[TT Hữu ích] 60 năm trước, 12/4/1961, Yuri Gagarin bay vào không gian và cuộc chạy đua không gian Liên Xô-Hoa Kỳ

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,076 Mã lực
Ngày 29-3-1968, tang lễ Yuri Gagarin được tổ chức tại Quảng trường Đỏ, Moscow
Gagarin (8_18).jpg
Gagarin (8_19).jpg
Gagarin (8_20).jpg
Gagarin (8_21).jpg
Gagarin (8_22).JPG
 

ubisapro

Xe trâu
Biển số
OF-335434
Ngày cấp bằng
19/9/14
Số km
33,645
Động cơ
970,724 Mã lực
E lót dép đọc thớt cụ ngao :D
 

glory4us

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-30916
Ngày cấp bằng
9/3/09
Số km
3,710
Động cơ
453,512 Mã lực
View attachment 6073499
Yuri Gagarin trong một chuyến bay luyện tập tháng 2-1968 – một tháng trước khi tử nạn
Tiệc tùng, ăn uống liên miên, nhất là uống rượu cũng khiến sức khoẻ Yuri Gagarin suy giảm ít nhiều. Nhiều khi Yuri Gagarin phải đi xa vài tuần, mà theo điều lệnh của không quân Liên Xô cứ nghỉ bay 14 ngày, thì phải bay tập lại dưới sự hướng dẫn của phi công kèm
Vóc dáng Yuri Gagarin lúc này cũng nặng nề. Như mọi lần, hôm 27-3-1968, Gagarin phải bay tập dưới sự hướng dẫn của phi công Seregin trên chiếc MiG-15 UTI, máy bay hai chỗ dùng để huấn luyện.
Sáng hôm đó, Yuri Gagarin dậy hơi muộn, và khi đến cổng phi trường thì mới biết quên thẻ ra vào. Yuri Gagarin phải quay về nhà để lấy thẻ.
Người Nga xem việc quên đồ đạc giấy tờ khi đi ra ngoài, là một điềm gở.
Yuri Gagarin cầm lái, Seregin ngồi sau kèm Yuri Gagarin trên chiếc MiG-15 UTI
View attachment 6073500
Chiếc máy bay bỗng nhiên bổ nhào lao xuống đất với tốc độ cao và chỉ trong vòng 29 giây nó đã đâm xuống đất tạo thành một cái hố hình phễu đường kính 6 mét, sâu 2,5 mét
Nhà du hành vũ trụ Alexei Leonov, người đầu tiên đi bộ trong không gian, tiết lộ với tờ Russiatoday về nguyên nhân cái chết của Gagarin.
Leonov, Anh hùng Liên Xô, Giám đốc Trung tâm huấn luyện phi hành gia Liên Xô cho biết trong lúc bay, Yuri Gagarin thấy một chiếc máy bay tiêm kích Sukhoi bay thẳng về phía ông. Để tránh ông phải bổ nhào xuống. Không may, vùng độ cao thấp, máy bay của ông không thể ngóc lên được và tai nạn xảy ra
Leonov, biết tên viên phi công này và cho biết ông này còn sống
Sau khi Yuri Gagarin qua đời, Bộ chính trị Đ.ảng cộng sản Liên Xô yêu cầu không cho một số phi hành gia tên tuổi bay nữa, trong đó đầu bảng là Tereshkova - nữ phi hành gia đầu tiên của thế giới - đẻ giữ gìn biểu tượng
Leonov là một thành viên của một Hội đồng nhà nước của Liên Xô được thành lập ngay sau khi Gagarin thiệt mạng, có nhiệm vụ điều tra thêm về vụ việc.
Leonov, người đầu tiên đi bộ trong không gian vào năm 1965, đã đấu tranh trong 20 năm để được phép tiết lộ chi tiết của ngày thảm kịch năm 1968.
Theo ông, trong lúc bay, Yuri Gagarin thấy một chiếc máy bay tiêm kích Sukhoi Su-15 bay thẳng về phía ông. Để tránh ông phải bổ nhào xuống. Không may, vùng độ cao thấp, máy bay của ông không thể ngóc lên được và tai nạn xảy ra
Leonov, biết tên viên phi công này và cho biết ông này còn sống
Leonov kể rằng nguyên nhân chiếc MiG-15UTI bị rơi theo công bố là do phi hành đoàn gồm Gagarin và người hướng dẫn dày dạn kinh nghiệm Vladimir Seryogin, đã lượn vòng để tránh một vật thể lạ nhưng máy bay rơi nhanh và cuối cùng đâm xuống đất khiến cả hai người thiệt mạng.
“Đối với một người bình thường thì nguyên nhân đó nghe có vẻ ổn – nhưng với những người chuyên nghiệp thì không phải như vậy”, Leonov nói với tờ Russiatoday.
Ông cũng cho biết ông luôn muốn sự thật được tiết lộ, ít nhất là với gia đình những người liên quan.
Theo một tài liệu mật, lỗi của con người là một phần nguyên nhân gây ra thảm kịch. Tài liệu này cho biết một chiêc chiến đấu cơ SU-15 bất ngờ bay sát máy bay của Gagarin ở mức độ rất nguy hiểm.
Leonov cho biết trong ngày hôm đó, ông chịu trách nhiệm huấn luyện nhảy dù. Ông nhớ lại rằng hôm đó trời có tuyết, mưa và gió và đang chờ xác nhận chính thức hủy bỏ các cuộc diễn tập.
Tuy nhiên không lâu sau đó ông nghe thấy một tiếng nổ kéo theo một âm siêu thanh. Khi đó ông biết một điều gì đó tồi tệ đã xảy ra. “Chúng tôi biết theo kế hoạch hôm đó một chiếc SU-15 sẽ được bay thử nghiệm nhưng đáng lẽ phải bay ở độ cao 10.000 m hoặc cao hơn nữa thì hôm đó chiếc máy bay này này lại bay ở độ cao chưa tới 450-500m. Chiếc SU-15 đã vi phạm qui trình bay”, Leonov nói.
Ông Leonov thừa nhận các nhân chứng kể lại rằng SU-15 bay ra khỏi đám mây với phần đuôi bị bốc cháy.
Ông cho rằng chiếc SU-15 đã tiến sát máy bay của Gagarin tới mức nguy hiểm buộc Gagarin và Seryogin phải quay máy bay đột ngột khiến tốc độ vượt quá 450km/giờ, và máy bay bị rơi theo vòng xoáy sâu.
Sau khi Gagarin gửi một báo cáo rằng máy bay đang rơi và quay trở về căn cứ không có thêm báo cáo nào nữa, 55 giây sau chiếc máy bay của anh rơi xuống đất.
Nỗi lo sợ lớn nhất của Leonov thành hiện thực khi có một cuộc gọi tới căn cứ Chlkalovsky thông báo rằng một chiếc máy bay đã rơi xuống làng Novoselovo.
Tại hiện trường vụ tai nạn, đội tìm kiếm đã tìm thấy những phần thi thể còn lại của Seryogin nhưng không tìm thấy thi thể Gagarin.
Đội tìm kiếm cho rằng Gagarin đã thoát ra khỏi máy bay an toàn và đang ở đâu đó; nhưng một ngày sau, họ tìm thấy thi thể của Gagarin.
View attachment 6073523
Leonov
View attachment 6073524
Yuri Gagarin và Leonov
Em nhớ hồi choai choai đọc báo thì Gagarin thiếu tầm hơn 100m thì có thể ngóc được máy bay lên. Lúc bổ nhào bị xoáy và không kiểm soát đươc
 

