Mình xét trong hai trường hợp, khi rẽ động cơ vẫn đẩy; Lực ngan do xe tao ra tùy thuộc vào sức mạnh của xe, như thế cùng một tư thế, lực ngan của xe 3.2 sẽ mạnh hơn xe 2.5 3.2/2.5 lần.
Trong trường hợp động cơ không đẩy ( trả về số 0 hay đạp ly hợp chẳn hạn) thì ngay từ đầu, tốc độ cực đại của 2.5 cũng đã nhỏ hơn 3.2 như thế lực ly tâm đã nhỏ hơn hẳn.
Trong tâm PaJero rất thấp ( cho phép nghiên 45 độ) Trong khi Landcrusie chỉ cho phép nghiên 30 độ.
http://www.vinastarmotors.com.vn/vn/sport_photo.php
Như thế tỏng điều kiện sử dụng, nhất là ở việt nam rỏ ràng là Pạero sport đảm bo an toàn so với các xe khác.
Ý kiến của bác Cò có rất nhiều điều phải xem xét về lý thuyết. Em thấy khá thú vị nên muốn dưa góp với bác một ít kiến thức vặt cho thêm fun.
Thứ nhất: Hình bác đưa ra ở trên không liên quan gì đến dung tích xi lanh mà chỉ là minh họa liên quan đến bán kính cua và góc xoay của các bánh dẫn hướng của xe (không giống nhau) khi vào cua.
Thứ nhì: Thiết bị Cân bằng điện tử là thiết bị an toàn chủ động nhằm làm giảm nguy cơ lật xe khi xe có hiện tượng đi chệch quỹ đạo (nghiêng, lắc, văng đuôi…) hoặc phanh gấp khi đang vào cua. Khi phát hiện nguy cơ, các thiết bị điện tử sẽ tác động lên hệ thống ABS, tự đông điều chỉnh góc xoay và tốc độ từng bánh xe đồng thời giảm tức thời công suất động cơ để đưa các bánh xe về trạng thái bám đường, đảm bảo tình trạng an toàn cho xe.
Tình huống trên có thể xảy ra ở bất cứ đâu với bất cứ loại xe gì. Các dòng SUV/CUV, pick up có trọng tâm cao thì nguy cơ xảy ra cao hơn các loại sedan. Việc trang bị hệ thống này vì thế là cần thiết, bất kể dung tích xi lanh lớn hay nhỏ, xe to hay xe bé. (xe nhỏ+đi nhanh+vào cua+phanh gấp=santo nhiều vòng hơn xe to).
Tuy nhiên, chi phí cho hệ thống này khoảng xấp xỉ 1000 USD nên nó thường là trang bị bắt buộc cho các dòng xe được coi là cao cấp và các hãng thường cung cấp theo options cho các dòng xe bình dân hơn. Vì vậy PS không lắp hệ thống này là nhằm giảm giá thành chứ không phải là vì xe 2.5 an toàn hơn 3.2 nên không cần lắp.
Thứ ba: Em muốn bác xem lại tiền đề của lý thuyết bác đã nêu ở trên về phân khối (dung tích động cơ) bằng các dẫn chứng cụ thể. Pajero Sport hiện được cung cấp trên nhiều thị trường với các loại động cơ sau:
Động cơ Diesel:
1.
4D56 2.5 L DI-D common rail Intercooled Turbocharged; công suất
136 Ps/3500 rpm
2.
4D56 2.5 L DI-D Hyper common rail VGT Intercooled Turbocharged; công suất
178 Ps/4000 rpm
3.
4M41 3.2 L l4 TD DOHC Intercooled Turbocharged
163 Ps/3500 rpm
Động cơ xăng:
4
.6B31 3.0 L V6 MIVEC; công suất
220 Ps/ 6 250 rpm
5.
6G74 3.5 L V6 SOHC; công suất
184 Ps/4,750 rpm
Để ý các dữ kiện được bôi đỏ ở trên bác sẽ thấy:
- Động cơ có dung tích xi lanh (
phân khối) lớn hơn chưa chắc đã
khỏe hơn (công suất) động cơ có dung tích nhỏ hơn.
- Nếu so sánh động cơ theo nhiên liệu sử dụng thì động cơ xăng thường cho công suất cao hơn động cơ diesel cùng dung tích (tất nhiên moment xoắn thấp hơn).
- Cùng một loại động cơ cũng có các mức công suất khác nhau, phụ thuộc vào công nghệ phun nhiên liệu và cấu tạo buồng đốt.
Như vậy 3.2 hay 2.5 không phải là cơ sở tính toán cho hệ thống cân bằng điện tử. Lập luận của bác: “
Xe 3.2 có gắn hệ thống cân bằng, nếu giảm dung tích xuống còn 2.5 thì không cần thiết phải gắn hệ thống ấy mà vẩn bảo đảm độ an toàn tương đương hoặc hơn” là hoàn toàn thiếu cơ sở.
Vấn đề này bác Nắm củi đã ý kiến:”
Cái lực li tâm nó chả liên quan gì đến công suất hay dung tích của động cơ cả, mà nó chỉ quan tâm đến trọng lượng, bán kính quay vòng, vận tốc. Cụ thể là tỷ lệ thuận với khối lượng và bình phương vận tốc, tỷ lệ nghịch với bán kính quay vòng. Xe có bị lật hay không còn do trọng tâm xe cao thấp. Túm lại, 3.2 mà đã bị lật thì với vận tốc đó 2.5 chắc cũng báo cháo như thường”
Thứ tư: Bây giờ thì em góp ý bác về kỹ năng lái xe căn bản, theo bác:
“Trong trường hợp động cơ không đẩy (trả về số 0 hay đạp ly hợp chẳn hạn) thì ngay từ đầu, tốc độ cực đại của 2.5 cũng đã nhỏ hơn 3.2 như thế lực ly tâm đã nhỏ hơn hẳn”… cái này mới là vấn đề lớn đấy, vào cua tốc độ cao mà ngắt ly hợp hoặc trả về 0 thì là…, là…llà...
:63:
Tốc độ cực đại của Paj.S với các dòng động cơ khác nhau đều trong khoảng 175 – 179 km/h (thông số của nhà sản xuất).
Trọng lượng của các xe này cũng tương đương, chênh lệch khoảng 150 kg (1950-2100 kg).
Tái bút: Hiện nay động cơ
4D56 2.5 L DI-D 136 Ps chỉ còn Mit.VN và Mit.Philippines lắp
cho Paj.S, song Paj.S bản AT của Mit.Philippines đã được cung cấp động cơ 4D56 2.5 L DI-D VGT 178 Ps.