[Funland] 50 năm "Trận Điện Biên Phủ trên không"

Hà Tam

Xe điện
Biển số
OF-339987
Ngày cấp bằng
24/10/14
Số km
3,571
Động cơ
328,298 Mã lực
Sáng chế khoa học là một đằng, nhưng ra thực tế chiến trường lại một nẻo. Vì thế yếu tố con người vẫn là trên hết…

Ví dụ như vụ tên lửa Shrike, nó tự dò sóng radar của đài phát để đánh hỏng anten. Thế nhưng khi mang ra tác chiến vẫn thọt, ấy là trường hợp bay vào toạ độ lửa Hà Nội, một lúc có mấy chục tiểu đoàn tên lửa cùng phát sóng sục sạo mục tiêu… Shrike bắt nhiều tín hiệu quá không biết đánh đài nào loạn chưởng tự rơi…

Hoặc như B52 đi kèm nhiễu dày đặc cứ tưởng là hay nhưng cũng chính là tử huyệt: Trên bầu trời xanh mênh mông, tự dưng có đám nhiễu trên đài radar bắt được, đích thị lạy ông tôi ở bụi này B52 đây rồi… Cứ bám theo đám nhiễu, đến lúc nó bỏ bom tự khắc nó sẽ phải hạ độ cao, bay ổn định, mở khoang bom một phát là lồ lộ trên màn hình… Bộ đội phòng không dí bắn thậm chí 1 đạn cũng ăn được 1 B52… Có chiếc B52 vừa mở khoang bom thì tên lửa chui tọt vào kích nổ hết 30 tấn bom thành quả cầu lửa trên bầu trời HN mà máy bay trinh sát của Mỹ bay tít ngoài Vịnh Bắc Bộ còn nhìn thấy…
Cụ có tài liệu nào nói về số lượng "... mấy chục tiểu đoàn tên lửa cùng phát sóng sục sạo mục tiêu..."? Theo tôi biết thì khu vực HN ngày 18/12/1972 chỉ có 13 tiểu đoàn hỏa lực tên lửa có khả năng chiến đấu, ngày 26/12/1972 điều thêm 2 tiểu đoàn từ Hải phòng lên tăng cường. Ngày 31/12/1972 có thêm 2 trung đoàn hệ thống Pechora (lúc đó mới tập hợp đủ khí tài, đạn bệ) về triển khai nhưng không đánh trận nào.
Còn biện pháp chống tên lửa Shrike thì không như cụ nói.
 

cobra77

Xe buýt
Biển số
OF-44306
Ngày cấp bằng
24/8/09
Số km
620
Động cơ
470,060 Mã lực
Chỗ em ở ngày trước những năm 8x gần chợ Hoàng Văn Thái bây giờ, có rất nhiều xác máy bay nằm rải rác, có thể do kéo về tập kết hoặc bị bắn rơi. Thời đó dân miền trong(dân Huế thì phải, lâu rồi e không nhớ) ra đục đẽo lấy mạch phân kim vàng. Bọn e còn lấy được ít mảnh kim loại đốt như phao sáng, lấy cánh quạt động cơ mài làm dao.
Và chắc nhiều bác không biết đường Trường Chinh trước đây có tên là đường Chiến Thắng B52.
 
Chỉnh sửa cuối:

matizvan2009

Xe ba gác
Biển số
OF-42690
Ngày cấp bằng
8/8/09
Số km
21,642
Động cơ
757,674 Mã lực
Sáng chế khoa học là một đằng, nhưng ra thực tế chiến trường lại một nẻo. Vì thế yếu tố con người vẫn là trên hết…

Ví dụ như vụ tên lửa Shrike, nó tự dò sóng radar của đài phát để đánh hỏng anten. Thế nhưng khi mang ra tác chiến vẫn thọt, ấy là trường hợp bay vào toạ độ lửa Hà Nội, một lúc có mấy chục tiểu đoàn tên lửa cùng phát sóng sục sạo mục tiêu… Shrike bắt nhiều tín hiệu quá không biết đánh đài nào loạn chưởng tự rơi…

