kể chạy nhanh hay chậm.
Thế theo cụ thì Khoản 17.6, Điều 17 của QCVN41.2012 quy định thế này thì nên hiểu như thế nào cho đúng: "[FONT=&quot]Trên những đường xe chạy với tốc độ cao và có nhiều làn đường thì biển có thể treo ở phía trên phần xe chạy; có thể đặt biển hướng dẫn cho từng làn đường và biển được treo trên giá long môn"[/FONT]? Tuy nhiên, nếu đọc điều 16 thì đúng như cụ nói.
 
Chỉnh sửa cuối:

luckyme

Xe buýt
Biển số
OF-198284
Ngày cấp bằng
12/6/13
Số km
761
Động cơ
332,510 Mã lực
Vậy thì em đề nghị đổi tên cái biển chỉ dẫn 412 thành biển hiệu lệnh ạ. Có được không cụ vì không theo sẽ phạm lỗi mà :D

Trước đây, ở các đường có chia làn cho ô tô và xe máy, xe đạp, bao giờ em cũng thấy có một cái biển cấm xe máy, xe đạp ở bên phải của làn ô tô chứ chẳng bao giờ thấy cái biển chỉ dẫn cả. Bây giờ giao thông nó phức tạp nên đẻ ra rất nhiều biển chỉ dẫn nhưng hiểu thành biển bắt buộc.

Em lấy ví dụ như thế này về việc "được phép làm những điều pháp luật không cấm":
- Cụ đi trên đường đôi khi gặp cái biển chỉ dẫn quay đầu xe (biển chỉ dẫn nhé), rõ ràng cụ không bắt buộc phải quay đầu xe ở chỗ đó và nếu đến một điểm mở dải phân cách nào đó cụ vẫn có thể quay đầu xe miễn là không vi phạm các quy tắc giao thông (cấm rẽ trái, cấm quay đầu hoặc vạch liền .v.v.) mặc dù chỗ đó không có cái biển chỉ dẫn quay đầu xe.
- Em nói như vậy để hiểu rõ cái biển chỉ dẫn nó chỉ có tác dụng chỉ dẫn, không bắt buộc. Còn nếu cụ bảo chỉ được quay đầu xe ở nơi có biển thì chắc lại có thêm mảnh đất màu mỡ cho xxx roài.
Em thấy các cụ đều có cái lý của mình cả. Nhưng theo em như cái biển 412 sở dĩ được đưa vào biển chỉ dẫn có lẽ vì nó chính xác không phải là biển hiệu lệnh. Nói thế có nghĩa là xe con cụ đi trên làn xe con nhưng nếu đường chỉ có 1 làn cho xe con và xe khác muốn vượt thì cụ vẫn có thể mượn làn để nhường đường rồi lại trở về làn của cụ. Chẳng qua xxx cố tình hiểu sai đi để còn cá kiếm. Còn biển 411 có hơi khác một chút vì đã quy định rõ là sử dụng với vạch 1.18 rồi. Còn cách hiểu về hiệu lực của biển chỉ dẫn thì em đồng tình với cụ pnew: VD với biển 412: trên đoạn đường đó có quy định làn nào dành cho loại phương tiện nào.
 

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,521
Động cơ
434,730 Mã lực
Thế theo cụ thì Khoản 17.6, Điều 17 của QCVN41.2012 quy định thế này thì nên hiểu như thế nào cho đúng: "[FONT=&quot]Trên những đường xe chạy với tốc độ cao và có nhiều làn đường thì biển có thể treo ở phía trên phần xe chạy; có thể đặt biển hướng dẫn cho từng làn đường và biển được treo trên giá long môn"[/FONT]? Tuy nhiên, nếu đọc điều 16 thì đúng như cụ nói.
Các cụ tránh nhẫm lẫn giữa hiệu lực của biển và cách đặt biển. Một biển chỉ dẫn nào đó có thể treo trên một làn nhưng vẫn có hiệu lực trên tất cả các làn còn lại. Ví dụ biển 412 được treo ở một làn nào đó thì các làn khác vẫn phải nhìn vào đó để không vi phạm. Tức là cụ đang đi 4b và thấy biển 412b treo ở làn bên cạnh thì cụ phải chuyển vào làn này.
 

