[TT Hữu ích] 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Notimetodie

Xe tải
Biển số
OF-805340
Ngày cấp bằng
26/2/22
Số km
211
Động cơ
16,637 Mã lực
Tuổi
34
À, giờ em nhớ ra một việc hỏi các cụ khả kính: Cái phương châm "Hỏa khí phân tán hỏa lực tâp trung" thì hay quá đi rồi, ngặt nỗi như thế thì mỗi khẩu pháo lại phải ngồi tính phần tử cho riêng nó hả các cụ, làm thế thì oải quá nhỉ, nhất là pháo thủ ta cũng nghe đâu vừa đi học về chứ chưa phải lão luyện gì.
Và hồi đó các cụ thông tin chỉ huy kiểu gì để 24 khẩu nhả đạn nhất loạt được nhỉ, không lẽ rải dây thoại đến từng khẩu chắc chục km quá...
Kính các cụ chém
 

thichlexus

Xe điện
Biển số
OF-20947
Ngày cấp bằng
9/9/08
Số km
3,817
Động cơ
538,286 Mã lực
Nơi ở
Quán bia hơi
À, giờ em nhớ ra một việc hỏi các cụ khả kính: Cái phương châm "Hỏa khí phân tán hỏa lực tâp trung" thì hay quá đi rồi, ngặt nỗi như thế thì mỗi khẩu pháo lại phải ngồi tính phần tử cho riêng nó hả các cụ, làm thế thì oải quá nhỉ, nhất là pháo thủ ta cũng nghe đâu vừa đi học về chứ chưa phải lão luyện gì.
Và hồi đó các cụ thông tin chỉ huy kiểu gì để 24 khẩu nhả đạn nhất loạt được nhỉ, không lẽ rải dây thoại đến từng khẩu chắc chục km quá...
Kính các cụ chém
Bắn đồng loạt thì hoàn toàn có thể thống nhất mục tiêu trước và quy định giờ bắn mà cụ.
Chỉ khó khi bộ binh yêu cầu chi viện đột xuất mà chưa có phần tử bắn thôi, nên em nhớ có chuyện kể trong trận đánh lính lê dương Pháp phản kích tại sân bay bên pháo binh yêu cầu phải có cột mốc bắn và có chiến sỹ đã cầm cờ bò lên sát địch để cắm làm chuẩn cho pháo binh.
 

lolotica

Xe điện
Biển số
OF-3269
Ngày cấp bằng
3/2/07
Số km
3,115
Động cơ
612,115 Mã lực
À, giờ em nhớ ra một việc hỏi các cụ khả kính: Cái phương châm "Hỏa khí phân tán hỏa lực tâp trung" thì hay quá đi rồi, ngặt nỗi như thế thì mỗi khẩu pháo lại phải ngồi tính phần tử cho riêng nó hả các cụ, làm thế thì oải quá nhỉ, nhất là pháo thủ ta cũng nghe đâu vừa đi học về chứ chưa phải lão luyện gì.
Và hồi đó các cụ thông tin chỉ huy kiểu gì để 24 khẩu nhả đạn nhất loạt được nhỉ, không lẽ rải dây thoại đến từng khẩu chắc chục km quá...
Kính các cụ chém
phải rải mất đâu như 100km dây đt nối các khảu đội với nhau đấy
 

The Fishman

Xe tải
Biển số
OF-730054
Ngày cấp bằng
22/5/20
Số km
445
Động cơ
9,639 Mã lực
Tuổi
32
Điện Biên Phủ 1962_6 (1).jpg

