[Funland] 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

cuduc

Xe tải
Biển số
OF-46213
Ngày cấp bằng
11/9/09
Số km
322
Động cơ
464,089 Mã lực
Vtv kết nối hôm nay có nói tài liệu tình báo Pháp nắm được cách đánh vây lấn bằng hào và chụp ảnh được sơ đồ phát triển của hệ thống hào mà chịu không làm gì được chấp nhận nhìn thấy thòng lọng siết dần. Chiến thuật của các cụ so với đội bạn như thuộc lever khác rồi
 

DurexMsize

Xe tải
Biển số
OF-856569
Ngày cấp bằng
3/4/24
Số km
447
Động cơ
10,894 Mã lực
Cách đánh đào hào xiết thòng lọng về sau Khe Sanh Mỹ nó còn khiếp vía, dù B52 nó thả bom như giông bão
 

fanmu12345

Xe điện
Biển số
OF-720565
Ngày cấp bằng
17/3/20
Số km
2,324
Động cơ
96,579 Mã lực
Tuổi
50

Nó là lính đánh thuê. Thiện chiến
Trước năm 1950 lính lê dương Pháp hầu hết là tội phạm , hoặc tù binh hoặc người nhập cư trái phép.

Họ được chiêu mộ vào lính lê dương để xóa án tù hoặc không phải làm tù binh, sau khi hết hợp đồng làm lính lê dương thì có thể nhập quốc tịch mới và 1 lý lịch mới hoàn toàn.
 

Hoang Giang91

Xe tăng
Biển số
OF-96362
Ngày cấp bằng
22/5/11
Số km
1,295
Động cơ
421,415 Mã lực
Trước năm 1950 lính lê dương Pháp hầu hết là tội phạm , hoặc tù binh hoặc người nhập cư trái phép.

Họ được chiêu mộ vào lính lê dương để xóa án tù hoặc không phải làm tù binh, sau khi hết hợp đồng làm lính lê dương thì có thể nhập quốc tịch mới và 1 lý lịch mới hoàn toàn.
Ờ thể nào theo các cụ kể lại, mỗi khi đội này đi vào làng càn gây ra lắm chuyện tác quái lắm
 

Payroll

Xe điện
Biển số
OF-51431
Ngày cấp bằng
23/11/09
Số km
2,941
Động cơ
437,860 Mã lực
Nơi ở
Hắc mộc nhai
Trước năm 1950 lính lê dương Pháp hầu hết là tội phạm , hoặc tù binh hoặc người nhập cư trái phép.

Họ được chiêu mộ vào lính lê dương để xóa án tù hoặc không phải làm tù binh, sau khi hết hợp đồng làm lính lê dương thì có thể nhập quốc tịch mới và 1 lý lịch mới hoàn toàn.
Lê dương còn có lính SS Đức, hàng binh người Nga, Ba lan,... bên phát xít. Họ đều là loại máu lạnh, có năng khiếu giết người
 

silver1

Xe điện
Biển số
OF-295244
Ngày cấp bằng
8/10/13
Số km
2,595
Động cơ
334,716 Mã lực
Trang sử hào hùng của Quân đội ND Việt Nam, trải qua bao đời bao thế kỉ vẫn vậy, luôn luôn hào hùng mạnh mẽ không bao giờ khuất phục trc bất kể kẻ thù nào dù chúng có mạnh đến mấy.
Mấy hôm trc đọc bài về công tác hậu cần tải lương thực vũ khí lên ĐBP mới thấy ý chí vượt gian nan của nhân dân ta cứ khôi ra sao. Thật tuyệt vời
Mà nhân đây cụ Ngao5 cho em hỏi, tại sao Pháp tại chọn ĐBP để dồn quân về, một nơi xa xôi heo hút cực kì khó cho việc giao thông thời đó ạ? Mà ko phải 1 nơi nào khác.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,300
Động cơ
1,132,815 Mã lực
Mà nhân đây cụ Ngao5 cho em hỏi, tại sao Pháp tại chọn ĐBP để dồn quân về, một nơi xa xôi heo hút cực kì khó cho việc giao thông thời đó ạ? Mà ko phải 1 nơi nào khác.
Em rất thích câu hỏi này, đúng hơn là em đang chờ đợi câu hỏi này
Câu chuyện Điện Biên Phủ chưa bắt đầu trước tháng 8/1953. Các cụ nhớ hộ em thời điểm này nhé
Liên quan đến Căn cứ Nà Sản, cách Sơn La 38 km về phía Hà Nội.
Nà Sản, nơi đó có sân bay lớn nhất vùng Tây Bắc, được xây dựng từ lâu rồi, đến thời de Lattre de Tassigny và Salan thì được gia cố trở thành cụm cứ điểm mạnh nhất Tay Bắc, mà không phải Sơn La
Nà Sản (0).png

