[Funland] 60 năm trước đây, 2/11/1963, những giờ phút cuối cùng của chế độ Ngô Đình Diệm

xukthal

Xe lăn
Biển số
OF-772930
Ngày cấp bằng
1/4/21
Số km
10,974
Động cơ
1,632,757 Mã lực
Giả thiết giết xong mới trói cũng rất vô lý bởi giết rồi còn trói làm gì
Giết xong trói là để có cớ làm báo cáo: Em trói bọn nó rồi mà nó còn giấu súng định bòm em nên em bòm chết cả đôi (nếu ko trói thì 2 ông kia thừa sức bòm Nhung).
 
Biển số
OF-29355
Ngày cấp bằng
17/2/09
Số km
31,238
Động cơ
3,310,355 Mã lực
Giết xong trói là để có cớ làm báo cáo: Em trói bọn nó rồi mà nó còn giấu súng định bòm em nên em bòm chết cả đôi (nếu ko trói thì 2 ông kia thừa sức bòm Nhung).
Lão làm ướt mịa cái màn hình của em rồi.
Thôi em dừng việc này
 

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,170
Động cơ
220,500 Mã lực
Còn tình tiết đâm chết 2 người mà quần áo của Nhung vẫn sạch vậy mới càng nghi vấn Nhung có sự trợ của người khác.
D-N có cao ngạo thì lúc đầu thôi, nghe nói đòi lấy xe của tổng thống, nhưng bị Nhung đẩy vào M113.
chết rồi mới đâm thì máu chỉ chảy ra từ từ thôi vì tim đã ngừng đập.
theo trang dưới thì bác sĩ bảo có đánh đập trước khi giết, như vậy đó là lý do cần trói để ông Nhung tự do đánh đấm.

 