6-1962 - Đại tá Langlais (cựu chỉ huy trưởng Phán khu Trung tâm Mường Thanh, người đứng khoanh tay ở hàng đầu) với các sĩ quan tại Dakar
Sau khi được trao trả tại Việt Nam, cụ Langlais sang Senegal
Còn cụ Bigeard sang đánh nhau tiếp ở Algeria, sau này trở thành Thứ trưởng Bộ quốc phòng Pháp
  • Công nhận ông Langlais nhìn"chiến" thật. Phong cách toát ra vẻ oai nghiêm lẫn lôi cuốn từ 1 vị chỉ huy đích thực.
  • Nhiều nguồn viết ông Langlais tài năng, và chính ông mới là chỉ huy thực chất ở ĐBP. Vậy mà không hiểu sao 8 năm sau ông vẫn chỉ mang lon Đại tá thế?
  • Trong khi Đờ Cát thua trận tới đít mà còn được vinh thăng lên Thiếu tướng ngay từ 1954
  • Đúng là Nhất Quan hệ - Nhì Hậu duệ .... nước nào cũng có như không riêng gì ĐL =))
 

The Fishman

Xe tải
Biển số
OF-730054
Ngày cấp bằng
22/5/20
Số km
445
Động cơ
9,639 Mã lực
Tuổi
32
Thật kỳ lạ. Bài báo này thì nói 240 khẩu bắn trong 1 giờ. Nhưng đa số nguồn khác thì chỉ nói mấy chục khẩu. Số liệu lịch sử mà lung tung thế không biết.
Có thể 24 là chỉ riêng lựu pháo 105 ly. Còn mấy trăm kia là tổng thể các loại pháo.
Cái này thì không trách được.
Từ thời cổ đại đã có câu "Binh bất yếm trá" mà :D . Bao giờ chẳng quân địch chết 100, quân ta bị thương 1-2.
Khí tài, vũ khí ... thì thống kê lại càng thế
 

kysingheo

Xe tăng
Biển số
OF-307637
Ngày cấp bằng
13/2/14
Số km
1,048
Động cơ
305,260 Mã lực
Chuyện pháo 105mm bắn thẳng xuống Him Lam mà có cụ lôi cả cao xạ hạ nòng bắn thẳng =))=))=)) Em đã nói tới cỡ nòng pháo 105mm Mẽo là L22 rồi mà lôi pháo cao xạ làm dẫn chứng thì ...ôi thôi dồi =))=))=)) Hiểu biết về pháo như thế thì thôi em xin phép không tiếp.

Em cố tí, giải thích một chút để các khán thính giả nhiệt tình khỏi...nhiệt tình quá thôi.
Để em tỉ dụ dư này, pháo ta đặt ở độ cao 1000m chẳng hạn (cụ nào đấy nói 1200m, coi như làm tròn xuống), đỉnh đồi Him Lam cao 500m (cái này cứ tìm mấy nguồn trên mạng sẽ ra con số gần gần như vậy), chênh lệch độ cao là 500m. Với góc hạ nòng tối đa -5 độ, chênh lệch độ cao là 500m, để cái nòng pháo nhìn thẳng vào mục tiêu được thì khoảng cách từ pháo đến mục tiêu phải khoảng cỡ 5500m. Ở khoảng cách này, với cỡ nòng 22 của pháo 105mm thì đường đạn không còn đi căng nữa, mà đạn đã rơi xuống như kiểu rót cầu vồng, tác dụng bắn thẳng không còn nữa. Để giữ tác dụng bắn thẳng thì phải kéo pháo vào gần, ở 5500m đã hạ nòng tối đa thì kéo gần hơn thế thì phải làm mặt nền dốc về trước để góc hạ nòng xuống được nữa. Càng gần thì nền lại càng phải dốc về trước, và cái miệng hầm pháo nó phải hoang hoác ra để còn ...bắn thẳng được. Dốc quá lại phải thêm một đại đội trực sẵn bắn phát là cầm cành lá ra che miệng hầm cho khỏi lộ, và để kéo pháo lại vào hầm sau khi bắn :)):)):))
Đợt 1 của chiến dịch, pháo 105mm ta đặt theo vòng cung quanh lòng chảo, khoảng cách tới các mục tiêu là 5-7km. Nguồn nhandan special gì đó của một cụ thích bắn thẳng đã đưa ở trên, em không đưa lại. Khoảng cách đấy thấy cái gì mà bắn thẳng, lúc 5h chiều ở vùng núi mùa xuân đầu năm, lại còn đòi ngắm qua nòng pháo.
Trong trận Him Lam và trong các trận đánh ở Điện Biên Phủ, pháo bắn thẳng là sơn pháo 75mm. Áp dụng bắn thẳng vì có thể đưa pháo lại gần mục tiêu. Cũng mấy cái nguồn các cụ thích bắn thẳng đưa ra ở trên thì cối 120mm, 82mm bố trí cách mục tiêu 600-800m, sơn pháo 75mm cách 300-500m gì đấy. Đủ gần để nòng pháo 75mm nhìn thấy mục tiêu và đường đạn còn căng...thẳng.