Năm 1952, ta nhổ được Nghĩa Lộ hôm 18/10/1952, rồi bắt địch bỏ chạy khỏi Sơn La
Trong chiến dịch Tây Bắc hai chỗ ta không nhổ được là Lai Châu và Nà Sản, cả hai đều có sân bay dã chiến khá rộng
Nà Sản cần phải nhổ trước
Nhưng cụm cứ điểm Nà Sản quá mạnh lại án ngữ Quốc lộ 6 khiến ta bị chặn lại.
Tướng Hoàng Văn Thái, Tham mưu truỏng QĐNDVN cùng Cố vấn Trung Quốc Mai Gia Sinh trực tiếp chỉ huy đánh Nà Sản
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,300
Động cơ
1,132,815 Mã lực
Nà Sản cũng nằm trong lòng chảo, địch xây dựng công sự hầm hào chắc chắn, ta ở trên đánh xuống ngon lành phải không ạ. Không dễ thế đâu, vì đỉnh dãy núi xung quanh có trạm quan sát của địch. Ta đem quân đến sườn đồi kia thì pháo địch thịt ngay.
Hai cụ Hoàng Văn Thái và Mai Gia Sinh chỉ có bộ đội và súng côi thôi, không đọ được với địch, bộ đội ta tiến đánh Nà Sản, nhưng vấp phải công sự phòng ngự rắn của địch thành ra thất bại, thuật ngữ Trung Quốc hồi đó là "đánh công kiên". Hai cụ Thái và Sinh thua trận Nà Sản
Navarre biết chỗ yếu của ta là "đánh công kiên" kém (hiểu nôm na là đánh vào chỗ lô cốt phòng ngự)
Thế là Navarre cùng các sĩ quan tham mưu tính rằng, nếu "nhân điển hình", xây dựng một cụm cứ điểm mạnh hơn, dụ ta đến chọi thì chắc chắn sẽ nghiền nát chủ lực ta.
Đến tháng 8/1953 mới thai nghén cum cứ điểm mới, nhưng xây dựng ở đâu thì Navare cân nhắc. Lai Châu? Họ tính đến rồi, nhưng Lai Châu chưa phải chỗ hiểm. Đang lúc đó thì Pháp "trao trả độc lập" cho Lào. Lào yêu cầu bảo vệ Cố đô Luang Prabang. Thêm nữa, vùng Thượng Lào tiếp giáp Vân Nam lực lượng người Mông với tàn quân Tưởng Giới Thạch hoạt động khiến cho Trung Quốc cay mắt, binh sĩ Trung Quốc không thông thạo địa hình và thuỷ thổ nên việc "bình định" Thượng Lào lại phải nhờ cậy "bộ đội tình nguyện Việt Nam". Các cụ nên nhớ ai cũng vậy thôi, quyền lợi sát sườn trên hết
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,300
Động cơ
1,132,815 Mã lực
Phía quân đội ta, rất thích xuống đánh nhau ở đồng bằng, nhất là Hà Nam Ninh
Cụ Văn Tiến Dũng chỉ huy Đại đoàn 320 chuẩn bị chiến dịch đánh Hà Nam Ninh, tập trung quân và vũ khí dọc Rịa-Nho Quan để tấn công. Nhưng bọn Pháp đã ra tay tấn công trước và phá huỷ kho tàng của cụ Dũng. Pháp đã tổ chức chiến thắng rùm beng hôm 3/11/1953 ở Ghềnh, cả phó Tổng thống Mỹ Nixon cũng đến dự. Các cụ nhớ thời điểm này, hai tuần sau Pháp nhảy dù Điện Biên Phủ