duonglamkhoa

Xe tăng
Biển số
OF-821223
Ngày cấp bằng
20/10/22
Số km
1,339
Động cơ
84,798 Mã lực
Ai là người giết anh em Diệm-Nhu?
Mỹ? Không phải. Từ 1955 Mỹ ủng hộ Diệm hết sức, dù Diệm gia đình trị, vẫn đàn áp những người yêu nước và những người ông ta không ưa.... Chỉ sau vụ Ấp Bắc 1963 thì mới "thái độ" với Diệm
Quân đảo chính? Nguyễn Văn Nhung giết anh em Diệm-Nhu thì đúng rồi. Nhưng để hạ sát họ, phải có lệnh từ Đại sứ Cabot Lodge
Lực lượng đảo chính do Mỹ chiêu mộ, hứa hẹn và đảm bảo hỗ trợ hết mức. vậy nếu không có Mỹ thì họ vẫn là những con cứu ngoan ngoãn của anh em Diệm-Nhu
Vậy người giết Diệm-Nhu là ai?
Đó là nhân dân miền Nam dưới sự lãnh đạo của MTGP, thực chất là Đảng Lao động Việt Nam được sự hỗ trợ của miền Bắc đã đẩy tình hình quân sự Nam Việt Nam xấu đi. Vụ Phật giáo xảy ra hôm 8/5/1963 ở Huế chỉ là giọt nước tràn ly khi đa số dân chúng chán ghét Diệm. Có tin nói vụ Phật giáo có bàn tay của Việt Cộng? Thưa rằng Tổng thống Kennedy không nghĩ như vậy. Ông ta có đủ thông tin nên ông đã không hề nói do Việt Cộng kích động xúi bẩy.
Anh em Diệm Nhu với chính sách gia đình trị, đàn áp dân chúng từ 1955 khi ông ta trở thành Tổng thống )không qua bầu cử), chứ không phải năm 1963 ông ta mới trở tính
Ông Diệm làm quan thời Pháp thuộc, chưa từng có hành động chống Pháp trong kháng chiến, vậy mà tháng 10/1959 ông lê máy chém đi chém đầu những người kháng chiến cũ. Hành động đó khiến Hà Nội và đân chúng Nam Việt Nam căm giận, với sự kiện Bến Tre Đồng khởi dẫn đến sự thành lập MTGP hôm 20/12/1960 và đấu tranh vũ trang phát triển. Dù Mỹ vạch kế hoạch "Bình định Việt Nam trong 18 tháng", đưa vào miền Nám cố vấn quân sự và nhiều vũ khí, xe tăng, máy bay hòng dẹp du kích Việt Cộng. Chính quyền Diệm-Nhu có quốc sách Ấp chiến lược để tách du kích khỏi dân chúng. Cả Mỹ và chính quyền Ngô Đình Diệm không ngăn được sức mạnh vùng lên của nhân dân và đẩy Mỹ đứng trước tình thế, hoặc chấp nhận để mất miền Nam, hoặc phải đưa quân vào. Kennedy sinh thời dặn "Đừng bao giờ đưa quân ra khỏi nước Mỹ". Nhưng không đưa quân vào thì sao giữ được Nam Việt Nam. Có thể Diệm chưa chấp nhận Mỹ đưa quân vào, nhưng chính quyền Diệm lại đang bộc lộ nhiều ung nhọt, khó mà trụ được.
Trong một cuộc họp của Kennedy với những cố vấn cao cấp của mình bàn tới việc lật Diệm, đa số tán thành, nhưng Taylor nói: "Diệm thì dở rồi. Nhưng nếu chúng ta lật Diệm, chúng ta sẽ đi với ai?". Không có câu trả lời
Nói cho công bằng, nếu nhân dân miền Nam cam chịu, thì chính quyền Diệm vẫn ồn tại, vẫn gia đình trị, vẫn tham nhũng, vẫn đàn áp và người Mỹ chẳng cần "thay ngựa giữa dòng"
Linh hồn việc giải phóng miền Nam nói thẳng là công lao của ông Lê Duẩn.
Xin nói trước em không phải tuyên giáo, em sống suốt thời kỳ ông Duẩn nắm quyền, và nhiều lúc bất bình với những chướng tai gai mắt, em không có chút quan hệ nào với ông Duẩn, trừ việc con rể ông là đồng nghiệp, và con gái ông làm cùng cơ quan, nhưng khác ngành, em nhận xét từ đáy lòng của mình
Năm 1955, sau tiếp quản hoàn toàn miền Bắc. Theo đúng kịch trình thì 20/7/1956 sẽ Tổng tuyển cứ thống nhất đất nước, Nhưng Mỹ và Ngô Đình Diệm đã phá hoại và họ muốn chia cắt Việt Nam, biến thành con đê ngăn chặn dòng thác cộng-sản tràn xuống Đông Nam Á.
Đa số lãnh đạo miền Bắc muốn đấu tranh thi hành Hiệp định Geneva bằng hoà bình, muốn để dân được nghỉ ngơi sau 9 năm kháng chiến gian khổ.
Năm 1957, ông Lê Duẩn được gọi ra Bắc. Ông chủ trương đấu tranh võ trang, bằng bạo lực.
Cọ sát giữa hai luồng tư tưởng trên kéo dài suốt hai năm, đến tháng 5 năm 1959, Trung ướng Đảng ra nghị quyết chấp nhận đẩu tranh vũ trang gọi là "Nghị quyết 559". Một năm sau, tháng 9/1960, ông Lê Duẩn trở thành Bí thư thứ nhất (tức Tổng bí thư sau này) trong Đại hội 3 của Đảng
Đường mòn Hồ Chí Minh ban đầu do ông Võ Bẩm chỉ huy được mật danh là 559 theo nghị quyết cùng tên tháng 5/1959, sau trở thành đường mòn Hồ Chí Minh rồi sau này là Bộ tư lệnh Trường Sơn
Ông Lê Duẩn dành hết tâm huyết của mình để giải phóng miền Nam. Đó là sự thật. Và cá nhân tôi biết ơn ông, khi nghĩ tới hoàn cảnh của nước Triều Tiên. Thật khó hình dung Việt Nam sẽ ra sao, nếu chúng ta không có một nước Việt Nam thống nhất
Diệm-Nhu bị chết là hệ quả tất yếu của cuộc đấu tranh vũ trang ở miền Nam, đơn giản thế thôi
Cụ Ngao chủ yếu đưa tin về sự kiện, rất ít đưa ra quan điểm cá nhân. Nhưng còm này về quan điểm cá nhân của cụ, em thấy thấm quá.
Rất tiếc là Chã sợ cụ say quá nên không cho em chuốc rượu cụ thêm ly nữa.
 

DurexXL

Xe lăn
Biển số
OF-495573
Ngày cấp bằng
7/3/17
Số km
10,944
Động cơ
867,783 Mã lực
Nơi ở
Đỉnh Vu Sơn
Năm 1992 sự đề phòng của VN với nước ngoài còn rất lớn. Các cụ nhớ là năm 1992 VN còn chưa bình thường hóa quan hệ với Mỹ, vẫn bi Mỹ cấm vận toàn diện.

Vậy mà một người Hoa 100% từng bị chính quyền VN giam giữ dài ngày, đã sang định cư 9 năm tại 1 nước có chế độ đối địch (Đài loan), lại được Việt nam cho nhập cảnh, còn cho tái định cư.

Các cụ thấy có lạ không?
Thời điểm 199x đầu này, theo em nhớ quan hệ VN - Đài Loan khá ấm, còn hơn hiện nay
Lúc đó liên doanh xe máy VMEP (SYM sau này) còn tặng cho CSGT dàn bồ câu trắng Bonus MB125A mà
 

Tlbooks

Xe buýt
Biển số
OF-68488
Ngày cấp bằng
16/7/10
Số km
881
Động cơ
476,959 Mã lực
Mã Tuyên thực sự là 1 nhân vật rất bí ẩn. Thời Diệm Nhu bị đảo chính thì ông ta đang có 1 chức danh cực lớn là Tổng bang trưởng của 10 bang hội người Hoa ở Chợ Lớn.