Hoặc như B52 đi kèm nhiễu dày đặc cứ tưởng là hay nhưng cũng chính là tử huyệt: Trên bầu trời xanh mênh mông, tự dưng có đám nhiễu trên đài radar bắt được, đích thị lạy ông tôi ở bụi này B52 đây rồi… Cứ bám theo đám nhiễu, đến lúc nó bỏ bom tự khắc nó sẽ phải hạ độ cao, bay ổn định, mở khoang bom một phát là lồ lộ trên màn hình… Bộ đội phòng không dí bắn thậm chí 1 đạn cũng ăn được 1 B52… Có chiếc B52 vừa mở khoang bom thì tên lửa chui tọt vào kích nổ hết 30 tấn bom thành quả cầu lửa trên bầu trời HN mà máy bay trinh sát của Mỹ bay tít ngoài Vịnh Bắc Bộ còn nhìn thấy…
Cụ này viết tiểu thuyết ah
 

Cucumin

Xe điện
Biển số
OF-803153
Ngày cấp bằng
23/1/22
Số km
2,054
Động cơ
113,221 Mã lực
Tuổi
48
Đợt 1 của trận ném bom hầu như dập tắt hi vọng của Văn khi vài quả bom rơi sát trận địa Tiểu đoàn 77 làm hư hỏng khí tài và gây thương vong cho các pháo thủ bệ. Vài phút sau trận địa lại bị tên lửa Shrike do 1 máy bay chế áp phòng không Wild Weasel phóng theo cánh sóng tới phát nổ cách xe điều khiển non 30 chục mét khi Văn cho mở đài phát sóng bám sát B-52 theo chế độ tự động. Nỗi lo lắng của Văn càng tăng khi đã tới đợt 2 của trận ném bom mà tiểu đoàn của anh vẫn chưa phát hiện được B-52 trong nhiễu. Nhưng cũng trong thời gian diễn ra đợt ném bom thứ hai này, Văn nhận thấy có một điểm mà ở đó nhiễu của B-52 đột ngột giảm xuống. Nguyên tiểu đoàn trưởng Văn nhớ lại: “chúng tôi nhận thấy B-52 gây nhiễu rất nặng và chúng thường làm trắng xóa màn hiện sóng. Nhưng chúng tôi cũng nhận thấy loại nhiễu của B-52 không phải lúc nào cũng nặng như nhau. Vấn đề là phải biết tính toán lựa đúng thời điểm và cự li để vạch nhiễu bắn hạ chúng”.

Tiểu đoàn trưởng Văn cùng kíp chiến đấu đã có cơ hội thực hành chiến đấu 4 giờ sau đó khi đợt ném bom thứ 3 diễn ra với cùng đường bay tới các mục tiêu ném bom như trong 2 đợt trước đó. Kíp chiến đấu của Tiều đoàn 77 cẩn trọng theo dõi tốp mục tiêu được giao cho tới khi cường độ nhiễu của nó giảm thấy rõ thì phóng liền 2 đạn vào tốp mục tiêu theo chế độ bám sát tự động. Chiếc B-52 mã hiệu Rose 01 trúng đạn rơi xuống ngoại vi Hà Nội sau khi 4 thành viên kíp lái của nó kịp phóng dù thoát ra.
Văn đã đánh trúng yếu huyệt chiến thuật của Không quân chiến lược Mĩ. Bộ tư lệnh Không quân chiến lược đã bê nguyên chiến thuật ném bom hạt nhân cao tầng dùng cho B-52 vào trận này khi qui định máy bay ném bom phải ngoặt gấp thoát li khu vực mục tiêu ngay khi vừa trút hết bom, trong khi chưa từng kiểm chứng chiến thuật này đối phó ra sao với đài điều khiển của tên lửa SAM hay cân nhắc chiến thuật ngoặt gấp thoát li mục tiêu cần phải tiến hành ra sao trong khu vực hỏa lực của SAM. Thực tế cho thấy việc ngoặt gấp khiến hệ thống anten gây nhiễu cố định hướng xuống phía dưới của B-52 bị thay đổi hướng chùm nhiễu tác động tới các radar của hệ thống SAM, giúp đài điều khiển Fan Song thu được tín hiệu sóng về từ mục tiêu và thực hiện chế độ bám sát mục tiêu tự động.
 

