[Funland] 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

anhembmwhn

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-848930
Ngày cấp bằng
3/3/24
Số km
170
Động cơ
3,326 Mã lực
Tuổi
28
Liên tục lập tài khoản vào phá hoại diễn đàn, đã bị tịch thu nhiều tài khoản:

BĐH Thông báo tịch thu vĩnh viễn tài khoản anhembmwhn cùng tài khoản muathuhanoi883 songhonghanoi999 buonbanxecubmw và phát hiện bất kỳ tài khoản khác hoặc mới lập của tài khoản trên cũng ngay lập tức bị tịch thu vĩnh viễn. Trân trọng!


Untitled.png
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:

nhanchauchau

Xe tăng
Biển số
OF-153466
Ngày cấp bằng
21/8/12
Số km
1,976
Động cơ
1,036,353 Mã lực
Vui nhỉ! Lần đầu thấy thành phần rảnh rỗi đi báo Ca.
Trích dẫn bài của người ta để báo thì làm ơn quân tử trích cả nguồn người ta lấy từ trang nào đi, toàn báo nhà nước cả đấy.
 

Anita Emi

Xe điện
Biển số
OF-740031
Ngày cấp bằng
20/8/20
Số km
2,849
Động cơ
1,263,499 Mã lực
Tuổi
48
Tôi đã gửi các thông tin đến các cơ quan. Cả bên Bộ GTVT.

Người ta trích dẫn thông tin từ báo Quân đội Nhân dân kìa. Hay ý ông là báo Quân đội đưa thông tin sai lệch?

Tôi sẽ báo cáo cơ quan chức năng về sự vu khống báo chí nhà nước của ông.
 

nickthu2

Xe buýt
Biển số
OF-821624
Ngày cấp bằng
27/10/22
Số km
781
Động cơ
40,434 Mã lực
Tuổi
35
Thắng lợi của Chiến dịch Điện Biên Phủ đánh dấu bước phát triển vượt bậc về nghệ thuật tác chiến của Quân đội ta, trong đó có nghệ thuật sử dụng pháo binh. Điều đó được thể hiện rõ nét trên một số vấn đề cơ bản sau:

Một là, tạo lập thế trận pháo binh liên hoàn, hiểm hóc, vững chắc, chuyển hóa linh hoạt, phù hợp với Quyết tâm chiến dịch. Để đưa các khẩu trọng pháo nặng hàng tấn vào trận địa bắn trong điều kiện phải tuyệt đối giữ bí mật là nhiệm vụ vô cùng khó khăn. Song với ý chí quyết tâm và lòng dũng cảm, Bộ đội Pháo binh đã cùng với các lực lượng khác đưa được pháo lên các sườn núi cao bao quanh tập đoàn cứ điểm, hình thành thế vây hãm địch ngay từ đầu và trong suốt quá trình diễn ra chiến dịch. Đây thực sự là yếu tố bất ngờ đối với quân Pháp. Các loại pháo đều bố trí theo nguyên tắc "hỏa khí phân tán, hỏa lực tập trung", bảo đảm tập trung trên hướng, khu vực, mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu, vừa có hỏa lực đánh địch trên các hướng khác, hình thành thế trận pháo binh hiểm hóc, vững chắc, có chiều sâu, bổ trợ lẫn nhau, phát huy cao nhất hiệu quả chiến đấu của từng loại pháo.