Bang trưởng 1 bang đã là khó, đằng này lại là những 10 bang. Chắc chắn Mã Tuyên phải là người có năng lực siêu phàm. Tuy nhiên đó không phải là lý do tôi nói Mã Tuyên là 1 nhân vật bí ẩn. Cái bí ẩn là những thông tin và sự kiện diễn ra sau đó.

Cụ nói "đám sĩ quan làm phản không dám xông vào nhà Mã Tuyên bắt Diệm Nhu" là không phải. Họ chưa rõ phải làm gì với Diệm Nhu mà thôi, chứ không sợ gì Mã Tuyên và các bang hội Hoa kiều cả.

Bằng chứng là chỉ sau 4 ngày Diệm Nhu bị giết thì ông Mã Tuyên đã bị bắt và bị giam đến 3 năm, năm 1964 mới được thả. Tôn Thất Đính thì nói rằng nhà Mã Tuyên là nơi liên lạc của Diệm Nhu với Mặt trận dân tộc giải phóng MNVN!

Nhưng thông tin của Tôn Thất Đính lại rất đáng ngờ vì sau năm 1975, chính ông Mã Tuyên lại bị chính quyền mới bắt tù những 4 năm, nhà cửa tài sản bị tịch thu sạch.

Nếu là điểm liên lạc của MTGP thì sao Mã Tuyên lại bị chính quyền mới bắt giam lâu như vậy?

Tuy nhiên những gì xảy ra sau đó mới hết sức đặc biệt: Năm 1981 được thả, năm 1983 Mã Tuyên sang Đài loan định cư. NHƯNG NĂM 1992 ÔNG LẠI QUAY VỀ VIỆT NAM SỐNG ĐẾN KHI MẤT NĂM 1994.

Lý giải điều này thế nào? Là tình yêu đặc biệt với mảnh đất Việt nam hay còn có những bí ẩn nào khác?
vào thời điểm đó ở SG thì người đứng đầu các bang hội người Hoa ở SG đều được Trung Hoa dân quốc hỗ trợ nhiệt tình, chưa kể chăc chắn cũng có kênh với Hoa Nam cục..., truyền thống của Hội Tam hoàng mà.
cụ Mã Tuyên gia thế khủng, vốn là thái tử của Hội Tam hoàng chợ lớn, ra vào đại sứ quán Trung Hoa dân quốc như ngôi nhà thứ 2,
cụ Mã vốn là "mặt tiền" của giới tài phiệt người Hoa lúc đó (nhóm Lý Long Thân) để giao dịch với tất cả các phe phái,
đặc biệt Mã Tuyên gần như là cánh tay "kinh tài" kiếm tiền cho nhóm vợ chồng ông Nhu và tay chân thân tín, nên tại sao lại có sự tin tưởng sắp xếp để cụ Diệm và cụ Nhu tới đó
tài sản của cụ Mã Tuyên, sau đảo chính bị chính quyền VNCH tịch thu đấu giá, Hội Tam hoàng bỏ tiền mua lại và hoàn trả cho vợ con cụ
giai đoạn 1992, Việt Đài nồng hậu, nhiều nhóm tài phiệt người Hoa đầu tư vào VN, hai nước gần như thông gia, gia đình cụ Mã chắc cũng nằm trong trào lưu này, dù gì cụ cũng là Thập đại Bang chủ cả cuộc đời gắn bó chìm nổi với Người Hoa Chợ Lớn, nên ước muồn trở về nằm bên cạnh cha mẹ, huynh đệ ở Nhị tỳ Triều Châu cũng là dễ hiểu.
 

duonglamkhoa

Xe tăng
Biển số
OF-821223
Ngày cấp bằng
20/10/22
Số km
1,339
Động cơ
84,798 Mã lực
Thông cảm..em vẫn còn nói ngọng
Việc nói ngọng có thể thông cảm được vì ai cũng học nói trước khi học viết, nó phụ thuộc vào thói quen phát âm của địa phương nơi cụ sinh ra, lớn lên.

Còn việc viết sai chính tả lại là chuyện khác. Sai chính tả chính là thể hiện rằng: cụ chưa hiểu rõ ý nghĩa của câu, từ mà cụ đã viết.
 