Roman

Xe điện
Biển số
OF-68849
Ngày cấp bằng
21/7/10
Số km
2,784
Động cơ
1,354,239 Mã lực
Nơi ở
Đâu đó Hà Nội phố.
Dép nhựa Tiền Phong, mãi tới đầu những năm '90 vẫn còn nhiều người dùng.
Tuổi thơ cắp sách đến trường làng của cháu. Dép nhựa tiền phong trắng mà ngân nước mưa là trắng và sáng lắm. :)
 

hiepchiken82

Xe tăng
Biển số
OF-781044
Ngày cấp bằng
18/6/21
Số km
1,818
Động cơ
77,706 Mã lực
Nếu đi dọc phố Khâm Thiên ngay sau khi bị ném bom thì chắc chỉ người mù mới cho là Mỹ nhầm hay phi công B52 hoảng cắt bom rơi lạc.
Nhà mặt tiền suốt chiều dài dãy phố, bên bị bom rải thảm, hầu như không hư hại, chỉ có mỗi cái ở chính đài tưởng niệm và mặt trước rạp phim Dân chủ bị nứt 1 vạch ở phía trên. Nhưng qua dãy nhà đầu tiên là chỉ còn gạch vụn. Không ai chê được độ chính xác của từng quả bom B52 đã rải xuống đấy!
cũng có 1 số ý kiến cho là nó định đánh khu nam đồng nhưng bị trệch sang khâm thiên
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,318
Động cơ
899,105 Mã lực
Vụ đó năm 1967, quê em đã thịt F105 từ năm 1965, thời điểm đó Mỹ chưa leo thang bắn phá mạnh ra miền Bắc.
Năm 1967 là gần cuối cuộc chiến tranh phá hoại lần 1 rồi.
Năm ấy em sơ tán ở Xuân Mai, ngôi làng ở Thủy Xuân Tiên mà trường em cũng ở trong làng bị máy bay Mỹ ném bom. Ở khu vực này không có 1 địa điểm quân sự nào. Mấy cái hầm chữ A của tụi em quanh lớp bị bay hết nóc, tụi em đến nhin thấy rocket bắn trốc hết mấy gốc tre xung quanh. 1 thầy giáo mất không tìm thấy xác. May sáng hôm ấy cô giáo có việc nên chuyển tụi em đi học chiều. Mảnh xác người vắt cả lên dây điện.
Sau đó chỉ hơn 1 tháng thì chỗ nhà em ở cũng bị đánh bom. Cũng lại may vì hôm đó chủ nhật mẹ em cho chúng em về Hà Nội. Đã ra đường chờ xe khách, quá giờ không thấy xe định về thì có người đi xe đạp qua bảo xe vẫn chờ khác ở bến, tụi em nám 1 chút là xe đến. Đầu giờ chiều máy bay đến rải bom, sáng hôm sau lại đến rải tiếp. Tường xung quanh nhà em bay sạch!
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,318
Động cơ
899,105 Mã lực
cũng có 1 số ý kiến cho là nó định đánh khu nam đồng nhưng bị trệch sang khâm thiên
Nam Đồng hồi đó coi như ngoại thành rồi, rất vắng.
Nhà cụ ngoại em ở ngay ven đê la Thành (chỗ Xã Đàn bây giờ). Em nhớ về nhà cụ như về nông thôn. Đi trên bờ đê theo 1 con đường nhỏ là vào nhà cụ. Xung quanh rất vắn!
 

hiepchiken82

Xe tăng
Biển số
OF-781044
Ngày cấp bằng
18/6/21
Số km
1,818
Động cơ
77,706 Mã lực
Nam Đồng hồi đó coi như ngoại thành rồi, rất vắng.
Nhà cụ ngoại em ở ngay ven đê la Thành (chỗ Xã Đàn bây giờ). Em nhớ về nhà cụ như về nông thôn. Đi trên bờ đê theo 1 con đường nhỏ là vào nhà cụ. Xung quanh rất vắn!
Từ khâm thiên sang khu xã đàn, nam đồng có 1 đoạn ngắn mà cụ. e nhớ ko nhầm đọc trong cuốn quân khu nam đồng có nói khu nam đồng tập trung nhiều gia đình sĩ quan quân đội nhân dân nên cũng là mục tiêu đánh phá.
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,318
Động cơ
899,105 Mã lực
Từ khâm thiên sang khu xã đàn, nam đồng có 1 đoạn ngắn mà cụ. e nhớ ko nhầm đọc trong cuốn quân khu nam đồng có nói khu nam đồng tập trung nhiều gia đình sĩ quan quân đội nhân dân nên cũng là mục tiêu đánh phá.
Cũng giống như kiểu nói bom đánh sân bay Bạch Mai bị rơi lạc vào Khâm Thiên thôi!
Từ đầu Khâm Thiên đến đầu Nam Đồng thì gần, nhưng từ đầu kia vệt bom rải xuống Khâm Thiên đến cuối Nam Đồng thì không gần.
Bom B52 rải xuống Khâm Thiên còn đủ độ chính xác để chừa những cái nhà mặt phố (đường phố không bi 1 quả bom nào) thì sao mà các bác cố gắng bẻ lệch cả mấy cây số như vậy được?
 