luckyme

Xe buýt
Biển số
OF-198284
Ngày cấp bằng
12/6/13
Số km
761
Động cơ
332,510 Mã lực
Thế thì nếu ko có biển 412 mà là lỗi "sai làn" thì sai theo cái gì quy định đó là làn mình ko được đi hả cụ? Thế ra ví như biển 412 vẽ ô tô treo ở làn a, thì đồng thời cũng phải treo cả biển cấm mô tô, biển cấm xe thô sơ, biển cấm người đi bộ sao? Thế đâm ra lắm biển quá cụ nhẩy.
Cụ nên nghiên cứu đã rồi hãy bình luận: "Biển số 412(a,b,c,d) "Làn đường dành riêng cho từng loại xe"". Nếu đã quy định 1 làn dành riêng cho 1 loại phương tiện cụ thể nào đó rồi thì cần gì cắm biển cấm các loại xe khác nữa làm gì. Đây là diễn đàn để mọi người cùng chia sẻ hiểu biết, kinh nghiệm và thông tin. Cụ không nên ném đá kiểu đó.
 

luckyme

Xe buýt
Biển số
OF-198284
Ngày cấp bằng
12/6/13
Số km
761
Động cơ
332,510 Mã lực
Sau khi hì hục ngó nghiêng em xin ý kiến thế này:
Trước tiên cái biển 412 nó không phù hợp LGTDB vì nó quy định chỉ trên 1 làn xe. Vì vậy về mặt pháp lý nó chả có hiệu lực.

Bây giờ em giả dụ cái biển 412 nó có hiệu lực như QC41 là chỉ dẫn cho các cụ biết đoạn đường trước mặt được phân chia làn xe như thế nào. Tiếp theo các cụ đi tiếp vào đoạn đường đó nhưng không theo hướng dẫn của biển 412, hết hành vi thứ nhất. Các cụ không vi phạm Luật GTDB với hành vi này.
Theo em thì cái biển 412 này cần kết hợp với vạch kẻ đường hoặc biển hiệu lệnh thì mới có tác dụng như mong muốn được. Khi hành vi trên của các cụ tiếp diễn nhưng trên đường có vạch kẻ đường( tương tụ biển 411 ) sẽ quy định làn đường cụ thể. Đến lúc này thì các cụ vi phạm không tuân thủ vạch kẻ đường rồi. Và cũng phải nói thêm là cái vạch kẻ đường đấy đồng thời đã phân làn đường. Như vậy một hành vi của các cụ vi phạm hai quy định. Em không nắm dõ luật ở chỗ này, 1 hành vi vi phạm 2 quy định sẽ xử lý như thế nào? Cụ nào có cao kiến gì thì giúp em nốt chỗ này.
Em thì thấy thế này: Cái biển 412 vẫn có hiệu lực trên cả đoạn đường nhưng nó quy định/chỉ dẫn cụ thể về làn đường nào dành cho loại xe nào. Sở dĩ người ta không kèm theo quy định về vạch kẻ đường là vì có nhiều cách phân làn đường khác nhau: dải phân cách cứng, dải phân cách mềm, vạch kẻ đường nên nếu đưa cả vào thì sẽ rối chứ không có làn đường thì ai mất công đi phân làn phương tiện làm gì.
Còn cái vạch kẻ đường nó chỉ nhằm phân chia đường thành những làn khác nhau chứ không liên quan gì tới phân làn phương tiện. Cái lỗi "sai làn" như CSGT vẫn thường đưa ra để "dọa" là nhằm vào cái cụ đi vào làn của phương tiện khác nhưng xxx cứ nhập nhèm cái việc không tuân thủ biển báo, vạch kẻ đường để người vi phạm phải "chia sẻ" với xxx nhiều hơn mà thôi. Cái này quá nhiều topic bàn luận rồi.
 