ly trà đá

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-838991
Ngày cấp bằng
21/8/23
Số km
484
Động cơ
23,833 Mã lực
Tuổi
56
vào thời điểm đó ở SG thì người đứng đầu các bang hội người Hoa ở SG đều được Trung Hoa dân quốc hỗ trợ nhiệt tình, chưa kể chăc chắn cũng có kênh với Hoa Nam cục..., truyền thống của Hội Tam hoàng mà.
cụ Mã Tuyên gia thế khủng, vốn là thái tử của Hội Tam hoàng chợ lớn, ra vào đại sứ quán Trung Hoa dân quốc như ngôi nhà thứ 2,
cụ Mã vốn là "mặt tiền" của giới tài phiệt người Hoa lúc đó (nhóm Lý Long Thân) để giao dịch với tất cả các phe phái,
đặc biệt Mã Tuyên gần như là cánh tay "kinh tài" kiếm tiền cho nhóm vợ chồng ông Nhu và tay chân thân tín, nên tại sao lại có sự tin tưởng sắp xếp để cụ Diệm và cụ Nhu tới đó
tài sản của cụ Mã Tuyên, sau đảo chính bị chính quyền VNCH tịch thu đấu giá, Hội Tam hoàng bỏ tiền mua lại và hoàn trả cho vợ con cụ
giai đoạn 1992, Việt Đài nồng hậu, nhiều nhóm tài phiệt người Hoa đầu tư vào VN, hai nước gần như thông gia, gia đình cụ Mã chắc cũng nằm trong trào lưu này, dù gì cụ cũng là Thập đại Bang chủ cả cuộc đời gắn bó chìm nổi với Người Hoa Chợ Lớn, nên ước muồn trở về nằm bên cạnh cha mẹ, huynh đệ ở Nhị tỳ Triều Châu cũng là dễ hiểu.
cụ phán em thấy khá hợp lý. cứ tạm cho là cụ MÃ TUYÊN là 1 phần của HOA NAM CỤC đi chăng nữa , nhưng cụ ta không can thiệp hoặc có ý đồ lũng loạn chính trị nước sở tại ..thì chắc nhà cầm quyền họ cũng sẽ hoan nghênh thôi , đặc biệt trong lúc nền kinh tế VN lúc đó cần đón chào các nhà đầu tư thực sự
như vậy qua thớt này chúng ta cũng 1 phần hiểu thêm về ông trùm MÃ TUYÊN này và nhiều nhân vật khác trong xuốt quá trình hồn loạn của VNCH khi đó
 

DurexXL

Xe lăn
Biển số
OF-495573
Ngày cấp bằng
7/3/17
Số km
10,944
Động cơ
867,783 Mã lực
Nơi ở
Đỉnh Vu Sơn
vào thời điểm đó ở SG thì người đứng đầu các bang hội người Hoa ở SG đều được Trung Hoa dân quốc hỗ trợ nhiệt tình, chưa kể chăc chắn cũng có kênh với Hoa Nam cục..., truyền thống của Hội Tam hoàng mà.
cụ Mã Tuyên gia thế khủng, vốn là thái tử của Hội Tam hoàng chợ lớn, ra vào đại sứ quán Trung Hoa dân quốc như ngôi nhà thứ 2,
cụ Mã vốn là "mặt tiền" của giới tài phiệt người Hoa lúc đó (nhóm Lý Long Thân) để giao dịch với tất cả các phe phái,
đặc biệt Mã Tuyên gần như là cánh tay "kinh tài" kiếm tiền cho nhóm vợ chồng ông Nhu và tay chân thân tín, nên tại sao lại có sự tin tưởng sắp xếp để cụ Diệm và cụ Nhu tới đó
tài sản của cụ Mã Tuyên, sau đảo chính bị chính quyền VNCH tịch thu đấu giá, Hội Tam hoàng bỏ tiền mua lại và hoàn trả cho vợ con cụ
giai đoạn 1992, Việt Đài nồng hậu, nhiều nhóm tài phiệt người Hoa đầu tư vào VN, hai nước gần như thông gia, gia đình cụ Mã chắc cũng nằm trong trào lưu này, dù gì cụ cũng là Thập đại Bang chủ cả cuộc đời gắn bó chìm nổi với Người Hoa Chợ Lớn, nên ước muồn trở về nằm bên cạnh cha mẹ, huynh đệ ở Nhị tỳ Triều Châu cũng là dễ hiểu.
Trong Ván bài lật ngửa, em nhớ có đoạn thoại khi Lý Kai đến gặp nhân vật trùm người Hoa (chắc là hình ảnh của Mã Tuyên)
Lý Kai có ý ngập ngừng đang muốn hỏi, thì ông trùm cười phè phè nói: Ông muốn hỏi tôi là người của Pắk King hay Tài Pắc hở?
Rồi một cặp đầy USD được đưa ra: Là làm vì cái lày
 

