[Funland] Phần 5: Hải Phòng xưa

playstation_vn

Xe tải
Biển số
OF-309458
Ngày cấp bằng
26/2/14
Số km
391
Động cơ
280,324 Mã lực
Hải Phòng là vùng đất được hệ thống sông Thái Bình bồi đắp hàng nghìn năm nay vì thế đất thấp, ngập mặn do ảnh hưởng của thuỷ triều
Bản đồ Hải Phòng năm 1913 dưới đây với con kênh đào màu xanh nối từ cổng cảng Hải Phòng tới đền Tam Kỳ nơi gặp sông Tam Bạc
Trước khi nhà Nguyễn nhượng một phần đất Hải Phòng cho Pháp, chưa có con kênh đào này
Năm 1884, ông Bonnal làm Trú sứ Hải Phòng, đã quyết định đào con kênh nói trên
Mục đích của ông Bonnal là ngăn "khu nhượng địa" với khu người bản xứ, để tránh dịch bệnh
Một chiếc cầu sắt nối hai bờ con kênh này. Vị trí ở trước Quan Hoa ngày nay, nối Hoàng Văn Thụ với Cầu Đất




Vị trí số 6 trên bản đồ không phải là bến Phà Bính cụ Ngao5 ạ. Chỗ ấy là Bến xe Lạc Long (hiện tại) thì chính xác hơn.
Trân trọng,
 

playstation_vn

Xe tải
Biển số
OF-309458
Ngày cấp bằng
26/2/14
Số km
391
Động cơ
280,324 Mã lực
Trụ sở Hãng tàu thuỷ “Chargeurs Réunis” trong thời gian xây dựng năm 1921





Trụ sở Hãng tàu thuỷ “Chargeurs Réunis” trong thời gian xây dựng năm 1921


Trụ sở Hãng tàu thuỷ “Chargeurs Réunis” trong thời gian xây dựng năm 1921
Những năm đó (1921) người Pháp đã dùng công nghệ đóng cọc bê-tông. Thể nào đến nay tòa nhà này vẫn trường tồn với thời gian và không hề bị suy suyển một tí nào.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,896
Động cơ
1,127,174 Mã lực


Vị trí số 6 trên bản đồ không phải là bến Phà Bính cụ Ngao5 ạ. Chỗ ấy là Bến xe Lạc Long (hiện tại) thì chính xác hơn.
Trân trọng,
Đây là bản đồ 1913, lúc đó có bến phà ở chỗ Lạc Long bây giờ, lẽ ra ghi chú trên hình không nên đề là phà Bính.
Năm 1913, chưa có hình thành phà Bính
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,896
Động cơ
1,127,174 Mã lực
Ngân hàng Đông Dương (nay là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)









Trước mặt Ngân hàng Đông Dương là Vườn hoa PAUL BERT (vì đầu phố Paul Bert, tức Điện Biên Phủ ngày nay)
Tại Vườn hoa này có tượng Jules Ferry - Thủ tướng Pháp chủ trương mở rộng thuộc địa
Góc trái bức hình là phố Jules Ferry (nay là Cù Chính Lan)
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,896
Động cơ
1,127,174 Mã lực

Tượng Jules Ferry (1832-1893)- Thủ tướng Pháp chủ trương mở rộng thuộc địa, được khánh thành năm 1904
Sau khi tiếp quản Hải Phòng hôm 13-5-1955, tượng này bị phá bỏ. Vườn hoa Paul Bert trở thành Đài Liệt sĩ
Khi xây dựng cầu Lạc Long, Đài liệt sĩ di dời về Lạch Tray


Tượng Jules Ferry (1832-1893)- Thủ tướng Pháp chủ trương mở rộng thuộc địa, được khánh thành năm 1904


Tượng Jules Ferry (1832-1893)- Thủ tướng Pháp chủ trương mở rộng thuộc địa tại vườn hoa Paul Bert, khánh thành 1904, dỡ bỏ 1956
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,896
Động cơ
1,127,174 Mã lực







Vườn hoa Paul Bert
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,896
Động cơ
1,127,174 Mã lực




