[TT Hữu ích] 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Tomy Trọc

Xe tăng
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-501623
Ngày cấp bằng
30/3/17
Số km
1,466
Động cơ
191,825 Mã lực
Tuổi
31
Nơi ở
Hà Nội
Điện Biên Phủ 1954_5_7 (15).jpg


Gia đình (7) .jpg

Ban công tầng 2 phía sau nhà em, mẹ em đứng bên trái, em nhỏ đứng thứ ba tựa vào bố em
Đêm 6 rạng 7 tháng 3 năm 1954, Bộ đội địa phương Hải Phòng tập kích sân bay Cát Bi, lửa cháy rực trời. Đứng ban công tầng hai, em cùng gia đình xem cảnh cháy đỏ rực trời. Hàng chục máy bay Pháp bị huỷ hoại và hư hại nặng.
Cũng từ ban công này, hàng ngày em ngửa mặt lên trời nhìn máy bay vận tải và máy bay ném bom hạng nặng bay lên Điện Biên Phủ
Bố em do quan hệ nghề nghiệp, quen biết với ban chỉ huy sân bay Cát Bi nên cũng thu mua được nhiều phế liệu (như giá sắt chở bom...) để kiếm sống
Bố em làm công việc bí mật cho Việt Minh (cách người dân gọi yêu quý), và ông rất say mê với chiến thắng Điện Biên Phủ. Em có nhiều kiến thức về Điện Biên Phủ nhờ bố em. Bố em mua Hoạ báo Việt Nam năm 1955, mai kia em lên nhà cậu em chụp lại, những cuốn hoạ báo đẹp, Trung Quốc in cho Việt Nam, những cuốn hoạ báo in vào tâm trí những năm tuổi thơ của em
Bố em có chiếc radio Phillip cực tốt, ông thường nghe đài phương Tây, ông luôn luôn kể rằng suốt đêm 7/5/ 1974, gần như tất cả các đài phát thanh phương tây đâu đâu cũng vang lên điệp khúc "Dien... Bien... Phu..."
Sau khi Hiệp định đình chiến được ký kết, bố em chiếc lái xe công vụ chở em lên Hà Nội và đến được Xuân Mai, một nơi được coi như ranh giới Pháp và ta trong tời kháng chiến. Vì đi với bố nhiều trên xe, em cũng chẳng ghi nhớ kỷ niệm này, nhưng bố em thì rất tự hào vì thuộc những người đầu tiên đến được Xuân Mai
Năm 2004, em một mình cưỡi xe máy hành trình từ Hải Phòng, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Yên Bái, Nghĩa Lộ, đèo Lũng lô, Phổ Yên, Cò Nòi, Sơn La Thuận Giáo đến Mường Phăng và Điện Biên Phủ để hình dung lại bước chân chá anh ngày xưa gánh gạo, kéo pháo mà em luôn kính phục. thật lòng
Nhân dịp 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, với tư cách và nhiệt huyết của người từng sống trong thời gian đó, em chia sẻ với các cụ những hình ảnh về cuộc chiến đẫm máu ở Điện Biên Phủ.
Mong các cụ hưởng ứng và góp ý nếu có sai sót
Đọc thấy tự hào quá cụ ah. Cơ mà năm 1954 nhà cụ có quả nhà kia là cũng không hề đơn giản.
 

