Dạ
Còn một điểm tôi muốn tìm hiểu, nhân thớt này nhờ các bác chỉ bảo ạ
Đó là, trận ĐBP làm một chiến dịch, ở đó không phải là cơ quan đầu não của Pháp, chỉ là một cứ điểm quan trọng, tập chung nguồn lực lớn nhất - nhưng không phải là chỗ tập chung tất cả nguồn lực của Pháp ở VN nói riêng, Đông Dương nói chung lúc đó.
Thất bị ở ĐBP là cú sốc cực lớn, nhưng chắc không làm tan rã nguồn lực của Pháp.
Trong khi với VN ta, thắng ròn ra trận này, thu được nhiều lợi thế cả về ngoại giao và quân sự, nhưng có nhẽ không phải là sự vượt bậc đối với Pháp
Vậy nếu Pháp cứ cù cưa củng cố những vị trí khác họ đang chiếm đóng thì câu chuyện cũng khác hẳn.
Thế vì sao và họ chấp nhận rút luôn nhỉ ?
1. Pháp hết tiền, kiệt quệ, chiến phí chủ yếu do Mỹ đầu tư, thua trận "cầu đinh" thể hiện bộ máy chiến tranh của Pháp ăn hại, ko thể kêu gọi được "vốn". Pháp vốn dĩ trong đại chiến thứ 2, do đầu hàng phát xít, nên sau 1945 Chính quyền mới từ những người kháng chiến Pháp gần như phải chấp nhận thân phận là "thằng hầu" của Mỹ và Anh.
2. Chính trường Pháp rất bất ổn về chiến tranh Đông Dương, 9 năm các chính phủ ăn hại, tiêu tốn xương máu và tiền bạc, cả nguồn lực từ Pháp quốc và vơ vét khắp các thuộc địa cũng không tiến triển gì đáng kể trên thực địa chiến trường. Trong khi đó từ 1951, Việt Minh nhận được nguồn lực gần như "vô hạn" từ TQ (sau lưng là LX).
3. Sức ép hoà hoãn đàm phán từ các siêu cường, nhất là sau thảm khốc xương máu tại Triều Tiên. Từ tháng 11/1953 hai khối đã ép Việt Minh và Pháp phải đàm phán, lập lại hoà bình. Có điều cả hai bên đều chưa có bảng giá và quân bài để tố bài chốt hạ trên bàn đàm phán.
4. Pháp lập kế hoạch Điện Biên Phủ kêu gọi đầu tư, ve vuốt lòng dân Pháp quốc, hy vọng có một chiến thắng "đủ lớn" cho việc đàm phán thuận lợi (cắt đôi Việt Nam và Pháp vẫn giữ được phần theo mô hình "thuộc địa kiểu mới" trước sức ép và sức cạnh tranh của Mỹ, từ 1952, chiến phí Đông Dương gần như do Mỹ bảo đảm).
Lúc này Mỹ (do lịch sử lập quốc), Mỹ rất chậm chân, ko kiếm được thuộc địa nào, tư bản Mỹ đang cực kỳ khát khao thị trường, nên Mỹ "cùng" Liên xô cùng ca giọng nam cao bài ca và ngọn cờ "dân tộc độc lập", "ngăn làn sóng c..s"... để cướp lại các "thị trường thuộc địa kiểu cũ" từ Anh, Pháp, Bỉ, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha...vv) thành các quốc gia lệ thuộc kiểu "thuộc địa kiểu mới" như Philippin chẳng hạn.
5. Điện Biên Phủ là nơi quân đội Pháp dốc hết túi đánh canh bạc cuối, đưa vào khoảng 15 lữ đoàn thiện chiến nhất, tinh nhuệ nhất cùng dàn sĩ quan tướng lĩnh tốt nhất, có quyết tâm và nhuệ khí nhất (các sĩ quan chỉ huy hầu hết xuất thân quý tộc và xung phong lên ĐBP), có tinh thần "chủ chiến" mạnh nhất.
Đám quân lực các vùng khác cơ bản là "ăn hại" chỉ có khả năng cầm cự giữ đất, nhuệ khí tụt thê thảm sau Điện Biên Phủ, chỉ mong cuốn xéo về quê, Việt Minh sau đó đánh thắng các trận khác dễ như ăn kẹo (như trận binh đoàn 100 bị xoá sổ đèo An Khê - Pleiku 24/6/1954 chẳng hạn).
6. Khi Điện Biên Phủ thất bại, Chính giới Pháp không thể còn sự kiên nhẫn nữa (đây là lần thất bại lớn thứ 3 sau Việt Bắc 47, Đông Khê 1950), lại càng không còn niềm tin (cũng không có nguồn lực để mà tự tin nữa) vào việc theo đuổi cuộc chiến Đông Dương, giới "chủ chiến" cả trong quân đội và chính phủ cơ bản sẽ bị hất ra khỏi trung tâm quyền lực.
7. Sau Điện Biên Phủ, Pháp chỉ còn con đường chọn phương án nhường lại Đông Dương cho Mỹ để tập trung giữ những vùng "thuộc địa" dễ bảo hơn, mầu mỡ hơn, đầu tư ít tốn kém hơn như Ai Cập, Châu Phi, các quốc đảo...vv. Tập trung phát triển tiềm lực để xây dựng lại vị thế siêu cường (nên sau Điện Biên Phủ khoảng 10 năm, Pháp làm đc điều này dưới sự tài ba thao lược biết mình biết người của Charles de Gaulle, thậm chí khoảng 1965-1973 Pháp đã đủ lực cạnh tranh Anh, Mỹ can thiệp mạnh vào vùng Trung Đông).
8. Bối cảnh vừa bất đồng nội bộ, phe chủ hoà nắm quyền, vừa hết tiền kiệt quệ, vừa hết lực vì thua trận, vừa bị đồng minh Mỹ hất chân và ép đàm phán - cắt bao chiến phí, vừa Việt Minh lớn mạnh lên từng ngày, cán cân khắp các chiến trường nghiêng hẳn về bên chiến thắng Điện Biên Phủ. Pháp đương nhiên phải chọn con đường đàm phán, rút quân, nhường lại thuộc địa cho Mỹ vào tiếp quản theo mô hình thuộc địa mới.