Hai là, tập trung ưu thế pháo binh chi viện trực tiếp cho bộ binh đánh chắc thắng, tiêu diệt từng cứ điểm, tiến tới tiêu diệt toàn bộ tập đoàn cứ điểm địch. Ở Điện Biên Phủ, địch có 126 khẩu pháo, bao gồm pháo 155mm, lựu pháo 105mm, cối 120mm,… Ngoài ra, địch còn hỏa lực của xe tăng, không quân chi viện. Để đánh thắng, đòi hỏi ta phải tạo được ưu thế hơn hẳn địch cả về lực lượng và thế trận, nhất là hỏa lực. Ngay từ đầu chiến dịch, ta đã huy động, sử dụng 229 khẩu pháo, cối các loại, đến cuối đợt 2 và cả đợt 3 chiến dịch, số lượng này đã tăng lên 261 khẩu. Xét về số lượng pháo thì ta hơn địch (tỷ lệ là 2,1/1), nhưng địch có nhiều pháo lớn hơn ta (chủ yếu là pháo lựu 105mm và pháo lựu 155mm, có tầm bắn xa, uy lực lớn). Bởi vậy, để tạo ưu thế áp đảo về hỏa lực, giải quyết mâu thuẫn giữa số lượng, chất lượng pháo, Bộ chỉ huy chiến dịch đã sử dụng LLPB tập trung vào hướng, khu vực tiến công chủ yếu, các trận then chốt, then chốt quyết định. Điển hình như: Trong trận tiến công tiêu diệt cụm cứ điểm Him Lam-trận then chốt mở đầu chiến dịch, ta đã huy động 100% pháo xe kéo, hơn 70% sơn pháo và 80% súng cối 120mm, tạo ưu thế hỏa lực lớn gấp 10 lần địch. Việc tập trung hỏa lực chủ yếu của pháo binh vào những hướng, nhiệm vụ chủ yếu, mục tiêu chủ yếu, thời cơ quan trọng của chiến dịch đã làm tê liệt hoàn toàn pháo binh địch, chi viện cho bộ binh đánh tiêu diệt gọn từng cứ điểm và giảm thương vong cho bộ đội ta.

Ba là, vận dụng cách đánh linh hoạt, sáng tạo, phát huy sức mạnh hỏa lực của mỗi loại pháo. Theo cách đánh của chiến dịch: Bao vây, tiến công trận địa…, pháo binh chiến dịch đã mở đầu bằng trận tập kích hỏa lực chuẩn bị tập trung chế áp Phân khu Trung tâm, các sân bay, trận địa pháo và kho tàng của địch, tạo điều kiện cho pháo binh đi cùng cơ động vào chiếm lĩnh trận địa. Khi kết thúc hỏa lực chuẩn bị, pháo đi cùng của các đơn vị mới khai hỏa để chi viện cho bộ binh thực hành xung phong đánh chiếm mục tiêu, nên đã bảo toàn được LLPB và tạo ra yếu tố bất ngờ trên các hướng, mũi tiến công. Với lối đánh này, hỏa lực pháo binh luôn theo sát đội hình chiến đấu bộ binh, chi viện đạt hiệu quả cao.
Hơn 60 năm đã qua nhưng tầm vóc lịch sử và những bài học về nghệ thuật tạo lập thế trận tác chiến pháo binh rút ra từ Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đến nay vẫn còn nguyên giá trị, cần được tiếp tục nghiên cứu, vận dụng, phát triển trong điều kiện mới của chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc.
Theo: qdnd.vn
Phân tích như cụ cháu thấy hợp lý.
Chiến thắng đbp là kết quả của chiến lược trường kỳ, là mưu trí của lãnh đạo, đại tướng Võ Nguyên Giáp, là tinh thần dũng cảm, ý chí quyết tâm của bộ đội, là tất cả vì mặt trận của hậu phương. Cả dân tộc đồng lòng mới làm lên được.
Chê Pháp ngu dốt thì thật lại quá chủ quan mà hạ thấp mưu lược của ta.
Chứ chẳng phải ngồi đếm khí tài rồi phán đâu ạ.
Nếu chỉ đơn giản như vậy thì hôm nay, đất nước này vẫn dưới gót thực dân mà thôi.