Sungtazin

Xe tăng
Biển số
OF-742650
Ngày cấp bằng
11/9/20
Số km
1,205
Động cơ
195,709 Mã lực
Nơi ở
Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội
Việc nói bọn Nhung có tối thiểu 2 người dựa từ suy luận để trói 2 người có tính cách cao ngạo như Diệm và Nhu thì 1 người cực kỳ khó
Giả thiết giết xong mới trói cũng rất vô lý bởi giết rồi còn trói làm gì
Còn tình tiết đâm chết 2 người mà quần áo của Nhung vẫn sạch vậy mới càng nghi vấn Nhung có sự trợ của người khác.
Cụ nói có lý, một việc hệ trọng như thế khó có chuyện chỉ giao cho duy nhất 1 tay cận vệ xử lý. Theo nội dung thuật lại của một sĩ quan được giao nhiệm vụ vào đón hai ông Diệm, Nhu từ nhà thờ Cha Tam ra xe thì Nhung ép cả 2 ông này lên 1 xe bọc thép lội nước, trước đó chỉ huy xe cũng như các lính xe khác được Nhung yêu cầu rời đến các xe khác. Vậy là trên xe có thể đã đươc bố trí cả một đội sát thủ ém sẵn, khi hai ông Diệm và Nhu lên xe thì được đội này chăm sóc nhanh gọn (khống chế bắt kí tá, ghi âm chụp hình gì gì đó…rồi trói tay), sau đó đi được mấy phút thì có nhiều tiếng súng nổ. Việc này thậm chí Nhung cũng chẳng cần trực tiếp ra tay.
Tuy hơi khập khiễng nhưng ngay như cái chết của Hít Le đến giờ vẫn còn có nhiều giả thiết, không rõ là ai giết, bao nhiêu người tham gia truy sát? Hay chỉ là vụ tự sát?
 

Yeuaibaygio

Xe container
Biển số
OF-756754
Ngày cấp bằng
8/1/21
Số km
8,629
Động cơ
203,732 Mã lực
Tuổi
49
Cụ nói có lý, một việc hệ trọng như thế khó có chuyện chỉ giao cho duy nhất 1 tay cận vệ xử lý. Theo nội dung thuật lại của một sĩ quan được giao nhiệm vụ vào đón hai ông Diệm, Nhu từ nhà thờ Cha Tam ra xe thì Nhung ép cả 2 ông này lên 1 xe bọc thép lội nước, trước đó chỉ huy xe cũng như các lính xe khác được Nhung yêu cầu rời đến các xe khác. Vậy là trên xe có thể đã đươc bố trí cả một đội sát thủ ém sẵn, khi hai ông Diệm và Nhu lên xe thì được đội này chăm sóc nhanh gọn (khống chế bắt kí tá, ghi âm chụp hình gì gì đó…rồi trói tay), sau đó đi được mấy phút thì có nhiều tiếng súng nổ. Việc này thậm chí Nhung cũng chẳng cần trực tiếp ra tay.
Tuy hơi khập khiễng nhưng ngay như cái chết của Hít Le đến giờ vẫn còn có nhiều giả thiết, không rõ là ai giết, bao nhiêu người tham gia truy sát? Hay chỉ là vụ tự sát?
Theo lời kể lại của sĩ quan này thì chính ông ta nhìn thấy trong thùng xe trước khi 3 người lên xe: chỉ có vài cái xoong nồi và mấy con gà.
 

Tlbooks

Xe buýt
Biển số
OF-68488
Ngày cấp bằng
16/7/10
Số km
881
Động cơ
476,959 Mã lực
ĐÂY ĐƯỢC CHO LÀ NGUỒN CỦA ĐẠI UÝ TUỲ TÒNG ĐỖ THỌ:

"Tổng Thống Diệm vội vàng ra khỏi nhà thờ bằng cửa chính. Ông Nhu bén gót. Kế đó là linh mục và cuối cùng là tôi.

Hai chiếc xe bọc sắt M113 đỗ ngay trên sân nhà thờ. Tổng Thống Ngô Ðình Diệm đứng trên tầng cấp nhìn ra. Từ chiếc xe Jeep vừa đến, Ðại tá Lắm tiến dến gần chào kính cẩn Tổng Thống Diệm, đằng sau có hai sĩ quan cấp úy mặc đồ trận nhẩy dù hộ tống. Sau này tôi mới biết đó là hai Ðại úy, một Nhẩy Dù, một Thiết Giáp, hai ông cùng mang tên bắt đầu bằng chũ N.

Ðại tá Lắm nói rất nhỏ chỉ vừa cho Tổng Thống và ông Ngô Ðình Nhu nghe. Thỉnh thoảng chỉ về hướng hai chiếc xe M113. Tổng Thống Diệm nhíu mày nhìn ông Ngô Ðình Nhu. Ðại tá Lắm từ biệt, lên xe Jeep đi mất dạng. Tôi thấy xa xa bên ngoài đường có chiếc xe Jeep, trên xe có một vị Tướng nhưng tôi không nhìn rõ mặt.

Ðại Tá Lắm đi rồi. Hai Ðại úy cùng tên N. sấn đến bắt Tổng Thống Diệm và ông Ngô Ðình Nhu lên M113.

Tổng Thống Diệm không có phản ứng, ông Nhu bực bội ra mặt, ông nói với hai sĩ quan:

“Tổng Thống đây, tôi là Cố Vấn Tổng Thống. Ðến đón Tổng Thống bằng xe này hả? Tôi phải nói chuyện với Tướng Minh, Tướng Ðôn.”

Một sĩ quan nói:

“Chúng tôi được lệnh áp giải. Giờ này không còn ai là Tổng Thống nữa.”

Tổng Thống và ông Nhu giận lắm, nhưng không thể làm gì hơn trong hoàn cảnh này. Ông Nhu ném điếu thuốc đang hút xuống đất. Ðoạn ông xô hai sĩ quan ấy ra xa. Tổng Thống nắm lấy vai áo ông Nhu như có ý cản ngăn.

