[TT Hữu ích] 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

nhanchauchau

Xe điện
Biển số
OF-153466
Ngày cấp bằng
21/8/12
Số km
2,140
Động cơ
1,288,119 Mã lực
Ờ thì rồi đến hè thì ngược à cụ ?
Kiểu hẹn tối mai ra đê oánh nhao ư, ban ngày nắng nhọc lắm. :D
Công tử nhà giàu, nạp thẻ, đánh nhanh thắng nhanh để kịp họp báo cáo (Genève), nên nó không đánh đến hè đâu. :D
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
17,727
Động cơ
434,776 Mã lực
Trên OF này cũng đã có trao đổi về việc này. Đông Dương là xứ sinh lời hàng đầu cho Pháp trong số các thuộc địa, chí ít là cho tới hết giai đoạn đệ tam đế chế (trước thế chiến 2).
Tiền để Pháp đầu tư (công) vào Đông Dương lại có một phần rất lớn lấy từ chính nguồn thu ở Đông Dương. Thậm chí có tài liệu còn cho thấy thời thế chiến thứ Nhất, Pháp đưa người VN sang làm lính đánh nhau và số lính người Việt này được nuôi, trang bị bằng tiền của chính quyền Đông Dương chứ không phải là tiền từ ngân khố của mẫu quốc.
Nghiên cứu về việc thành lập Băng Đông dương của Dương Tô Quốc Thái:
"
1875, theo sắc lệnh của Tổng thống Pháp, Ngân hàng Đông Dương có trụ sở chính tại số 96, đại lộ Haussmann, thủ đô Paris của nước Pháp với vốn điều lệ ban đầu là 8.000.000 phrăng vàng, mỗi
phrăng vàng nặng 322 mgr vàng nguyên chất và được chia ra làm 16.000 cổ phiếu.
Mỗi cổ phiếu có giá khởi điểm 500 phrăng .
Ra đời không bao lâu, Ngân hàng Đông Dương đã liên tục tăng vốn điều lệ:
Từ 8.000.000 phrăng ban đầu lên 24.000.000 phrăng (năm 1900), 72.000.000 phrăng (năm 1920),
120.000.000 phrăng (năm 1931), 150.000.000 phrăng (năm 1940). Đến năm 1945, vốn của Ngân hàng Đông Dương là 157.500.000 phrăng [10, tr.84-85]. Điều đó chứng tỏ ngân hàng hoạt
động rất mạnh và làm ăn đạt hiệu quả, đúng như mong đợi của giới tài chính và các ông trùm ngân hàng Pháp.
Kêt luận:
Ngân hàng Đông Dương đã trở thành chỗ dựa tài chính lớn nhất của giới tài chính Pháp, các ngân hàng Pháp và nền thương mại Pháp ở Viễn Đông. Nhờ Ngân hàng Đông Dương, nền thương mại
Pháp có thể cạnh tranh với nền thương mại Anh và Đức ở vùng Viễn Đông.
Thêm nữa, giúp Soái phủ Nam Kì đẩy nhanh quá trình thôn tín toàn bộ lãnh thổ Việt Nam, Lào và Cam-pu-chia; từ đó, ra sức khai thác, bóc lột nhân dân các nước thuộc địa để làm giàu cho chính quốc"
 

