Trên nóc tháp nước Hải Phòng có một chiếc còi điện (siren), với chùm loa chĩa ra tứ phía
Người Pháp tính rằng xứ ta nóng nôi, họ để giờ nghỉ trưa dài hơn. Sáng làm việc từ 7-11 giờ, chiều từ 14-18 giờ
Vào lúc 11 giờ trưa hàng ngày, còi ủ vang lên báo hiệu hết giờ làm việc buổi sáng
Từ tháng 3-1964, khi Mỹ đe doạ ném bom Bắc Việt Nam, còi được sử dụng để báo động khẩn cấp
Loa Phường được tăng cường từ thời đó, nhưng do Thành phố quản lý và phát từ Đài Truyền thanh Hải Phòng
Ba mức báo động
1) Thông báo: máy bay địch cách thành phố 100 km về phía Tây Nam/Đông Bắc
2) Lệnh dự báo báo động: "Đồng bào chú ý, Đồng bào chú ý.... máy bay địch cách thành phố xxx km, đồng bào chn xuống hầm trú ẩn, lực lượng tự vệ sẵn sàng chiến đấu
3) Lệnh báo động (kèm còi ủ): "Máy bay địch đã tiến vào thành phố, các lực lượng vũ trang sẵn sàng chiến đấu, đồng bào xuống ngay hầm hố trú ẩn"
Hải Phòng thuộc khu vực máy bay Hải quân Hoa Kỳ đảm nhận ném bom. Máy bay Mỹ thường bay qua vùng núi Yến Tử (hướng Đông Bắc) để tránh radar, tên lửa, rồi lao vào ném bom Hải Phòng sau đó thoát ra biển. Trường hợp bị thương thì phi công cũng đủ thời gian nhảy dù ngoài biển để trực thăng Mỹ trực sẵn ngoài khơi cứu thoát. Vì thế Hải Phòng rất hiếm bắt được phi công Mỹ
Tiếng còi ủ mang chết chóc đến ám ảnh em cho đến tận ngày nay, người em nhũn ra và hình dung chết chóc sẽ tới. Năm 1966-1967, em là tự vệ phải trực chiến và chứng kiến nhiều vụ chết chóc, nên cứ ám ảnh đến ngày nay