tt0812us

Xe điện
Biển số
OF-158294
Ngày cấp bằng
26/9/12
Số km
3,682
Động cơ
348,381 Mã lực
Gagarin (7_7).jpg

Yuri Gagarin và Leonov
Cụ Alexei Leonov là người đầu tiên đi bộ trong vũ trụ và cụ được cứu cũng là một kì tích. Khi hạ cánh ở Trái Đất, cụ và 01 phi hành gia nữa nằm ở vùng tuyết lạnh của dãy núi Ural.

Chính phủ đã cố gắng tìm kiếm nhưng vô vọng, tưởng chừng không cứu được nữa thì máy bay tìm kiếm nhận được tín hiệu thông báo về vị trí gần đúng của Leonov từ một trạm phát radio của 01 người đam mê nghiệp dư, nhờ đó mà Leonov và đồng nghiệp được cứu sống.

Đến nay, tên tuổi của người cứu Leonov vẫn là bí mật vì thời đó việc phát tín hiệu vô tuyến là vi phạm pháp luật. Câu chuyện này đã được dựng thành film The spacewalker!
 
Chỉnh sửa cuối:

tt0812us

Xe điện
Biển số
OF-158294
Ngày cấp bằng
26/9/12
Số km
3,682
Động cơ
348,381 Mã lực
Hơi lạc đề chút, tuy nhiên vẫn liên quan đến thành tựu của con người trong việc khám phá vũ trụ, nhân việc cụ chủ thớt nói về tháng 04, thì đúng ngày này 02 năm về trước, ngày 10/04/2019, bức ảnh đầu tiên về lỗ đen ở tâm thiên hà M87 được công bố, đây được coi là cơn địa chấn và thành tựu khoa học đột phá.

“Ảnh chụp siêu hố đen với vầng sáng tạo thành từ bụi và khí bao quanh, nằm ở trung tâm thiên hà Messier (M87), cách Trái Đất 55 triệu năm ánh sáng, đã làm thay đổi hiểu biết của con người về một trong những hiện tượng bí ẩn nhất trong vũ trụ.