hairyscary

Xe điện
Biển số
OF-643753
Ngày cấp bằng
28/4/19
Số km
2,338
Động cơ
695,805 Mã lực
Nghiên cứu về việc thành lập Băng Đông dương của Dương Tô Quốc Thái:
"
1875, theo sắc lệnh của Tổng thống Pháp, Ngân hàng Đông Dương có trụ sở chính tại số 96, đại lộ Haussmann, thủ đô Paris của nước Pháp với vốn điều lệ ban đầu là 8.000.000 phrăng vàng, mỗi
phrăng vàng nặng 322 mgr vàng nguyên chất và được chia ra làm 16.000 cổ phiếu.
Mỗi cổ phiếu có giá khởi điểm 500 phrăng .
Ra đời không bao lâu, Ngân hàng Đông Dương đã liên tục tăng vốn điều lệ:
Từ 8.000.000 phrăng ban đầu lên 24.000.000 phrăng (năm 1900), 72.000.000 phrăng (năm 1920),
120.000.000 phrăng (năm 1931), 150.000.000 phrăng (năm 1940). Đến năm 1945, vốn của Ngân hàng Đông Dương là 157.500.000 phrăng [10, tr.84-85]. Điều đó chứng tỏ ngân hàng hoạt
động rất mạnh và làm ăn đạt hiệu quả, đúng như mong đợi của giới tài chính và các ông trùm ngân hàng Pháp.
Kêt luận:
Ngân hàng Đông Dương đã trở thành chỗ dựa tài chính lớn nhất của giới tài chính Pháp, các ngân hàng Pháp và nền thương mại Pháp ở Viễn Đông. Nhờ Ngân hàng Đông Dương, nền thương mại
Pháp có thể cạnh tranh với nền thương mại Anh và Đức ở vùng Viễn Đông.
Thêm nữa, giúp Soái phủ Nam Kì đẩy nhanh quá trình thôn tín toàn bộ lãnh thổ Việt Nam, Lào và Cam-pu-chia; từ đó, ra sức khai thác, bóc lột nhân dân các nước thuộc địa để làm giàu cho chính quốc"
Và mấy cái thống kê ngân sách thuộc địa chỉ phản ánh một phần nguồn lợi từ thuộc địa từ nguồn thu thống kê được (thuế phí các kiểu) và số chi.
Lợi nhuận từ thuộc địa lớn nhất là từ tài nguyên. Nhờ nguồn tài nguyên này mà mẫu quốc mới giàu và muốn đi xơi các thuộc địa khác, chứ mà lỗ thì đi chiếm thuộc địa làm gì.
Tỉ dụ như khi cụ Ford làm cái dây chuyền ô tô, nhu cầu cao su lên vù vù (đổ tội cụ Ford tí), Pháp đũy mở rộng các đồn điền cao su ở VN. Cao su sơ chế mang về nước làm cái lốp bán lời hơn - giờ ta gọi là giá trị gia tăng. Cái hãng Michellin gì đấy mà như giờ cũng bán lốp xe đã chôn 20000 phu trong các đồn điền cao su của hãng hoặc cung cấp cho hãng - theo số ước tính. Đổi lại là nguồn cung cao su dồi dào cho mẫu quốc.
Điều này cũng cho thấy một nguồn lợi nữa chui vào túi các nhà thực dân, tư bản, và trở thành nguồn tài chính phục vụ kinh tế Pháp.
Đông Dương là thuộc địa mà Pháp đũy moi ra để đớp, lỗ là lỗ thề nào được.
 

Dminnn2018

Xe tải
Biển số
OF-819377
Ngày cấp bằng
19/9/22
Số km
385
Động cơ
34,611 Mã lực
Tuổi
32
Chuyện pháo 105mm bắn thẳng xuống Him Lam mà có cụ lôi cả cao xạ hạ nòng bắn thẳng =))=))=)) Em đã nói tới cỡ nòng pháo 105mm Mẽo là L22 rồi mà lôi pháo cao xạ làm dẫn chứng thì ...ôi thôi dồi =))=))=)) Hiểu biết về pháo như thế thì thôi em xin phép không tiếp.