Tribute

Xe container
Biển số
OF-61792
Ngày cấp bằng
14/4/10
Số km
6,095
Động cơ
500,678 Mã lực
Nơi ở
Gần chỗ Cụ
Bẩm các cụ, em vẫn băn khoăn về ý nghĩa của biển chỉ dẫn (biển vuông nền xanh từ 401 đến 447) và biển hiệu lệnh (biển tròn nền xanh từ 301 đến 310). Theo em hiểu trong quy chuẩn QCVN41 thì nhóm biển chỉ dẫn không bắt buộc phải tuân theo, chỉ "để báo cho người sử dụng đường những định hướng cần thiết, những nội dung phải tuân theo hoặc những điều có ích khác trong hành trình". Còn biển hiệu lệnh thì bắt buộc phải theo "nhằm báo cho người sử dụng biết điều lệnh phải thi hành". Như vậy thì câu hỏi đặt ra như sau:
- Các biển báo chỉ hướng đi (biển 411) và kể cả một số biển báo phân làn đường (xe con, xe tải, xe khách .v.v.) đều thuộc nhóm biển chỉ dẫn không bắt buộc phải theo, vậy XXX bắt phạt trong các trường hợp này có đúng không?
- Các lỗi sai làn, không tuân thủ biển báo, vạch kẻ đường chỉ được phạt nếu các biển trên là biển hiệu lệnh (biển tròn)?

Mong các cụ chỉ giáo giúp. Nếu câu hỏi của em là đúng thì như vậy từ trước đến nay XXX toàn bắt láo ợ :-/
Nói chung là luật lá VN còn chuối lắm, nếu thêm câu đỏ đỏ vào như kia thì các kụ khỏi phải tranh cãi. :D
 

Kara_men

Xe buýt
Biển số
OF-94568
Ngày cấp bằng
9/5/11
Số km
981
Động cơ
411,163 Mã lực
Cụ nên nghiên cứu đã rồi hãy bình luận: "Biển số 412(a,b,c,d) "Làn đường dành riêng cho từng loại xe"". Nếu đã quy định 1 làn dành riêng cho 1 loại phương tiện cụ thể nào đó rồi thì cần gì cắm biển cấm các loại xe khác nữa làm gì. Đây là diễn đàn để mọi người cùng chia sẻ hiểu biết, kinh nghiệm và thông tin. Cụ không nên ném đá kiểu đó.
Em thắc mắc thật cụ lại bảo ném đá. Cụ không trả lời được thì thôi chứ đừng lên giọng kẻ cả thế.

"Quy định" mà dùng cái "không bắt buộc phải tuân theo" để quy định thì phỏng có ích gì.

Cụ bảo không cần biển cấm, thế em cứ "Công dân được làm những gì mà pháp luật không cấm", Lếch xù 4b em vè vè ở làn treo biển 412d, xử em thế nào ạ? Mà không xử được em thì em thấy đường rộng em cứ đi cho nó mát ga.

(Các cụ thông cảm em là em hay lấy ví dụ cho dễ hiểu chứ em chả có Lếch xù đâu ạ :">)
 

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
6,244
Động cơ
566,260 Mã lực
Thế theo cụ thì Khoản 17.6, Điều 17 của QCVN41.2012 quy định thế này thì nên hiểu như thế nào cho đúng: "[FONT=&quot]Trên những đường xe chạy với tốc độ cao và có nhiều làn đường thì biển có thể treo ở phía trên phần xe chạy; có thể đặt biển hướng dẫn cho từng làn đường và biển được treo trên giá long môn"[/FONT]? Tuy nhiên, nếu đọc điều 16 thì đúng như cụ nói.
Cũng rõ ràng thôi bác ạ. Điều 17 quy định vị trí đặt biển báo theo chiều ngang đường, trước đó quy định biển phải đặt bên phải, cách mép phần đường xe chạy 50cm...Mục 17.6 cho phép đặt phía trên phần đường xe chạy đối với những đường xe chạy tốc độ cao, nhiều làn đường...
Còn "Có thể đặt biển hướng dẫn cho từng làn đường...", vì ngoài biển chỉ dẫn và biển báo nguy hiểm có hiệu lực với toàn bộ chiều ngang mặt đường của một chiều xe chạy còn có biển hiệu lệnh và biển cẩm, là loại biển có thể có hiệu lực với từng làn cụ thể.
Cách dùng từ "biển hướng dẫn" có thể là cách nói chung các loại biển báo hiệu đường bộ, cũng là cách dùng từ tùy hứng thường thấy ở VN thôi
 