Trong chiến tranh chống Mỹ có áp dụng pháo bắn thẳng, ít nhất có 1 trường hợp là pháo 105mm nhưng kết hợp với pháo nòng dài 85mm, và khoảng cách tới mục tiêu đâu 1500-2000m gì đấy. Các link khác mấy cụ nhiệt tình trích dẫn thì cũng là pháo 85mm, cỡ nòng 55 gì đấy.

Lại là cái khoảng cách tới mục tiêu. Cứ tụng cái câu 'đưa pháo lên cao, vào gần, bắn thẳng' mà không hiểu tại sao lại đưa lên cao và phải vào gần thì rồi lại khoe pháo cao xạ cũng hạ nòng bắn thẳng thôi.
cụ phân tích chuẩn, có lẽ nhiều người ko hiểu, hạ nòng bắn thẳng là bắn theo phương ngang, chứ pháo trên đồi cao bắn thẳng trực tiếp xuống phía dưới phải chổng pháo dis lên giời, các cụ cứ để cái đũa ở mép bàn mà ngắm xuống nền nhà là biết. Tóm lại là phải có góc bắn, nòng pháo nó bị giới hạn chứ nó ko quay qua quay lại như các cụ cầm khẩu súng đâu mà đòi.
 

The Fishman

Xe tải
Biển số
OF-730054
Ngày cấp bằng
22/5/20
Số km
445
Động cơ
9,639 Mã lực
Tuổi
32
Điện Biên Phủ 1993_2_9 (6).jpg

Ngày 9/2/1993, Tổng thống Pháp François Mitterrand (trái) nâng cốc chúc mừng Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong bữa tiệc chiêu đãi tại Hà Nội. Ảnh: Gerard Fouet
Tướng Giáp là Tư lệnh quân đội Nhân dân Việt Nam đánh bại quân Pháp ở Điện Biên Phủ năm 1954, chấm dứt chế độ thực dân ở nước này. MItterrand đang có chuyến thăm chính thức kéo dài hai ngày, chuyến thăm đầu tiên của một nguyên thủ quốc gia phương Tây kể từ khi Việt Nam giành độc lập vào năm 1954, nhằm thúc đẩy quan hệ song phương giữa Pháp và thuộc địa cũ của nước này.
Điện Biên Phủ 1993_2_9 (7).jpg
Điện Biên Phủ 1993_2_9 (8).jpg
Điện Biên Phủ 1993_2_9 (9).jpg
Cụ Giáp cười tươi như hoa nhỉ :D
Còn TT Pháp thì không biết là buồn thật - hay là không dám cười :D
 

datinh

Xe container
Biển số
OF-25268
Ngày cấp bằng
5/12/08
Số km
6,195
Động cơ
423,681 Mã lực
Nơi ở
Ba đình HN
Hồi bé học phổ thông nhớ bài kể về bắt sống tướng Đờ Cát là chiến sĩ tên Vinh và hô to :Hô-lê-manh" (giơ tay lên) chứ nhỉ
Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng Huy hiệu Điện Biên cho chiến sĩ Hoàng Đăng Vinh - Ảnh tư liệu
10.png
ảnh có chỉnh gì chăng. anh lính nom như tài tử xi nê
 