minhmo

Xe cút kít
Biển số
OF-81131
Ngày cấp bằng
25/12/10
Số km
19,247
Động cơ
3,565,579 Mã lực
Nơi ở
chuồng sư tử
Vẫn phải bổ nhào để tia laser lọt vào mắt bom, Không bổ nhào thì bom thành ngu ngay vì nó không tự đi tìm được tia laser phản xạ
Tháng 7 năm 1972 em được lệnh của ông Nguyễn Văn Hiệu cùng một đồng nghiệp nữa, biệt phái sang làm việc ở Phòng thí nghiệm phóng xạ đất hiếm của Đại học Bách khoa. Lúc ấy phóng xạ đất hiếm còn bí mật lắm, không ai dám gọi đích danh. Phòng thí nghiệm này mang bí số EQ-778, do Phó tiến sĩ Phạm Ngọc Tiên đứng đầu. Phạm Văn Thiêm, cán bộ khoa hoá Bách khoa là đồng nghiệp và em tá túc ở khu tập thể, cùng phòng anh Thiêm, trong thời gian làm việc biệt phái vài tháng. Anh Thiêm là em ruột ông Phạm Đồng Điện, Hiệu trưởng. Tình cờ một hôm em và anh Thiêm gặp ông Điện ở gần bãi bóng của trường. Em nhìn thấy biển số chiếc xe đạp ông Điện đang đi là EQ-778. Em bật cười và nháy Thiêm. Cả hai bật cười khiến ông Điện không hiểu tại sao
Công việc của bọn em lúc đó là kết hợp với EQ-778 cùng với hai sĩ quan của Cục hậu cần Bộ Quốc phòng để sản xuất chất khói để che mục tiêu.
Chất tạo khói là Titan Clorua. Đây là chất lỏng, khi gặp nước bốc lên màn khói nâu, cỡ hạt khói xấp xỉ bước sóng laser đỏ 600-670 nano-mét. Tia laser chiếu vào đám khói này là tịt luôn, không thể phản xạ được nữa. Khói rơm rạ cũng tương tự nhưng chậm, không nhanh như Titan Clorua.
Cụ có trí nhớ tốt thật.
Hóa ra các cụ vĩ nhân xưa và nay nhiều khi đặt tên một vài sự kiện cũng căn cứ vào lý do rất zời ơi. :D

hồi nhỏ cỡ năm 1980 nhà em ở Việt trì thường thấy (chắc là Mig) tập luyện, 2 em bám đuôi nhau nhào lượn ầm ầm ầm rồi biến mất. Nếu ở trên cao thì đang bay bỗng đùng một cái, xuất hiện thêm một vệt khói và máy bay tăng tốc nhanh. Hồi đấy em nhớ người lớn nói là "dùng cục tăng tốc" nhưng sau này kể lại trên OF thì một số cụ bảo đấy là thùng dầu phụ gì đấy.
Chi tiết về thùng dầu phụ thì trong các câu chuyện kể lại của phi công Mig nhà mình thì hay có đoạn "phát hiện địch.... xin lệnh công kích ... OK... vứt thùng dầu phụ ... lao vào chiến.
Quê em thời đó có nhặt được những thùng dầu phụ mà tưởng đó là ...bom xịt.
Sau này là lính không quân mới biết đó là thùng dầu phụ.:D

Cầu phao qua cầu Rào được bộ đội bắc lại sau đó, nó tồn tại từ 1967 đến đầu tháng 5 năm 1985 (gần 20 năm)
Dưới thời ông Bí thư thành phố Đoàn Duy Thành, Hải Phòng đã xây lại ba cây cầu: Cầu Rào, cầu Niệm, cầu An Dương. Riêng cầu xe lửa thì chỉ sửa lại
Hôm 13 tháng 5 năm 1985, Hải Phòng kỷ niệm 30 năm ngày tiếp quản thành phố với 3 cây cầu, được nhà thơ Tố Hữu tặng
"Bốn cống, ba cầu, năm cửa ô
Ngăn sông lấn biển, dựng cơ đồ
Làm ăn hai chữ, à ra thế....