Em cố tí, giải thích một chút để các khán thính giả nhiệt tình khỏi...nhiệt tình quá thôi.
Để em tỉ dụ dư này, pháo ta đặt ở độ cao 1000m chẳng hạn (cụ nào đấy nói 1200m, coi như làm tròn xuống), đỉnh đồi Him Lam cao 500m (cái này cứ tìm mấy nguồn trên mạng sẽ ra con số gần gần như vậy), chênh lệch độ cao là 500m. Với góc hạ nòng tối đa -5 độ, chênh lệch độ cao là 500m, để cái nòng pháo nhìn thẳng vào mục tiêu được thì khoảng cách từ pháo đến mục tiêu phải khoảng cỡ 5500m. Ở khoảng cách này, với cỡ nòng 22 của pháo 105mm thì đường đạn không còn đi căng nữa, mà đạn đã rơi xuống như kiểu rót cầu vồng, tác dụng bắn thẳng không còn nữa. Để giữ tác dụng bắn thẳng thì phải kéo pháo vào gần, ở 5500m đã hạ nòng tối đa thì kéo gần hơn thế thì phải làm mặt nền dốc về trước để góc hạ nòng xuống được nữa. Càng gần thì nền lại càng phải dốc về trước, và cái miệng hầm pháo nó phải hoang hoác ra để còn ...bắn thẳng được. Dốc quá lại phải thêm một đại đội trực sẵn bắn phát là cầm cành lá ra che miệng hầm cho khỏi lộ, và để kéo pháo lại vào hầm sau khi bắn :)):)):))
Đợt 1 của chiến dịch, pháo 105mm ta đặt theo vòng cung quanh lòng chảo, khoảng cách tới các mục tiêu là 5-7km. Nguồn nhandan special gì đó của một cụ thích bắn thẳng đã đưa ở trên, em không đưa lại. Khoảng cách đấy thấy cái gì mà bắn thẳng, lúc 5h chiều ở vùng núi mùa xuân đầu năm, lại còn đòi ngắm qua nòng pháo.
Trong trận Him Lam và trong các trận đánh ở Điện Biên Phủ, pháo bắn thẳng là sơn pháo 75mm. Áp dụng bắn thẳng vì có thể đưa pháo lại gần mục tiêu. Cũng mấy cái nguồn các cụ thích bắn thẳng đưa ra ở trên thì cối 120mm, 82mm bố trí cách mục tiêu 600-800m, sơn pháo 75mm cách 300-500m gì đấy. Đủ gần để nòng pháo 75mm nhìn thấy mục tiêu và đường đạn còn căng...thẳng.

Trong chiến tranh chống Mỹ có áp dụng pháo bắn thẳng, ít nhất có 1 trường hợp là pháo 105mm nhưng kết hợp với pháo nòng dài 85mm, và khoảng cách tới mục tiêu đâu 1500-2000m gì đấy. Các link khác mấy cụ nhiệt tình trích dẫn thì cũng là pháo 85mm, cỡ nòng 55 gì đấy.

Lại là cái khoảng cách tới mục tiêu. Cứ tụng cái câu 'đưa pháo lên cao, vào gần, bắn thẳng' mà không hiểu tại sao lại đưa lên cao và phải vào gần thì rồi lại khoe pháo cao xạ cũng hạ nòng bắn thẳng thôi.
Di tích trận địa pháo 105mm của Đại đội 806, tiểu đoàn 594, Trung đoàn 54, Đại đoàn 351 ở xã Thanh Minh, thành phố Điện Biên Phủ nó nằm chình ình ngay mặt đường quốc lộ 279 chứ đâu cụ. Điểm tọa độ 21.428236, 103.049234;Ở vị trí này trời quang mây tạnh là nhìn thấy đồi Him Lam nằm giữa 2 khe núi về phía Tây Tây Nam, khoảng cách đo qua GGmap là 3,9km, còn hướng chính Tây Nam là sân bay Mường Thanh bị đồi che khuất (pháo phải bắn cầu vồng)... Vị trí đặt pháo nằm trên sườn núi có đường bình độ hơn 600m (căn cứ bảnđồ UTM sheet 5651 IV series L7014 của Mỹ), trên GGmap có hình ảnh góc nhìn từ hầm pháo về phía thung lũng Mường Thanh đầy đủ cụ à...
 

