[TT Hữu ích] 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

hairyscary

Xe điện
Biển số
OF-643753
Ngày cấp bằng
28/4/19
Số km
2,301
Động cơ
173,042 Mã lực
2. Trận Him Lam trong một đêm Việt Minh pháo kích mật độ dày đặc vào Him Lam, thậm chí pháo 105mm ở trên dãy đồi cao 1.200m hạ nòng bắn trực xạ nên thiệt hại vô cùng lớn cho Pháp, mật độ pháo được mô tả như "lửa địa ngục" hoặc "kinh hoàng còn hơn các trận pháo kích của liên quân Mỹ Anh vào bờ biển Normandy 1944". Sau đó là các trận tấn công vũ bão của các tiểu đoàn Việt Minh vào các điểm cao do các đại đội lê dương đóng giữ, sáng 14/3/1954 là coi như Pháp mất Him Lam, cánh cửa trấn giữ phía đông Điện Biên Phủ vỡ, Pháp có phản kích chiếm lại nhưng không thể.
Em nghĩ là nên bỏ cái huyền thoại pháo 105mm hạ nòng bắn trực xạ kiểu pháo bắn thẳng xuống đồn Him Lam cho đỡ...huyền bí.
Độ hạ nòng max của pháo 105 Mỹ là -5 độ, pháo ta trên cao thì phải đặt cách bao xa mới trực xạ được? Gần quá thì hạ nòng xuống deck tới được, mà xa quá thì đâu còn là trực xạ. Cỡ nòng của pháo 105mm Mỹ là L22, nòng ngắn, tốc độ đạn thấp, là pháo bắn cầu vồng chứ không phải pháo trực xạ.
Trận Him Lam đánh và buổi chiều. Mà tháng 3 miền núi trời tối sớm, nhìn bằng gì để mà trực xạ được. Để trực xạ lại phải kéo hẳn pháo lộ ra ngoài mới không vướng nòng, lộ vị trí.
Nên cái quả bắn trực xạ xuống Him Lam chắc là do khán thính giả nhiệt tình tự gán vào thôi.
 
Chỉnh sửa cuối:

Dminnn2018

Xe tải
Biển số
OF-819377
Ngày cấp bằng
19/9/22
Số km
348
Động cơ
25,994 Mã lực
Tuổi
32
chắc không phải đâu cụ, pháo ta yếu lắm, ít lắm
trên này anh em còn vẽ cả huyền thoại máy bay trinh sát Pháp bay đêm đếm lửa đầu nòng cho pháp Pháp phản pháo nữa cơ ạ...
Em đã nói ở trên rồi, "mắt pháo" Đồi Xanh - Cao điểm 781 đã bị Việt Minh chiếm mất thì lấy chỗ nào mà quan sát để xác định vị trí địch đòi phản pháo. Máy bay trinh sát định vị ban ngày còn chưa ăn ai đừng nói ban đêm tối như hũ nút, hoa tiêu thời ấy chắc chắn chạy bằng cơm thì làm sao vừa quan sát giữa một không gian như vậy, vừa chấm chính xác được tọa độ, vừa liên lạc bằng sóng gì xuống được pháo binh dưới mặt đất bắn đúng chỗ đó? Mà máy bay thời đó toàn loại cánh quạt, phản lực còn đang thử nghiệm, bay từ Cát Bi, Gia Lâm, Bạch Mai lên Điện Biên Phủ chắc hết xăng.
 

