[TT Hữu ích] Phần 5: Hải Phòng xưa

meotom2010

Xe container
Biển số
OF-167449
Ngày cấp bằng
19/11/12
Số km
5,272
Động cơ
382,758 Mã lực
Nơi ở
Khu đô thị Handiresco 17 Phạm Văn Đồng
Website
www.facebook.com
Khu tập thể nhà máy xi măng, phố Tôn Đức Thắng

Khu vực này trước đây gọi là Lán Bè, nơi tập kết tre nứa lá. Năm 1972 một số bom Mỹ ném xuống khu vực này vì có cầu phao ở sát lò mổ, gần cầu xe lửa bây giờ
Khoảng đầu 1980, mở đường Tôn Đức Thắng từ Chợ An Dương đến cầu An Đồng. Lúc làm đường, phát hiện ra một quả bom. Công binh và tự vệ dùng xẻng đào để buộc dây lôi lên. Đất ở đó gần sông, toàn bùn, bom thì nặng, nên càng đào bom càng tụt xuống, chỉ thấy đuôi bom mà không sao thòng dây lôi được. Hố đào rộng lắm, sâu đến chục thước, thấy vô vọng đành phải lấp đi.
Sau này cụ nào đang bon bon trên phố Tôn Đức Thắng, đoạn gần Tập thể Xi Măng (hình trên) bỗng dứng nghe "ục" một cái, xe nhấc bổng lên thì đừng hỏi "tại sao" nhé
Thank cụ Ngao5
E nhớ, mở đường TĐT vào năm 1983-1984. Khi đó e đc 4t. Nhà ông ngoại e mặt đường mà bị chém nguyên cái sân + 1/2 phòng khách.
Giờ cái nhà còn lại vẫn mặt đường ( đã bán) mà vẫn còn sâu tầm trên 20m nữa.
 

Hoàng Gia Thành

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-432048
Ngày cấp bằng
23/6/16
Số km
7,311
Động cơ
281,459 Mã lực
Tuổi
42
Khu tập thể nhà máy xi măng, phố Tôn Đức Thắng

Khu vực này trước đây gọi là Lán Bè, nơi tập kết tre nứa lá. Năm 1972 một số bom Mỹ ném xuống khu vực này vì có cầu phao ở sát lò mổ, gần cầu xe lửa bây giờ
Khoảng đầu 1980, mở đường Tôn Đức Thắng từ Chợ An Dương đến cầu An Đồng. Lúc làm đường, phát hiện ra một quả bom. Công binh và tự vệ dùng xẻng đào để buộc dây lôi lên. Đất ở đó gần sông, toàn bùn, bom thì nặng, nên càng đào bom càng tụt xuống, chỉ thấy đuôi bom mà không sao thòng dây lôi được. Hố đào rộng lắm, sâu đến chục thước, thấy vô vọng đành phải lấp đi.
Sau này cụ nào đang bon bon trên phố Tôn Đức Thắng, đoạn gần Tập thể Xi Măng (hình trên) bỗng dứng nghe "ục" một cái, xe nhấc bổng lên thì đừng hỏi "tại sao" nhé
Nhìn cái ảnh của cụ em lại nhớ tới Hải Phòng ta thời cụ Đoàn Duy Thành mà cụ Tố Hữu về thăm có đề tứ thơ:
"Bốn cống ba cầu năm cửa ô
Đào sông lấp biển dựng cơ đồ
Làm ăn hai chữ à ra thế
......................."
Còn mỗi câu cuối cụ Tố để lại mà chả thấy ai hoàn thành được.
 