Câu thứ tư ông bỏ lửng và Hải Phòng phát động phong trào làm thơ "điền vào chỗ trống"
Em nhớ mang máng một vài trong số 3.000 bài gửi đến toà soạn. Đại để
"Muốn cống muốn cầu, phải có ô
Ngăn sông lấn biển, dựng cơ đồ
Làm ăn hai chữ, à ra thế....
Suốt mấy chục năm, vẫn chữ ồ...."

Người phụ trách thi công 3 chiếc cầu trên là ông Nguyễn Xuân Chúc, sinh 1933, em trai ruột ông Nguyễn Xuân Vinh, Đại tá, Tư lệnh Không lực VNCH từ 1960-1962). Ông Vinh đã đề nghị Ngô Đình Diệm cho bỏ chức vụ không quân để đi làm khoa học. May hay rủi thì không biết, hôm 27-2-1962, hai máy bay Skyraider ném bom Dinh Độc lập. Ông Vinh không liên can, nên được ông Diệm đồng ý cho từ chức
View attachment 7572959
Ông Chúc có người em ruột (cùng cha khác mẹ, nhưng hai người mẹ mày là chị em ruột) tên là Nguyễn Chí Bảo, học cùng phổ thông với em. Hơn thế nữa, sau khi vợ ông Chúc qua đời vì tai nạn 1983 thì kết hôn với cô bạn cùng lớp với em và Chí Bảo. Thế là em trở thành bạn vong niên của ông Chúc, ông gọi em là "ma xó"
Ngày vui chưa đầy tấc
Cầu Rào mới, thay cầu phao, xây dựng khoảng 1984, thì hai năm sau tháng 9/1986, giữa thanh thiên bạch nhật không gió không mưa, cầu đứt nhịp rơi xuống sông (sông Lạch Tráy, chứ Hải Phòng không có sông nào tên là sông Rào)
Vợ kế của ông Chúc, cô bạn cùng lớp của em, kể:
Chiều đó, tao nghe tin đồn rằng Cầu Rào sập. Tao ghé tai nói với ông Chúc, lúc đó đang đánh bài chắn hoặc tổ tôm (em không thạo). Ông Chúc tay xoè bài, mồm trả lời "tin vớ vẩn, nếu cầu Rào sập, thì tôi phải là người biết đầu tiên...(!)"
Sáng hôm sau, chiếc Xít-đờ-ca (vợ ông kéo dài chữ này) của c.ông an đón ông đi làm việc. Tao nghĩ phen này thì phải đi đưa cơm tù mất rồi, hãi quá.
Hai hôm sau Xít-đờ-ca đưa ông Chúc về nhà. Ông vung táy tuyên bố "không sao hết"
Tôi gặp ông hỏi:
- Có phải anh thi công ba chiếc cầu Hải Phòng không?
- Đúng
- Dân chúng có thơ rằng
"An Dương, cầu Niệm, cầu Rào
Trong ba cầu ấy, cầu nào đổ nhanh"
Anh nghĩ sao?
Ông Chúc bình tĩnh kể lại chuyện
Cụ cho em hỏi, có phải nhân vật có tên Nguyễn Chí Bảo trong câu chuyện sau này là Hiệu trưởng trường Đại học Giao thông vận tải Hà Nội không ạ?

Cầu Rào lúc đó phần dầm được thi công theo công nghệ đúc sẵn, lắp hẫng đối xứng. Các đốt được iên kết bằng dán keo epoxy và căng cáp dự ứng lực sợi đơn D5mm của LX. Việc ứng dụng ở môi trường gần biển có hơi nước mặn xâm thực qua lớp keo dán thi công kém làm gỉ, đứt cáp thế là tèo.
Công nghệ đó tên chuẩn là lắp hẫng cân bằng. Lý do nó sập có cụ đã giải thích ở trên là do cáp DƯL không đúng tiêu chuẩn.
Còn một cầu lắp cùng công nghệ đó đang tồn tại là Cầu Bình trên QL18, nhưng thờiđó có cáp chuẩn rồi.