Đừng có phán lô đề sau 19h như tụi trẻ trâu.
 

ladalienxo

Xe tải
Biển số
OF-347722
Ngày cấp bằng
22/12/14
Số km
288
Động cơ
272,042 Mã lực
Biệt kích (12).jpg

13-2-1951 – Pháp huấn luyện biệt kích hải quán cho Quân đội Quốc gia Việt Nam (Bảo Đại) tại vịnh Hạ Long
Biệt kích (13).jpg
Biệt kích (15).jpg
Biệt kích (16).jpg
Lính Người Nùng thiện chiến, sau 54 vào Nam theo VNCH đc tung ra biệt kích Bắc Việt
 

truongsumo

Xe máy
Biển số
OF-789842
Ngày cấp bằng
10/9/21
Số km
60
Động cơ
30,180 Mã lực
Tuổi
37
Người ta trích dẫn thông tin từ báo Quân đội Nhân dân kìa. Hay ý ông là báo Quân đội đưa thông tin sai lệch?

Tôi sẽ báo cáo cơ quan chức năng về sự vu khống báo chí nhà nước của ông.
Trò bẩn tưởi của các nicjsk mới cố ý phá hoại mà cụ, trích dẫn nguồn đàng hoàng mà còn đi bao cáo thì đầu óc có vấn đề thật
 

Tlbooks

Xe buýt
Biển số
OF-68488
Ngày cấp bằng
16/7/10
Số km
881
Động cơ
477,001 Mã lực
Về tiểu đoàn hoả tiễn H6 do TQ viện trợ nhanh giai đoạn 3 của chiến dịch, thì cơ số đạn bạn cấp cho ta hơn 4000 đạn hoả tiễn, ta mới bắn cỡ 20% (836 đạn, hình như bắn 2 lần) thì địch đã đầu hàng.

"Đến tháng 4/1954, khi chiến dịch Điện Biên Phủ bước vào giai đoạn tổng công kích, Trung Quốc viện trợ gấp cho Việt Nam 1 tiểu đoàn hỏa tiễn H6 gồm 12 hệ thống pháo phản lực bắn loạt 6 nòng cỡ 102mm. Tiểu đoàn H6 mang phiên hiệu d244/e675/f351 đã kịp thời tham gia chiến đấu trong đợt tấn công cuối cùng với tổng cộng 836 viên đạn được bắn (chiếm 20,9% cơ số đạn dự trữ). "

 

Bomber82

Xe máy
Biển số
OF-845038
Ngày cấp bằng
14/12/23
Số km
99
Động cơ
752 Mã lực
Tuổi
43
Mỗi lần xem lại những thước phim tài liệu về ĐBP lại thấy quá tự hào cc nhỉ
 

Tlbooks

Xe buýt
Biển số
OF-68488
Ngày cấp bằng
16/7/10
Số km
881
Động cơ
477,001 Mã lực
Vừa đánh, Pháp vừa "viện trợ" thêm cho Việt Minh pháo, thú vị thật:
"Ngày 6/4, hơn mười khẩu pháo không giật 75mm thả xuống Điện Biên, lính Pháp chỉ thu được hai khẩu, số còn lại coi như làm quà cho Việt Minh. Ngày 9/4, trong tổng số 195 tấn hàng tiếp tế đã thả chỉ thu được 6 tấn. Cứ như vậy, chiến hào của ta càng vào sát địch bao nhiêu thì hiệu quả thả dù tiếp tế của địch càng thấp. "
 

hairyscary

Xe điện
Biển số
OF-643753
Ngày cấp bằng
28/4/19
Số km
2,288
Động cơ
173,003 Mã lực
Chuyện pháo 105mm bắn thẳng xuống Him Lam mà có cụ lôi cả cao xạ hạ nòng bắn thẳng =))=))=)) Em đã nói tới cỡ nòng pháo 105mm Mẽo là L22 rồi mà lôi pháo cao xạ làm dẫn chứng thì ...ôi thôi dồi =))=))=)) Hiểu biết về pháo như thế thì thôi em xin phép không tiếp.