Tlbooks

Xe buýt
Biển số
OF-68488
Ngày cấp bằng
16/7/10
Số km
889
Động cơ
477,659 Mã lực
Cụ có nguồn cụ thể loại pháo nào sử dụng bắn thẳng trong trận ĐBP không? Còn theo quan điểm của em thì chỉ có các loại pháo nhỏ như sơn pháo 75mm mới phù hợp trong việc đưa sát vào chiến trường.
- Pháo 105mm đang bố trí sẵn ở điểm cao, tầm bắn đang rất hiệu quả bao trùm tất cả các cụm cứ điểm, không ai lại kéo vào sát trận địa vì rất nặng, khéo vừa mất thời gian và dễ bị phát hiện.
- Các loại pháo cao xạ đã đặt ở vị trí thuận lợi để đón lõng máy bay bổ nhào ném bom, cũng không thể kéo vào sát chiến trường được vì Pháp liên tục sử dụng không quân ném bom để chi viện.
Cụ có thể search thông tin anh hùng Phùng Văn Khầu trong trận đồi E1 sử dụng pháo 75mm hợp đồng với bộ binh.
"Đặc biệt, trong Chiến dịch, ta đã sáng tạo đưa pháo lựu 105mm “lên cao, vào gần, bắn thẳng”, nâng mức chính xác, phát huy uy lực lớn của pháo, đạn, gây cho địch bất ngờ và bất lực trước hỏa lực của pháo binh ta. "


Tạp chí này đứng dầu trong danh mục tạp chí Quốc phòng, ISSN 0866-7527, được tính 0,75 đ.
Nên nguồn trích dẫn cụ có thể yên tâm
 
Chỉnh sửa cuối:

thunm

Xe tăng
Biển số
OF-419713
Ngày cấp bằng
29/4/16
Số km
1,142
Động cơ
-138,940 Mã lực
Nói gì thì nói, đây là chiến công hiển hách của bộ đội ta và công lớn trong chiến thắng này là của cụ Đại tướng!
Thời điểm đó ko thằng Pháp sẽ có thằng Anh hay thằng Trung quốc sang đô hộ. Mà thằng nào sang đô hộ thì cũng bị các cụ nhà ta oánh cho bật bãi thôi
 

coolpix8700

Xe trâu
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
32,604
Động cơ
904,790 Mã lực
- Các loại pháo cao xạ đã đặt ở vị trí thuận lợi để đón lõng máy bay bổ nhào ném bom, cũng không thể kéo vào sát chiến trường được vì Pháp liên tục sử dụng không quân ném bom để chi viện.
Cụ có thể search thông tin anh hùng Phùng Văn Khầu trong trận đồi E1 sử dụng pháo 75mm hợp đồng với bộ binh.
Thời Điện Biên Phủ chưa có kiểu ném bom bổ nhào.
Pháo DKZ 75mm ngắm bắn trực tiếp như các loại súng bộ binh!
 
Chỉnh sửa cuối:

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,449
Động cơ
221,716 Mã lực
Thời Điện Biên Phủ chưa có kiểu ném bom bổ nhào.
Còn pháo 75mm là khẩu DKZ, ngắm bắn trực tiếp như các loại súng bộ binh!
Ném bom bổ nhào có từ xưa rồi, có điều là đến ĐBP thì phi công nhát chết không dám nữa.
Còn pháp 75mm sơn pháo nó khác DKZ xa mà, bắn xa hơn, mạnh hơn. DKZ đạn lõm xuyên phá mạnh mãi sau mới có.
 

coolpix8700

Xe trâu
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
32,604
Động cơ
904,790 Mã lực
Ném bom bổ nhào có từ xưa rồi, có điều là đến ĐBP thì phi công nhát chết không dám nữa.
Còn pháp 75mm sơn pháo nó khác DKZ xa mà, bắn xa hơn, mạnh hơn. DKZ đạn lõm xuyên phá mạnh mãi sau mới có.
Cái ông khẩu đội trưởng sơn pháp 75 đang là anh nuôi, phụ trách bếp, đếm bằng những cái que bẻ ra vì không biết chữ, được đi học làm pháo thủ.
Ông ấy kể kê khẩu pháo bắn lô cốt cách 150m, còn trận sau đấu với pháo 105 của Pháp thì cách 250m: "Thông thường, để điều khiển pháo phải có tới bảy người làm nhiệm vụ, nhưng giờ chỉ còn mình tôi. Với tình thế cấp bách, tôi tự nhủ trước mắt có khẩu pháo to như thế mà không dùng thì thật lãng phí nên đã tìm cách xoay xở. Tôi ngắm khẩu thứ 3 của địch, một mình vừa làm pháo thủ ngắm bắn, nạp đạn, vừa quan sát mục tiêu, điểm nổ để điều chỉnh và bắn liền 3 phát. Khẩu pháo thứ 3 của địch đã bị tiêu diệt hoàn toàn"!
 