Dminnn2018

Xe tải
Biển số
OF-819377
Ngày cấp bằng
19/9/22
Số km
348
Động cơ
25,994 Mã lực
Tuổi
32
Em nghĩ là nên bỏ cái huyền thoại pháo 105mm hạ nòng bắn trực xạ kiểu pháo bắn thẳng xuống đồn Him Lam cho đỡ...huyền bí.
Độ hạ nòng max của pháo 105 Mỹ là -5 độ, pháo ta trên cao thì phải đặt cách bao xa mới trực xạ được? Gần quá thì deck hạ nòng xuống được mà xa quá thì đâu còn là trực xạ. Cỡ lòng của pháo 105mm Mỹ là L22, nòng ngắn, tốc độ đạn thấp, là pháo bắn cầu vồng chứ không phải pháo trực xạ.
Trận Him Lam đánh và buổi chiều. Mà tháng 3 miền núi trời tối sớm, nhìn bằng gì để mà trực xạ được. Để trực xạ lại phải kéo hẳn pháo lộ ra ngoài mới không vướng nòng, lộ vị trí.
Nên cái quả bắn trực xạ xuống Him Lam chắc là do khán thính giả nhiệt tình tự gán vào thôi.
Chỉ là cụ không biết thôi, lối đánh "kéo pháo lên cao, hạ nòng trực xạ" là cách đánh hiểm của pháo binh QĐNDVN. Pháo 105mm M2A1 nó tà âm được là trực xạ được, mà ngắm qua cái gì, dễ nhất là ngắm qua nòng pháo chứ qua cái gì: Qua nòng pháo nhìn chỗ nào thấy khói lửa mịt mù là cứ tương đạn vào đó, chả qua cụ không biết cứ nghĩ phức tạp chứ thực ra cha ông ta đánh trận có nhiều cái đơn giản hết sức nhưng hiệu quả cao. Ngoài ra, cụ có biết là pháo M2A1 có tính năng bắn trực xạ, có hẳn loại đạn để bắn trực xạ, thậm chí còn có cả loại đạn ria để bắn như đạn hoa cải chống biển người trong chiến tranh Triều Tiên.

Pháo phòng không còn hạ nòng trực xạ quét bộ binh được, chứ lựu pháo đã là gì hả cụ. Không lên cao hạ nòng bắn thẳng được thì nhạc sĩ lấy đâu ra mà sáng tác "Pháo anh lên đồi cao nã vào đầu giặc Mỹ". Bắn cầu vồng cần chi lên đồi, các cụ Việt Minh cần chi tháo pháo ra mang lên núi lắp lại, hay kéo pháo vượt dốc chi cho mệt.....
 
Chỉnh sửa cuối:

Tlbooks

Xe buýt
Biển số
OF-68488
Ngày cấp bằng
16/7/10
Số km
889
Động cơ
477,659 Mã lực
Cảnh báo:
- Nội dung bị xoá vì đưa nhiều thông tin mới nhưng không dẫn nguồn
- Tiếp tục vi phạm sẽ bị dừng đăng - viết bài trong thớt
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,446
Động cơ
221,716 Mã lực
Chỉ 1 khẩu sơn pháo 75 ly được thọc sâu vào đồi E là 1 chi tiết mới được nhắc đến sau này. Chỉ cách 500-600 mét.

Suốt 39 ngày đêm chiến đấu (từ 30.3 tới 7.5.1954) trên đồi E, với một khẩu sơn pháo 75 mm, Khẩu đội 1 do đồng chí Phùng Văn Khầu làm đội trưởng đã phá hủy 1 lô cốt, 5 khẩu pháo 105 mm, 6 khẩu đại liên, 1 kho đạn, diệt hàng trăm tên địch, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chi viện cho bộ binh chiến đấu thắng lợi.
1714645313289.png


.
 

Tlbooks

Xe buýt
Biển số
OF-68488
Ngày cấp bằng
16/7/10
Số km
889
Động cơ
477,659 Mã lực
Em nghĩ là nên bỏ cái huyền thoại pháo 105mm hạ nòng bắn trực xạ kiểu pháo bắn thẳng xuống đồn Him Lam cho đỡ...huyền bí.
Độ hạ nòng max của pháo 105 Mỹ là -5 độ, pháo ta trên cao thì phải đặt cách bao xa mới trực xạ được? Gần quá thì deck hạ nòng xuống được mà xa quá thì đâu còn là trực xạ. Cỡ lòng của pháo 105mm Mỹ là L22, nòng ngắn, tốc độ đạn thấp, là pháo bắn cầu vồng chứ không phải pháo trực xạ.
Trận Him Lam đánh và buổi chiều. Mà tháng 3 miền núi trời tối sớm, nhìn bằng gì để mà trực xạ được. Để trực xạ lại phải kéo hẳn pháo lộ ra ngoài mới không vướng nòng, lộ vị trí.
Nên cái quả bắn trực xạ xuống Him Lam chắc là do khán thính giả nhiệt tình tự gán vào thôi.
cách sáng tạo dùng (lựu) pháo kéo lên cao, bắn thẳng phổ biến trong binh chủng pháo binh ta mà cụ, có hẳn cụm từ cách đánh này ""đưa pháo lên cao, vào gần, bắn thẳng", sau này đánh Mỹ, địa hình Tây Nguyên các cụ dùng ác liệt




 
Chỉnh sửa cuối:

Tlbooks

Xe buýt
Biển số
OF-68488
Ngày cấp bằng
16/7/10
Số km
889
Động cơ
477,659 Mã lực
Tư liệu mới công bố, vai trò của cố vấn TQ, cùng với thời gian, cũng phải trung thực với lịch sử:

"Hạ tuần tháng 10/1953, với sự phối hợp và giúp đỡ của tình báo Trung Quốc, ta đã có trong tay bản kế hoạch Nava "
 

dtrung

Xe điện
Biển số
OF-8577
Ngày cấp bằng
20/8/07
Số km
3,569
Động cơ
582,403 Mã lực
Báo Nhân dân

.