Em cố tí, giải thích một chút để các khán thính giả nhiệt tình khỏi...nhiệt tình quá thôi.
Để em tỉ dụ dư này, pháo ta đặt ở độ cao 1000m chẳng hạn (cụ nào đấy nói 1200m, coi như làm tròn xuống), đỉnh đồi Him Lam cao 500m (cái này cứ tìm mấy nguồn trên mạng sẽ ra con số gần gần như vậy), chênh lệch độ cao là 500m. Với góc hạ nòng tối đa -5 độ, chênh lệch độ cao là 500m, để cái nòng pháo nhìn thẳng vào mục tiêu được thì khoảng cách từ pháo đến mục tiêu phải khoảng cỡ 5500m. Ở khoảng cách này, với cỡ nòng 22 của pháo 105mm thì đường đạn không còn đi căng nữa, mà đạn đã rơi xuống như kiểu rót cầu vồng, tác dụng bắn thẳng không còn nữa. Để giữ tác dụng bắn thẳng thì phải kéo pháo vào gần, ở 5500m đã hạ nòng tối đa thì kéo gần hơn thế thì phải làm mặt nền dốc về trước để góc hạ nòng xuống được nữa. Càng gần thì nền lại càng phải dốc về trước, và cái miệng hầm pháo nó phải hoang hoác ra để còn ...bắn thẳng được. Dốc quá lại phải thêm một đại đội trực sẵn bắn phát là cầm cành lá ra che miệng hầm cho khỏi lộ, và để kéo pháo lại vào hầm sau khi bắn :)):)):))
Đợt 1 của chiến dịch, pháo 105mm ta đặt theo vòng cung quanh lòng chảo, khoảng cách tới các mục tiêu là 5-7km. Nguồn nhandan special gì đó của một cụ thích bắn thẳng đã đưa ở trên, em không đưa lại. Khoảng cách đấy thấy cái gì mà bắn thẳng, lúc 5h chiều ở vùng núi mùa xuân đầu năm, lại còn đòi ngắm qua nòng pháo.
Trong trận Him Lam và trong các trận đánh ở Điện Biên Phủ, pháo bắn thẳng là sơn pháo 75mm. Áp dụng bắn thẳng vì có thể đưa pháo lại gần mục tiêu. Cũng mấy cái nguồn các cụ thích bắn thẳng đưa ra ở trên thì cối 120mm, 82mm bố trí cách mục tiêu 600-800m, sơn pháo 75mm cách 300-500m gì đấy. Đủ gần để nòng pháo 75mm nhìn thấy mục tiêu và đường đạn còn căng...thẳng.

Trong chiến tranh chống Mỹ có áp dụng pháo bắn thẳng, ít nhất có 1 trường hợp là pháo 105mm nhưng kết hợp với pháo nòng dài 85mm, và khoảng cách tới mục tiêu đâu 1500-2000m gì đấy. Các link khác mấy cụ nhiệt tình trích dẫn thì cũng là pháo 85mm, cỡ nòng 55 gì đấy.

Lại là cái khoảng cách tới mục tiêu. Cứ tụng cái câu 'đưa pháo lên cao, vào gần, bắn thẳng' mà không hiểu tại sao lại đưa lên cao và phải vào gần thì rồi lại khoe pháo cao xạ cũng hạ nòng bắn thẳng thôi.
 
Chỉnh sửa cuối:

hairyscary

Xe điện
Biển số
OF-643753
Ngày cấp bằng
28/4/19
Số km
2,288
Động cơ
173,003 Mã lực
Các huyền thoại về việc Việt Minh bắn ít đạn, tổng chiến dịch bắn 10,000 viên
Huyền thoại này cụ mới nghĩ ra ah? Chứ từ lâu rồi chuyện Việt Minh có được khoảng 20000 viên đạn pháo 105mm, bao gồm cả số Pháp 'viện trợ' bằng dù, đã được làm rõ rồi.
 

