- Biển số
- OF-44803
- Ngày cấp bằng
- 28/8/09
- Số km
- 55,284
- Động cơ
- 1,132,376 Mã lực
Bức thư thứ hai
Tiếc là bộ sách về ĐBP do đại tướng kể và nhà văn Hữu Mai chắp bút không được tái bản trong dịp này do sự bất đồng của hai gia đình về tác quyền.Các cụ cứ sa đà vào các chi tiết số liệu làm gì, cứ lấy tài liệu của Đại tướng làm gốc, nhân tiện cuốn sách của Đại tướng tái bản lần thứ chín nhé, đầy đủ, chân thực nhất từ trước đến nay, còn đứa nào lại còn không tin vào thông tin của Đại tướng nữa thì vả vào miệng nó.
Con trai Đại tướng Võ Nguyên Giáp hoàn thiện cuốn sách ‘Điện Biên Phủ’ của cha
Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tái bản lần thứ chín cuốn ‘Điện Biên Phủ’ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, trong đó có bổ sung thêm tư liệu do ông Võ Hồng Nam - con trai Đại tướng - sưu tầm, tuyển chọn theo di huấn của cha.tuoitre.vn
Chiến thần người Pháp, Napoleon đã có câu nói nổi tiếng: dân nghiệp dư thì bàn luận chiến thuật, dân chuyên nghiệp bàn luận hậu cần. Về sau, các tướng lĩnh của Pháp bị Việt Minh qua mặt ngay đúng mảng hậu cần này thì thua là đáng đời, không oan ức chút nào. Để xem mức độ cay cú của người Pháp có được tiết lộ phần nào trong cái phim tài liệu VTV chiếu ngày 6/5 không.
Ông cụ nhà em cũng nói: chặng 2 ngắn nhưng khó đi hơn chặng 1, mang 8kg ấy chắc để lại chừng 2kgSố gạo dân công mang đi và tiêu thụ cho chặng đi và về mất 12/20 kg rồi - vậy số dư 8 kg mang đi chặng tiếp cũng sẽ phải sử dụng cho dân công ... kết thúc thì số gạo mang lên ĐBP chắc chả được bao nhiêu - Em dự đoán là phần lớn hậu cần cho bộ đội ta ở DLP là ở phía bắc; và 3 tại chỗ
Tiếc quá! Trước em có một bộ ( 03 tập), cho mượn rồi thất lạc. Năm nay cứ ngóng và tìm mua lại mà không cóTiếc là bộ sách về ĐBP do đại tướng kể và nhà văn Hữu Mai chắp bút không được tái bản trong dịp này do sự bất đồng của hai gia đình về tác quyền.
Ảnh ngày xưa chả chỉnh sửa gì. Mà các cụ ngon giai nhỉ.Nhân topic của Cụ Ngao Ngao5 về Chiến thắng ĐBP, em xin share một chút về những hình ảnh bố em - là cán bộ quân đội cũng tham gia chiến dịch ĐBP.
Đây là những hình ảnh thật, rất tiếc theo thời gian đã bị hỏng nhiều và em đang dự kiến sẽ phục hồi lại. Ảnh chụp có lẽ vào quãng những năm 52 và 53, thời điểm trước chiến dịch. Các cụ phần nào sẽ hình dung được quân phục của bộ đội ta thời đó (cấp chỉ huy cỡ đại đội, tiểu đoàn).
Như đã có lần kể qua ở topic về Cụ Việt "hùm xám", bố em thuộc thế hệ cũ, trước CM8 đã đi dạy học, năm 45 gia nhập quân đội, đi Nam tiến và học ở Lục quân Quảng Ngãi, được các sỹ quan Nhật dạy kỹ thuật tác chiến, nghiệp vụ tình báo, phản gián. Sau đó liên tục tham gia chiến đấu trong đó rồi rút ra chiến trường Liên khu 3. Trước chiến dịch ĐBP thì về tăng cường cho Cục bảo vệ QĐ, nôm na là làm nhiệm vụ "bắt gián điệp" bảo vệ hậu phương quân đội khi tiến hành chiến dịch.
Học chính trị trường quân chính.
Cụ nhà em đứng thứ hai từ trái sang.
Bạn chiến đấu của cụ em (đầu tiên bên phải). Quân phục lính (sỹ quan) mình hồi đó hình như chưa thống nhất thì phải, mặc đồ Pháp Mỹ nhiều sao đó...
Đây là "Hội các cụ đồng nghiệp" tặng ngay trước khi bố em mất!
thua mất hết là thằng bị bao vây chứ không phải người bao vây.Nếu Việt Minh thua mất hết lực lượng chủ lực tại ĐBP, Pháp được đà mở rộng chiếm đóng, tấn công lên VB chắc Tàu + sẽ đưa quân vào để giữ vùng đệm biên giới ko các cụ ?