Trong cả chiến dịch và trong từng trận chiến đấu, ta đã tập trung pháo binh một cách hợp lý để tạo ưu thế về hỏa lực: trong trận Him Lam ta 3 địch 1; trận đồi Độc Lập ta 4,5 địch 1. Cả chiến dịch, nếu tính riêng pháo, cối chi viện trực tiếp, ta gấp 10 lần địch. Nếu tính cả các nhiệm vụ chế áp các mục tiêu khác, ta cũng gấp 2,6 lần. Trận Mường Thanh ta đã tập trung 20 khẩu để thực hành hỏa lực chuẩn bị.

Về đạn, tuy có nhiều khó khăn nhưng cũng có trận ta đã tập trung tới 4.000 viên.

Vì thế, trong đợt một, hỏa lực pháo binh ta đã làm tê liệt pháo binh địch ngay từ đầu, chi viện đắc lực cho bộ binh đánh nhanh diệt gọn, giảm đáng kể thương vong do pháo binh địch gây ra.
 

mihkun

Tháo bánh
Biển số
OF-173291
Ngày cấp bằng
23/12/12
Số km
2,457
Động cơ
367,826 Mã lực
Giờ chúng ta toàn đứng ở hiện tại và dựa trên những gì thuật lại để mà phán xét, và nhiều khi chỉ là suy đoán. Theo mình đọc ở đâu đó, thì công binh ta rất giỏi, đã nguỵ trang trận địa pháo rất tốt bằng cách để pháo vào hang núi, hai là dùng rơm đốt tạo khói, nên không quân và pháo binh Pháp không phát hiện trận địa pháo thực sự của ta ở đâu, vì nhìn đâu cũng toàn thấy khói và chớp lửa. Pháp có phản pháo vào trận địa giả và đã sớm nhận ra, nên tay chỉ huy Pháp đã thấy thua chắc nên đi sớm.
Vâng, Pháp chọn Điện Biên vì tin VM không thể mang pháo lớn lên đó giống Nà Sản. Mà một khi đã mang lên được để bắn xuống thung lũng thì chỉ 1-2 trận phản pháo không tác dụng là Piroth hiểu là đã “xong”. Sai lầm bi thảm của ông này là cho rằng VM chỉ có thể mang được một lượng nhỏ 75mm lên Điện Biên phủ. Từ sai lầm đấy ông ta nghĩ pháo VM không đủ tầm để bao phủ toàn bộ trận địa pháo bên mình. Thực tế thì đối phương không những bao phủ được, mà còn có lợi thế tuyệt đối về độ chính xác bằng cách điều chỉnh pháo sau mỗi phát đạn nhờ quan sát bằng mắt thường.
Còn sử dụng không quân để ném bom gần như không tác dụng:
1. Không quân phải mất nhiều thời gian mới có thể đến được điểm nghi đặt pháo của đối phương, lúc đó pháo đã rút vào hầm.
2. Có cả trăm địa điểm tạo khói để nghi binh vì việc đốt tạo một đám khói là chuyện quá đơn giản.
3. Pháo đặt đối diện lòng chảo trên sườn núi, nên đường bay vào cắt bom thẳng từ phía trước là không thể thay đổi. Đối phương sẽ có lợi thế lớn trong việc đón lõng.
4. Sân bay ĐB cũng như nằm trong tầm pháo.
 

