- Biển số
- OF-44803
- Ngày cấp bằng
- 28/8/09
- Số km
- 56,313
- Động cơ
- 1,137,049 Mã lực
Lán Nà Lừa năm 2003, lúc đó chưa xây dựng Lán Đồng Minh bên cạnh
Cảm ơn cụ, em hết voka cụ. Những lời chân thành của cụ về chiến thắng của ta không hề dễ dàng mà phải mất rất nhiều xương máu. Em cũng như cụ và rất nhiều người dân Việt luôn trân trọng và ghi nhớ. Hẳn có rất nhiều kẻ vì mục đích cá nhân hay phục vụ ai đó mà luôn tìm cách bẻ cong lịch sử và hạ thấp chiến thắng của ta. Tất nhiên thời nào cũng có loại đấy ngay trong thời chiến chúng ta cũng phải cảnh giác và tiêu diệt chúng. Em tin rằng mọi luận điệu nhằm định hướng đều thất bại. Chỉ lo cho thế hệ sau bị chúng tẩy não có lái thành chiến thắng của nước khác như bài học chiến thắng phát xít.Như đã nói ban đầu. Năm 2003 cưỡi con xe máy Suzuki, em làm một chuyến đông bắc Hải Phòng - Thái Nguyên- Bắc Cạn- Cao Bằng - Lạng sƠn - Hải Phòng
Sau đó một tháng em tiếp tục hành trình theo con đường lên Điện Biên Phủ: Xuất phát từ Hải Phòng - Hà Nội - Thái Nguyên - Tuyên Quang - Yên Bái - Nghĩa Lộ - Thu Cúc - Phù Yên - Tạ Khoa - Cò Nòi - Nà Sản- Sơn La - Thuận Châu - Pha Đin (đường cũ) - Tuần Giáo - Điện Biên Phủ và quay hướng khác Điện Biên Phủ - Mường Lay - Lai Châu - Pa So- Tam Đường (nay là thành phố Lai Châu) - Bình Lư – Cổng Trời - Sa Pa - Lào Cai - Hải Phòng
Nhiều năm làm trong phòng thí nghiệm không có điều kiện đi đây đó, rồi lang thang ở Nga, Tiệp Khắc.... nhiều ăm, em ấp ủ mong muốn đến những con đường dẫn đến Điện Biên Phủ (dù chỉ cưỡi ngựa xem hoa). Em bỏ tiền trong túi, đi đâu ngủ nhà nghỉ, ăn uống vô tư, đường xác năm 2003 tốt gấp vạn lần con đường 1954.... và nghĩ tới dân công gánh gạo lên Điện Biên Phủ em chỉ biết thán phục vô bờ bến.
Chuyện thán phục em biết từ lúc nhỏ cỡ 1958 khi những cuốn hồi ức viết về trận đánh nhau với Pháp ở Hà Nội "Những kỷ niệm sâu sắc trong đời bộ đội", rồi một loạt cuốn sách hồi ký về Điện Biên Phủ đã thấm vào từng tế bào trong người em. Qua những lời kể người thực việc thực em cũng biết người dân Thanh Hoá nghèo cũng chắt chiu hạt gạo cho Điện Biên Phủ, đến mức có nơi thiếu đói "đến đứt bữa", mà có cụ từng đề cập, em biết chính người Pháp tính toán 14 kg từ hâu phương lên Điện Biên Phủ chỉ còn 1 kg
Ngày 6/5/1954, Ông Đặng Kim Giang báo cáo với Tướng Giáp rằng lương thực chỉ còn đủ hai ngày nữa mà cuộc chiến chưa biết khi nào kết thúc dù quân Pháp cũng khốn đốn lắm rồi
Nói thế để các cụ hiểu rằng ông cha ta phải đổ xương máu để giành chiến thắng, và chiến thắng đó cũng không phải dễ dàng đâu ạ,
Trong cuộc giao lưu 50 năm Điện Biên Phủ ở Hải Phòng, nhà văn Mai Vui đã nói một con số khoảng 2 vạn người dân công Điện Biên Phủ chết vì đói, bom đạn, sốt rét, khoảng 15.000 chiến sĩ hy sinh ở Điện Biên Phủ và chiến dịch Thượng Lào
Mai Vui là tác giả một cuốn sách về Điện Biên Phủ
Năm 1998 em lên thăm Lán Là Nừa và lúc đó cây đa Tân Trào vẫn còn.Lán Nà Lừa năm 2003, lúc đó chưa xây dựng Lán Đồng Minh bên cạnh
Em thì chỉ có bản điện tử, riêng sách về Điện Biên Phủ em đọc búa lua xua, Ta có, Pháp có và Tây có. Và cả kháng chiến chống Mỹ nữa, nhưng thực, đọc nhiều và đọc kiểu ebooks, nên cũng không nhập tâm được mấyBộ về ĐBP có 2 tập thôi chứ cụ:
+ Đường tới ĐPB
+ ĐBP điểm hẹn lịch sử.
