[Funland] 60 năm trước đây, 2/11/1963, những giờ phút cuối cùng của chế độ Ngô Đình Diệm

xukthal

Xe lăn
Biển số
OF-772930
Ngày cấp bằng
1/4/21
Số km
10,985
Động cơ
1,632,664 Mã lực
Nhung sau này khai về tướng Thu nào đó ra lệnh chắc là né tội cho tướng Minh. Còn 3 ông Khánh, Khiêm, Nguyễn Chánh Thi làm đảo chính lần 2 thì chắc là đội CIA. Nguyễn Chánh Thi chính là ông làm đảo chính hụt 1960 sau đó chạy sang Campuchia.

Thu là MH Xuân...gọi chệch đi kiểu code Xuân Hạ Thu Đông =))
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,537
Động cơ
1,116,829 Mã lực
Trần Lệ Xuân 1963_8_16 (1).jpg

Tạp chí LIFE phỏng vấn Bà Nhu, tháng 8-1963
(1) RÀO KẼM GAI NHÀ PHẬT. Lo sợ chính quyền tấn công vào chùa tại Saigon, các nhà sư chăng rào kẽm gai [quanh chùa Xá Lợi].
(2) NGƯỜI PHỤ NỮ QUYỀN LỰC. Ngồi trong ngai trên lễ đài, bà Nhu dự buổi tập hợp của tổ chức phụ nữ nơi bà đã phát biểu đả kích các Phật tử.
“Bà Rồng Cái” của ông Diệm phun lửa vào chúng ta
Bà Ngô Đình Nhu (hình phải) là em dâu Tổng thống Diệm của Nam VN và là một nhà nữ quyền nói năng mạnh bạo và đã trở thành người phụ nữ quyền lực nhất tại đất nước này. Tuần qua, trong một cuộc phỏng vấn với thông tín viên Milton Orshefsky của LIFE, bà đã bộc lộ một số quan điểm bạo liệt về những đòi hỏi ngày càng nhiều thêm về tự do tôn giáo của các Phật tử tại Nam VN—và về những nỗ lực của Hoa Kỳ nhằm hòa giải cuộc tranh chấp Phật giáo mà Hoa Kỳ cảm thấy gây trở ngại cho cuộc chiến chống các du kích quân Cộng-sản.
Các nỗ lực của Hoa Kỳ nhằm giàn xếp cuộc khủng hoảng Phật giáo đến nay có đem lại kết quả?
“Những gì mà chính quyền [Việt Nam] đang làm hiện nay là do áp lực của phía Mỹ trong việc đưa ra những nhượng bộ này, đề nghị cùng ngồi lại với các nhà lãnh đạo Phật giáo, để chứng tỏ thiện ý của chúng tôi. Nhưng vấn đề bị kéo lê bởi những nhà lãnh đạo đó không muốn hòa giải.”
Tại sao các lãnh tụ Phật giáo lại không muốn có sự hòa giải?
Các lãnh tụ Phật giáo này thực ra là những người Cộng-sản đội lốt thầy tu và những người có thiện cảm với Cộng-sản được giúp đỡ bởi các phần tử có âm mưu lật đổ và tất cả các đối thủ cũ của chúng tôi. Họ chỉ sử dụng chiếc áo khoác Phật giáo để làm vật che chắn. Chúng tôi biết đích xác những kẻ gây rối là ai và nếu không vì Tòa đại sứ Mỹ thì chúng tôi đã tấn công họ rồi.”
Bà có cảm thấy Hoa Kỳ thực lòng quan tâm đến lợi ích của Nam VN?
Tòa Đại sứ Mỹ gần đây nói với Tổng thống Diệm rằng nếu chính quyền VN không thể buộc tôi im miệng được - làm như thể tôi là một đứa trẻ hay là một kẻ điên loạn - thì chính quyền Mỹ cảm thấy buộc phải cắt đứt quan hệ với chính quyền VN trong ‘Vấn đề Phật giáo’
Bà cảm thấy thế nào về vị đại sứ Mỹ vừa mới được bổ nhiệm, ông Henry Cabot Lodge?
“Tôi nghe nói ông ta xuất thân từ một gia đình chỉ chuyện trò với Chúa. Rồi có người nào đó nhắc tôi nhớ rằng gia đình tôi cũng có danh tiếng đó. Tôi hy vọng chúng tôi có thể cùng một lúc nói chuyện với Chúa.”
Cuộc tranh chấp với những Phật giáo đồ này sẽ kết thúc như thế nào?
“Một khi vấn đề tranh chấp này chấm dứt thì nó sẽ chấm dứt vĩnh viễn. Phật giáo sẽ không còn trên đất nước này nữa. Những người này dám tự cho rằng họ là lãnh đạo của 80% dân số. Chừng nào tôi còn chút hơi thở, tôi sẽ làm cho họ phải rút lại sự khoác lác tự phụ đó. Họ làm như thể tất cả chúng tôi là những kẻ ngớ ngẩn đần độn. Tôi quá tức giận.
 