Chỉnh sửa cuối:

Quả Tạ

Xe hơi
Biển số
OF-314392
Ngày cấp bằng
3/4/14
Số km
139
Động cơ
292,709 Mã lực
Nơi ở
Vinh, Nghệ An
Thời Điện Biên Phủ chưa có kiểu ném bom bổ nhào.
Pháo DKZ 75mm ngắm bắn trực tiếp như các loại súng bộ binh!
Ném bom bổ nhào có từ xưa rồi, có điều là đến ĐBP thì phi công nhát chết không dám nữa.
Còn pháp 75mm sơn pháo nó khác DKZ xa mà, bắn xa hơn, mạnh hơn. DKZ đạn lõm xuyên phá mạnh mãi sau mới có.
"Ném bom bổ nhào" là kỹ thuật ném bom đã bắt đầu có từ thế chiến I, sau đó được cải thiện hơn ở những năm sau đó và ở thế chiến II.
Có những dòng máy bay thiết kế chuyên dành cho kỹ thật này đặc biệt là các nước có tàu sân bay như Nhật, Mỹ ở thế chiến II.
 

Xế Độp

Xe điện
Biển số
OF-77774
Ngày cấp bằng
13/11/10
Số km
4,088
Động cơ
443,598 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
đúng là bình thường lựu pháo theo hướng dẫn của nhà sản xuất, chỉ dùng để bắn cầu vồng (sơn pháo thì không kể), vào tay ta thì lựu pháp cũng bắn thẳng tốt...


"Trận tiến công Chư Nghé 22-9-1973 ta đưa pháo D74 vào bắn thẳng ở cự ly 4,5km, lựu pháo 105mm bắn ở cự ly 1.1km, pháo 85 nòng dài bắn ở cự ly 1 km, tiêu diệt toàn bộ hỏa điểm và công sự của địch."

"Không chỉ có pháo đất, pháo cao xạ 37mm và 57mm, trong tình huống cụ thể, sử dụng bắn thẳng cũng tạo nên hiệu quả rất lớn. Pháo cao xạ 37 mm 2 nòng bắn loạt, tạo màn đạn căng và hoả lực liên tiếp. Địch rất sợ hoả khí cao xạ 37 hạ nòng. Bộ đội phòng không trong đội hình bộ binh, khi cần đánh bộ binh là lực lượng hoả lực rất đáng nể. "
Lý thuyết thì loại pháo nào cũng có thể bắn thẳng được, tùy theo địa hình trận địa. Ngày xưa các cụ còn ngắm thẳng qua nòng để bắn.
Tùy theo từng loại pháo mà hiệu quả khác nhau, lựu pháo (nòng trơn) thường cự ly hiệu quả ngắn hơn so với loại có rãnh xoắn (nòng dài).
Trong chiến dịch ĐBP em nghĩ chủ yếu sơn pháo 75 nên có thể kéo sát trận địa bắn thẳng được, lựu pháo 105 cũng có sử dụng nhưng có lẽ số lượng hạn chế và khó kéo sát trận địa vì nó khá nặng so với các loại kia.
 