Tlbooks

Xe buýt
Biển số
OF-68488
Ngày cấp bằng
16/7/10
Số km
902
Động cơ
477,816 Mã lực
À, giờ em nhớ ra một việc hỏi các cụ khả kính: Cái phương châm "Hỏa khí phân tán hỏa lực tâp trung" thì hay quá đi rồi, ngặt nỗi như thế thì mỗi khẩu pháo lại phải ngồi tính phần tử cho riêng nó hả các cụ, làm thế thì oải quá nhỉ, nhất là pháo thủ ta cũng nghe đâu vừa đi học về chứ chưa phải lão luyện gì.
Và hồi đó các cụ thông tin chỉ huy kiểu gì để 24 khẩu nhả đạn nhất loạt được nhỉ, không lẽ rải dây thoại đến từng khẩu chắc chục km quá...
Kính các cụ chém
" Về vô tuyến điện sóng ngắn đã sử dụng và "liên lạc thoại" từ Bộ Chỉ huy chiến dịch đến các trung đoàn.

Về hữu tuyến điện, đã áp dụng một loạt biện pháp kỹ thuật trong triển khai các đường dây trên các loại địa hình phức tạp (rừng núi, sông suối, ruộng nước) và đặc biệt là trong các hào giao thông, hào chiến đấu phòng chống địch bắn phá, phá hoại như: đặt dây trong rãnh mang cá khoét ở vách hào, chèn các bó lau sậy trước khi lấp đất ở lòng chảo, rải hai đường liên lạc với một đơn vị và nối với nhau ở từng đoạn,...


Đi đôi với tổ chức, bảo đảm thông tin liên lạc cho chỉ huy tác chiến, cơ quan thông tin đã chú trọng tổ chức, sử dụng thông tin liên lạc cho hiệp đồng giữa các đơn vị như chỉ đạo kéo các đường dây giữa các đại đoàn với nhau và giữa trung đoàn bộ binh với đơn vị pháo binh chi viện.

Cơ quan thông tin chiến dịch đã tổ chức hệ thống thông tin dùng cho công tác chỉ huy hậu cần khá hoàn chỉnh so với các chiến dịch trước. Đường trục dây trần dài hơn 400km từ Sở Chỉ huy chiến dịch liên lạc về bộ ở hậu phương được củng cố bằng cách tận dụng những đoạn còn lại của tuyến trục dây trần bưu điện. Do đó, đã bảo đảm cho chỉ huy chặt chẽ công tác vận chuyển và hoạt động của các trạm cung cấp (binh trạm) chiến dịch trên dọc đường.

Tại Sở Chỉ huy chiến dịch, Ban Thông tin còn bố trí hai máy vô tuyến điện sóng ngắn liên lạc trong mạng vô tuyến điện của Tổng cục Cung cấp và mạng chỉ huy năm binh trạm chiến dịch. Các trạm thông tin chuyển đạt, trạm bảo vệ đường dây bố trí sát cạnh các binh trạm vừa phục vụ cho nhiệm vụ thông tin liên lạc chung vừa phục vụ cho chỉ huy công tác hậu cần bằng nhiều loại phương tiện khá chặt chẽ, nên việc cung cấp đạn dược, lương thực, thực phẩm, chuyển tân binh, chuyển hàng vạn bức thư từ hậu phương ra tiền tuyến kịp thời, góp phần quan trọng vào thắng lợi của chiến dịch."



"Tổng tư lệnh có hỏi toàn mạng chỉ huy chiến dịch cần độ bao nhiêu dây điện thoại? Đồng chí Hoàng Đạo Thúy trả lời ước độ 1.500km.

Đứng trước khó khăn tưởng chừng khó vượt qua, chỉ huy Tiểu đoàn 303 đã triệu tập cán bộ phát huy dân chủ, đề xuất sáng kiến để giải quyết khó khăn thiếu dây, thiếu máy (nhất là thiếu dây điện thoại). "Cái khó đã ló cái khôn", đồng chí Đào Ngoạn, Trợ lý tham mưu Tiểu đoàn 303 đưa ra sáng kiến thử gỡ dây thép gai của địch để thay thế và anh đã trực tiếp chỉ đạo mắc thử một đoạn theo các hàng cây, cách điện bằng mọi thứ kiếm được như các mảnh thủy tinh, mảnh sứ, kể cả mo cau khô.... Kết quả liên lạc được.