ly trà đá

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-838991
Ngày cấp bằng
21/8/23
Số km
484
Động cơ
23,833 Mã lực
Tuổi
56
Cụ định suy đoán ông Nhung vô tội à. Dự là thế này:
Trong xe chỉ có lái xe, Nhung và 2 ông.
Trói tay vì chỉ có 1 mình Nhung xử 2 người, chỉ cần trói tay D trước, rồi bắn Nhu xong mới bắn D. Có thể 2 ông đã bị bắt quay mặt vào tường sẵn.
Sau khi bắn 2 ông thì đâm thêm Nhu vì Nhu bị ghét nhiều.
Cụ kiếm đâu ra cái Bờ Tường thế ??? Họ bị xiên và bị bòm chết trong chiến xa M113 cơ mà..có lẽ nào vách chiến xa M113 mẽo họ thiết kế cả Bờ Tường chăng như cụ phán . em kg xuy đoán là tay Nhung vô tội .ý em muốn nói là phải có 1 người nữa ngoài tay Nhung hỗ trợ
 

Bito9999

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-796154
Ngày cấp bằng
9/11/21
Số km
1,268
Động cơ
59,902 Mã lực
Trùm HNTBC là chắc luôn và hồi đó tuy Mao và Tưởng choảng nhau nhưng tại hải ngoại 2 lực lượng TB của ng Hoa vẫn cấu kết với nhau để có lợi cho Ng Hoa nói chung (phim VBLN có đoạn Lý Kai gặp Đường Nghĩa có nói đến chuyện này).
Nếu các cụ đọc bài này sẽ thấy là tình báo của TQ cài leo rất sâu vào CQ VNCH , cụ Phạm xuân Ẩn còn phải lộ mặt , tưởng đi đời rồi cơ

nhân tiện nói cụ Ẩn, phải nói chọn đúng người làm tình báo chiến, cụ hài hước ngoại giao, làm báo quá hợp, khả năng quan hệ, kết thân quá đỉnh. Lại là bạn thân của Lansdale và Conein, đến mức có tin gì cụ Ẩn đều biết trước cả (các cụ đọc mấy sách về tướng tình báo Phạm Xuân Ẩn) . Vụ 68 trước thì dẫn ông Tư Cang đi thăm dò lộ trình tấn công, sau thì dẫn Tư Cang đến thẳng chỗ lấy bản cung của Tám Hà. Đúng là ko thể tưởng tượng được.