Thế là xong. phía ta lại quay về Thượng Lào, đúng ý muốn của Trung Quốc
Navarre quyết định chọn Điện Biên Phủ trong một thời khắc bất ngờ khi Lào yêu cầu bảo vệ Luang Prabang trước áp lực của bộ đội ta
Navarre tính toán, khi hình thành Điện Biên Phủ thì kế hoạch Thượng Lào của ta gặp khó khăn, hoặc là ta chấp nhận không lấy được Thượng Lào, hoặc là ta muốn lấy Thượng Lào thì phải bước qua Điện Biên Phủ
Khi Pháp nhảy dù chiếm Điện Biên Phủ thì ban đầu ta chưa đoán được ý định của địch
Nên cụ Giáp gọi Điện Biên Phủ là "Điểm hẹn lịch sử" vì cả hai ban đầu đều không hẹn nhau trước đó
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,300
Động cơ
1,132,815 Mã lực
Pháp khi chọn Điện Biên Phủ làm nơi thi đấu họ tin có máy bay vận tải, dư sức đảm bảo 6.000 quân đồn trú, có pháo đủ mạnh, trong khi ta chỉ có pháo 75 cổ lỗ thu của Nhật Bản, và pháo thì năm cha ba mẹ
Điện Biên Phủ quá xa hậu phương Thanh Nghệ của ta, không mang nổi lương thực lên đó được. Họ tính 14 kg gạo từ hậu phương lên Điện Biên Phủ may ra còn 1 kg
Tóm lại là Pháp ung dung ngự ở Điện Biên Phủ, còn Việt Minh thì... không dám đến, nếu không muốn nộp mạng
Các cụ nên nhớ pháo binh rất quan trọng, ở Nà Sản nói cho đúng thì ta không hề có pháo to 105 mm, còn súng cối thì chẳng nên tính vì hiệu quả thấp
Nhưng Pháp cũng khó khăn về lực lượng. Nên họ quyết định rút khỏi Nà Sản, dồn lực lượng đem lên Điện Biên Phủ
Người Pháp vẫn tin vào sức mạnh không quân của họ, vẫn tin rằng sân bay Mường Thanh là cuống nhau, vẫn tin rằng họ có cả lực lượng quân dù sẵn sàng tiếp ứng....
Ngày 17/7/1953, lính Dù Pháp mở cuộc tập kích Lạng Sơn, kéo dài một ngày đánh phá kho tàng của ta, gây nhiều thiệt hại. Cuộc tập kích này khá thành công. Lính Dù nhảy xuống Lạng Sơn đánh phá và rút bằng Quốc lộ 4D Lạng Sơn - Tiên Yên, nơi tàu há mồm LTS chờ đón họ
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,300
Động cơ
1,132,815 Mã lực
Cuộc rút lui khỏi Nà Sản tháng 8/1954 diễn ra kịch tính
Đề phòng bộ đội ta thừa cơ tấn công khi rút lui, máy bay từ C-47 từ Hà Nội lên hạ cánh xuống Nà Sản, trong máy bay một số người bước ra, sau đó một lực lượng khác vào máy bay bay về Hà Nội dường như là một cuộc đổi quân. Chuyện này diễn ra vài ngày sau khi địch rút êm đẹp
Ta bị mắc lừa, thế là khi chúng rút lui xong ta mới biết
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,300
Động cơ
1,132,815 Mã lực
NÀ SẢN
Nà Sản (1).jpg