hairyscary

Xe điện
Biển số
OF-643753
Ngày cấp bằng
28/4/19
Số km
2,288
Động cơ
173,003 Mã lực
Phía quân đội ta, rất thích xuống đánh nhau ở đồng bằng, nhất là Hà Nam Ninh
Cụ Văn Tiến Dũng chỉ huy Đại đoàn 320 chuẩn bị chiến dịch đánh Hà Nam Ninh, tập trung quân và vũ khí dọc Rịa-Nho Quan để tấn công. Nhưng bọn Pháp đã ra tay tấn công trước và phá huỷ kho tàng của cụ Dũng. Pháp đã tổ chức chiến thắng rùm beng hôm 3/11/1953 ở Ghềnh, cả phó Tổng thống Mỹ Nixon cũng đến dự. Các cụ nhớ thời điểm này, hai tuần sau Pháp nhảy dù Điện Biên Phủ
Thế là xong. phía ta lại quay về Thượng Lào, đúng ý muốn của Trung Quốc
Navarre quyết định chọn Điện Biên Phủ trong một thời khắc bất ngờ khi Lào yêu cầu bảo vệ Luang Prabang trước áp lực của bộ đội ta
Navarre tính toán, khi hình thành Điện Biên Phủ thì kế hoạch Thượng Lào của ta gặp khó khăn, hoặc là ta chấp nhận không lấy được Thượng Lào, hoặc là ta muốn lấy Thượng Lào thì phải bước qua Điện Biên Phủ
Khi Pháp nhảy dù chiếm Điện Biên Phủ thì ban đầu ta chưa đoán được ý định của địch
Nên cụ Giáp gọi Điện Biên Phủ là "Điểm hẹn lịch sử" vì cả hai ban đầu đều không hẹn nhau trước đó
Em cũng hóng cụ Ngao5 trả lời câu này. Em xin chém thêm tí.

Phục vụ chiến cuộc Đông Xuân 1953 - 1954 và Chiến dịch Điện Biên Phủ (yenbai.gov.vn)

Link trên nói tới kế hoạch đông xuân 1953-1954 của ta và Thượng Lào không có trong ý đồ đó. Về cơ bản thì như Bác Hồ nói, địch co cụm thì kéo giãn nó ra mà đánh, nên kế hoạch Nava tạo các khối chủ lực cơ động rơi vào thế bị động. Địch rút bớt quân từ các nơi để tổ chức các khối cơ động, ta phân tán ra để đánh những chỗ địch mỏng, khiến địch ở tình trạng thiếu quân, khối cơ động không tập trung đủ quân được.
Giải phóng Tây Bắc nằm trong kế hoạch đông xuân này. Ví dụ từ link ở trên cho thấy ta đã mở đường nối chiến khu Việt Bắc với Tây Bắc (đường 13A, nay là quốc lộ 37) trong các tháng 8-11/1953. Con đường này cho thấy ý đồ của ta và khiến Nava phải nghĩ tới việc giữ Tây Bắc, bảo vệ Thượng Lào. Do vậy, mặc dù kế hoặc Nava trình chính phủ Pháp cuối tháng 7/1953 không nói gì tới Điện Biên Phủ, nhưng ông ta đã phải nghĩ tới chuyện này khi phát hiện ta mở đường lên Tây Bắc.
Giải phóng Trung Lào, Hạ Lào nằm trong kế hoạch đông xuân của ta. Tiếp đó là giải phóng đông bắc Campuchia, nối thông đường Bắc-Nam Đông Dương, uy hiếp đồng bằng Nam Bộ, khiến Pháp không thể tập trung quân để bình định/tiêu diệt các chiến khu của ta ở đồng bằng Nam Bộ. Nava cũng sợ một diễn biến như vậy và bên cạnh đó quân Pháp phải bảo vệ Lào.
Pháp dựng chính phủ bù nhìn Lào, đặt trong khối liên hiệp Pháp, cam kết bảo vệ. Nếu mất Lào thì các nước khác trong khối liên hiệp Pháp sẽ coi cam kết của Pháp như cái giẻ rách, và Nava sẽ phải đối diện với chính phủ và quốc hội Pháp. Nên giữ Lào ngoài chuyện mặt mũi còn có ý nghĩa rất lớn cho 'mẫu quốc' Pháp trong việc giữ chân các nước bảo hộ.
Thấy ta làm đường thông lên Tây Bắc, Nava phải nghiền ngẫm ra kế hoạch Điện Biên Phủ. Và khi thấy Đại đoàn 316 chia quân tiến qua Trung Lào và tiến lên Tây Bắc giữa tháng 11/1953 thì Nava phải thả quân xuống Điện Biên Phủ ngay và luôn. Từ kế hoạch thành lập các khối chủ lực cơ động còn đang thiếu quân chuyển sang nhốt quân trong ĐBP, Nava phải đảo lộn hoàn toàn kế hoạch ban đầu của mình. Ngoài tham vọng tạo cái ổ thu hút chủ lực ta thì điều này cũng cho thấy ý nghĩa của việc bảo vệ Lào đối với Pháp.