"
Cuộc đời Tư Cang đã trải qua những lần chết hụt như thế nhưng lần nguy hiểm nhất, mà cũng là lần khiến ông nhớ đời nhất, chính là lần khi ông và nhà tình báo Phạm Xuân Ẩn được giao một nhiệm vụ khẩn: “Một hôm chúng tôi nhận được lệnh của tổ chức, yêu cầu chuyển bức thư đến một nhân vật chóp bu trong giới chức ở Sài Gòn.
Nhân vật này là một người nước ngoài, là tình báo của một nước bạn có quan hệ rất tốt với cách mạng ta được cài cắm vào Sài Gòn mà đến giờ chúng ta chưa được phép công bố. Sau nhiều năm cho điệp viên này lọt vào chính quyền Mỹ – ngụy ở Sài Gòn, nước bạn nhận được tin điệp viên này đã leo cao, đã có thể khai thác nguồn tin, nhưng mất liên lạc. Họ đề nghị ta giúp móc nối liên lạc với người này. Nhà nước ta đồng ý.
Lá thư họ nhờ nhà nước ta chuyển chỉ có vài dòng chữ nhỏ, kèm tấm ảnh bé xíu của người điệp viên kia, như một cách đánh tín hiệu, đã được chuyển sang cho ta và được ta chuyển từ miền Bắc qua đường Trường Sơn vào Nam. Nhiệm vụ chuyển bức thư đó được giao cho H63, mà cụ thể là tôi và Phạm Xuân Ẩn. Cấp trên chỉ thị cho chúng tôi phải chuyển trực tiếp, tận tay bức thư đó.
Nhận nhiệm vụ, chúng tôi rất lo. Nhiệm vụ quá nguy hiểm! Người nào làm tình báo cũng hiểu vì sao nhiệm vụ đó lại nguy hiểm đến thế. Sau nhiều năm mất liên lạc, không thể nào xác định được điệp viên đó còn trung thành nữa hay không. Mà Phạm Xuân Ẩn, lúc đó đang có một vỏ bọc hoàn hảo, lại phải ra mặt trực tiếp trong vụ này. Nếu điệp viên đó làm phản, anh ta có thể báo người bắn chết chúng tôi ngay tại đó.
Hoặc có thể anh ta sẽ báo người bắt chúng tôi. Hệ thống tình báo H63 sẽ bị lộ và sụp đổ vì một nhiệm vụ quá nguy hiểm. Chúng tôi đem những lo lắng này nói với cấp trên thì nhận được câu trả lời: đây là một việc không thể thoái thác. Cấp trên đã tin tưởng giao cho các anh. Các anh phải thực hiện bằng mọi giá. Dù có phải hi sinh cũng chấp nhận. Sau 2 tháng trời bàn bạc, tôi và Phạm Xuân Ẩn gật đầu nhận nhiệm vụ.
Bữa đó nhận được tin điệp viên này đang dự tiệc ở một khách sạn lớn, tôi và Phạm Xuân Ẩn lái xe tới. Tôi đóng giả là lái xe cho Phạm Xuân Ẩn. Đến nơi, tôi nói với Phạm Xuân Ẩn: “Ông lên làm vụ đó. Nếu trên đó chúng bắt ông, ắt sẽ xuống bắt tôi. Tôi có cây súng, tôi khử vài thằng rồi tôi với ông chết tại đó. Trên hạ quyết tâm như vậy thì ta cũng phải hạ quyết tâm”.
Một lúc sau Phạm Xuân Ẩn xuống, kể với tôi nhiệm vụ đã xong: “Ở trên đó có tiệc đứng, tôi chờ một lúc, thấy ông ta cầm li rượu đi qua, tôi khẽ đưa bức thư nhỏ xíu cho ông ta nhìn thấy ảnh và nói: Thưa ông, có cái thơ bên nhà. Ông kia cầm lấy, bỏ túi, hỏi lại tôi: Tôi gặp ông ở đâu? Tôi trả lời: Tôi công tác ở tờ báo Times. Ông ta nhận rồi tôi rút. Anh Tư ơi, đời tôi làm tình báo 15-16 năm, chưa khi nào tôi như thế này, trên tay đưa cái thư đó mà tự nhiên ở dưới cái chân trái cứ run run, tôi không kiểm soát được”.
Cả Phạm Xuân Ẩn với Tư Cang đều hiểu, giờ phút mà Phạm Xuân Ẩn phải lộ mặt đó chính là giờ phút sinh tử nhất của Phạm Xuân Ẩn, của Tư Cang và của cụm tình báo H63.
Nhiều năm sau, Tư Cang và Phạm Xuân Ẩn vẫn luôn sống trong một nỗi lo mơ hồ khi nghĩ rằng có thể một ngày nào đó, điệp viên kia làm phản và sẽ tố cáo các ông với tình báo Mỹ – ngụy, như một thứ đồ mang đi cống nạp: “Độ 2-3 ngày sau, điệp viên kia cho người thân tín đến tòa báo Times nói chuyện với Phạm Xuân Ẩn để xác định xem có đúng ông Ẩn làm việc ở Times không. Khi ông ta về được một lúc thì tôi nhận được điện từ trên xuống thông báo: “Các anh đã hoàn thành nhiệm vụ. Hãy cắt đứt toàn bộ thông tin với mối liên lạc này từ bây giờ”.
Nhưng thân phận của Phạm Xuân Ẩn dù gì cũng đã bại lộ. Cái chết treo lơ lửng trên đầu chúng tôi. Cả tôi và Phạm Xuân Ẩn đã trải qua nhiều đêm mất ngủ, luôn chờ đợi một tình huống xấu có thể bất ngờ ập đến bởi lần thực hiện nhiệm vụ nguy hiểm ấy. Nhưng có lẽ là may mắn đã đứng về phía chúng tôi. Sau này cả hai đều biết rằng điệp viên đó đã không hề tố cáo chúng tôi. Vì nếu không, tôi và Phạm Xuân Ẩn chẳng còn có thể sống yên lành cho đến ngày giải phóng”.
Đến năm 1975, cụm tình báo H63 với “điệp viên hoàn hảo” Phạm Xuân Ẩn là cụm tình báo duy nhất chưa hề bị lộ sau nhiều năm bám trụ trong lòng địch. Nhà tình báo Phạm Xuân Ẩn đã giữ gìn được thân phận của mình cho đến những ngày cuối cùng. Điều đó đồng nghĩa với việc ông giữ được chính mạng sống của ông.
Sau này, khi về già, Đại tá tình báo Tư Cang và Thiếu tướng tình báo Phạm Xuân Ẩn là hai người bạn thân thiết, thường xuyên qua lại hàn huyên, tâm sự. Trước ngày nhà tình báo Phạm Xuân Ẩn mất 1 tháng, Đại tá tình báo Tư Cang vào bệnh viện thăm ông.
Nhà tình báo Phạm Xuân Ẩn khi đó đã rất yếu, vẫn nói với Tư Cang: “Tôi với anh còn sống đến giờ này để mà được nằm chờ chết thế này là mừng rồi. Tử vi của chúng ta chẳng biết đẹp đến cỡ nào!”.
Nhớ lại câu nói của Phạm Xuân Ẩn, Đại tá Tư Cang bật cười khi nghĩ về người đồng chí thân thiết: “Phạm Xuân Ẩn đến chết vẫn không bỏ tính cà giỡn!”.
Nỗi ám ảnh của người anh hùng ngành tình báo
Khi được phong Anh hùng LLVTND năm 2006, điều khiến Đại tá tình báo Tư Cang nhớ nhất chính là những đồng đội đã ngã xuống của ông. Cụm tình báo H63 – A18 Anh hùng, có tất cả 45 người thì 27 người đã hi sinh, để bảo vệ mạng lưới tình báo chiến lược, bảo vệ nhà tình báo Phạm Xuân Ẩn, để Phạm Xuân Ẩn có thể hoàn thành nhiệm vụ và trở thành một “điện viên hoàn hảo” như ngày nay.
Lúc còn sống, nhà tình báo Phạm Xuân Ẩn vẫn luôn nói với ông bạn già Tư Cang và với nhiều người khác rằng: “Nếu không có người liên lạc thì nhà tình báo cũng chẳng làm được gì”. Cả Phạm Xuân Ẩn và Tư Cang đều đã trở thành những người anh hùng của ngành tình báo được Đảng và Nhà nước công nhận. Nhưng với các nhà tình báo ấy, những người đồng đội đã ngã xuống của họ là những người anh hùng trong trái tim họ.