Biển số
OF-298555
Ngày cấp bằng
14/11/13
Số km
4,608
Động cơ
344,601 Mã lực
Theo như em được biết lý do Pháp chọn 2 cảng Sài gòn và Hải phòng ngoài vấn đề địa lý còn liên quan đến độ sâu luồng nữa. Theo những hải đồ cuối thế kỉ 19, đầu thế kỉ 20 , độ sâu luồng của vùng cửa sông Cấm rất tốt, có rất nhiều chỗ 15-20m, đến năm 1920 khi khai thác cảng, người Pháp đảm bảo độ sâu cốt luồng là -7m, kết hợp với thuỷ triều trung bình khoảng 3m (tuỳ thời điểm trong tháng nhưng từ 1.2m-3.3m) thì độ sâu cảng Hải phòng sẽ được trên 10m toàn luồng, quá tốt kể cả so với thời điểm hiện tại và các thương cảng trong khu vực, đảm bảo tàu 2 vạn vào vô tư . Người Pháp ho nhìn rất xa mặc dù thời điểm đó các tàu toàn cỡ nhỏ, mớn chắc khoảng 5m là nhiều. Chỉ từ khi Hải phòng mình cho đắp con đê Đình vũ mới xảy ra vấn đề. Dòng chảy thay đổi và bị chặn dẫn tới bồi lắng phù sa không kiểm soát. Từ 1 cảng nước sâu, cốt luồng rớt xuống còn có hơn 4m, cá biệt ở khu Phà rừng cốt luồng có những lúc chỉ khoảng 1m, tàu vào đà hết sức khổ sở, căn chỉnh hết cỡ, đợi nước cao nhất mới vào ra được. Hàng năm tón kém rất nhiều chi phí nạo vét luồng nhưng được 1 thời gian lại đâu vào đấy. Gần đây do nhu cầu đón tàu to nên việc nạo vét đã được tăng cường để dảm bảo ở cảng chính cốt luồng được 5.8m nhưng cũng hết sức gian nan. Sắp tới cảng Lạch huyện được đưa vào khai thác chắc vùng phía trong việc nạo vét sẽ không được như cũ, chẳng mấy chốc kể cả tàu dưới 1 vạn cũng khó khăn. Mà cái mớn nước của tàu ngoài trọng tải còn liên quan đến kiểu tàu nữa. Ví dụ cũng cỡ tàu 1 vạn, ông 1 tầng boong bụng nhỏ mớn chỉ khoảng gần 8m đầy tải nhưng với ông bụng to 2 tầng boong để đảm bảo ổn định nếu đầy tải mớn tới gần 9.5m, khổ thế.
Đọc còm của cụ em lại nhớ bài thơ của Tố Hữu có câu:
Bốn cống, ba cầu, năm cửa ô
Đào sông, lấp biển, dựng cơ đồ.

Bị xuyên tạc thành:
Bốn cống tắc ba còn một
Ba cầu gãy một còn hai
Đào sông, lấp biển, tàu đứng nhìn.
 

campuchia.hp

Xe tải
Biển số
OF-369411
Ngày cấp bằng
5/6/15
Số km
291
Động cơ
246,273 Mã lực
Em nhớ rồi! Lúc chuyển bãi đó em có biết. Cảm ơn cụ.
Cho em hỏi thêm một chút, ngày trước gần cái bãi Bonal mới đó có cái Nhà băng 5 sao mà ngày nào em cũng đi qua. Không hiểu sao lại có cái tên nhà băng 5 sao cụ nhỉ?
Em chỉ được biết đại khái là thời Pháp thuộc là Ngân hàng và đến bây giờ cũng vẫn dùng làm Ngân hàng Công Thương (Viettin bank). Ngày bé, bọn trẻ con xóm em toàn ra ngã tư Nhà băng 5 sao chơi vào ngày hè vì tòa nhà bây giờ là Công ty vận tải biển có hành lang rộng và thoáng, mát.
Còn cụ thể hơn nữa chắc phải nhờ cụ Ngao5 giải thích hộ.
Trân trọng,
 

campuchia.hp

Xe tải
Biển số
OF-369411
Ngày cấp bằng
5/6/15
Số km
291
Động cơ
246,273 Mã lực
Chỉ từ khi Hải phòng mình cho đắp con đê Đình vũ mới xảy ra vấn đề. Dòng chảy thay đổi và bị chặn dẫn tới bồi lắng phù sa không kiểm soát. Từ 1 cảng nước sâu, cốt luồng rớt xuống còn có hơn 4m, cá biệt ở khu Phà rừng cốt luồng có những lúc chỉ khoảng 1m, tàu vào đà hết sức khổ sở, căn chỉnh hết cỡ, đợi nước cao nhất mới vào ra được. Hàng năm tón kém rất nhiều chi phí nạo vét luồng nhưng được 1 thời gian lại đâu vào đấy.
Cái đoạn này là do cụ Đoàn Duy Thành - bí thư thành ủy Hải Phòng giai đoạn đấy cho đắp con đường xuyên bán bảo Đình Vũ đấy ạ.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,514
Động cơ
1,140,620 Mã lực
Em nhớ rồi! Lúc chuyển bãi đó em có biết. Cảm ơn cụ.
Cho em hỏi thêm một chút, ngày trước gần cái bãi Bonal mới đó có cái Nhà băng 5 sao mà ngày nào em cũng đi qua. Không hiểu sao lại có cái tên nhà băng 5 sao cụ nhỉ?
Em sẽ trả lời cụ chi tiết bằng hình ảnh
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,514
Động cơ
1,140,620 Mã lực
Nguyên văn là
"Bốn cống, ba cầu năm cửa ô
Ngăn sông lấn biển dựng cơ đồ
Làm ăn hai chữ à ra thế...