anhtrann98

Xe tải
Biển số
OF-716572
Ngày cấp bằng
17/2/20
Số km
359
Động cơ
511,731 Mã lực
Nơi ở
Đà Nẵng
Em thắc mắc. Quân ta vận chuyển hậu cần với khối lượng khổng lồ vậy, Pháp có biết không? Pháp không có động thái nào can thiệp hay sao mà để 1 đống đồ hậu cần được vận chuyển vào Điện Biên Phủ như vậy nhỉ? Tình báo quốc phòng, phản gián đóng vai trong như nào cho chiến dịch này nhỉ?
 

hairyscary

Xe điện
Biển số
OF-643753
Ngày cấp bằng
28/4/19
Số km
2,338
Động cơ
695,805 Mã lực
Di tích trận địa pháo 105mm của Đại đội 806, tiểu đoàn 594, Trung đoàn 54, Đại đoàn 351 ở xã Thanh Minh, thành phố Điện Biên Phủ nó nằm chình ình ngay mặt đường quốc lộ 279 chứ đâu cụ. Điểm tọa độ 21.428236, 103.049234;Ở vị trí này trời quang mây tạnh là nhìn thấy đồi Him Lam nằm giữa 2 khe núi về phía Tây Tây Nam, khoảng cách đo qua GGmap là 3,9km, còn hướng chính Tây Nam là sân bay Mường Thanh bị đồi che khuất (pháo phải bắn cầu vồng)... Vị trí đặt pháo nằm trên sườn núi có đường bình độ hơn 600m (căn cứ bảnđồ UTM sheet 5651 IV series L7014 của Mỹ), trên GGmap có hình ảnh góc nhìn từ hầm pháo về phía thung lũng Mường Thanh đầy đủ cụ à...
Cụ vẫn lăn tăn chuyện này ạ?
Cụ cho hỏi mấy cái:
- Vị trí pháo cụ nói trên là vị trí pháo giai đoạn 1, khi đánh đồn Him Lam, hay là vị trí pháo giai đoạn 2 khi đã đánh xong đồn Him Lam? Để chuẩn bị cho giai đoạn 2, ta đã thay đổi một số vị trí pháo, kéo pháo vào gần hơn, có vị trí gần với Him Lam.
- Chênh lệch độ cao pháo từ vị trí cụ nói trên so với đỉnh đồi Him Lam là bao nhiêu mét? Lúc nói cái vụ này, em mượn số liệu đặt pháo của cụ mà em đã trích bài, là pháo đặt ở đỉnh núi cao 1200, em làm tròn xuống 1000m, sau đó lấy số liệu độ cao Him Lam từ nguồn mạng, độ cao thời gian chiến dịch ĐBP, lấy tròn là cao 500m, nên tính ra chênh lệch độ cao là 500m.
- Cứ cho là vị trí nói trên, cách Him Lam 3,9km, là vị trí pháo 'bắn thẳng' xuống Him Lam, cụ tính giùm em góc nòng pháo so với phương ngang để nòng pháo có thể nhắm thẳng vào mục tiêu là âm bao nhiêu độ? Có chênh lệch độ cao, có khoảng cách, tính tan hay cotan là ra góc, phỏng ạ?
- Cụ hiểu thế nào là trực xạ/bắn thẳng? Nếu mà cứ đứng từ pháo nhìn thấy mục tiêu thì thôi, đừng bàn nữa. Tỉ dụ súng cối, đặt súng cách mục tiêu 100 mét, nhìn thấy mục tiêu bằng mắt trần luôn, mà vẫn phải bắn cầu vồng chứ đố ông nào bắn thẳng được.
- Pháo 105 mm M101A1 cỡ nòng/hệ số nòng L22 vẫn bắn thẳng được vào mục tiêu cách khoảng 1000-1500m gì đấy mà giữa pháo và mục tiêu có mô đất cao cỡ 20-25m, nghĩa là pháo không nhìn trực tiếp thấy mục tiêu. Trong trường hợp này (không nhìn thấy mục tiêu) nhưng họ vẫn gọi là bắn thẳng (direct fire) - miễn là có đầy đủ tham số bắn.
- Từ ví dụ trên em hỏi lại cụ là cụ hiểu thế nào là bắn thẳng? Cứ nhìn thấy mục tiêu từ nòng pháo thì gọi là bắn thẳng thì thôi, miễn bàn tiếp cho đỡ loãng thớt.
- Lại ví dụ ở vị trí cụ nói ở trên, pháo cách mục tiêu 3,9km, cụ tính hộ em xem đạn bay tới mục tiêu mất bao nhiêu giây, trong thời gian đó đạn rơi (bị trọng lực kéo xuống) bao nhiêu mét, để xem nó còn là thẳng hay cầu vồng? Thông số pháo này có đầy trên mạng, em để cụ tự tìm.
 