"
 
Chỉnh sửa cuối:

xukthal

Xe lăn
Biển số
OF-772930
Ngày cấp bằng
1/4/21
Số km
10,985
Động cơ
1,632,664 Mã lực
2 ông Diệm Nhu bị trói tay rồi mới bị đâm và bắn
Để trói 2 người với tính khi cao ngao thì mình Nhung không làm nổi, phải có người hỗ trợ và việc trói - giết này phải có kế hoạch từ trước.
Nhung nó đuổi hết lính đi cùng sang xe khác mà? Chỉ còn mỗi lxe và 2 ông kia..mục đích là ko cho ai chứng kiến (lx ko khéo cũng bị thủ tiêu sau đó).
Nó bắn chết cả 2 rồi mới trói để tạo hiện trường ...riêng Nhu nó căm vì thù cũ nên bồi cho thêm.chục nhát dao.
 
Chỉnh sửa cuối:

PenII

Xe buýt
Biển số
OF-786854
Ngày cấp bằng
7/8/21
Số km
520
Động cơ
42,422 Mã lực
2 ông Diệm Nhu bị trói tay rồi mới bị đâm và bắn
Để trói 2 người với tính khi cao ngao thì mình Nhung không làm nổi, phải có người hỗ trợ và việc trói - giết này phải có kế hoạch từ trước.
chã viết như truyện conan, nhưng mà trong các hồi kí không thấy ai nói đến trói trước khi lên xe, đây là bí ẩn cần giải
 

xukthal

Xe lăn
Biển số
OF-772930
Ngày cấp bằng
1/4/21
Số km
10,985
Động cơ
1,632,664 Mã lực
chã viết như truyện conan, nhưng mà trong các hồi kí không thấy ai nói đến trói trước khi lên xe, đây là bí ẩn cần giải
Nó là ntn
Nhung nó đuổi hết lính đi cùng sang xe khác mà? Chỉ còn mỗi lxe và 2 ông kia..mục đích là ko cho ai chứng kiến (lx ko khéo cũng bị thủ tiêu sau đó).
Nó bắn chết cả 2 rồi mới trói để tạo hiện trường ...riêng Nhu nó căm vì thù cũ nên bồi cho thêm.chục nhát dao.
 

dtrung

Xe điện
Biển số
OF-8577
Ngày cấp bằng
20/8/07
Số km
2,835
Động cơ
582,259 Mã lực
Tướng Dương Văn Minh đảo chính Ngô Đình Diệm cũng không phải là để Mỹ đưa quân vào, ông Minh cũng cản trở việc này nên lại bị Mỹ bật đèn xanh cho Nguyễn Khánh và Trần Thiện Khiêm thực hiện chỉnh lý năm 1964.


Ngay từ tháng 12-1963, đã có nhiều báo cáo cho rằng HÐQNCM đã không hoạt động đúng mức như người ta–tức là Chính phủ Hoa Kỳ–mong muốn.8 Tổng Trưởng Quốc Phòng McNamara, trong buổi họp với Thủ Tướng Nguyễn Ngọc Thơ và các thành viên lãnh đạo của HÐQNCM vào tháng 12-1963, đã có những đề nghị, khuyến cáo một số thay đổi về cách làm việc đối với các tướng lãnh; những đề nghị nầy đã được các tướng lãnh chấp thuận và thi hành. Tuy nhiên cũng có nhiều khuyến cáo khác, quan trọng hơn rất nhiều, đã bị các tướng lãnh cương quyết bác bỏ. Quan trọng nhứt trong các khuyến cáo bị bác bỏ nầy là: 1) việc Hoa Kỳ đề nghị đưa sĩ quan cố vấn xuống đến cấp đại đội và chi khu (cấp quận), và 2) dội bom Bắc Việt. Tướng Minh đã cương quyết bác bỏ đề nghị thứ nhứt; ông cho rằng làm như thế sẽ giúp cho Việt Cộng dễ tuyên truyền hơn và làm cho viên chức Việt Nam có vẽ như tay sai của người Mỹ.9, 10 Ðề nghị dội bom Bắc Việt cũng bị Tướng Minh bác bỏ; ông nêu ra lý do: 1) Việc dội bom nầy sẽ không có kết quả tốt, trái lại sẽ gây tổn thương cho thường dân vô tội; 2) Việc dội bom Bắc Việt sẽ làm cho Miền Nam mất chính nghĩa trong cuộc chiến tranh tự vệ nầy.11 Riêng cá nhân Ðại sứ Lodge thì ông không hài lòng vì Tướng Minh từ chối không chịu họp hàng tuần với ông để bàn về các vấn đề chính sách cũng như công việc.12
 
Biển số
OF-29355
Ngày cấp bằng
17/2/09
Số km
30,670
Động cơ
3,306,102 Mã lực
Nhung nó đuổi hết lính đi cùng sang xe khác mà? Chỉ còn mỗi lxe và 2 ông kia..mục đích là ko cho ai chứng kiến (lx ko khéo cũng bị thủ tiêu sau đó).
Nó bắn chết cả 2 rồi mới trói để tạo hiện trường ...riêng Nhu nó căm vì thù cũ nên bồi cho thêm.chục nhát dao.
- Người thấy Nhung đuổi hết người ở ngoài xe thì làm sao thấy đc trong xe có gì. Không loại trừ sát thủ đã ở sẵn trong xe.
- Bắn chết rồi thì trói nguỵ tạo hiện trường nhắm mục đích gì nhỉ?
Thường để thủ tiêu thì làm ngược lại: người bị trói dễ sát hại hơn, giết xong cởi trói rồi đổ cho nạn nhân chạy trốn nên mới bắn
- Đâm nhưng quần áo Nhung ko có vết máu, vậy kẻ đâm thật sự là ai?