coolpix8700

Xe trâu
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
32,604
Động cơ
904,790 Mã lực
"Ném bom bổ nhào" là kỹ thuật ném bom đã bắt đầu có từ thế chiến I, sau đó được cải thiện hơn ở những năm sau đó và ở thế chiến II.
Có những dòng máy bay thiết kế chuyên dành cho kỹ thật này đặc biệt là các nước có tàu sân bay như Nhật, Mỹ ở thế chiến II.
Kỹ thuật ném bom bổ nhào thực tế chỉ sử dụng nhiều từ khi có máy bay phản lực, thiết kế vững chắc. Họ lợi dụng tốc độ cao của máy bay để hướng chuyển động - quỹ đạo rơi của quả bom.
Còn trong chiến tranh thế giới thứ II dù có 1 số máy bay có thể thực hiện (chúng đã thành những cái máy bay ném bom huyền thoại), nhưng kỹ thuật thịnh hành là bay bằng ổn định. Các máy ngắm + chọn vật chuẩn cũng được thiết kế cho kỹ thuật này!
 
Chỉnh sửa cuối:

jobber

Xe tăng
Biển số
OF-565670
Ngày cấp bằng
23/4/18
Số km
1,213
Động cơ
160,843 Mã lực
Cụ có nguồn cụ thể loại pháo nào sử dụng bắn thẳng trong trận ĐBP không? Còn theo quan điểm của em thì chỉ có các loại pháo nhỏ như sơn pháo 75mm mới phù hợp trong việc đưa sát vào chiến trường.
- Pháo 105mm đang bố trí sẵn ở điểm cao, tầm bắn đang rất hiệu quả bao trùm tất cả các cụm cứ điểm, không ai lại kéo vào sát trận địa vì rất nặng, khéo vừa mất thời gian và dễ bị phát hiện.
- Các loại pháo cao xạ đã đặt ở vị trí thuận lợi để đón lõng máy bay bổ nhào ném bom, cũng không thể kéo vào sát chiến trường được vì Pháp liên tục sử dụng không quân ném bom để chi viện.
Cụ có thể search thông tin anh hùng Phùng Văn Khầu trong trận đồi E1 sử dụng pháo 75mm hợp đồng với bộ binh.
Hôm qua e vừa đọc truyện Voi xung kích về bác Khầu và đồng đội, kéo 2 khẩu sơn pháo lên đồi E1 bắn xuống pháo 105 và sân bay Mường Thanh. 2 khẩu đội pháo sau còn 1 cho đến khi giặc đầu hàng
 

4banhxequay

Xe điện
Biển số
OF-66588
Ngày cấp bằng
18/6/10
Số km
4,525
Động cơ
471,163 Mã lực
chỗ này cụ cứ chịu khó mở vòng tròn hiểu biết ra ạ, có lẽ cụ không trong quân ngũ ngày nào rồi, biến báo vũ khí là nghề của ta, ta hiện còn có phát minh cải tiến tách rời ống phóng pháo phản lực, nhờ bạn Nga khò hàn gắn chân các kiểu có thể tháo rời để tiện mang vác, hiện sáng chế này rất phổ biến và được ưa thích bởi các lực lượng như Houthi, Hamas, Hezbollah..
Đúng là có công ước pháo phòng không không được dùng bắn bộ binh là có thật trong luật chiến tranh. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất các nước tham chiến thấy rằng sự tàn phá gây thương tật cho bộ binh bằng pháo cao xạ là quá lớn nên một hội nghị của những nước tham chiến đã cùng ký kết hiệp ước đó , chủ yếu là các nước ở châu Âu cùng ký kết . Từ đó bản ký kết này, công ước được xây dựng và thực hiện tại nhiều cuộc chiến ví dụ Mỹ và VN điều ký ước đó được phía Mỹ tuyệt đối tuân thủ, còn chuyện xxx khác có tuân thủ hay không thì không ai theo dõi hay lên án được. CPC đỏ đã từng lên án một xxx về điều đó...vv
chỗ cao xạ hạ nòng này, thôi em chỉ bàn đến đây thôi...
Còn công ước cấm đạn nổ 2 lần VD đạn m79 thì Mỹ có tuân thủ ko cụ ?
 