Còn ta thì mặc dù ý đồ tiến lên Tây Bắc giải phóng vùng này và kéo giãn quân Pháp, tìm cơ hội tiêu diệt sinh lực địch, nhưng không nắm được ý đồ của Pháp với Điện Biên Phủ. Nên khi Pháp nhảy dù xuống ĐBP thì có mỗi đại đội của cụ Trần Can đang ở đó phục hồi chức năng :D và tranh thủ luyện tập. Nhưng khi thấy địch ở đây rồi thì ta nhận định đây là cơ hội tiêu diệt sinh lực địch, và trong vòng 1 tháng đã quyết tâm đánh.

Chuyện để Pháp ở ĐBP thì nó sẽ chiếm ra xung quanh, xây dựng lực lượng người Thái/dân tộc... em nghĩ là chuyện các cụ sau này chém ra cho nó quan trọng. Chứ bản thân việc dựng lên kế hoạch ĐBP ngoài kế hoạch/chiến lược chính, rồi nhảy xuống ĐBP vì ta tiến sang Lào cho thấy Pháp phần nào đang bị động, phải bỏ kế hoạch/chiến lược chính để đối phó với hoạt động của ta. Pháp cũng rút quân ở Lai Châu về ĐBP, vì xác định không giữ được khi bộ đội chủ lực ta tiến lên Tây Bắc. Ta đang đánh để kéo giãn quân địch và tìm chiến cơ, giải phóng Tây Bắc là một phần của kế hoạch ban đầu luôn rồi. Địch không xuống ĐBP thì ta cũng sẽ giải phóng Tây Bắc, mà xuống thì ta cũng phải làm sạch các vùng xung quanh mới quay qua đánh ĐBP được.

Lại nói chuyện Pháp dựng ĐBP để chặn ta tiến qua Lào, Đại đoàn 308 được lệnh tiến lên Tây Bắc kết hợp với đơn vị bạn (316?) giải phóng Lai Châu. Giữa đường thì địch rút khỏi Lai Châu, nên 308 được lệnh tiến lên ĐBP. Khi bác Giáp quyết định rút pháo ra, không đánh nhanh nữa, 308 được lệnh đánh qua Thượng Lào - lúc này mới đánh qua Thượng Lào để làm cho Pháp rối não, chứ không phải chủ ý tiến qua Thượng Lào do bạn TQ nhờ. 308 cùng với Pathet Lao đánh địch trong những trận vận động chiến kinh hoàng qua rừng qua núi, áp sát Luang Prabang - Cụ Ngao5 lúc nào mở thớt về giai đoạn này thì hết ý. Nói tóm lại là Pháp dựng ĐBP để chặn Việt Minh đánh qua Thượng Lào và hút chủ lực Việt Minh vào để tiêu diệt, nhưng chưa dụ được Việt Minh vào đánh thì đã mất cmnl Thượng Lào.
 