Những sĩ quan đảo chánh nộ khí, tỏ ra dữ tợn trước hành động ngang buớng của ông Ngô Ðình Nhu. Sĩ quan mặc đồ Dù rút khẩu Colt 38 ra cầm tay.

Tôi không thấy cử chỉ chùn bước nào của Tổng Thống và ông Nhu trước hành động hăm dọa của vị sĩ quan đó.

Vài người lính trên xe M113 thấy cảnh xô đẩy đó chạy đến chĩa súng vào Tổng Thống Diệm và ông Nhu.

Ông Nhu quát lên:

“Ðồ vô lễ..!”

Mấy người lính đẩy ông Nhu đến xe M113, mở cửa xe, đẩy ông vào. Ông Nhu cự nự. Ðến lượt Tổng Thống Diệm bị đẩy tới bên xe.

Tôi chạy đến đưa chiếc cặp da, cái mũ dạ, cây ba-toong cho Tổng Thống. Ðại úy Nhung giật những thứ đó từ tay tôi, tôi không đến được gần Tổng Thống"


"
Đối với tôi thiếu tá Nhung nổ súng vào đầu
tổng thống Ngô Đình Diệm phải vất vả lắm. Thiếu tá Nhung rất can đảm lắm mới
dám bắn như thế…Thiếu tá Nhung còn là người “chịu cam số phận”. Đáng ra trong
hồ sơ khẩu cung sau ngày chỉnh lý 30.1.64, thiếu tá Nhung phải khai thêm một sĩ
quan đồng lõa tên Nghĩa nữa, nhưng không hiểu tại sao thiếu tá Nhung lại không
tiết lộ. Phải chăng vị sĩ quan cận vệ của tướng Dương Văn Minh là một anh hùng vì
bạn bè. Dù sao một sĩ quan trung thành như thế cũng đáng trọng vậy
 

DurexXL

Xe lăn
Biển số
OF-495573
Ngày cấp bằng
7/3/17
Số km
10,944
Động cơ
867,783 Mã lực
Nơi ở
Đỉnh Vu Sơn
ĐÂY ĐƯỢC CHO LÀ NGUỒN CỦA ĐẠI UÝ TUỲ TÒNG ĐỖ THỌ:

"Tổng Thống Diệm vội vàng ra khỏi nhà thờ bằng cửa chính. Ông Nhu bén gót. Kế đó là linh mục và cuối cùng là tôi.

Hai chiếc xe bọc sắt M113 đỗ ngay trên sân nhà thờ. Tổng Thống Ngô Ðình Diệm đứng trên tầng cấp nhìn ra. Từ chiếc xe Jeep vừa đến, Ðại tá Lắm tiến dến gần chào kính cẩn Tổng Thống Diệm, đằng sau có hai sĩ quan cấp úy mặc đồ trận nhẩy dù hộ tống. Sau này tôi mới biết đó là hai Ðại úy, một Nhẩy Dù, một Thiết Giáp, hai ông cùng mang tên bắt đầu bằng chũ N.

Ðại tá Lắm nói rất nhỏ chỉ vừa cho Tổng Thống và ông Ngô Ðình Nhu nghe. Thỉnh thoảng chỉ về hướng hai chiếc xe M113. Tổng Thống Diệm nhíu mày nhìn ông Ngô Ðình Nhu. Ðại tá Lắm từ biệt, lên xe Jeep đi mất dạng. Tôi thấy xa xa bên ngoài đường có chiếc xe Jeep, trên xe có một vị Tướng nhưng tôi không nhìn rõ mặt.

Ðại Tá Lắm đi rồi. Hai Ðại úy cùng tên N. sấn đến bắt Tổng Thống Diệm và ông Ngô Ðình Nhu lên M113.

Tổng Thống Diệm không có phản ứng, ông Nhu bực bội ra mặt, ông nói với hai sĩ quan:

“Tổng Thống đây, tôi là Cố Vấn Tổng Thống. Ðến đón Tổng Thống bằng xe này hả? Tôi phải nói chuyện với Tướng Minh, Tướng Ðôn.”

Một sĩ quan nói:

“Chúng tôi được lệnh áp giải. Giờ này không còn ai là Tổng Thống nữa.”

Tổng Thống và ông Nhu giận lắm, nhưng không thể làm gì hơn trong hoàn cảnh này. Ông Nhu ném điếu thuốc đang hút xuống đất. Ðoạn ông xô hai sĩ quan ấy ra xa. Tổng Thống nắm lấy vai áo ông Nhu như có ý cản ngăn.

Những sĩ quan đảo chánh nộ khí, tỏ ra dữ tợn trước hành động ngang buớng của ông Ngô Ðình Nhu. Sĩ quan mặc đồ Dù rút khẩu Colt 38 ra cầm tay.