vậy là tên lửa bắn rơi Mc Cain trước khi kịp ném bom. Vậy câu chuyện anh hùng Cốc bắn rơi Mc Cain là bịa ? Mình cũng chả thấy nguồn đó bao giờ.
không phải cụ Bảy, mà là cụ gì to to đang sống sờ sờ, mấy hôm nay chém phần phật
Chắc các cụ nhắc đến cụ Tuân.
Khi em nhập ngũ là lính F371, ngày ra quân huấn luyện cả bác Nguyễn Văn Cốc - Sư đoàn trưởng và bác Phạm Tuân - Sư đoàn phó, Tham mưu trưởng đến dự lễ khai giảng tại khu E (khu chuyên gia Nga đóng quân trước đây) Sóc Sơn, Hà Nội.
Bác Nguyễn Văn Cốc không thể bắn rơi Mc Cain được, do trước đó theo chỉ thị của Cụ Hồ rút bác Cốc về làm công tác huấn luyện, không được ra trận nữa. Việc này các cụ có thể google là ra.
 

beomap2

Xe container
Biển số
OF-159649
Ngày cấp bằng
6/10/12
Số km
9,174
Động cơ
455,198 Mã lực
Chắc mục tiêu là ga Hàng Cỏ, với trên các mái nhà cao 2-3 tầng HN thời đó cũng lắp nhiều pháo cao xa lắm, Cửa Nam chắc chắn có ở cái nhà góc đường giao Điện Biên Phủ, còn Khâm Thiên, Nguyễn Du chắc cũng có.
Ga Hàng Cỏ bom laser đánh sập trước đó mấy ngày rồi, muốn đánh ga và đường sắt thì phải bay dọc theo đường sắt, nhưng Khâm Thiên lại ngang đường săt, khi đài báo các nước phản đối hành động ném bom bệnh viện Bạch Mai thì người Mỹ có thanh minh là chỉ nhằm đánh sân bay Bạch Mai và kho xăng dầu đầu Khâm Thiên, nhưng ném bom nhầm vào bệnh viện, thực ra chẳng có nhầm gì cả, chúng ném bom Khâm Thiên là vừa đánh kho xăng dầu, vừa giết dân
 

Tuankhoi001

Xe tải
Biển số
OF-816773
Ngày cấp bằng
31/7/22
Số km
463
Động cơ
10,579 Mã lực
Cho bêu tù binh phi công ra đường cùng họp báo ban đầu để lấy sĩ khí cho dân chúng cùng bộ đội. Để ra cho thế giới biết rằng tao đủ năng lực bắn rơi tàu bay Mỹ thật cùng trong tay tao có tù binh phi công.
1-2 lần thế là đủ. STOP còn lấy của mà ĐI ĐÊM với nhau.
Các cụ ta xưa đánh Mỹ Khôn chán vạn :D
Haha, đúng là khôn hết cả phần thiên hạ.
Nhờ thế mà Cụ Hồ lúc đó đang ở nước ngoài phải điện về can thiệp cho các chú khôn vừa phải thôi để thiên hạ nhờ.

Theo lời kể của tướng Phùng Thế Tài, lúc đó là thượng tá, tư lệnh PKKQ:

Hồi năm 1966, khi tôi vẫn đang còn là Tư lệnh Quân chủng, có một chuyện làm dư luận cả thế giới xôn xao. Đó là việc ta tổ chức dong mấy tên giặc lái Mỹ đi khắp đường phố Hà Nội để nhân dân hô đả đảo.
Lúc này, Bác đang nghỉ dưỡng bệnh ở nước ngoài. Bác điện về bắt phải dừng lại ngay và hỏi cơ quan nào chủ trương việc này, vừa vi phạm chính sách tù binh, vừa vi phạm nhân phẩm con người. Bác bảo: “Họ là tù binh, nhưng trước hết họ là con người. Bác còn gọi điện riêng cho đồng chí Hoàng Tùng lúc bấy giờ là Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng biên tập Báo Nhân dân nhắc cần phải viết một bài báo như thế nào đó để chữa cháy việc này.
 

QuanCong

Xe tải
Biển số
OF-2041
Ngày cấp bằng
19/10/06
Số km
243
Động cơ
568,414 Mã lực
Nơi ở
Linh đàm thôn, Hoàng Mai quận, Hà nội.
Website
www.facebook.com
Hiện nay số lượng B52 bị bắn rơi giữa bên ta và Mỹ đang có sự chênh nhau khá nhiều, cụ nào có thông tin chính xác là bn cái không nhỉ?
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top