Hơn 30.000 lời kết cho câu thứ tư
Những varinats như sau
1.
"Bốn cống, ba cầu năm cửa ô
Ngăn sông lấn biển dựng cơ đồ
Làm ăn hai chữ à ra thế...
Cơ chế phong bì, Đ.ảng đã cho"

2
"Bốn cống, ba cầu năm cửa ô
Ngăn sông lấn biển dựng cơ đồ
Làm ăn hai chữ à ra thế...
Suốt mấy chục năm vẫn chữ... ồ (ô huyền ồ)

Cầu Rào, một trong ba cầu xây dựng thời ông Đoàn Duy Thánh, do ông Nguyễn Xuân Chúc thi công, đổ năm 1986 trong buổi chiều không mưa gió.
Ông Nguyễn Xuân Chúc năm nay 84 tuổi, chồng của cô bạn học cùng lớp với em thời nhỏ, là người thi công 3 chiếc cầu trên
Nghe tin dân đồn Cầu Rào đổ, vợ ông nói với ông. Ông gạt đi: Cầu Rào đổ tôi phải là người biết trước tiên(!)
Ông Nguyễn Xuân Chúc là người ghi chép cẩn thận, liêm khiết, nên vụ đó không hề hấn gì, vì ông thi công theo đúng Bản thiết kế của Bộ Xây Dựng
Bản thiết kế này có chữ ký và sự đồng ý của những người cao cấp Bộ Xây dựng (ông to nhất sau này là Tổng Bí thư Đ.ảng).
Tất nhiên "là rút kinh nghiệm"
Ông Chúc thi công cả ba cầu: An Dương, Cầu Niệm, Cầu Rào
"An Dương, Cầu Niệm, Cầu Rào
Trong ba cầu ấy, cầu nào đổ sau"

P/S: Ông Chúc rất thân với em
 

Hoàng Gia Thành

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-432048
Ngày cấp bằng
23/6/16
Số km
7,311
Động cơ
281,459 Mã lực
Tuổi
42
Nước ta dường như không có người ghi chép lịch sử, việc lưu trữ sử liệu cũng kém và không được tổ chức. Lịch sử nước ta thời cổ đại thì toàn phải tìm tư liệu từ Trung quốc, Thời cận đại thì toàn phải tìm các kho lưu trữ ở Âu Mỹ. Chính mình chẳng ghi nhớ được quá khứ của mình.
 

superPDP

Xe container
Biển số
OF-202990
Ngày cấp bằng
21/7/13
Số km
6,045
Động cơ
383,789 Mã lực
Nơi ở
Hanoi
Nhà cửa qui hoạch tốt qui củ , không lộn xộn như mấy bác VN sau này phá.
 
Biển số
OF-435767
Ngày cấp bằng
8/7/16
Số km
1,064
Động cơ
220,356 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
giá mà có máy quay lại thời gian như ở DDoorremon thì hay biết mấy
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,514
Động cơ
1,140,620 Mã lực
Sự tích Nhà băng Năm Sao

Từ cuối thế kỷ 19 nhiều hãng tàu thuỷ Pháp có mặt ở Đông Dương. Đáng chú ý là có hai hãng lớn: “Messageries Maritimes” và “Chargeurs Réunis”, trụ sở ở Sài gòn
Ngày 5 tháng 6 năm 1911, từ Bến Nhà Rồng, Nguyễn Tất Thành lấy tên Văn Ba, lên đường sang Pháp với nghề phụ bếp trên chiếc tàu buôn Đô đốc Latouche-Tréville của hãng vận tải “Compagnie des Chargeurs Réunis”, thường được gọi nôm na là Hãng Nǎm Sao, với mong muốn học hỏi những tinh hoa và tiến bộ từ các nước phương Tây.
Compagnie des Chargeurs Réunis có biểu tượng lá cờ trắng ngà giữa có một ngôi sao đỏ, châu tuần bốn góc bốn ngôi sao đỏ, vì thế nhân dân ta gọi là Hãng Năm Sao
Năm 1921, Hãng tàu Năm Sao xây dựng chi nhánh tại Hải Phòng, chính là Toà nhà mà dân ta gọi là “Nhà băng Năm Sao”
Năm 1930, Hãng tàu Năm Sao cho Ngân hàng Credit Foncier (Ngân hàng Địa Ốc) thuê phần dưới toà nhà này. Dân tình vốn quen Hãng tàu Năm Sao từ trước nên gọi Ngân hàng Credit Foncier là Nhà băng Năm Sao, kiểu râu “ông nọ cắm cằm bà kia”