Qua suy luận thì thấy để giết Diệm Nhu phải có ít nhất 2 người trở lên và phải có kế hoạch từ trước. Bọn ra lệnh giết là chóp bu của nhóm đảo chính, còn bọn Nhung chỉ là kẻ thừa hành
 
Biển số
OF-29355
Ngày cấp bằng
17/2/09
Số km
30,670
Động cơ
3,306,102 Mã lực
chã viết như truyện conan, nhưng mà trong các hồi kí không thấy ai nói đến trói trước khi lên xe, đây là bí ẩn cần giải
Vâng, nhân chứng nói khi 2 ông Diệm Nhu khi lên xe vẫn bình thường, có bị trói đâu
 

Tứ Vô Lượng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-554568
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
5,856
Động cơ
250,960 Mã lực
chã viết như truyện conan, nhưng mà trong các hồi kí không thấy ai nói đến trói trước khi lên xe, đây là bí ẩn cần giải
Một số thông tin nói xe bọc thép chở Diệm Nhu có chạy vào Tổng nha cảnh sát. Mà tổng nha khi đó đã bị quân đoàn 5 của Thiệu chiếm nên có thể Thiệu cho quân trói và khử. Nói chung nhiều giả thuyết bây giờ nhân chứng chết hết rồi không lưu bút lục gì đủ tin cậy thì không thể xác minh được ai ra lệnh giết Diệm Nhu.

Nên mãi mãi là bí mật lịch sử thôi, đoán mò vô cùng tận :) chỉ là tiểu tiết đó không quan trọng, quan trọng là Mỹ đã quyết định lật Diệm Nhu rồi.
 

Tứ Vô Lượng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-554568
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
5,856
Động cơ
250,960 Mã lực
Nếu các cụ đọc bài này sẽ thấy là tình báo của TQ cài leo rất sâu vào CQ VNCH , cụ Phạm xuân Ẩn còn phải lộ mặt , tưởng đi đời rồi cơ

nhân tiện nói cụ Ẩn, phải nói chọn đúng người làm tình báo chiến, cụ hài hước ngoại giao, làm báo quá hợp, khả năng quan hệ, kết thân quá đỉnh. Lại là bạn thân của Lansdale và Conein, đến mức có tin gì cụ Ẩn đều biết trước cả (các cụ đọc mấy sách về tướng tình báo Phạm Xuân Ẩn) . Vụ 68 trước thì dẫn ông Tư Cang đi thăm dò lộ trình tấn công, sau thì dẫn Tư Cang đến thẳng chỗ lấy bản cung của Tám Hà. Đúng là ko thể tưởng tượng được.


"
Cuộc đời Tư Cang đã trải qua những lần chết hụt như thế nhưng lần nguy hiểm nhất, mà cũng là lần khiến ông nhớ đời nhất, chính là lần khi ông và nhà tình báo Phạm Xuân Ẩn được giao một nhiệm vụ khẩn: “Một hôm chúng tôi nhận được lệnh của tổ chức, yêu cầu chuyển bức thư đến một nhân vật chóp bu trong giới chức ở Sài Gòn.
Nhân vật này là một người nước ngoài, là tình báo của một nước bạn có quan hệ rất tốt với cách mạng ta được cài cắm vào Sài Gòn mà đến giờ chúng ta chưa được phép công bố. Sau nhiều năm cho điệp viên này lọt vào chính quyền Mỹ – ngụy ở Sài Gòn, nước bạn nhận được tin điệp viên này đã leo cao, đã có thể khai thác nguồn tin, nhưng mất liên lạc. Họ đề nghị ta giúp móc nối liên lạc với người này. Nhà nước ta đồng ý.
Lá thư họ nhờ nhà nước ta chuyển chỉ có vài dòng chữ nhỏ, kèm tấm ảnh bé xíu của người điệp viên kia, như một cách đánh tín hiệu, đã được chuyển sang cho ta và được ta chuyển từ miền Bắc qua đường Trường Sơn vào Nam. Nhiệm vụ chuyển bức thư đó được giao cho H63, mà cụ thể là tôi và Phạm Xuân Ẩn. Cấp trên chỉ thị cho chúng tôi phải chuyển trực tiếp, tận tay bức thư đó.
Nhận nhiệm vụ, chúng tôi rất lo. Nhiệm vụ quá nguy hiểm! Người nào làm tình báo cũng hiểu vì sao nhiệm vụ đó lại nguy hiểm đến thế. Sau nhiều năm mất liên lạc, không thể nào xác định được điệp viên đó còn trung thành nữa hay không. Mà Phạm Xuân Ẩn, lúc đó đang có một vỏ bọc hoàn hảo, lại phải ra mặt trực tiếp trong vụ này. Nếu điệp viên đó làm phản, anh ta có thể báo người bắn chết chúng tôi ngay tại đó.
Hoặc có thể anh ta sẽ báo người bắt chúng tôi. Hệ thống tình báo H63 sẽ bị lộ và sụp đổ vì một nhiệm vụ quá nguy hiểm. Chúng tôi đem những lo lắng này nói với cấp trên thì nhận được câu trả lời: đây là một việc không thể thoái thác. Cấp trên đã tin tưởng giao cho các anh. Các anh phải thực hiện bằng mọi giá. Dù có phải hi sinh cũng chấp nhận. Sau 2 tháng trời bàn bạc, tôi và Phạm Xuân Ẩn gật đầu nhận nhiệm vụ.
Bữa đó nhận được tin điệp viên này đang dự tiệc ở một khách sạn lớn, tôi và Phạm Xuân Ẩn lái xe tới. Tôi đóng giả là lái xe cho Phạm Xuân Ẩn. Đến nơi, tôi nói với Phạm Xuân Ẩn: “Ông lên làm vụ đó. Nếu trên đó chúng bắt ông, ắt sẽ xuống bắt tôi. Tôi có cây súng, tôi khử vài thằng rồi tôi với ông chết tại đó. Trên hạ quyết tâm như vậy thì ta cũng phải hạ quyết tâm”.
Một lúc sau Phạm Xuân Ẩn xuống, kể với tôi nhiệm vụ đã xong: “Ở trên đó có tiệc đứng, tôi chờ một lúc, thấy ông ta cầm li rượu đi qua, tôi khẽ đưa bức thư nhỏ xíu cho ông ta nhìn thấy ảnh và nói: Thưa ông, có cái thơ bên nhà. Ông kia cầm lấy, bỏ túi, hỏi lại tôi: Tôi gặp ông ở đâu? Tôi trả lời: Tôi công tác ở tờ báo Times. Ông ta nhận rồi tôi rút. Anh Tư ơi, đời tôi làm tình báo 15-16 năm, chưa khi nào tôi như thế này, trên tay đưa cái thư đó mà tự nhiên ở dưới cái chân trái cứ run run, tôi không kiểm soát được”.
"
Đúng là có một mảng tối không thấy giải mật là hoạt động của tình báo Trung quốc ở Nam Việt Nam trước 1975. Chỉ hé 1 chút khi Vanuxem (được cho là điệp viên song trùng Pháp + Trung quốc) đến gặp Dương Văn Minh 30/4:

Bà Nguyễn Thị Bình viết thế này: nhà tình báo Vanuxem của Pháp đến gặp các ông Dương Văn Minh, Nguyễn Văn Huyền - nguyên Chủ tịch Thượng viện Sài Gòn, Vũ Văn Mẫu vào sáng 30.4 để gạ gẫm ông Minh nên kêu gọi Trung Quốc can thiệp, đã kể lại với tư cách một nhân chứng sắp qua đời rằng: “Ông Minh đã khéo léo từ chối là tôi không còn thời giờ nữa”. Và khi Vanuxem đi rồi, ông Minh nói với các ông Huyền, Mẫu rằng: “Chúng ta đã làm tay sai cho Pháp, cho Mỹ quá đủ rồi, không thể tiếp tục làm tay sai cho kẻ khác nữa”.
 

Tứ Vô Lượng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-554568
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
5,856
Động cơ
250,960 Mã lực
Trần Lệ Xuân 1963_8_16 (1).jpg

Tạp chí LIFE phỏng vấn Bà Nhu, tháng 8-1963
(1) RÀO KẼM GAI NHÀ PHẬT. Lo sợ chính quyền tấn công vào chùa tại Saigon, các nhà sư chăng rào kẽm gai [quanh chùa Xá Lợi].
(2) NGƯỜI PHỤ NỮ QUYỀN LỰC. Ngồi trong ngai trên lễ đài, bà Nhu dự buổi tập hợp của tổ chức phụ nữ nơi bà đã phát biểu đả kích các Phật tử.
“Bà Rồng Cái” của ông Diệm phun lửa vào chúng ta
Bà Ngô Đình Nhu (hình phải) là em dâu Tổng thống Diệm của Nam VN và là một nhà nữ quyền nói năng mạnh bạo và đã trở thành người phụ nữ quyền lực nhất tại đất nước này. Tuần qua, trong một cuộc phỏng vấn với thông tín viên Milton Orshefsky của LIFE, bà đã bộc lộ một số quan điểm bạo liệt về những đòi hỏi ngày càng nhiều thêm về tự do tôn giáo của các Phật tử tại Nam VN—và về những nỗ lực của Hoa Kỳ nhằm hòa giải cuộc tranh chấp Phật giáo mà Hoa Kỳ cảm thấy gây trở ngại cho cuộc chiến chống các du kích quân Cộng-sản.
Các nỗ lực của Hoa Kỳ nhằm giàn xếp cuộc khủng hoảng Phật giáo đến nay có đem lại kết quả?
“Những gì mà chính quyền [Việt Nam] đang làm hiện nay là do áp lực của phía Mỹ trong việc đưa ra những nhượng bộ này, đề nghị cùng ngồi lại với các nhà lãnh đạo Phật giáo, để chứng tỏ thiện ý của chúng tôi. Nhưng vấn đề bị kéo lê bởi những nhà lãnh đạo đó không muốn hòa giải.”
Tại sao các lãnh tụ Phật giáo lại không muốn có sự hòa giải?
Các lãnh tụ Phật giáo này thực ra là những người Cộng-sản đội lốt thầy tu và những người có thiện cảm với Cộng-sản được giúp đỡ bởi các phần tử có âm mưu lật đổ và tất cả các đối thủ cũ của chúng tôi. Họ chỉ sử dụng chiếc áo khoác Phật giáo để làm vật che chắn. Chúng tôi biết đích xác những kẻ gây rối là ai và nếu không vì Tòa đại sứ Mỹ thì chúng tôi đã tấn công họ rồi.”
Bà có cảm thấy Hoa Kỳ thực lòng quan tâm đến lợi ích của Nam VN?
Tòa Đại sứ Mỹ gần đây nói với Tổng thống Diệm rằng nếu chính quyền VN không thể buộc tôi im miệng được - làm như thể tôi là một đứa trẻ hay là một kẻ điên loạn - thì chính quyền Mỹ cảm thấy buộc phải cắt đứt quan hệ với chính quyền VN trong ‘Vấn đề Phật giáo’
Bà cảm thấy thế nào về vị đại sứ Mỹ vừa mới được bổ nhiệm, ông Henry Cabot Lodge?
“Tôi nghe nói ông ta xuất thân từ một gia đình chỉ chuyện trò với Chúa. Rồi có người nào đó nhắc tôi nhớ rằng gia đình tôi cũng có danh tiếng đó. Tôi hy vọng chúng tôi có thể cùng một lúc nói chuyện với Chúa.”
Cuộc tranh chấp với những Phật giáo đồ này sẽ kết thúc như thế nào?
“Một khi vấn đề tranh chấp này chấm dứt thì nó sẽ chấm dứt vĩnh viễn. Phật giáo sẽ không còn trên đất nước này nữa. Những người này dám tự cho rằng họ là lãnh đạo của 80% dân số. Chừng nào tôi còn chút hơi thở, tôi sẽ làm cho họ phải rút lại sự khoác lác tự phụ đó. Họ làm như thể tất cả chúng tôi là những kẻ ngớ ngẩn đần độn. Tôi quá tức giận.
Bà Nhu quá độc mồm độc miệng, vợ con mà dính vào chính sự đúng là rất phiền. Diệm đã ký thoả ước với Phật giáo rồi nhưng Bà Nhu phản đối.