Rookies

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-799417
Ngày cấp bằng
5/12/21
Số km
1,015
Động cơ
35,460 Mã lực
Bọn Pháp khóc như này: ăn khoảng 30.000 viên 105mm và 100.000 viên cỡ khác - nguồn Benard Fall
IMG_3331.jpeg

Huyền thoại này cụ mới nghĩ ra ah? Chứ từ lâu rồi chuyện Việt Minh có được khoảng 20000 viên đạn pháo 105mm, bao gồm cả số Pháp 'viện trợ' bằng dù, đã được làm rõ rồi.
 
Chỉnh sửa cuối:

akitsun

Xe tải
Biển số
OF-729685
Ngày cấp bằng
19/5/20
Số km
208
Động cơ
-140,684 Mã lực
Em thấy trước khi đánh vụ này thì bên Pháp gáy cũng to lắm thấy cả thư khiêu khích Đại tướng rất hoành tráng. Không rõ lúc bị bắt ông Đờ cát tơ ri có nhớ nội dung này không?
 

Dminnn2018

Xe tải
Biển số
OF-819377
Ngày cấp bằng
19/9/22
Số km
312
Động cơ
24,027 Mã lực
Tuổi
32
Chuyện pháo 105mm bắn thẳng xuống Him Lam mà có cụ lôi cả cao xạ hạ nòng bắn thẳng =))=))=)) Em đã nói tới cỡ nòng pháo 105mm Mẽo là L22 rồi mà lôi pháo cao xạ làm dẫn chứng thì ...ôi thôi dồi =))=))=)) Hiểu biết về pháo như thế thì thôi em xin phép không tiếp.

Em cố tí, giải thích một chút để các khán thính giả nhiệt tình khỏi...nhiệt tình quá thôi.
Để em tỉ dụ dư này, pháo ta đặt ở độ cao 1000m chẳng hạn (cụ nào đấy nói 1200m, coi như làm tròn xuống), đỉnh đồi Him Lam cao 500m (cái này cứ tìm mấy nguồn trên mạng sẽ ra con số gần gần như vậy), chênh lệch độ cao là 500m. Với góc hạ nòng tối đa -5 độ, chênh lệch độ cao là 500m, để cái nòng pháo nhìn thẳng vào mục tiêu được thì khoảng cách từ pháo đến mục tiêu phải khoảng cỡ 5500m. Ở khoảng cách này, với cỡ nòng 22 của pháo 105mm thì đường đạn không còn đi căng nữa, mà đạn đã rơi xuống như kiểu rót cầu vồng, tác dụng bắn thẳng không còn nữa. Để giữ tác dụng bắn thẳng thì phải kéo pháo vào gần, ở 5500m đã hạ nòng tối đa thì kéo gần hơn thế thì phải làm mặt nền dốc về trước để góc hạ nòng xuống được nữa. Càng gần thì nền lại càng phải dốc về trước, và cái miệng hầm pháo nó phải hoang hoác ra để còn ...bắn thẳng được. Dốc quá lại phải thêm một đại đội trực sẵn bắn phát là cầm cành lá ra che miệng hầm cho khỏi lộ, và để kéo pháo lại vào hầm sau khi bắn :)):)):))
Đợt 1 của chiến dịch, pháo 105mm ta đặt theo vòng cung quanh lòng chảo, khoảng cách tới các mục tiêu là 5-7km. Nguồn nhandan special gì đó của một cụ thích bắn thẳng đã đưa ở trên, em không đưa lại. Khoảng cách đấy thấy cái gì mà bắn thẳng, lúc 5h chiều ở vùng núi mùa xuân đầu năm, lại còn đòi ngắm qua nòng pháo.
Trong trận Him Lam và trong các trận đánh ở Điện Biên Phủ, pháo bắn thẳng là sơn pháo 75mm. Áp dụng bắn thẳng vì có thể đưa pháo lại gần mục tiêu. Cũng mấy cái nguồn các cụ thích bắn thẳng đưa ra ở trên thì cối 120mm, 82mm bố trí cách mục tiêu 600-800m, sơn pháo 75mm cách 300-500m gì đấy. Đủ gần để nòng pháo 75mm nhìn thấy mục tiêu và đường đạn còn căng...thẳng.