Tôi không thấy cử chỉ chùn bước nào của Tổng Thống và ông Nhu trước hành động hăm dọa của vị sĩ quan đó.

Vài người lính trên xe M113 thấy cảnh xô đẩy đó chạy đến chĩa súng vào Tổng Thống Diệm và ông Nhu.

Ông Nhu quát lên:

“Ðồ vô lễ..!”

Mấy người lính đẩy ông Nhu đến xe M113, mở cửa xe, đẩy ông vào. Ông Nhu cự nự. Ðến lượt Tổng Thống Diệm bị đẩy tới bên xe.

Tôi chạy đến đưa chiếc cặp da, cái mũ dạ, cây ba-toong cho Tổng Thống. Ðại úy Nhung giật những thứ đó từ tay tôi, tôi không đến được gần Tổng Thống"


"
Đối với tôi thiếu tá Nhung nổ súng vào đầu
tổng thống Ngô Đình Diệm phải vất vả lắm. Thiếu tá Nhung rất can đảm lắm mới
dám bắn như thế…Thiếu tá Nhung còn là người “chịu cam số phận”. Đáng ra trong
hồ sơ khẩu cung sau ngày chỉnh lý 30.1.64, thiếu tá Nhung phải khai thêm một sĩ
quan đồng lõa tên Nghĩa nữa, nhưng không hiểu tại sao thiếu tá Nhung lại không
tiết lộ. Phải chăng vị sĩ quan cận vệ của tướng Dương Văn Minh là một anh hùng vì
bạn bè. Dù sao một sĩ quan trung thành như thế cũng đáng trọng vậy
Thiết kế xe M113 là cái thùng kim loại, không có vách ngăn khoang lái và khoang lính, vậy mà từ ngày đó đến nay chỉ có bút lục, văn bản, các thể loại hồi ký nọ kia xoay quanh Đại úy Nhung, vậy chứ Người lái chiếc xe M113 đó đâu? Đây mới là nhân chứng chứng kiến full story vụ việc

IMG_2300w.png
13266_eng_main_-_Copy_3_1.jpg
 

Tứ Vô Lượng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-554568
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
5,820
Động cơ
250,960 Mã lực
cụ phán em thấy khá hợp lý. cứ tạm cho là cụ MÃ TUYÊN là 1 phần của HOA NAM CỤC đi chăng nữa , nhưng cụ ta không can thiệp hoặc có ý đồ lũng loạn chính trị nước sở tại ..thì chắc nhà cầm quyền họ cũng sẽ hoan nghênh thôi , đặc biệt trong lúc nền kinh tế VN lúc đó cần đón chào các nhà đầu tư thực sự
như vậy qua thớt này chúng ta cũng 1 phần hiểu thêm về ông trùm MÃ TUYÊN này và nhiều nhân vật khác trong xuốt quá trình hồn loạn của VNCH khi đó
Nhiều người không nghĩ như cụ đâu, có ông Tiều (Triều Châu) bang Thiên địa hội trong phim Đất rừng Phương Nam mà mổ nhau mấy chục trang thớt kìa :D

Mã Tuyên cũng là gốc Triều Châu. Rồi mợ Trương Mỹ Lan (Vạn Thịnh Phát) cũng gốc Triều Châu. Cộng đồng người gốc Tiều làm ăn rất giỏi nhưng bê bối cũng lắm.

Làm sao để phát huy được nguồn lực này phát huy được sự tài giỏi của họ mà ít rủi ro là bài toán tất cả các thời từ trước đến nay đều giải toán khó
 
Chỉnh sửa cuối:

Tlbooks

Xe buýt
Biển số
OF-68488
Ngày cấp bằng
16/7/10
Số km
881
Động cơ
476,959 Mã lực
Thiết kế xe M113 là cái thùng kim loại, không có vách ngăn khoang lái và khoang lính, vậy mà từ ngày đó đến nay chỉ có bút lục, văn bản, các thể loại hồi ký nọ kia xoay quanh Đại úy Nhung, vậy chứ Người lái chiếc xe M113 đó đâu? Đây mới là nhân chứng chứng kiến full story vụ việc

IMG_2300w.png
13266_eng_main_-_Copy_3_1.jpg
còn đây là nguồn của cụ tay tình báo hai mang Pháp - TQ Vanuxem kể lại theo lời cụ Nghĩa:
'“Khi chúng tôi quay trở lại Bộ Tổng tham mưu, Diệm ngồi im lặng, nhưng Nhu và đại úy [Nhung] bắt đầu lăng mạ nhau. Tôi không biết ai đã bắt đầu nó. Khi đoàn xe đến một đường xe lửa chạy qua, Nghĩa nói rằng Nhung“ dùng lưỡi lê lao vào người ông Nhu và đâm ông ta nhiều lần, có thể mười lăm hoặc hai mươi lần. Vẫn còn trong cơn thịnh nộ, Nhung quay sang ông Diệm, lấy khẩu súng lục và bắn vào đầu ông ta. Rồi anh quay lại nhìn Nhu đang nằm co quắp trên sàn xe. Anh ta cũng bắn một viên đạn vào đầu ông Nhu. Cả ông Diệm và ông Nhu đều không thể bảo vệ mình. Tay họ đã bị trói."
 