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
6,244
Động cơ
566,260 Mã lực
Các cụ tránh nhẫm lẫn giữa hiệu lực của biển và cách đặt biển. Một biển chỉ dẫn nào đó có thể treo trên một làn nhưng vẫn có hiệu lực trên tất cả các làn còn lại. Ví dụ biển 412 được treo ở một làn nào đó thì các làn khác vẫn phải nhìn vào đó để không vi phạm. Tức là cụ đang đi 4b và thấy biển 412b treo ở làn bên cạnh thì cụ phải chuyển vào làn này.
Có lẽ chính bác mới chưa hiểu đúng khái niệm "hiệu lực của biển". Bác nên đọc thêm phần hiệu lực của các loại biển báo hiệu đường bộ:
16.1 Hiệu lực của các loại biển báo nguy hiểm và chỉ dẫn có giá trị trên tất cả các làn đường của một chiều xe chạy;
16.2 Hiệu lực của các loại biển báo cấm và biển hiệu lệnh có thể có giá trị trên tất cả các làn đường hoặc chỉ có giá trị trên một hoặc một số làn của một chiều xe chạy. Nếu hiệu lực của biển báo cấm, biển hiệu lệnh chỉ hạn chế trên một hoặc một số làn đường thì nhất thiết phải treo biển ở phía trên làn đường (trên giá long môn). Mỗi làn đường treo riêng biệt một biển và biển số 504 "Làn đường" đặt ngay bên dưới biển chính.


Như cách hiểu của bác thì hiệu lực của biển chỉ dẫn/biển báo nguy hiểm có khác gì biển hiệu lênh/biển cấm? Rồi biển phụ 504 chẳng có ý nghĩa gì sao?
 

luckyme

Xe buýt
Biển số
OF-198284
Ngày cấp bằng
12/6/13
Số km
761
Động cơ
332,510 Mã lực
Nội dung,tính chất của từng biển đã quy định rõ trong TC41. Mấy cái biển 412 này chỉ mang tính chất thông báo thôi cụ nhé. Giống như cụ đọc cái hướng dẫn sử dụng thôi mà.
Vậy em hỏi cụ là khi cụ mua một món đồ gì đó về và đọc HDSD thì sau đó cụ có làm theo HDSD đó không hay cụ cũng nói đấy chỉ là hướng dẫn thôi? Và nếu cụ không làm theo HDSD thì theo cụ nếu món đồ của cụ bị hỏng thì cụ có được bảo hành do không làm theo HDSD không? :-ss
 

vietpq75hanes

Xe container
Biển số
OF-25818
Ngày cấp bằng
15/12/08
Số km
7,220
Động cơ
552,355 Mã lực
Đó là kết quả của kết cấu hạ tầng lởm khởm, những cái đầu quản lý lởm khởm, những kẻ thực thi lởm khởm, 1 CĐ lởm khởm (em dùng từ "lởm khởm" vì nó có cả tốt và xấu, tốt thì tốt cả hoặc xấu thì xấu cả chứ tốt xấu lẫn lộn nên nó lởm khởm)
Cụ nói quá chuẩn! Từ bé đến lớn.
 

timoon

Xe máy
Biển số
OF-300433
Ngày cấp bằng
2/12/13
Số km
79
Động cơ
308,390 Mã lực
Cái này thì còn tùy cụ nhé, không phải quy định nào đưa ra là bắt buộc phải theo đâu.

VD em làm trong nghề xây dựng thì tiêu chuẩn VN em không nhất thiết phải theo nhưng bắt buộc phải tuân thủ quy chuẩn, còn tiêu chuẩn nếu em không thích dùng VN em dung Anh Mỹ gì đó đều được cả cụ ạ.

Còn về cái biển chỉ dẫn, nếu bảo phải theo thì giả dụ trên đường có biển 412- xe con thêm cái biển "Nội Bài" chẳng hạn, thì em đi vào đấy bắt buộc em phải lên Nội Bài ạ, còn không đi Nội Bài thì em không được đi à.

Em nói vậy để cho thấy sự không nhất quán trong việc vận dụng biển báo và xử phạt vi phạm. Nếu cơ quan chức năng thấy việc áp dụng biển chỉ dẫn một cách bắt buộc như hiện nay là cần thiết và có lợi (cũng như một số cụ đã comment) thì nên thay đổi sang loại biển khác.

Em thắc mắc thật cụ lại bảo ném đá. Cụ không trả lời được thì thôi chứ đừng lên giọng kẻ cả thế.