Tượng Jules Ferry (1832-1893)- Thủ tướng Pháp chủ trương mở rộng thuộc địa tại vườn hoa Paul Bert, khánh thành 1904, dỡ bỏ 1956


Phố Jules Ferry, nay là Cù Chính Lan
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,896
Động cơ
1,127,174 Mã lực

Hotel de lEurope, Hải Phòng đầu thế kỷ 20


Hotel de Marseille, Hải Phòng khoảng 1950
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,896
Động cơ
1,127,174 Mã lực

Hotel du Commerce, sau đổi thành Khách sạn Hữu Nghị, đường Điện Biên Phủ, Hải Phòng
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,896
Động cơ
1,127,174 Mã lực







Hotel du Commerce, sau đổi thành Khách sạn Hữu Nghị, đường Điện Biên Phủ, Hải Phòng
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,896
Động cơ
1,127,174 Mã lực










Hotel du Commerce, sau đổi thành Khách sạn Hữu Nghị, đường Điện Biên Phủ, Hải Phòng
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,896
Động cơ
1,127,174 Mã lực

Bảo tàng Hải Phòng đầu thế kỷ 20
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,896
Động cơ
1,127,174 Mã lực

Dinh thự Pháp ở Hải Phòng


Sở cảnh sát Hải Phòng


Sở Hiến binh Hải Phòng. Có nơi gọi là Sở Sen đầm, có lẽ xuất phát từ "Gendarmerie"
Hiến binh (Sen đầm) có thể xem như "Lực lượng cảnh sát Cơ động" ngày nay, để đi dẹp các vụ nổi loạn
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,896
Động cơ
1,127,174 Mã lực

Trường Henri Rivière nay là Trường Nguyễn Tri Phương, cạnh Sở Bưu điện Hải Phòng


Trường Nghè, sau là Trường nữ sinh Minh Khai
Con phố này trước đây gọi là Ngõ Nghè, vì có Đền Nghè đầu đường
Tháng 10-1946, khi từ Pháp về đến Hải Phòng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ngủ đêm tại trường này để được bảo vệ an toàn, lúc đó là Đại bản doanh của Lực lượng Vệ Quốc quân Hải Phòng (Vệ Quốc Quân là tiền thân của QĐNDVN sau này)
 

datnhu_hp

Xe hơi
Biển số
OF-510827
Ngày cấp bằng
18/5/17
Số km
128
Động cơ
182,681 Mã lực
Nhìn ảnh Hải phòng xưa nhớ quá. Hồi em còn nhỏ một số địa danh trên đây vẫn còn.
- Cầu treo qua sông Lấp (một đầu là đoạn ngã 3 Cát Cụt - Nguyễn Đức Cảnh. Đầu kia bên đường Quang Trung, gần ngã 3 Tôn Thất Thuyết) bị phá hình như vào năm 1985.
- Bến xe trung tâm sau sửa lại thành Quán Phong Lan, một thời gian sau bị phá, thấy bảo định xây cao ốc trung tâm thương mại gì đó, nhưng cuối cùng lại làm vườn hoa.
- Hotel Du Commerce sau khi chuyển chủ sở hữu từ Công ty Du lịch Hải phòng sang cho tư nhân thì bị phá bỏ để làm bãi để xe (cái này cá nhân em thấy tiếc nhất vì hồi nhỏ thỉnh thoảng được vào đây ăn kem, hồi năm 79-80 gì đó). Bây giờ cho Highlands Coffee thuê.
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,896
Động cơ
1,127,174 Mã lực

Trường dòng(Tu viện) Saint Joseph, nằm trên đường Nguyễn Đức Cảnh, giáp lưng Trường PTTH Ngô Quyền
Sau khi tiếp quản Hải Phòng năm 1955, Chính phủ đã trưng thu một số cơ sở của Công giáo để phục vụ công ích
Trường Dòng Saint Joseph trở thành trường nữ sinh miền Nam số 6 (nội trú), dành cho con em miền Nam tập kết ra Bắc
Một trường Dòng khác ở Hoàng Văn Thụ và Đinh Tiên Hoàng trở thành trường học
Lúc nhỏ nghịch dại, thường đứng trên tầng hai trường Ngô Quyền ném đá xuống nhà tắm các bạn nữ
Bà Lê Thị Hồng Minh (con gái bà Nguyễn Thị Minh Khai và ông Lê Hồng Phong cũng từng học trường này)