Mỗi khi muốn giữ bí mật nội dung, Tổng tư lệnh thường dùng tiếng Trung Quốc để trao đổi với cấp dưới... "


 
Chỉnh sửa cuối:

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,591
Động cơ
222,817 Mã lực
có lẽ nhiều người ko hiểu, hạ nòng bắn thẳng là bắn theo phương ngang, chứ pháo trên đồi cao bắn thẳng trực tiếp xuống phía dưới phải chổng pháo dis lên giời, các cụ cứ để cái đũa ở mép bàn mà ngắm xuống nền nhà là biết. Tóm lại là phải có góc bắn, nòng pháo nó bị giới hạn chứ nó ko quay qua quay lại như các cụ cầm khẩu súng đâu mà đòi.
không nhìn thấy địch thẳng thì thôi, chứ nhìn thẳng được thì phải thiết kế hầm làm sao để bắn thẳng chứ, ai lại đổ cho pháo không hạ nòng được rồi không làm. Bắn thẳng thì không nhất thiết phải thẳng 100%, cả súng trường cũng không thẳng được thế. Cứ người bắn nhìn trực tiếp thấy địch, thấy vị trí đạn nổ để chỉnh ngay lập tức, không phải qua trinh sát pháo là có thể coi như bắn thẳng rồi.
 

The Fishman

Xe tải
Biển số
OF-730054
Ngày cấp bằng
22/5/20
Số km
445
Động cơ
9,639 Mã lực
Tuổi
32
Em thấy trước khi đánh vụ này thì bên Pháp gáy cũng to lắm thấy cả thư khiêu khích Đại tướng rất hoành tráng. Không rõ lúc bị bắt ông Đờ cát tơ ri có nhớ nội dung này không?
hehe. Đọc hài thật.
  • Thực ra giai đoạn đầu đúng là Pháp "lo lắng" Việt Minh sẽ sợ không dám đánh ĐBP - sau khi Pháp đã đổ hàng núi tiền để xây dựng lên Tập đoàn cứ điểm này.
  • Sau này khi hỏi cung, Việt Minh cũng hỏi ngay Đờ-Cát về bức thư này thì ổng mệt mỏi trả lời: "Cái này là phòng Marketing từ Hà Nội lấy danh của tao để tuyên truyền, chứ tao là Tướng trong trận địa bận chết mie đâu rảnh để làm ba cái trò con bò" =))
 

jobber

Xe tăng
Biển số
OF-565670
Ngày cấp bằng
23/4/18
Số km
1,216
Động cơ
160,800 Mã lực
Pháp đưa nhiều tù binh SS đức sang Đông Dương, một là đi tù hai là sang đó chiến đấu nên bọn nó cdau ko tệ đâu
 

dichvuflycamhn

Xe buýt
Biển số
OF-809811
Ngày cấp bằng
30/3/22
Số km
662
Động cơ
30,147 Mã lực
Tuổi
36
Thế bọn Pháp cũng dại nhỉ, việc gì phải quyết chiến. Nó cứ chiếm hết chỗ ngon ở đồng bằng kệ các cụ kia trên rừng. Cùng lắm thỉnh thoảng xuống đánh trộm được 1 trận nhưng vẫn giữ được Đông Dương.
Đại loại là nó có nhiều ý đồ lắm, nhưng trong đó có 1 ý là để hút quân chủ lực của ta về đó để tiêu diệt 1 trận cho xong chứ nó không muốn để cho đánh dai dẳng lắt nhắt kiểu du kích nữa. Chỉ có điều em không hiểu là sao pháp nó lại để cho vận chuyển đạn dược vũ khí của ta tập kết dễ dàng vậy? Em cũng có đọc tài liệu nói là pháp đã cho quân nống ra để đánh phá, rồi thả bom... nhưng có lẽ em nghĩ pháp vẫn muốn ta đánh 1 trận lớn để chúng tiêu diệt, nên các hành động ngăn cản tập kết người và phương tiện khí tài... chỉ diễn ra ở mức độ vừa phải để gây thêm chút khó khăn.
 