Những câu như "BBQ nhà sư" quá độc ác, quả báo, đến cha còn từ. Sau này Trần Lệ Xuân đã xin các nhà sư cầu siêu cho gia đình và công khai xin lỗi vì những lời độc địa với phật giáo.

Có thể nói Trần Lệ Xuân là nhân vật bi kịch nhất của chế độ Diệm Nhu. Chết như Diệm Nhu e còn sướng hơn sống như Trần Lệ Xuân.
 

vdtours

Xe lăn
Biển số
OF-167407
Ngày cấp bằng
19/11/12
Số km
10,713
Động cơ
475,463 Mã lực
Tuổi
43
Nơi ở
Hà Nội
Website
www.youtube.com
Không liên quan đến thớt nhưng các triều đại của VN đều chịu nhận sắc phong và xưng thần với phong kiến TQ. Lịch sử là vậy, Đông Á chỉ có Nhật mới xứng với câu vỗ ngực như trên đến khi họ thua trong WWII
Nhật cách biển nên Tàu nó không làm gì được.
Còn nhận sắc phong là chuyện bình thường, Anh - Pháp , Bồ ... xa thế còn vào chầu cơ mà.
 

Lah

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-98893
Ngày cấp bằng
6/6/11
Số km
5,497
Động cơ
472,955 Mã lực
- Người thấy Nhung đuổi hết người ở ngoài xe thì làm sao thấy đc trong xe có gì. Không loại trừ sát thủ đã ở sẵn trong xe.
- Bắn chết rồi thì trói nguỵ tạo hiện trường nhắm mục đích gì nhỉ?
Thường để thủ tiêu thì làm ngược lại: người bị trói dễ sát hại hơn, giết xong cởi trói rồi đổ cho nạn nhân chạy trốn nên mới bắn
- Đâm nhưng quần áo Nhung ko có vết máu, vậy kẻ đâm thật sự là ai?

Qua suy luận thì thấy để giết Diệm Nhu phải có ít nhất 2 người trở lên và phải có kế hoạch từ trước. Bọn ra lệnh giết là chóp bu của nhóm đảo chính, còn bọn Nhung chỉ là kẻ thừa hành
Kết luận như cụ thì kết luận làm gì :D Nhung là Đại úy, không thừa hành thì bố ông cũng không dám manh động. Và lúc đó đội đảo chính thắng rồi thì giết hay không là do 1 trong các ông chóp bu hoặc cả 3 ông Khiêm Đôn Khánh, chứ CIA nó giết làm gì.
 

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,357
Động cơ
217,559 Mã lực
.ý em muốn nói là phải có 1 người nữa ngoài tay Nhung hỗ trợ
1 đại úy cận vệ đã từng giết bao nhiêu mạng, có súng mà sao phải cần tới người hỗ trợ để giết 2 ông đứng tuổi đang bị bắt? Ông Nhung này không phải lần đầu giết người.

Dĩ nhiên ông Nhung là cận vệ gộc của tướng Minh thì tướng Minh là người ra lệnh. Tuy nhiên tướng Minh phong cách có vẻ mặt trận lắm, chắc đã lấy ý kiến các ông khác rồi.
 
Biển số
OF-29355
Ngày cấp bằng
17/2/09
Số km
30,670
Động cơ
3,306,102 Mã lực
Kết luận như cụ thì kết luận làm gì :D Nhung là Đại úy, không thừa hành thì bố ông cũng không dám manh động. Và lúc đó đội đảo chính thắng rồi thì giết hay không là do 1 trong các ông chóp bu hoặc cả 3 ông Khiêm Đôn Khánh, chứ CIA nó giết làm gì.
À, bài của em để phản bác lại bài của lão Xuk thôi, hoặc cụ đọc hết, hoặc đừng đọc làm gì
 

Atlas99

Xe tải
Biển số
OF-742659
Ngày cấp bằng
11/9/20
Số km
276
Động cơ
93,205 Mã lực
Cụ so thế không đúng với trường hợp nào cả.

