- Biển số
- OF-44803
- Ngày cấp bằng
- 28/8/09
- Số km
- 55,221
- Động cơ
- 1,131,812 Mã lực
Nhà Thờ Lớn Hải Phòng nhìn từ phố Phạm Bá Trực
Nhà Thờ Lớn Hải Phòng
Bác nào tinh mắt nhìn hộ em phố Phan Bội Châu xưa tên là gì? Trước đây nhà em ở đó!Hải Phòng là vùng đất được hệ thống sông Thái Bình bồi đắp hàng nghìn năm nay vì thế đất thấp, ngập mặn do ảnh hưởng của thuỷ triều
Bản đồ Hải Phòng năm 1913 dưới đây với con kênh đào màu xanh nối từ cổng cảng Hải Phòng tới đền Tam Kỳ nơi gặp sông Tam Bạc
Trước khi nhà Nguyễn nhượng một phần đất Hải Phòng cho Pháp, chưa có con kênh đào này
Năm 1884, ông Bonnal làm Trú sứ Hải Phòng, đã quyết định đào con kênh nói trên
Mục đích của ông Bonnal là ngăn "khu nhượng địa" với khu người bản xứ, để tránh dịch bệnh
Một chiếc cầu sắt nối hai bờ con kênh này. Vị trí ở trước Quan Hoa ngày nay, nối Hoàng Văn Thụ với Cầu Đất
Phố Phan Bội Châu trước là Tonkinoise (phố Đông Kinh)Bác nào tinh mắt nhìn hộ em phố Phan Bội Châu xưa tên là gì? Trước đây nhà em ở đó!
Em vẫn nhớ là cuối thập niên 70, đầu 80 vẫn còn bến xe này, sau đó mới đập đi xây quán Phong Lan ạ?Đối diện với CHỢ VƯỜN HOA là BẾN XE KHÁCH từng xuất hiện trong tác phẩm Bỉ Vỏ của nhà văn Nguyên Hồng dưới tên "Vườn hoa đưa người" ""Vườn hoa buôn người"
Lý do là thời xưa Pháp mộ phu đi làm đồn điền cao su ở Nam Kỳ và đi phu sang Tân Đảo và Tân Thế giới (sát Úc)
Những người đăng ký chủ yếu từ Thái Bình, Nam Định đến Hải Phòng bằng xe khách. Do thế bến xe này mang cái tên trên
Sau ngày tiếp quản, năm 1958 bắt đầu cải tạo tư bản tư doanh, bến xe này đưa về Bến xe An Dương (đường Trần Nguyên Hãn, sát đường tàu hoả). Nhà em cách đó 400 mét. Bố em và em đi taxi lên Hà Nội từ đây. Gọi là "Taxi", nhưng chỉ chạy tuyến đường dài, không chạy trong phố. Giá 1 chuyến taxi Hải Phòng-Hà Nội là 8 đồng. Nếu muốn đi nhanh trả 8 đồng (lương thời đó chừng 45 đồng/tháng, nhưng không phải ai cũng có tiền). Chờ một chút có khách thì giá bớt đi.Em vẫn nhớ là cuối thập niên 70, đầu 80 vẫn còn bến xe này, sau đó mới đập đi xây quán Phong Lan ạ?