Tarra

Xe tăng
Biển số
OF-379558
Ngày cấp bằng
26/8/15
Số km
1,289
Động cơ
825,048 Mã lực
Em vào hóng lịch sử và hình ảnh kỷ niệm 70năm chiến thắng Điện Biên Phủ
 

NNS

Xe lừa
Biển số
OF-4688
Ngày cấp bằng
12/5/07
Số km
36,412
Động cơ
523,852 Mã lực
cảm ơn Cụ Ngao5 với những thread lịch sử quý giá. Đọc những thông tin này càng thấy cảm phục lớp người đi trước đã trải qua 2 cuộc chiến tranh. Sự ngạo mạn đặc trưng quý tộc Pháp thể hiện ở trận ĐBP này rõ quá
 

ung_sung_tu_tai

Xe container
Biển số
OF-710823
Ngày cấp bằng
18/12/19
Số km
6,047
Động cơ
204,079 Mã lực
Tuổi
44
cảm ơn Cụ Ngao5 với những thread lịch sử quý giá. Đọc những thông tin này càng thấy cảm phục lớp người đi trước đã trải qua 2 cuộc chiến tranh. Sự ngạo mạn đặc trưng quý tộc Pháp thể hiện ở trận ĐBP này rõ quá
Dạ

Đúng là xem những bức ảnh của cụ Ngao, dù chả theo cái chủ đề, cái mạch nào cả nhưng lại hình dung ra sự gian khổ/khó khăn của cuộc chiến lúc đó.
Còn đọc và xem các bộ phim về ĐBP đều thấy nó nhạt nhòa mà không thấy sự khó khăn gian khổ đâu cả. Thấy con đường đến chiến thắng nó phẳng phiu nhẹ nhàng
 

DurexSSL

Xe buýt
Biển số
OF-855596
Ngày cấp bằng
20/3/24
Số km
655
Động cơ
37,095 Mã lực
Nơi ở
Đỉnh Vu Sơn
cảm ơn Cụ Ngao5 với những thread lịch sử quý giá. Đọc những thông tin này càng thấy cảm phục lớp người đi trước đã trải qua 2 cuộc chiến tranh. Sự ngạo mạn đặc trưng quý tộc Pháp thể hiện ở trận ĐBP này rõ quá
Dạ

Đúng là xem những bức ảnh của cụ Ngao, dù chả theo cái chủ đề, cái mạch nào cả nhưng lại hình dung ra sự gian khổ/khó khăn của cuộc chiến lúc đó.
Còn đọc và xem các bộ phim về ĐBP đều thấy nó nhạt nhòa mà không thấy sự khó khăn gian khổ đâu cả. Thấy con đường đến chiến thắng nó phẳng phiu nhẹ nhàng
Kính Cụ Ngao5
Kính 2 Cụ một ly ạ
 
  • Vodka
Reactions: NNS

NNS

Xe lừa
Biển số
OF-4688
Ngày cấp bằng
12/5/07
Số km
36,412
Động cơ
523,852 Mã lực
Dạ

Đúng là xem những bức ảnh của cụ Ngao, dù chả theo cái chủ đề, cái mạch nào cả nhưng lại hình dung ra sự gian khổ/khó khăn của cuộc chiến lúc đó.
Còn đọc và xem các bộ phim về ĐBP đều thấy nó nhạt nhòa mà không thấy sự khó khăn gian khổ đâu cả. Thấy con đường đến chiến thắng nó phẳng phiu nhẹ nhàng
vâng cụ, lên ĐBP, đi bộ trèo lên đồi A1 thấp lè tè giờ thanh bình đến vậy mà em ko hình dung nổi chỉ vài m hào đó thôi mà hàng ngàn chiến sĩ đã ngã xuống hòa máu xương vào đất đồi đỏ như máu....
 