Lonestar

Xe điện
Biển số
OF-203705
Ngày cấp bằng
26/7/13
Số km
3,487
Động cơ
348,261 Mã lực
Nhân topic của Cụ Ngao Ngao5 về Chiến thắng ĐBP, em xin share một chút về những hình ảnh bố em - là cán bộ quân đội cũng tham gia chiến dịch ĐBP.

Đây là những hình ảnh thật, rất tiếc theo thời gian đã bị hỏng nhiều và em đang dự kiến sẽ phục hồi lại. Ảnh chụp có lẽ vào quãng những năm 52 và 53, thời điểm trước chiến dịch. Các cụ phần nào sẽ hình dung được quân phục của bộ đội ta thời đó (cấp chỉ huy cỡ đại đội, tiểu đoàn).

Như đã có lần kể qua ở topic về Cụ Việt "hùm xám", bố em thuộc thế hệ cũ, trước CM8 đã đi dạy học, năm 45 gia nhập quân đội, đi Nam tiến và học ở Lục quân Quảng Ngãi, được các sỹ quan Nhật dạy kỹ thuật tác chiến, nghiệp vụ tình báo, phản gián. Sau đó liên tục tham gia chiến đấu trong đó rồi rút ra chiến trường Liên khu 3. Trước chiến dịch ĐBP thì về tăng cường cho Cục bảo vệ QĐ, nôm na là làm nhiệm vụ "bắt gián điệp" bảo vệ hậu phương quân đội khi tiến hành chiến dịch.

005.jpg

Học chính trị trường quân chính.

009.jpg

Cụ nhà em đứng thứ hai từ trái sang.

010.jpg

Bạn chiến đấu của cụ em (đầu tiên bên phải). Quân phục lính (sỹ quan) mình hồi đó hình như chưa thống nhất thì phải, mặc đồ Pháp Mỹ nhiều sao đó... :)

Screenshot_20240505_083942_Gallery.jpg

Đây là "Hội các cụ đồng nghiệp" tặng ngay trước khi bố em mất!
CỤ nhờ ông em Huy Quần Hoa phục chế ảnh cho em nghĩ được đấy ạ, nhưng bức hình quý giá
 

Mc Bia

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-835564
Ngày cấp bằng
17/6/23
Số km
3,023
Động cơ
28,132 Mã lực
70 năm rồi.
 

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,777
Động cơ
258,437 Mã lực
Em thắc mắc. Quân ta vận chuyển hậu cần với khối lượng khổng lồ vậy, Pháp có biết không? Pháp không có động thái nào can thiệp hay sao mà để 1 đống đồ hậu cần được vận chuyển vào Điện Biên Phủ như vậy nhỉ? Tình báo quốc phòng, phản gián đóng vai trong như nào cho chiến dịch này nhỉ?
Biết chứ, thậm chí thuyết âm mưu là Pháp còn biết là ta cần gì cứ qua TQ mà xin, tuy nhiên tham mưu Pháp phải giả vờ không biết gì vì ghi vào thì chỉ có nước lo mà rút chứ đánh đấm gì nữa! Đi xâm lược nó dễ phạm sai lầm là vì thế.
 