Cụ Nicolas

Xe tăng
Biển số
OF-377378
Ngày cấp bằng
12/8/15
Số km
1,023
Động cơ
302,341 Mã lực
Trong chiến dịch này ta huy động hàng chục vạn người dân công, mở đường, tiếp tế, vận chuyển lương thực, đạn dược, kéo pháo rầm rập suốt từ các vùng liên khu 4-5 lên Tây Bắc... mà quân Pháp không trinh sát, không phát hiện và đánh giá đúng lực lượng đối phương tham chiến
Vẫn cứ nhơ nhơn tự đắc, khiêu khích Việt Minh không dám đánh lớn, không có pháo lớn, không đủ hậu cần đánh lâu dài...
Phải nói bọn nó thua là đúng, trinh sát quá tệ, chủ quan, coi thường sức mạnh của cả một dân tộc
 

muathuhanoi883

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-856084
Ngày cấp bằng
27/3/24
Số km
204
Động cơ
5,394 Mã lực
Tuổi
43
.......................................................................
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:

Tlbooks

Xe buýt
Biển số
OF-68488
Ngày cấp bằng
16/7/10
Số km
889
Động cơ
477,659 Mã lực
Các huyền thoại về việc Việt Minh bắn ít đạn, tổng chiến dịch bắn 10,000 viên

"Trong phong trào này, bộ đội đã lấy được 5.000 quả đạn pháo 105mm từ dù tiếp tế của địch ngay tại trận địa. Đại đoàn 316 là đơn vị thu nhiều nhất được 4.500 quả đạn pháo 105mm, Đại đoàn Bộ binh 304 vừa chiến đấu, vừa đoạt dù tiếp tế thu được hàng trăm quả đạn pháo các loại. Tất cả số đạn pháo chiến lợi phẩm trên được các đơn vị đưa ngay vào chiến đấu, khắc phục kịp thời tình trạng thiếu đạn. Tổng số chiến lợi phẩm thu được ở chiến dịch khoảng 1.000 tấn vũ khí đạn (trong đó phần lớn là đạn pháo 105mm và đạn cối), 43 tấn máy móc và dụng cụ thông tin, 46 xe ô tô... "
(ghị chú: đạn 105mm nặng 19kg, đạn cối 120mm nặng 17kg, riêng đạn cối thu được đã cỡ 50,000 viên)



"Riêng số đạn pháo 105mm quân ta thu được 5.000 quả, bằng một phần tư số đạn tiêu thụ ở Điện Biên Phủ. Đêm ngày 22/4/1954, Đại đoàn 308 thu được 1.000 viên đạn cối 81mm do Mỹ sản xuất. Có đêm bộ đội ta còn thu được hơn 100 tấn hàng các loại do địch thả dù. "

 

dannongthon

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-326965
Ngày cấp bằng
14/7/14
Số km
1,663
Động cơ
264,616 Mã lực
View attachment 8497159
Hình ảnh lỗ châu mai cụ Phan Đình Giót lấy thân mình lấp vào, được chiếu trên Thời sự 19h tối nay. Tôi chưa hình dung nổi thân cụ lấp như thế nào?
Dựa lưng vào là lỗ châu mai tịt! Lính trong lỗ châu mai tầm quan sát đã kém lại bị cái xác cụ chắn cửa thì bắn vào ai nữa? Lúc này chỉ cần vài cụ với lựu đạn áp sát thả vài quả là đi sạch cái lô cốt! Bạo lực hơn thì đặt cục bọc phá 10kg thì chắc bật tung cả móng lô cốt!
 
Chỉnh sửa cuối:

dannongthon

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-326965
Ngày cấp bằng
14/7/14
Số km
1,663
Động cơ
264,616 Mã lực
Các huyền thoại về việc Việt Minh bắn ít đạn, tổng chiến dịch bắn 10,000 viên

"Trong phong trào này, bộ đội đã lấy được 5.000 quả đạn pháo 105mm từ dù tiếp tế của địch ngay tại trận địa. Đại đoàn 316 là đơn vị thu nhiều nhất được 4.500 quả đạn pháo 105mm, Đại đoàn Bộ binh 304 vừa chiến đấu, vừa đoạt dù tiếp tế thu được hàng trăm quả đạn pháo các loại. Tất cả số đạn pháo chiến lợi phẩm trên được các đơn vị đưa ngay vào chiến đấu, khắc phục kịp thời tình trạng thiếu đạn. Tổng số chiến lợi phẩm thu được ở chiến dịch khoảng 1.000 tấn vũ khí đạn (trong đó phần lớn là đạn pháo 105mm và đạn cối), 43 tấn máy móc và dụng cụ thông tin, 46 xe ô tô... "
(ghị chú: đạn 105mm nặng 19kg, đạn cối 120mm nặng 17kg, riêng đạn cối thu được đã cỡ 50,000 viên)



"Riêng số đạn pháo 105mm quân ta thu được 5.000 quả, bằng một phần tư số đạn tiêu thụ ở Điện Biên Phủ. Đêm ngày 22/4/1954, Đại đoàn 308 thu được 1.000 viên đạn cối 81mm do Mỹ sản xuất. Có đêm bộ đội ta còn thu được hơn 100 tấn hàng các loại do địch thả dù. "

việt Minh dùng tổng cộng 20k viên đạn pháo 105 mm cho cả chiến dịch mà anh Ủn bắc triều vừa viện trợ Nga 2 triệu đạn 152 mm như tính toán của Hàn Quốc thì số đạn anh Kim Ủn đang lưu trữ thật là khủng khiếp!
 