Trong chiến tranh chống Mỹ có áp dụng pháo bắn thẳng, ít nhất có 1 trường hợp là pháo 105mm nhưng kết hợp với pháo nòng dài 85mm, và khoảng cách tới mục tiêu đâu 1500-2000m gì đấy. Các link khác mấy cụ nhiệt tình trích dẫn thì cũng là pháo 85mm, cỡ nòng 55 gì đấy.

Lại là cái khoảng cách tới mục tiêu. Cứ tụng cái câu 'đưa pháo lên cao, vào gần, bắn thẳng' mà không hiểu tại sao lại đưa lên cao và phải vào gần thì rồi lại khoe pháo cao xạ cũng hạ nòng bắn thẳng thôi.

Nói có sách mách có chứng đây cụ
 

thunder

Xe tải
Biển số
OF-494
Ngày cấp bằng
27/6/06
Số km
312
Động cơ
583,758 Mã lực

Nói có sách mách có chứng đây cụ
Thế cụ có biết đơn vị này sử dụng pháo nào bắn thẳng không ạ? Trong bài nhắc đến tiểu đoàn 275 (Trung đoàn 675, Đại đoàn 351), đây là đơn vị trang bị sơn pháo 75 chứ có phải 105 ly đâu, mà bất đắc dĩ bắn thẳng là khi kính ngắm hỏng thôi.
 
Biển số
OF-739045
Ngày cấp bằng
11/8/20
Số km
253
Động cơ
59,971 Mã lực
Tuổi
44
Theo ta tính toán thì cuộc chiến sẽ kết thúc sau 3 giờ giao chiến
Do không dứt điểm như kế hoạch, nên phía ta cũng lúng túng
Và suốt đêm đó cả hai bên bắn nhau kịch liệt, đến lúc này thì lợi thế nghiêng về phía địch vì chúng là những binh sĩ thiện chiến, to khoẻ, ở trên cao, bắn vào lực lượng ta tấn công từ dưới lên
Bộ đội ta hy sinh nhiều trong đêm đó
Sáng hôm sau, ta quyết tâm đưa thêm lực lượng mới bổ xung và quyết chiến để chiếm được Him Lam.
Sau những trận giao chiến, cuối cùng 9 giờ sáng ngày 14 tháng 3 năm 1954, lá cờ chiến thắng tung bay trên cum cứ điểm Him Lam
Điện Biên Phủ 1954_3_14 (3).jpg
Cụ cho em hỏi, ảnh này là ảnh thật hay ảnh dựng lại ạ?
 

Dan du an

Xe ba gác
Biển số
OF-94944
Ngày cấp bằng
11/5/11
Số km
20,147
Động cơ
400,637 Mã lực
Nói chung, người Việt có biệt tài về quân sự và có ý chí sắt đá khi có chiến tranh. Nó được tạo ra từ cả ngàn đời luôn phải chống ngoại xâm. Đúng là một dân tộc kiên cường. Nói ngược nói xuôi gì thì cũng không phủ nhận được việc đô hộ dân tộc này không bao giờ dễ dàng cả. Pháp, Mỹ, Tầu đều chạy mất dép hết thôi.
 

Grandtouring

Xe điện
Biển số
OF-34040
Ngày cấp bằng
26/4/09
Số km
4,588
Động cơ
461,172 Mã lực
Như nguồn này nói, pháo 105 ly được sử dụng bắn thẳng ở cự ly 1,1 đến 1,6km ở một số trận, nhưng không nhắc đến ĐBP. Nên còm phân tích của cụ hairyscary là hợp lý.
Screenshot_20240503_073729_Opera.jpg
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top