The Fishman

Xe tải
Biển số
OF-730054
Ngày cấp bằng
22/5/20
Số km
445
Động cơ
9,639 Mã lực
Tuổi
32
Đại loại là nó có nhiều ý đồ lắm, nhưng trong đó có 1 ý là để hút quân chủ lực của ta về đó để tiêu diệt 1 trận cho xong chứ nó không muốn để cho đánh dai dẳng lắt nhắt kiểu du kích nữa. Chỉ có điều em không hiểu là sao pháp nó lại để cho vận chuyển đạn dược vũ khí của ta tập kết dễ dàng vậy? Em cũng có đọc tài liệu nói là pháp đã cho quân nống ra để đánh phá, rồi thả bom... nhưng có lẽ em nghĩ pháp vẫn muốn ta đánh 1 trận lớn để chúng tiêu diệt, nên các hành động ngăn cản tập kết người và phương tiện khí tài... chỉ diễn ra ở mức độ vừa phải để gây thêm chút khó khăn.
Cái này nhiều báo lịch sử kể lại rồi.
Pháp lúc ấy không sợ thua, mà chỉ lo Việt Minh "sợ quá không dám tấn công" :D.
Việt Minh càng tập trung đông quân lên đó Pháp lại càng thích :D
 

Tlbooks

Xe buýt
Biển số
OF-68488
Ngày cấp bằng
16/7/10
Số km
902
Động cơ
477,816 Mã lực
Thế sao ngụy mất Buôn Ma Thuột một cái là cả nước đi buôn bè luôn.
Cái thế từ vùng cao đổ xuống chiếm cả đồng bằng nó có từ thời nhà Tần. Sau này Mao cũng từ Thiểm Tây đổ xuống mời Tưởng ra đảo câu cá giải khuây.
Một trận chiến "cầu đinh" nó thể hiện "ý chí chiến đấu ở mức độ cao nhất" và "thực lực đầu tư nhiều nhất (tinh hoa con người, tinh hoa trang bị)", nên bên nào thua trận "cầu đinh" sẽ mất mọi thứ (nhuệ khí, tinh hoa lực lượng, lòng tin". Chiến phí duy trì lực lượng giữ đất và lực lượng cơ động của Pháp quá lớn, dân Pháp vỗn dĩ đĩ thoã, lười biếng, giỏi trò ăn chơi phù hoa...., sau thời Napoleon thì sở trường của quân đội Pháp (bọn Ý cũng vậy) là "đầu hàng rất nhanh" hoặc "hoà đàm rất nhanh" cốt giữ sĩ diện hão, nên sau vụ Điện Biên Phủ thì cả giới quân sự và dân sự đều muốn phắn cho xong việc, bọn Mỹ nó bắt thóp được nên nó mới cướp 1/2 Đông Dương của Pháp rất nhẹ nhàng. Chưa kể trong các thuộc địa, Đông Dương là xứ mà Pháp luôn bị bù lỗ, có tiếng mà không có miếng.
Cụ nào ở châu Âu đủ lâu, mới thấy dân Đức nó rất coi thường bỉ bôi dân Pháp là vì thế...

Liên Xô - Đức thì là trận cầu Xtalingrad
Pháp - VM là trận cầu Điện Biên Phủ
Việt Nam - Mỹ phải tận 3 trận: Mậu Thân 68 - Khe Sanh 68 - Điện Biên Phủ trên không 72
Việt Nam DCCH - VNCH cũng phải 02 trận: Đường 9 Nam Lào, Buôn Ma Thuột
 
Chỉnh sửa cuối:

thanhlam171

Xe tăng
Biển số
OF-127195
Ngày cấp bằng
10/1/12
Số km
1,151
Động cơ
391,732 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Cụ đừng coi thường lính đánh thuê
Nhìn sang Wargner đấy, có những giai đoạn Gánh cả những mặt trận chủ lực ở Ukraine
Wargner là quân đội Nga ra quân đăng ký vào làm thêm. Chủ yếu là người Nga. Bản chất khác nhau chứ. Ai lại so sánh vậy?
 