Ngoài ra còn có cuốn: Những năm tháng ko thể nào quên kể về thời kỳ năm 1945-1946.
Em may vẫn còn cả mấy cuốn này.
cụ ơi, cụ đưa lên folder google drive và cho e xin với ạEm thì chỉ có bản điện tử, riêng sách về Điện Biên Phủ em đọc búa lua xua, Ta có, Pháp có và Tây có. Và cả kháng chiến chống Mỹ nữa, nhưng thực, đọc nhiều và đọc kiểu ebooks, nên cũng không nhập tâm được mấy
Em đã có thư riêng, kính cụ Ngao5 cho em xin cả 4 tập đó nhé, mặc dù một số có rồi, nhưng sai chính tả hơi nhiều
View attachment 8504042
Nhất trí.Theo em là nhà nước nên cho ngày 7/5 thành ngày nghỉ lễ chính thức, vì tính chất quan trọng sống còn tới vận mệnh dân tộc ta.
Cảm ơn các cụ đã cung cấp thêm thông tin. Em vẫn còn 1 câu hỏi từ xưa mà chưa kiếm được nguồn tin nào để giải đáp, đó là vì sao người Pháp lại chọn Điện Biên Phủ mà không phải là Yên Bái, Lào Cai ... hay các địa phương khác?
Theo em được học thì ĐBP là thung lũng lòng chảo, người Pháp lập cứ điểm ở ví trí thấp, trong khi Việt Minh kéo pháo lên cứ điểm cao hơn. Mà theo binh pháp của Tàu thì tối kị lập căn cứ ở chân núi. Bản thân tụi châu Âu cũng toàn xây pháo đài, lâu đài trên đỉnh núi, đỉnh đồi cao hơn khu vực xung quanh. Như vậy ko hiểu vì lý do gì người Pháp lại chọn 1 vị trí bất lợi cho chính họ như vậy?
Ngay từ đầu cuộc chiến, Pháp đã âm mưu đánh nhanh thắng nhanh để hoàn tất tái chiếm Đông Dương nhưng sau 8 năm thì Pháp ngày càng bị sa lầy vào cuộc chiến tranh tiêu hao không lối thoát. Để cứu vãn, Pháp thực hiện Kế hoạch Na-va, tập trung quân cơ động tạo nên sức mạnh hòng tìm kiếm một chiến thắng quân sự quyết định, làm cơ sở cho một cuộc đàm phán hòa bình trên thế mạnh để kết thúc chiến tranh trong danh dự, đảm bảo quyền lợi của Pháp ở Đông Dương. Ta thì mở tấn công chiến lược trên toàn Đông Dương để phân tán binh lực định, không cho chúng tập trung quân cơ động.Không hiểu vì lý do gì mà hai bên lôi nhau lên tận Điện Biên Phủ để oánh nhau nhỉ?