Visser III

Xe tăng
Biển số
OF-613353
Ngày cấp bằng
2/2/19
Số km
1,409
Động cơ
191,777 Mã lực
Tuổi
43
Các huyền thoại về việc Việt Minh bắn ít đạn, tổng chiến dịch bắn 10,000 viên

"Trong phong trào này, bộ đội đã lấy được 5.000 quả đạn pháo 105mm từ dù tiếp tế của địch ngay tại trận địa. Đại đoàn 316 là đơn vị thu nhiều nhất được 4.500 quả đạn pháo 105mm, Đại đoàn Bộ binh 304 vừa chiến đấu, vừa đoạt dù tiếp tế thu được hàng trăm quả đạn pháo các loại. Tất cả số đạn pháo chiến lợi phẩm trên được các đơn vị đưa ngay vào chiến đấu, khắc phục kịp thời tình trạng thiếu đạn. Tổng số chiến lợi phẩm thu được ở chiến dịch khoảng 1.000 tấn vũ khí đạn (trong đó phần lớn là đạn pháo 105mm và đạn cối), 43 tấn máy móc và dụng cụ thông tin, 46 xe ô tô... "
(ghị chú: đạn 105mm nặng 19kg, đạn cối 120mm nặng 17kg, riêng đạn cối thu được đã cỡ 50,000 viên)



"Riêng số đạn pháo 105mm quân ta thu được 5.000 quả, bằng một phần tư số đạn tiêu thụ ở Điện Biên Phủ. Đêm ngày 22/4/1954, Đại đoàn 308 thu được 1.000 viên đạn cối 81mm do Mỹ sản xuất. Có đêm bộ đội ta còn thu được hơn 100 tấn hàng các loại do địch thả dù. "

Cụ có tư liệu nào nói Việt Minh bắn hết luôn số chiến lợi phẩm thu được không ạ.
 

auto BMW

Xe tải
Biển số
OF-459991
Ngày cấp bằng
8/10/16
Số km
365
Động cơ
204,020 Mã lực
Tuổi
57
Khoe tí
Gia đình (7) .jpg

Chiếc nhà bên trái diện tích đất 180 mét vuông, bố em xây 1952
Chiếc nhà bên phải (cụ thấy một nửa cửa sổ) cũng là của nhà em mua trước đó, nhỏ hơn chỉ 150 mét vuông thôi
Nhà to bố em bán 1963 vì miếng ăn cho gia đình 12 người. Nhà nhỏ sau 1955 cho người ta thuê (vì nhà quá rộng) thế là người ta chiếm không đòi được. Nay chỉ còn 1/2 diện tích, hai tầng, em trai đang ở
Bố em là cơ sở bí mật của Thành uỷ. Năm 1959, khánh thành Bảo tàng Hải Phòng, cả gia đình nhà em đến dự, vì nhà em có nhiều đồ được mang vào bảo tàng, trong đó có chiếc cặp của em, anh trai em sử dụng mang tài liệu đi lại cho ông lang Bách (sau làm ở Viện Đông Y, cuối đời ông là nhà thư pháp sống ở Tràng Tiền, em gặp lần cuối 1988, ông Bách quý em, ông kém bố em khoảng 15 tuổi).
Căn "nhà nhỏ" trên từng là nơi nuôi cán bộ Việt Minh trong đó có ông Phạm Hưng (và vợ, nhưng lúc đó chưa lấy nhau) và khoảng vài người nữa, ông Đỗ Mười cũng ghé qua một lần, sau này có người nói bố em mới biết
Bố em làm cho hãng đóng tàu thuỷ CARIC, chủ hãng cấp riêng cho bố em một ô tô công vụ để ra vào cảng Hải Phòng, vì bố em lái được xe, không cần thuê người lái. Nhà em thì khá to và thuộc loại giàu, lại có ô tô đỗ cửa nên người Tây tin tưởng, không nhòm ngó. Sau 1955, dân phố đề nghị nhà nước "tịch thu" nhà em vì giàu. Nhưng không mấy biết nhà em là cơ sở của Việt Minh, và bố em cũng chẳng cần giải thích
Em học trường mẫy giáo "quốc tế" Việt Anh như cách gọi ngày nay, được bố cho đi chơi bằng xe thường xuyên tiếp xúc với nhiều đại gia Hải Phòng
Gia đình (2) .jpg