Trường hợp Mỹ với Diệm thì theo em thế này nhé cụ:

- Mỹ thấy không thể nào tiếp tục được với Diệm Nhu (sau khi cho một số nhân vật thân quen với nhà Ngô thuyết phục không thành công cũng như sau khi cảnh báo xa gần các kiểu).
- Thì Mỹ bắn tin điều đó cho một số nhân vật VIP dưới trướng Diệm Nhu và đônf thời là điệp viên CIA của Mỹ (Khiêm; Khánh vv)
Để những nhân vật đó tiếp tục rỉ tai vv ...
Hầu như cả bộ máy lãnh đạo cả quân đội lẫn chính quyền dưới trướng Diệm Nhu đều biết là Mỹ muốn lật Diệm Nhu.

Khi Mỹ đã đưa ra ý chỉ như thế lại cộng với cả số tiền lớn để trả chi phí cũng như lót tay nhũng kẻ thừa hành, thì số phận chế độ nhà Ngô coi như đã định đoạt.

Decision-makers ở Mỹ quyết định Diệm phải bị lật. Đâu đó có vài chính trị gia ở Mỹ không muốn Diệm bị lật, nhừn họ chỉ là số ít và không phải Decision-makers thưa cụ. Thì đâu thể thay đổi được gì. Ví dụ ông Đại sứ Mỹ tại VN thời đó, ông ta phản đối lật Diệm đấy. Nhưng ông ta đâu phải Decision-makers đâu?

Nên cụ nói phía Mỹ không thống nhất vụ lật Diệm em e là không đúng ạ.

Phía Mỹ chỉ không thống nhất / chưa chốt phương án sẽ giải quyết anh em Diệm Nhu thế nào sau khi đảo chính thôi. Họ đưa tiền và support đội đảo chính lật Diệm. Nhưng họ lại không hề đưa ra chỉ thị nào về xử lý Diệm Nhu như thế nào sau đảo chính. Cách Mỹ phó mặc hoàn toàn số phận Diệm Nhu vào tay đội đảo chính đã khiến cho Mỹ bị coi là KHÔNG thể vô can trước cái chết của Diệm Nhu đó cụ!

Đội đảo chính khi thấy quan thầy Mỹ không care đến số phận Diệm Nhu, phó mặc số phận Diệm Nhu vào tay họ thì đương nhiên là vote thủ tiêu Diệm Nhu càng nhanh càng tốt càng mập mờ càng tốt. Không ai muốn chấp nhận cái cảnh cho 2 anh em Diệm Nhu sống lưu vong cả; nhỡ nay mai 2 anh em lại được Mỹ cho quay về thì ai cứu nổi đội đảo chính. Họ không những muốn giết Diệm Nhu mà còn muốn giết cho thật nhanh. Không ai muốn gặp lại hay phải đối diẹn Diệm Nhu dù chỉ là trong một phiên toà sẽ trao án tử cho Diệm Nhu. Bởi vì họ sẽ không đám đối mặt Diệm Nhu - toàn những người chịu ơn hoặc được Diệm Nhu tin cẩn, nâng đỡ mà lại phản lại Diệm Nhu, làm sao họ dám đối mặt đây? Vv
Theo như em đc đọc thì phía Mỹ khá lúng túng về vụ đảo chính này, không thống nhất và cuối cùng để viên đại sứ lúc đó "tùy cơ ứng biến"... Vụ đảo chính hoàn toàn do nhóm tướng lĩnh bất mãn thực hiện, nhóm này mới có thể gọi là "decision makers" - tất nhiên nhóm này có dò xét thái độ của Mỹ, nếu Mỹ phản đối thì chưa chắc nhóm này đã quyết định tiến hành:

 
Biển số
OF-29355
Ngày cấp bằng
17/2/09
Số km
30,670
Động cơ
3,306,102 Mã lực
1 đại úy cận vệ đã từng giết bao nhiêu mạng, có súng mà sao phải cần tới người hỗ trợ để giết 2 ông đứng tuổi đang bị bắt? Ông Nhung này không phải lần đầu giết người.

Dĩ nhiên ông Nhung là cận vệ gộc của tướng Minh thì tướng Minh là người ra lệnh. Tuy nhiên tướng Minh phong cách có vẻ mặt trận lắm, chắc đã lấy ý kiến các ông khác rồi.
Việc nói bọn Nhung có tối thiểu 2 người dựa từ suy luận để trói 2 người có tính cách cao ngạo như Diệm và Nhu thì 1 người cực kỳ khó
Giả thiết giết xong mới trói cũng rất vô lý bởi giết rồi còn trói làm gì
Còn tình tiết đâm chết 2 người mà quần áo của Nhung vẫn sạch vậy mới càng nghi vấn Nhung có sự trợ của người khác.
 

Beu 4x4

Xe điện
Biển số
OF-98137
Ngày cấp bằng
1/6/11
Số km
3,093
Động cơ
407,758 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Không liên quan đến thớt nhưng các triều đại của VN đều chịu nhận sắc phong và xưng thần với phong kiến TQ. Lịch sử là vậy, Đông Á chỉ có Nhật mới xứng với câu vỗ ngực như trên đến khi họ thua trong WWII
Dấu ấn lịch sử gần đây nhất giữa 2 nước vẫn là hàng chục tấn “Cao bành trướng” đc sx năm 1979.
Ưỡn ngực ra tí đi cụ cho con cháu nó đỡ hèn
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top