"Quy định" mà dùng cái "không bắt buộc phải tuân theo" để quy định thì phỏng có ích gì.

Cụ bảo không cần biển cấm, thế em cứ "Công dân được làm những gì mà pháp luật không cấm", Lếch xù 4b em vè vè ở làn treo biển 412d, xử em thế nào ạ? Mà không xử được em thì em thấy đường rộng em cứ đi cho nó mát ga.

(Các cụ thông cảm em là em hay lấy ví dụ cho dễ hiểu chứ em chả có Lếch xù đâu ạ :">)
 

timoon

Xe máy
Biển số
OF-300433
Ngày cấp bằng
2/12/13
Số km
79
Động cơ
308,390 Mã lực
Cụ chỉ được cái xui dại, trừ khi kiện ra tòa án quốc tế ....:D cụ cứ nhìn cái vụ kiện đỗ xe ở đường Xuân Thủy ấy thì biết.

Vâng.... em nghĩ cụ ấy cũng chỉ muốn nói rằng đại khái là mình có cách hiểu của mình, xxx có cách hiểu của xxx. Không (chưa) ai thấy lý lẽ của mình sai cả nên mới gây ra cơ sự này. Thế nên rất mong có cụ nào lấy 2b ra (nhỡ thua còn đỡ tốn xèng ạ hehehe) lao vào cái "làn ô tô" đấy để kiếm cớ làm một trận kiện cáo, luật sư các kiểu cho nó rõ ràng rành mạch ra các cụ ợ. Cháu đang công tác thường xuyên ở Phủ Lý, nếu cụ (luật sư) nào sẵn sàng hỗ trợ pháp luật, chiến đến cùng, máu thì chơi luôn Giám đốc thẩm và có sự đóng góp hỗ trợ về tài chính (hí hí) của các cụ trên of thì cháu cũng liều luôn cho rõ ràng... chứ cháu cũng rất ghét những điều mơ mơ hồ hồ, nghi nghi vấn vấn.
 

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,521
Động cơ
434,730 Mã lực
Có lẽ chính bác mới chưa hiểu đúng khái niệm "hiệu lực của biển". Bác nên đọc thêm phần hiệu lực của các loại biển báo hiệu đường bộ:
16.1 Hiệu lực của các loại biển báo nguy hiểm và chỉ dẫn có giá trị trên tất cả các làn đường của một chiều xe chạy;
16.2 Hiệu lực của các loại biển báo cấm và biển hiệu lệnh có thể có giá trị trên tất cả các làn đường hoặc chỉ có giá trị trên một hoặc một số làn của một chiều xe chạy. Nếu hiệu lực của biển báo cấm, biển hiệu lệnh chỉ hạn chế trên một hoặc một số làn đường thì nhất thiết phải treo biển ở phía trên làn đường (trên giá long môn). Mỗi làn đường treo riêng biệt một biển và biển số 504 "Làn đường" đặt ngay bên dưới biển chính.

Như cách hiểu của bác thì hiệu lực của biển chỉ dẫn/biển báo nguy hiểm có khác gì biển hiệu lênh/biển cấm? Rồi biển phụ 504 chẳng có ý nghĩa gì sao?
Cụ không hiểu ý em rồi. Ý em nói là nhiều cụ nói phụ lục mô tả chi tiết của một số biển chỉ dẫn mẫu thuẫn với điều 16.1 về hiệu lực của biển là sai.
 

luckyme

Xe buýt
Biển số
OF-198284
Ngày cấp bằng
12/6/13
Số km
761
Động cơ
332,510 Mã lực
Vậy theo ý cụ là biển báo nào trên đường cũng phải theo, em chỉ xin hỏi cụ mấy câu như thế này:
1. Nếu biển nào cũng như nhau, đều phải tuân thủ một cách tuyệt đối vậy sinh ra các loại biển khác nhau để làm gì? sao không dùng một loại cho đơn giản?
2. Nếu biển chỉ dẫn là bắt buộc phải theo, cụ gặp cái biển quay đầu xe (409) thì cụ có buộc phải quay đầu xe theo cái biển đó không?

Ở đây em không nói đến chuyện sau cái biển chỉ dẫn là các biển cấm hoặc hiệu lệnh khác và tất nhiên là cũng phải tuân thủ theo các quy tắc giao thông đường bộ.