Trước ĐBP thì vùng Pháp chiếm đóng và dùng giải phóng của Việt Minh đan xen nhau. Cứ cò cưa nhau thế này thì rất mệt.
Pháp muốn chơi 1 trận thật lớn để tiêu diệt quân chủ lực của Việt Minh. Nên đã lập ra ĐBP. Còn vì sao lại chọn ĐBP thì bên trên cụ Ngao đã trả lời rồi.
Việt Minh cũng muốn chơi 1 trận lớn để thay đổi cục diện chiến trường.
Chính Bác đã lệnh cho Đại Tướng " trận này chú chỉ được thắng không được phép thất bại"
Cả 2 đều xác định 1 ăn 1 tịt ở trận này. Nên có bao nhiêu vốn liếng, nguồn lực đổ hết vào trận này. (Tất tay đấy)
Nếu VM thua. Có lẽ sẽ rất lâu thậm chí chúng ta không thể gượng lại được.
Còn Pháp thua thì là lịch sử mà ta đã biết. Pháp phải ngồi vào bàn đàm phán ở Geneve và cút khỏi Đông Dương.
Bộ về ĐBP có 2 tập thôi chứ cụ:Tiếc quá! Trước em có một bộ ( 03 tập), cho mượn rồi thất lạc. Năm nay cứ ngóng và tìm mua lại mà không có
Thế bọn Pháp cũng dại nhỉ, việc gì phải quyết chiến. Nó cứ chiếm hết chỗ ngon ở đồng bằng kệ các cụ kia trên rừng. Cùng lắm thỉnh thoảng xuống đánh trộm được 1 trận nhưng vẫn giữ được Đông Dương.Thời điểm trước chiến dịch Điện Biên Phủ
- Chủ lực ta về đồng bằng không đánh được do Pháp có lợi thế là mạng lưới đồn bốt dày đặc, hoả lực vượt trội, chuyển quân bằng cơ giới với bộ binh và lính dù bằng máy bay. Vậy ở Đồng bằng ta chỉ đánh quấy rối, tiêu hao quân Pháp và nguỵ quân bằng du kích và bộ đội địa phương.
- Pháp đưa quân với binh hoả lực cực mạnh đánh lên vùng chiến khu của ta được thời gian ngắn cũng ôm đầu máu mà chạy.
Hai bên đánh nhùng nhằng mãi ko bên nào thắng trong khi cả ta và Pháp đều thấy cần có một trận dứt điểm
Vậy nên Pháp mới lập ra tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ dụ ta tới quyết một trận thắng thua, ban đầu sợ ta không đánh còn gửi thư khiêu chiến, khích bác Đại tướng Võ Nguyên Giáp ra trò
Nói như ý của cụ: ta lợi dụng quân Pháp tập trung ở ĐBP để đưa quân về giải phóng vùng tạm chiếm là do cụ ko nắm được những điều cơ bản nhất của cuộc chiến chống Pháp
- Pháp đưa quân lên DBP nhưng không có nghĩa là Pháp đưa hết quân lên chủ lực lên đó, ở các vùng tạm chiếm, Pháp vẫn giữ nguyên đội quân chiếm đóng và kiểm soát, phòng ngự trong đồn bốt, công sự vững chắc, dày đặc.
Do Pháp chuyển quân bằng cơ giới nên tập trung binh lực nhanh, hậu cần thuận tiện, chưa kể lực lượng lính dù thì điều quân từ ĐBP về ngay trong ngày.
- Quân ta muốn giải phóng một vùng nào đó ở đồng bằng trước tiên phải tập kết hậu cần, tập trung chiến đấu cả tháng trời, đủ thời gian cho Pháp tập trung đối phó.
Mà về đồng bằng tức là dùng sở đoản của ta chiến với sở trường của Pháp => khó có cơ hội thắng
Vậy báo cáo về mẫu quốc kiểu gì?Thế bọn Pháp cũng dại nhỉ, việc gì phải quyết chiến. Nó cứ chiếm hết chỗ ngon ở đồng bằng kệ các cụ kia trên rừng. Cùng lắm thỉnh thoảng xuống đánh trộm được 1 trận nhưng vẫn giữ được Đông Dương.
Em nhớ là Chiến đấu trong vòng vây; Đường tới ĐBP và ĐBP điểm hẹn lịch sử mà.Bộ về ĐBP có 2 tập thôi chứ cụ:
+ Đường tới ĐPB
+ ĐBP điểm hẹn lịch sử.
Ngoài ra còn có cuốn: Những năm tháng ko thể nào quên kể về thời kỳ năm 1945-1946.
Em may vẫn còn cả mấy cuốn này.