Bình luận về ảnh chụp trên, Tổng biên tập tạp chí Science H.Holden Thorp nói: "Trăm nghe không bằng một thấy. Người hoài nghi thường tròn mắt khi nghe các nhà khoa học nói rằng họ biết những thứ tồn tại dù không nhìn thấy. Đây là một vật thể quan trọng nữa mà chúng ta nhìn thấy."

DEB79203-11A6-41F4-B599-CAAFB3581FCE.jpeg
 

Policeman

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-28309
Ngày cấp bằng
4/2/09
Số km
3,634
Động cơ
510,689 Mã lực
Có một cái gì đó rất lãng mạn trong khoa học.
 

RongPhuongBac

Xe điện
Biển số
OF-748686
Ngày cấp bằng
2/11/20
Số km
2,561
Động cơ
178,958 Mã lực
Và hôm nay 60 năm sau kỉ niệm 60 năm trước Gagarin trở thành anh hùng vũ trụ.
 

A98

Xe container
Biển số
OF-533702
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
5,411
Động cơ
262,247 Mã lực
Anh Ga ga rỉn lên vũ trụ không gây chấn động bằng Sputnik. Cụ Ngao làm topic về Sputnik đi!
 

Từ từ thôi

Xe buýt
Biển số
OF-426595
Ngày cấp bằng
1/6/16
Số km
711
Động cơ
221,836 Mã lực
Lâu rồi mới xem bài của cụ, cháu chúc cụ @ Ngao5 luôn mạnh khỏe và viết bài đều nhé.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,076 Mã lực
Tên lửa – một khái niệm xa vời với tứ cường thế giới thời đó: Anh Pháp Mỹ Nga
Nga có tên lửa Katiusa giống như pháo thăng thiên. Mỹ cũng có hệ thống pháo phản lực, hoặc súng chống tăng RPG-7 của Nga mà ta gọi là B-40, B-41, hoặc Bazooca của Mỹ cũng là liều thuốc phóng phản lực
Tên lửa V-1, V-2 do Đức chế tạo mới thực sự là tên lửa, được chế tạo năm 1939, dội xuống London và nước Anh từ 1940
Cả bốn nước trên chưa hề khái niệm chế tạo tên lửa như Đức

Ten lua V-2 (1).jpg


Ten lua V-2 (6_1).jpg

Ten lua V-2 (6_2).jpg

Ten lua V-2 (6_3).jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,076 Mã lực
Thế chiến 2 kết thúc, cả bốn nước lao vào thu thập người và những V-2 , vì họ nhận thấy đây là nòng cột vũ khí tương lai
Người Mỹ có ưu thế hơn khi họ chiếm được cơ xưởng sản xuất V-2

Ten lua V-2 (13).jpg

Ten lua V-2 (14).jpg

Ten lua V-2 (15).jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,076 Mã lực
Họ tóm được Werner von Braun, một trong nhà thiết kế lên lửa V-2 Đức ra đầu hàng Đồng minh ở Bemhard Tessmann (Áo) ngày 3-5-1945
Cần nhắc lại Werner von Braun chỉ là một trong những nhà thiết kế lên lửa V-2, không phải tổng công trình sư thiết kế, nên chỉ có hiểu biết trong chuyên môn hẹp của mình

Ten lua V-2 (2).jpg

Werner von Braun bị thương ở tay khi ra hàng hôm 3/5/1945
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,076 Mã lực
Bù lại, người Nga có một đội ngũ tù binh-lao công làm việc ở công xưởng chế tạo V-2, không rõ có góp sức được gì co tên lửa Nga sau này không
Khi dùng từ Nga em có ý nói đó là Liên Xô, mong các cụ thông cảm
Cụ Trần Đại Nghĩa của ta, sống ở Pháp, sau khi Pháp thất thủ 1940, cụ bị người Đức bắt giữ và đưa về làm việc ở một công xưởng chế tạo tên lửa V-1 hoặc V-2. Nghe tin đồn ở Việt Nam rằng cụ Trần Đại Nghĩa "cải tiến SAM-2", em không tin nên năm 1981, cụ là thủ trưởng của em, sang Praha, em có dịp hầu cụ vì cùng sống ở Hotel MAZANKA, phố Davidkova, Praha 8. Được hỏi, cụ cười và phủ nhận thông tin đó.
Ten lua V-2 (57_7).jpg