Theo ngu ý của em thì phải thay các biển chỉ dẫn 411 này bằng các biển hướng đi phải theo (biển 301) thì thuyết phục hơn, còn khi đặt biển 412 thì phải có biển cấm đi kèm. Còn không thì xe du lịch vẫn được đi vào làn xe tải, xe khách nếu muốn.
Mấy ý trên thì cụ Kara_men đã bình luận rồi, em chỉ xin bình luận cái chỗ đo đỏ của cụ thôi. Với biển 412 thì em nghĩ họ đưa vào nhóm biển chỉ dẫn là có cái lý của nó: Theo em hiểu thì nó là biển chỉ dẫn vì nó không bắt buộc các cụ lúc nào cũng phải đi trên làn được quy định/chỉ dẫn dành cho phương tiện của các cụ mà các cụ có thể mượn làn để nhường đường cho xe sau chẳng hạn nhưng sau đó phải quay lại làn của mình chứ không được đi luôn trên làn mượn. Chứ nếu nó biến thành biển hiệu lệnh thì chẳng lẽ 1 cụ đi chậm thì các cụ đằng sau phải bò theo à? Nhưng có điều xxx không hiểu hoặc cố tình không hiểu để còn cá kiếm mà thôi. Còn ý kiến cụ muốn thay biển 411 bằng 301 thì thế này ạ: Biển 301 nó cắm ở ngay nút giao. Vậy nếu đường đông cụ không kịp chuyển làn thì cụ lại phải đánh 1 vòng à? Biển 411 đã quy định là phải sử dụng phối hợp với vạch 1.18 rồi thì thực ra là để giúp cho người tham gia giao thông thuận lợi hơn chứ ạ.
Vài ý kiến như vậy xin các cụ chỉ giáo thêm.
 

luckyme

Xe buýt
Biển số
OF-198284
Ngày cấp bằng
12/6/13
Số km
761
Động cơ
332,510 Mã lực
Các cụ tránh nhẫm lẫn giữa hiệu lực của biển và cách đặt biển. Một biển chỉ dẫn nào đó có thể treo trên một làn nhưng vẫn có hiệu lực trên tất cả các làn còn lại. Ví dụ biển 412 được treo ở một làn nào đó thì các làn khác vẫn phải nhìn vào đó để không vi phạm. Tức là cụ đang đi 4b và thấy biển 412b treo ở làn bên cạnh thì cụ phải chuyển vào làn này.
Cái này em không có nhầm lẫn chút nào đâu, trích Điều 16, QCVN41: "16.1.Hiệu lực của các loại biển báo nguy hiểm và chỉ dẫn có giá trị trên tất cả các làn đường của một chiều xe chạy;". Vậy nên nếu chỉ treo 02 biển 412 cho "Làn đường dành cho ô tô" và "Làn đường dành cho xe máy" thì cụ sẽ hiểu như thế nào ạ? Biển "Làn đường dành cho ô tô" treo ở làn ngoài cùng bên trái nhưng lại có hiệu lực trên tất cả các làn đường tức là ô tô được đi trên tất cả các làn đường. Tương tự như vậy là với biển "Làn đường dành cho xe máy". Thế nên theo quy định này thì cái biển 411 còn miễn cưỡng sử dụng được chứ cái biển 403 "biến báo" và biển 412 mà áp dụng thì chẳng có ý nghĩa gì cả.
 

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,521
Động cơ
434,730 Mã lực
Cái này thì còn tùy cụ nhé, không phải quy định nào đưa ra là bắt buộc phải theo đâu.
VD em làm trong nghề xây dựng thì tiêu chuẩn VN em không nhất thiết phải theo nhưng bắt buộc phải tuân thủ quy chuẩn, còn tiêu chuẩn nếu em không thích dùng VN em dung Anh Mỹ gì đó đều được cả cụ ạ.
- Quy định định mà cụ không phải theo trừ khi cụ không phải đối tượng trong quy định đó.
- Quy định và tiêu chuẩn khác nhau. Phần lý giải của cụ trong xây dựng có nghĩa là cụ có thể lựa chọn tiêu chuẩn khác nhau theo quy định. Nếu quy định ghi rõ cụ phải theo tiêu chuẩn nào đó thì cụ không có lựa chọn.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top