4banhxequay

Xe điện
Biển số
OF-66588
Ngày cấp bằng
18/6/10
Số km
4,531
Động cơ
470,969 Mã lực
Một trận chiến "cầu đinh" nó thể hiện "ý chí chiến đấu ở mức độ cao nhất" và "thực lực đầu tư nhiều nhất (tinh hoa con người, tinh hoa trang bị)", nên bên nào thua trận "cầu đinh" sẽ mất mọi thứ (nhuệ khí, tinh hoa lực lượng, lòng tin". Chiến phí duy trì lực lượng giữ đất và lực lượng cơ động của Pháp quá lớn, dân Pháp vỗn dĩ đĩ thoã, lười biếng, giỏi trò ăn chơi phù hoa...., sau thời Napoleon thì sở trường của quân đội Pháp (bọn Ý cũng vậy) là "đầu hàng rất nhanh" hoặc "hoà đàm rất nhanh" cốt giữ sĩ diện hão, nên sau vụ Điện Biên Phủ thì cả giới quân sự và dân sự đều muốn phắn cho xong việc, bọn Mỹ nó bắt thóp được nên nó mới cướp 1/2 Đông Dương của Pháp rất nhẹ nhàng. Chưa kể trong các thuộc địa, Đông Dương là xứ mà Pháp luôn bị bù lỗ, có tiếng mà không có miếng.
Cụ nào ở châu Âu đủ lâu, mới thấy dân Đức nó rất coi thường bỉ bôi dân Pháp là vì thế...

Liên Xô - Đức thì là trận cầu Xtalingrad
Pháp - VM là trận cầu Điện Biên Phủ
Việt Nam - Mỹ phải tận 3 trận: Mậu Thân 68 - Khe Sanh 68 - Điện Biên Phủ trên không 72
Việt Nam DCCH - VNCH cũng phải 02 trận: Đường 9 Nam Lào, Buôn Ma Thuột
Ngày xưa chơi đế chế. Hai bên ngang cơ cứ phải có một trận trận hùng mới phân thắng bại nhanh được. Cù cưa lâu lắm
 

Truongsonnam_37

Xe tăng
Biển số
OF-87118
Ngày cấp bằng
1/3/11
Số km
1,623
Động cơ
420,183 Mã lực
Nơi ở
Hoang Mai
Em luôn hóng và ủng hộ thớt của cụ ah!
 

asian4you

Xe tải
Biển số
OF-355483
Ngày cấp bằng
26/2/15
Số km
305
Động cơ
264,009 Mã lực
Em thắc mắc. Quân ta vận chuyển hậu cần với khối lượng khổng lồ vậy, Pháp có biết không? Pháp không có động thái nào can thiệp hay sao mà để 1 đống đồ hậu cần được vận chuyển vào Điện Biên Phủ như vậy nhỉ? Tình báo quốc phòng, phản gián đóng vai trong như nào cho chiến dịch này nhỉ?
Cụ gg thử mấy cụm từ pháp + pha đin cò nòi lũng lô thử xem.

Suốt 48 ngày đêm ròng rã quân Pháp đã cho máy bay oanh tạc, tại đèo Pha Đin đã có hơn 8.000 (số liệu theo lý lịch di tích) thanh niên xung phong ngã xuống và hàng ngàn người đã để lại một phần thân thể của mình.
 

DurexMsize

Xe buýt
Biển số
OF-856569
Ngày cấp bằng
3/4/24
Số km
534
Động cơ
52,774 Mã lực
Thế bọn Pháp cũng dại nhỉ, việc gì phải quyết chiến. Nó cứ chiếm hết chỗ ngon ở đồng bằng kệ các cụ kia trên rừng. Cùng lắm thỉnh thoảng xuống đánh trộm được 1 trận nhưng vẫn giữ được Đông Dương.
ai cho ông ngồi yên mà chiếm đồng bằng, phòng thủ như thế thì bị đánh khắp nơi, căng mình mình ra giữ chắc cũng không chịu được mấy
nói chung là cờ đã vào thế, Pháp tập trung quân cơ động thì Ta đánh 5 chỗ để phải chia quân cơ động ra, sau phải tập trung ở Điện Biên Phủ đánh 1 trận lớn để chung kết là vì thế. Các trận chiến lớn trong lịch sử thường xoay chuyển hoàn toàn cục diện. Pháp thua ĐPB thì cũng hết nước cứu vì không tiền mà tiếp tục nuôi chiến tranh nữa...Mỹ nó đã tài trợ 70% chiến phí rồi mà còn thua.
 