hd-vt

Xe lăn
Biển số
OF-384916
Ngày cấp bằng
30/9/15
Số km
10,044
Động cơ
320,111 Mã lực
Tuổi
58
Cái này nhiều báo lịch sử kể lại rồi.
Pháp lúc ấy không sợ thua, mà chỉ lo Việt Minh "sợ quá không dám tấn công" :D.
Việt Minh càng tập trung đông quân lên đó Pháp lại càng thích :D
Pháp "thích" VM đánh sao không bày chỗ dễ dễ như Đồ Sơn chẳng hạn. Vừa chỗ tắm biển "ăn chơi", em thấy thế hehe. Nếu cần rút ra đường biển dễ như ăn bún...dọc mùng :P. Đây tự dưng chui vào rọ, nóng bỏ cụ cái nơi ĐBP ấy.
 

nhanchauchau

Xe điện
Biển số
OF-153466
Ngày cấp bằng
21/8/12
Số km
2,105
Động cơ
1,519,820 Mã lực
Pháp "thích" VM đánh sao không bày chỗ dễ dễ như Đồ Sơn chẳng hạn. Vừa chỗ tắm biển "ăn chơi", em thấy thế hehe. Nếu cần rút ra đường biển dễ như ăn bún...dọc mùng :P. Đây tự dưng chui vào rọ, nóng bỏ cụ cái nơi ĐBP ấy.
Lúc mới lên, là mùa đông, k nóng cụ ạ!
 

Tlbooks

Xe buýt
Biển số
OF-68488
Ngày cấp bằng
16/7/10
Số km
902
Động cơ
477,816 Mã lực
Pháp "thích" VM đánh sao không bày chỗ dễ dễ như Đồ Sơn chẳng hạn. Vừa chỗ tắm biển "ăn chơi", em thấy thế hehe. Nếu cần rút ra đường biển dễ như ăn bún...dọc mùng :P. Đây tự dưng chui vào rọ, nóng bỏ cụ cái nơi ĐBP ấy.
em nghĩ Bộ Tham mưu Pháp là những thằng ngu, thậm chí cực ngu, lập kế hoạch 1953-1954 với 02 giả định
1- Việt Minh thực lực như 1950, không có đại pháo và không có khả năng phòng không;
2- Mỹ viện trợ và hỗ trợ hoả lực không phải nghĩ.
Chưa kể kế hoạch của Nava đã bị Việt Minh biết từ khi lên Kế hoạch thực hiện vào cuối tháng 10/1953
"Ngày 25/10, ông Vi Quốc Thanh đến Việt Bắc, ngày 27/10, gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Hạ tuần tháng 10/1953, với sự phối hợp và giúp đỡ của tình báo Trung Quốc, ta đã có trong tay bản kế hoạch Nava. Chuẩn bị cho chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954 của Việt Nam, Trưởng đoàn Vi Quốc Thanh, Tham mưu trưởng đoàn Mai Gia Sinh và một số cán bộ, cố vấn tham mưu, chính trị, hậu cần tích cực tham gia cùng với các tướng lĩnh Việt Nam trong khảo sát, lên kế hoạch và chuẩn bị chiến trường.

Theo sự chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp và ông Vi Quốc Thanh bàn bạc và nhất trí đề nghị lên Tổng Quân ủy và Bộ Chính trị phương hướng tác chiến trong Đông Xuân 1953-1954. Sau khi chủ trương đó được Tổng Quân ủy và Bộ Chính trị thông qua, Bộ Tổng tham mưu đã khẩn trương xây dựng kế hoạch tác chiến."


3- Nên thực địa chiến trường, khi phòng không VM khống chế toàn bộ không phận Điện Biên + Mỹ chi viện hoả lực có giới hạn, không có rải thảm ép Việt Minh rút chờ mùa mưa, thì đứt.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top