 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,514
Động cơ
1,140,620 Mã lực

Nhà băng Năm Sao ngày nay
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,514
Động cơ
1,140,620 Mã lực




Trụ sở Hãng tàu thuỷ “Chargeurs Réunis” lúc mới xây dựng năm 1921
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,514
Động cơ
1,140,620 Mã lực
Trụ sở Hãng tàu thuỷ “Chargeurs Réunis” trong thời gian xây dựng năm 1921





Trụ sở Hãng tàu thuỷ “Chargeurs Réunis” trong thời gian xây dựng năm 1921


Trụ sở Hãng tàu thuỷ “Chargeurs Réunis” trong thời gian xây dựng năm 1921
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,514
Động cơ
1,140,620 Mã lực

Trụ sở Hãng tàu thuỷ “Chargeurs Réunis” trong thời gian xây dựng năm 1921


Trụ sở Hãng tàu thuỷ “Chargeurs Réunis” trong thời gian xây dựng năm 1921


Trụ sở Hãng tàu thuỷ “Chargeurs Réunis” trong thời gian xây dựng năm 1921
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,514
Động cơ
1,140,620 Mã lực

Trụ sở Hãng tàu thuỷ “Chargeurs Réunis” trong thời gian xây dựng năm 1921

 

Vulq71

OFer Tích cực
Biển số
OF-160636
Ngày cấp bằng
13/10/12
Số km
9,309
Động cơ
936,552 Mã lực
Cụ làm mọi người đi hết từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác vì cái kho tư liệu vô cùng tận của cụ.
 

Victor Ban

Xe buýt
Biển số
OF-497876
Ngày cấp bằng
15/3/17
Số km
567
Động cơ
193,093 Mã lực
Nhà cháu rất trân trọng những tư liệu, hình ảnh mà cụ Ngao5 up lên. Kính chúc cụ khỏe. ( cháu cũng là dân Phòng ạ)
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,514
Động cơ
1,140,620 Mã lực
Lịch sử Sông Lấp và dải Vườn Hoa
Trước 1884, đất Hải Phòng liền thổ như ngày nay, không có sông Lấp (tức Hồ Tam Bạc)
Trú sứ (Công sứ) Bonnal cho đào kênh suốt từ cổng Cảng Hải Phòng đến Chợ Sắt, nối với sông Tam Bạc, để ngắn cách khu Nhượng địa và khu dân cư bản xứ, tránh lây lan bệnh tật
Năm 1925. do nhu cầu phát triển thành phố, người Pháp lấp con kênh đào 40 năm trước đây.
Nhưng con kênh đào lấp không hết bỏ lại một đoạn dài 1 km - dân gọi là sông Lâp
Lý do phải để lại "sông Lấp"
1) Hệ thống cống nước thải khu dân cư hai bên bờ sông Lấp đổ vào đây
2) Xưởng sửa chữa tàu thuỷ CARON nằm ở vị trí Thảm len Hàng Kênh (nay là bệnh viện Quốc tế, Vietinbank...) lúc đó đã phát triển lớn, thậm chí có cả đường ray xe lửa chạy qua đường Nguyễn Đức Cảnh chạy xuống sông Lấp để đưa và hạ tàu thuỷ vào sửa chữa


 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,514
Động cơ
1,140,620 Mã lực
Trong thời gian 1884-1925, khi tồn tại con kênh có 2 chiếc cầu bắc qua
1) Cầu CARON, là cầu cho người đi bộ qua lại. Cầu mở lên bằng tay để tàu nhỏ qua lại. Cầu do hãng CAROON bỏ tiền làm. Vị trí ngày ngay xế cửa ngõ Hàng Gà, trước mặt hiệu thuốc và kính






Giữa cầu có hai cục đối trọng và bánh răng để mở cầu khi cần
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top