ung_sung_tu_tai

Xe container
Biển số
OF-710823
Ngày cấp bằng
18/12/19
Số km
6,047
Động cơ
204,079 Mã lực
Tuổi
44
vâng cụ, lên ĐBP, đi bộ trèo lên đồi A1 thấp lè tè giờ thanh bình đến vậy mà em ko hình dung nổi chỉ vài m hào đó thôi mà hàng ngàn chiến sĩ đã ngã xuống hòa máu xương vào đất đồi đỏ như máu....
Dạ

Bác bẩu phim ảnh nó cứ đẹp như tranh thế này thì gian với khổ gì ạ

1714724618250.png

1714724599483.gif



ĐBP.png
 
Chỉnh sửa cuối:

hoaoaihuong

Xe buýt
Biển số
OF-313492
Ngày cấp bằng
27/3/14
Số km
951
Động cơ
320,130 Mã lực
Dạ

Bác bẩu phim ảnh nó cứ đẹp như tranh thế này thì gian với khổ gì ạ

View attachment 8500476
View attachment 8500474
Đồng ý với cụ, xem phim cứ như đi dạo công viên khi đang yêu. Em nhớ mãi hình ảnh anh công tử Hà thành quyết tử với thủ đô trong tiểu thuyết “đất nước” của nhà văn Hữu Mai, hào hoa hay gì gì đó là bình thường, chỉ chợt phát hoảng khi phát hiện trong cái áo trấn thủ duy nhất của mình mặc từ ngày này qua ngày khác có vài con rận trong cái mùa đông 1947, đủ thấy mấy cái quần là áo lượt kia nó long lanh như … phường tuồng. :))
 

meodenmatlua

Xe container
Biển số
OF-186027
Ngày cấp bằng
19/3/13
Số km
5,747
Động cơ
402,160 Mã lực
Ông nội em hy sinh hôm 15/3 ở trận đánh đồi Độc Lập.
hôm 8/3 vừa rồi gia đình con cháu nhà em lên Điện Biên qua nghĩa trang đồi Độc Lập và mấy nơi thắp hương tưởng niệm.
Mong có phép màu nào đó để tìm được mộ ông nội em mà khó quá.
Em trai ông nội em cũng hy sinh trước đó một năm ở Ninh Bình nhưng cũng không biết chôn cất nơi nào.
 

minhmo

Xe cút kít
Biển số
OF-81131
Ngày cấp bằng
25/12/10
Số km
19,688
Động cơ
3,565,597 Mã lực
Nơi ở
chuồng sư tử
Điện Biên Phủ 1954_5_7 (15).jpg