Ten lua V-2 (57_8).jpg

Ten lua V-2 (57_9).jpg



Ten lua V-2 (57_10).jpg

Ten lua V-2 (57_11a).jpg
Ten lua V-2 (57_12).jpg

Ten lua V-2 (57_14).jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,076 Mã lực
Tên lửa V-2 của Đức lắp ráp trong rừng để tránh không quân Anh không kích
ten lua V-2 (100).jpg
ten lua V-2 (101).jpg
ten lua V-2 (102).jpg
ten lua V-2 (103).jpg
ten lua V-2 (104).jpg
ten lua V-2 (105).jpg
ten lua V-2 (106).jpg
ten lua V-2 (107).jpg
 

coolpix8700

Xe trâu
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
32,653
Động cơ
906,834 Mã lực
Bù lại, người Nga có một đội ngũ tù binh-lao công làm việc ở công xưởng chế tạo V-2, không rõ có góp sức được gì co tên lửa Nga sau này không
Khi dùng từ Nga em có ý nói đó là Liên Xô, mong các cụ thông cảm
Cụ Trần Đại Nghĩa của ta, sống ở Pháp, sau khi Pháp thất thủ 1940, cụ bị người Đức bắt giữ và đưa về làm việc ở một công xưởng chế tạo tên lửa V-1 hoặc V-2. Nghe tin đồn ở Việt Nam rằng cụ Trần Đại Nghĩa "cải tiến SAM-2", em không tin nên năm 1981, cụ là thủ trưởng của em, sang Praha, em có dịp hầu cụ vì cùng sống ở Hotel MAZANKA, phố Davidkova, Praha 8. Được hỏi, cụ cười và phủ nhận thông tin đó.
...
Nhà ông Trần Đại Nghĩa ở phố Hàng Chuối.
Chú thứ 2 nhà em học cùng 1 cậu con trai (nhà ông có 2 con trai)!
Nhưng người đầu tiên vẽ ra cái mô hình tên lửa chắc phải là Tsiolkovsky. Người Đức (v. Braun) hiện thực hóa được.
Ông Tsiolkovsky cũng đề nghị cái mô hình tên lửa nhiều tầng để vượt được sức hút của trái đất mà không tốn quá nhiều nhiên liệu!
 
Chỉnh sửa cuối:

Zhiguly

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-96319
Ngày cấp bằng
21/5/11
Số km
1,321
Động cơ
411,474 Mã lực
Các nhà du hành vũ trụ Liên Xô, trước khi bay sẽ tè vào xe bus vừa chở ra để lấy may mắn.
FB_IMG_1618239520341.jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,076 Mã lực
Sau Thế chiến 2, năm 1947 xảy ra "chiến tranh lạnh", các cường quốc chạy đua vũ khí hạt nhân và tên lửa mang bom nguyên tử, chưa hề nghĩ tới bay vào không gian
Suốt 10 năm trời, người Mỹ vẫn dẫm chân tại chỗ với mẫu tên lửa V-2, chưa có đột phá dù đã có phù thuỷ Werner von Braun trong tay
Tới 1955 thì họ đã sản xuất được tên lửa mang bom nguyên tử và triển khai ở Thổ Nhĩ Kỳ, Ý... đe doạ Liên Xô
Tới 1959, khi có tên lửa mạnh, đủ sức đưa vật thể vào quỹ đạo trái đất, người người Mỹ bắt đầu nghỉ tới đưa người lên không gian, ban đầu là con khỉ lên trước
Cần phân biệt rõ: "bay vào quỹ đạo trái đất" và "bay vào quỹ đạo cận trái đất" là hai khái niệm khác nhau
"bay vào quỹ đạo cận trái đất" là bay lên không gian cách mặt đất chừng 150 km rồi trở về trái đất, không bay vòng quanh trái đất
"bay vào quỹ đạo trái đất" là bay ở độ cao 300 km, thoát một phần sức hút trái đất và bay một vòng hoặc liên tục trong quỹ đạo trái đất, Yuri Gagarin là người đầu tiên trên thế giới bay vòng quanh trái đất
 
Chỉnh sửa cuối:

Azeglio

Xe điện
Biển số
OF-204340
Ngày cấp bằng
31/7/13
Số km
3,711
Động cơ
606,559 Mã lực
Kính cụ 1 ly. Cụ là người giúp cháu mở mang kiến thức rất nhiều.
 

hanoi1971

Xe tải
Biển số
OF-20752
Ngày cấp bằng
4/9/08
Số km
371
Động cơ
506,797 Mã lực
Cụ Ngao có nhiều tư liệu nên những gì cụ viết rất hấp dẫn.
Thực sự là trong thời kỳ này nền khoa học kỹ thuật xô viết rất phát triển. Tuy nhiên, mục đích của nó phục vụ các nhà chính trị nhiều quá thay vì phục vụ cuộc sống con người. Thời ký đó và thậm chí sau này vài chục năm, Liên Xô có thể điều khiển được con tàu vũ trụ cách trái đất hàng trăm ki lô mét nhưng cái ti vi cách có mấy sải tay chẳng điều khiển nổi.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top