Chỉnh sửa cuối:

nhanchauchau

Xe điện
Biển số
OF-153466
Ngày cấp bằng
21/8/12
Số km
2,140
Động cơ
1,288,119 Mã lực
Cụ gg thử mấy cụm từ pháp + pha đin cò nòi lũng lô thử xem.

Suốt 48 ngày đêm ròng rã quân Pháp đã cho máy bay oanh tạc, tại đèo Pha Đin đã có hơn 8.000 (số liệu theo lý lịch di tích) thanh niên xung phong ngã xuống và hàng ngàn người đã để lại một phần thân thể của mình.
Sáng em mới nghe đài, đâu đó hi sinh khoảng 20 000 dân công, do đói, bệnh, dính bom đạn, và khoảng 15 000 bộ đội.
 

Nam việt nam

Xe tăng
Biển số
OF-698457
Ngày cấp bằng
9/9/19
Số km
1,008
Động cơ
78,427 Mã lực
Tuổi
48
2003_9_6 (0) Phổ Yên T-104.JPG

Những hình ảnh chuyến đi của Ngao5
Chỗ này là Ngã ba Phổ Yên - Đại Từ. Năm 1967 em nhập trường Đại học Tổng hợp. Chỗ này trước kia là vọng gác tiền tiêu của những người đi đón. Em xuất trình giấy tờ và sau đó được đưa tới một sân kho HTX cách đó 700 mét, nghỉ ngoei, để tối đi bộ 45 km tới khoa. Trong năm rải rác 10 km trong huyện Đại Từ
20 năm trước cụ rất phong độ
 

Rookies

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-799417
Ngày cấp bằng
5/12/21
Số km
1,013
Động cơ
35,460 Mã lực
Em thắc mắc. Quân ta vận chuyển hậu cần với khối lượng khổng lồ vậy, Pháp có biết không? Pháp không có động thái nào can thiệp hay sao mà để 1 đống đồ hậu cần được vận chuyển vào Điện Biên Phủ như vậy nhỉ? Tình báo quốc phòng, phản gián đóng vai trong như nào cho chiến dịch này nhỉ?
Đương nhiên nó biết. Và không quân nó đánh miệt mài trục hậu cần vào ĐBP

IMG_3396.jpeg
 

hongsonphan82

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-302025
Ngày cấp bằng
17/12/13
Số km
823
Động cơ
335,729 Mã lực
Liên tục sử dụng ngôn ngữ không phù hợp
Điểm cảnh cáo (Hết hạn 5/6/24)
 

ganopa

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-857972
Ngày cấp bằng
25/4/24
Số km
172
Động cơ
2,571 Mã lực
Tuổi
30
Thật tuyệt vời, cụ là nhân chứng của một giai đoạn lịch sử quan trọng của đất nước.
Chúng em luôn trân trọng và biết ơn sự hy sinh, công sức của thế hệ cha ông đã mang lại cho chúng ta như ngày hôm nay.
Hồi đó nhà cụ đã 2 tầng là cũng thuộc hệ hoành tráng chứ chả đùa đâu, cụ nhể.
Quý tộc rồi cụ ạ
Hồi 1983 gì đó, còn có phương án tịch thu những nhà 2 tầng khi 1 lãnh đạo to to đi thị sát Hải Phòng và thấy nhiều nhà 2 tầng ven đường (nhà những người vượt biên và buôn bán hàng từ phao số 0)
Nên 1954 mà có nhà vậy còn hơn biệt thự song lập ecopark bây giờ ý
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top