Gia đình (7) .jpg

Ban công tầng 2 phía sau nhà em, mẹ em đứng bên trái, em nhỏ đứng thứ ba tựa vào bố em
Đêm 6 rạng 7 tháng 3 năm 1954, Bộ đội địa phương Hải Phòng tập kích sân bay Cát Bi, lửa cháy rực trời. Đứng ban công tầng hai, em cùng gia đình xem cảnh cháy đỏ rực trời. Hàng chục máy bay Pháp bị huỷ hoại và hư hại nặng.
Cũng từ ban công này, hàng ngày em ngửa mặt lên trời nhìn máy bay vận tải và máy bay ném bom hạng nặng bay lên Điện Biên Phủ
Bố em do quan hệ nghề nghiệp, quen biết với ban chỉ huy sân bay Cát Bi nên cũng thu mua được nhiều phế liệu (như giá sắt chở bom...) để kiếm sống
Bố em làm công việc bí mật cho Việt Minh (cách người dân gọi yêu quý), và ông rất say mê với chiến thắng Điện Biên Phủ. Em có nhiều kiến thức về Điện Biên Phủ nhờ bố em. Bố em mua Hoạ báo Việt Nam năm 1955, mai kia em lên nhà cậu em chụp lại, những cuốn hoạ báo đẹp, Trung Quốc in cho Việt Nam, những cuốn hoạ báo in vào tâm trí những năm tuổi thơ của em
Bố em có chiếc radio Phillip cực tốt, ông thường nghe đài phương Tây, ông luôn luôn kể rằng suốt đêm 7/5/ 1974, gần như tất cả các đài phát thanh phương tây đâu đâu cũng vang lên điệp khúc "Dien... Bien... Phu..."
Sau khi Hiệp định đình chiến được ký kết, bố em chiếc lái xe công vụ chở em lên Hà Nội và đến được Xuân Mai, một nơi được coi như ranh giới Pháp và ta trong tời kháng chiến. Vì đi với bố nhiều trên xe, em cũng chẳng ghi nhớ kỷ niệm này, nhưng bố em thì rất tự hào vì thuộc những người đầu tiên đến được Xuân Mai
Năm 2004, em một mình cưỡi xe máy hành trình từ Hải Phòng, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Yên Bái, Nghĩa Lộ, đèo Lũng lô, Phổ Yên, Cò Nòi, Sơn La Thuận Giáo đến Mường Phăng và Điện Biên Phủ để hình dung lại bước chân chá anh ngày xưa gánh gạo, kéo pháo mà em luôn kính phục. thật lòng
Nhân dịp 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, với tư cách và nhiệt huyết của người từng sống trong thời gian đó, em chia sẻ với các cụ những hình ảnh về cuộc chiến đẫm máu ở Điện Biên Phủ.
Mong các cụ hưởng ứng và góp ý nếu có sai sót
Em đi phượt mới về, xuất phát đúng ngày cụ Ngao5 lập thớt nên giờ mới đọc những dòng đầu tiên. Chúc cụ luôn mạnh khỏe, trường thọ.
Điện Biên em gắn bó khi tham gia các công trình từ năm 1998. Công trình đáng nhớ nhất vẫn là đường Điện Biên vào Mường Phăng phục vụ dịp kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên.
Chỉ tiếc là năm đó Cụ Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Phu nhân tuổi đã cao nên đã đi trực thăng từ Điện Biên vào Mường Phăng. Nhưng khi đọc báo thấy trung đoàn trưởng cũ của em, lúc đó là đại tá Trần Thi, phó tư lệnh quân chủng Phòng không - Không quân phụ trách chuyên cơ đưa Đại Tướng vào Mường Phăng. Sau nay ngồi với nhau em hay đùa: ông anh cướp khách của thằng em. :D
Bây giờ một năm em hay qua lại nhiều lần, thấy Điện Biên thay đổi và phát triển hạ tầng rất tốt, chắc do nguồn từ TƯ bơm lên.
Trong chuỗi địa danh cụ Ngao kể trong đoạn này: "Năm 2004, em một mình cưỡi xe máy hành trình từ Hải Phòng, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Yên Bái, Nghĩa Lộ, đèo Lũng lô, Phổ Yên, Cò Nòi, Sơn La Thuận Giáo đến Mường Phăng và Điện Biên Phủ để hình dung lại bước chân chá anh ngày xưa gánh gạo, kéo pháo mà em luôn kính phục thật lòng". Em nghĩ đó là địa danh Bắc Yên.

Em xin góp vài ảnh đền thờ Liệt sỹ tại chiến trường Điện Biên Phủ khánh thành ngày 7/5/2022. Cảm nhận của em là uy nghiêm, đẹp, hoành tráng.

1714725766188.png


Đường lên đền thờ em thấy được nhất là có thiết kế cầu dành cho xe lăn.
1714726528460.png


1714726630251.png


Phía trước nhà thờ là các cụm công trình đẹp và hiện đại.

1714725979407.png


1714726372278.png


1714726272460.png

Đền thờ với kiến trúc truyền thống của đình chùa Bắc Bộ.
1714726190998.png


1714726916499.png


1714726052465.png


1714726135873.png
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải
Top