 

Victor Ban

Xe buýt
Biển số
OF-497876
Ngày cấp bằng
15/3/17
Số km
515
Động cơ
193,093 Mã lực
Cụ Ngao5 nhiều ảnh quý, kiến thức lại rộng!
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,896
Động cơ
1,127,174 Mã lực
Cầu Caron (một đầu là đoạn ngã 3 Cát Cụt - Nguyễn Đức Cảnh. Đầu kia bên đường Quang Trung, gần ngã 3 Tôn Thất Thuyết) bị phá hình như vào năm 1985
Cầu Caron là cầu Caron, phá dỡ 1967
Cầu treo là cầu treo, xây dựng khoảng 1970, phá trước 1985


 

playstation_vn

Xe tải
Biển số
OF-309458
Ngày cấp bằng
26/2/14
Số km
391
Động cơ
280,324 Mã lực
Đây là bản đồ 1913, lúc đó có bến phà ở chỗ Lạc Long bây giờ, lẽ ra ghi chú trên hình không nên đề là phà Bính.
Năm 1913, chưa có hình thành phà Bính
Dạ vâng, cháu sẽ rút kinh nghiệm ạ.
Trân trọng,
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,896
Động cơ
1,127,174 Mã lực
Bến xe trung tâm sau sửa lại thành Quán Phong Lan, một thời gian sau bị phá, thấy bảo định xây cao ốc trung tâm thương mại gì đó, nhưng cuối cùng lại làm vườn hoa

Bên phải tấm hình là dãy "ki-ốt" bán hàng, theo hình móng ngựa ở bến xe Vườn hoa
Sau khi lấp kênh đào, dọc bờ sông Lấp xây dựng một loạt "ki-ốt" (thực chất là nhà nhỏ). Bến xe Vườn hoa cũng vậy
Sau khi tiếp quản Hải Phòng:
- Chợ Vườn hoa di về Chợ Thống Nhất
- Bến xe Vườn hoa di về bến xe An Dương như em đã nói ở trên
Khu vực bến xe Vườn hoa sạch sẽ, các "ki-ốt" trở thành hệ thống của Sở Thương nghiệp Hải Phòng: những cửa hàng Mậu Dịch Quốc Doanh (MDQD) - "người nội trợ cho toàn xã hội"
Hai vị trí em nhớ nhất là "ki-ốt" bán thịt nguội. Bố em vẫn nói đùa "Thịt người". chỗ đó bán lạp xường, pa-tế, thịt hộp, cá hộp do nhà máy cá hộp Hạ Long Hải Phòng sản xuất
Cạnh đó là chỗ bán vải vóc và đồ chơi trẻ em.
Gội là đồ chơi nhưng chỉ có vài con giống chó, lợn.... chỗ còn lại bán vải. Hồi đó mỗi người dân thành phố được 4 mét phiếu vải (kể cả vải may quàn đùi cũng tính vào tem phiếu), nên cửa hàng vắng tanh vì không có vải đẹp, phần lớn là vải diềm bâu, phin do nhà máy Dwtj Nam Định sản xuất. Nhà nước không bỏ ngoại tệ ra mua hàng tiêu dùng.
Gian này, năm 1950 là Phòng trưng bày sách báo của Cơ quan Thông tin Hoa Kỳ (USIA), nhiều thanh niên như các anh của em yêu thích.
Từ 1967, khi chiến tranh mở rộng, khu vực vắng vẻ, mậu dịch viên đẩy xe hàng về từng phường để bán: kim chỉ, xà phòng.... tất cả phải mua bằng tem phiếu. Chỗ đó là một trong những nơi tập kết xe ô tô nhập khẩu từ các nước XHCH tới cảng Hải Phòng


 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải
Top