ly trà đá

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-838991
Ngày cấp bằng
21/8/23
Số km
484
Động cơ
23,833 Mã lực
Tuổi
56
Thiết kế xe M113 là cái thùng kim loại, không có vách ngăn khoang lái và khoang lính, vậy mà từ ngày đó đến nay chỉ có bút lục, văn bản, các thể loại hồi ký nọ kia xoay quanh Đại úy Nhung, vậy chứ Người lái chiếc xe M113 đó đâu? Đây mới là nhân chứng chứng kiến full story vụ việc

IMG_2300w.png
13266_eng_main_-_Copy_3_1.jpg
Cụ đẫn chứng khá hợp lý..vậy tay lái xe kg biết gì à ? Hay chả lẽ cái xe đó tự chạy ?
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,342
Động cơ
1,132,936 Mã lực
Nhưng Diệm lại dung túng cho các thân nhân của mình kiếm lợi rất lớn, trong đó lớn nhất là Cẩn, Nhu và bà cả Lễ (chị gái Diệm, mẹ ông Trần Trung Dung).
mẹ vợ ông Trần Trung Dung
 

xukthal

Xe lăn
Biển số
OF-772930
Ngày cấp bằng
1/4/21
Số km
10,974
Động cơ
1,632,757 Mã lực

Tlbooks

Xe buýt
Biển số
OF-68488
Ngày cấp bằng
16/7/10
Số km
881
Động cơ
476,959 Mã lực
Chắc bạn lái xe đó ngồi nhô cao đầu ngoài thân xe rồi, do chạy trong nội đô, cần quan sát nhiều, lại đang hành tiến đội hình đặc biệt, nhiều tướng tá chỉ huy ra hiệu, cần tuân theo.

Rất nhiều nguồn kể về cái chết của cụ DIệm, cụ Nhu, nhưng có mấy chi tiết thì khá khớp:
- Đoàn xe có tấp vào Tổng Nha Cảnh sát (dưới sự chỉ huy của đại tá Lắm), hai cụ bị trói và tra tấn là thời gian này (khoảng 20 phút);
- Khi rời Tổng Nha trở về Bộ TTM, đoàn xe có dừng lại hai lần, một lần có xe của tướng Mai Hữu Xuân ngược chiều, tướng Xuân có ra hiệu hai ngón tay, ra hiệu động tác bóp cò cho đại uý Nhung, lần hai do gặp tàu hoả chạy ngang đường
- Tiếng súng nổ là thời điểm đang chờ tầu hoả.

những tình tiết không đc kiểm chứng, hoặc không khớp nhau:
- Thời điểm cụ Nhu bị đâm nhiều nhát ?
- Việc tra tấn trong tổng nha nhằm tìm kiếm thông tin gì ?
- Nhóm binh linh trên xe M113 bị đuổi xuống ở thời điểm nào
- Sự tham gia của đại uý (thiếu tá ?) Dương Hiếu Nghĩa
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,342
Động cơ
1,132,936 Mã lực
Cái khó hiểu nhất là Diệm Nhu đánh Hoa kiều 1956-1959 nhưng khi trốn lại trốn nhà Mã Tuyên một thành viên tam hoàng Chợ Lớn. Có lẽ khi đó 1963 Diệm Nhu đã bắt tay với Chợ Lớn để nuôi quân mật vụ cần lao nhân vị rồi?
Mã Tuyên là một thành viên Tam Hoàng thôi
Mã Tuyên làm kinh tài cho Cao Xuân Vỹ, tay chân của Nhu
Xe chở Diệm Nhu chạy từ Dinh Gia Long đến đường Lê Thánh Tông thì đổi sang xe khác. Sau đó thẳng đến nhà Mã Tuyên, đậu hè đường đối diện nhà. Không ai biết Diệm ở đây cả. Chứ không phải là dân Hoa Kiều phản đối bắt Diệm như cụ nào tưởng tượng
Diệm-Nhu không ngủ, cả đêm lục xục gọi, bàn bạc. Diệm-Nhu sử dụng điện thoại vô tuyến đặc biệt, được xe truyền tin đậu sát góc phố nối với Tổng đài thành phố, thành ra phe đảo chính cứ nghĩ là Diệm-Nhu vẫn còn bên trong Dinh Gia Long nên hối thúc đánh tiếp. (Theo Hồi ký Đỗ Thọ)
Sáng ra, xe truyền tin bỏ đi (Thọ không nói tại sao xe này bỏ đi), Diệm-Nhu phải sử dụng điện thoại của nhà Mã Tuyên để báo cho phe đảo chính biết mình sẽ đầu hàng. Đỗ Thọ trực tiếp gọi cho phe đảo chính.
Sau đó cả 4 người sang Nhà thờ Cha Tam và từ đó bị bắt lên xe bọc thép
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top