Sân bay Nà Sản (Sơn La) chụp ngày 19-9-1949
Nà Sản (2).jpg

4-1951 – C-47 Dakota chở binh lính đến căn cứ phòng thủ Nà Sản (Sơn La). Ảnh: Lesage
Nà Sản (3).jpg

25-11-1952 – Raoul Salan, Tư lệnh Pháp ở Đông Dương và Linarés, Tư lệnh Pháp ở Bắc Bộ, thăm Nà Sản
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,300
Động cơ
1,132,815 Mã lực
Nà Sản (4).jpg

1-12-1952 – sân bay Nà Sản. Ảnh: SPI
Nà Sản (5).jpg

13-12-1952- Đại tá Gìlles, Tư lệnh lính dù tại Bắc Bộ, lái xe đưa Tướng Gonzalès de Linarés (Tư lệnh Pháp ở Bắc Bộ) thăm căn cứ Nà Sản. Ảnh: SPI
Nà Sản (6).jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,300
Động cơ
1,132,815 Mã lực
Nà Sản (7).jpg

13-12-1952 - Tướng Linarès (Tư lệnh Pháp ờ Bắc Bộ), Favreau (chống ba toong), Chỉ huy Tiều đoàn 3/3e REI và Đại tá Gilles (mũ đỏ, Tư lệnh Dù ờ Bắc Bộ) tại Nà Sản. Ảnh: SPI
Nà Sản (8).jpg

13-12-1952 - Hạ sĩ Augustus Apel, lính Lê dương, ở điểm tựa Nà Sản. Ảnh: SPI
Nà Sản (9).jpg

13-12-1952 - dỡ đạn từ C-47 Dakota ở sân bay Nà Sản. Ảnh: SPI
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,300
Động cơ
1,132,815 Mã lực
Nà Sản (10).jpg

13-12-1952 - bữa ăn cho pháo thủ người Việt ờ Căn cứ Nà Sản. Ảnh: SPI
Nà Sản (11).jpg

11-1952 – đốn cây làm công sự ở cứ điểm Nà Sản (Sơn La). Ảnh: SPI
Nà Sản (12).jpg

Căn cứ phòng thủ Nà Sản (Sơn La), ngày 13-12-1952. Ảnh: SPI
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,300
Động cơ
1,132,815 Mã lực
Nà Sản (13).jpg

1952, căn cứ Nà Sản (cách thị xã Sơn La 30 km)
Nà Sản (14).jpg

Máy bay C-47 Dakota tại sân bay Nà Sản, 1953
Nà Sản (15).jpg

1953 – máy bay vận tải quân sự C-119A Flying Boxcar xuống sân bay Nà Sản
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,300
Động cơ
1,132,815 Mã lực
Nà Sản (16).jpg

1953, phi công Pháp tại sân bay Nà Sản
Nà Sản (17).jpg

1-12-1952 – Đại tá Gilles, Vaudrey, Fourcade (Tiểu đoàn trưởng Dù thuộc địa số 1), Đại tá Ducoumau tại Nà Sản. Ảnh: Jean Péraud
Nà Sản (18).jpg

1-12-1952 – Dân công người Thái đào hào cho trận địa súng cối Đại đội Lê dương tại căn cứ Nà Sản,. Ảnh: Jean Péraud
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,300
Động cơ
1,132,815 Mã lực
Nà Sản (19).jpg

12-1953 – chuẩn bị bữa ăn cho binh sĩ Việt Nam tại căn cứ Nà Sản (Sơn La)
Nà Sản (20).jpg

4-1953 – theo dõi vận chuyển đường không tới Nà Sàn tại sân bay Gia Lâm, Hà Nội. Ảnh: Pierre Ferrari
Nà Sản (21).jpg

10-1952 – máy bay Pháp ném bom các vị trí bộ đội ta đang bao vây cứ điểm Nà Sản (nằm trên Quốc lộ 6, cách Sơn La 30 km về phía Hà Nội)
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top