Bố em và gia đình bạn bè ở Đồ Sơn, ông (phải) mặc may ô, đeo kính mát
Gia đình (3) .jpg

Anh chị em của em ở Đồ Sơn, anh cả, anh thứ hai.... em được "chị" Kim, cô bảo mẫu trông nom. Lúc này em là con thứ sau, tạm là út vì hai người em lúc đó chưa ra đời
Nguyễn Hoc (1).jpg

Em và anh trai chụp ở vườn ngôi "nhà nhỏ" thứ hai
Nguyễn Hoc (10).jpg

Em (phải) ở Tiệp Khắc năm 1981 khi làm việc ở Viện Vô tuyến và Kỹ thuật điện tử, Viện Hàn lâm khoa học Tiệp Khắc
Hoá ra Ngao
Khoe tí
Gia đình (7) .jpg

Chiếc nhà bên trái diện tích đất 180 mét vuông, bố em xây 1952
Chiếc nhà bên phải (cụ thấy một nửa cửa sổ) cũng là của nhà em mua trước đó, nhỏ hơn chỉ 150 mét vuông thôi
Nhà to bố em bán 1963 vì miếng ăn cho gia đình 12 người. Nhà nhỏ sau 1955 cho người ta thuê (vì nhà quá rộng) thế là người ta chiếm không đòi được. Nay chỉ còn 1/2 diện tích, hai tầng, em trai đang ở
Bố em là cơ sở bí mật của Thành uỷ. Năm 1959, khánh thành Bảo tàng Hải Phòng, cả gia đình nhà em đến dự, vì nhà em có nhiều đồ được mang vào bảo tàng, trong đó có chiếc cặp của em, anh trai em sử dụng mang tài liệu đi lại cho ông lang Bách (sau làm ở Viện Đông Y, cuối đời ông là nhà thư pháp sống ở Tràng Tiền, em gặp lần cuối 1988, ông Bách quý em, ông kém bố em khoảng 15 tuổi).
Căn "nhà nhỏ" trên từng là nơi nuôi cán bộ Việt Minh trong đó có ông Phạm Hưng (và vợ, nhưng lúc đó chưa lấy nhau) và khoảng vài người nữa, ông Đỗ Mười cũng ghé qua một lần, sau này có người nói bố em mới biết
Bố em làm cho hãng đóng tàu thuỷ CARIC, chủ hãng cấp riêng cho bố em một ô tô công vụ để ra vào cảng Hải Phòng, vì bố em lái được xe, không cần thuê người lái. Nhà em thì khá to và thuộc loại giàu, lại có ô tô đỗ cửa nên người Tây tin tưởng, không nhòm ngó. Sau 1955, dân phố đề nghị nhà nước "tịch thu" nhà em vì giàu. Nhưng không mấy biết nhà em là cơ sở của Việt Minh, và bố em cũng chẳng cần giải thích
Em học trường mẫy giáo "quốc tế" Việt Anh như cách gọi ngày nay, được bố cho đi chơi bằng xe thường xuyên tiếp xúc với nhiều đại gia Hải Phòng
Gia đình (2) .jpg

Bố em và gia đình bạn bè ở Đồ Sơn, ông (phải) mặc may ô, đeo kính mát
Gia đình (3) .jpg

Anh chị em của em ở Đồ Sơn, anh cả, anh thứ hai.... em được "chị" Kim, cô bảo mẫu trông nom. Lúc này em là con thứ sau, tạm là út vì hai người em lúc đó chưa ra đời
Nguyễn Hoc (1).jpg

Em và anh trai chụp ở vườn ngôi "nhà nhỏ" thứ hai
Nguyễn Hoc (10).jpg

Em (phải) ở Tiệp Khắc năm 1981 khi làm việc ở Viện Vô tuyến và Kỹ thuật điện tử, Viện Hàn lâm khoa học Tiệp Khắc
Hoá ra Ngao5 tiên sinh là "xù mốc" một thời.
Từ ngày về tiên sinh có quay lại Đông âu lần nào không.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top