- Biển số
- OF-52200
- Ngày cấp bằng
- 5/12/09
- Số km
- 4,573
- Động cơ
- 480,211 Mã lực
B11 CụKhu B ở B nào vậy cụ, cùng khu khéo lại cùng dãy
B11 CụKhu B ở B nào vậy cụ, cùng khu khéo lại cùng dãy
cụ bẩy phải kg cụ ?Còn một cụ nhớ lộn nữa cụ ạ
Quanh cầu Lông biên quãng các bãi An dương, Phúc Tân có cả pháo phòng không 100mm cụ ahCác đơn vị tên lửa bố trí quanh ngoại thành HN, và bắn mục tiêu cách HN vài chục km trở vào, còn trong nội thành thì phần lớn là pháo phòng không 57mm, 37mm của QC PKKQ bắn tầm trung và thấp, còn các loại súng 12,7ly, 14,5 ly và 23 ly của dân quân tự vệ bắn lưới tầm thấp. Trên đảo giữa hồ Trúc Bạch có một trận địa pháo 37mm của bộ đội bảo vệ NMĐ Yên Phụ, có thể là trận địa pháo này bắn rơi chiếc A4 khi cố bay luồn lách cực thấp kia.
Tổ chức phân công gì thì làm nấy thôiThế là cụ Cốc nhớ lộn ạ?
Vụ chết hụt này nhà cháu cũng bị một lần. Dạo đó sơ tán gần Bình đà, bữa nọ, thấy bộ đội về nhiều, cả tên lửa và pháo. Ông già cháu tức tốc di chuyển mấy đứa đi chỗ khác. Ngày hôm sau một quả tên lửa trúng vào cái hầm bọn cháu hay trú ẩn. Bữa đó mà ở lại thì đi cả nhàHòn gai bị bom nhiều do cũng là 1 cảng tiếp nhận hàng hóa cùng với cảng Hải Phòng, hơn nữa nó là đầu mối tiếp nhận xăng dầu lớn nhất Miền Bắc.
Mặt khác khu vực kho xăng B12 bây giờ cũng là điểm trút bom thừa của MB Mỹ khi không dùng hết để quay về TSB.
Ông già em từng bị kỷ luật mất chiến sĩ thi đua vì tội nghịch bom không nổ của MB Mỹ. Do lúc quăng bom thì độ cao quá thấp nên bom nằm ngang, không đủ độ cao kích nổ. Các cụ thấy vậy ra thách nhau dựng quả bom lên, bị cán bộ bắt gặp nên cả đội bị kỷ luật
Ông già em 2 lần chết hụt ở bến phà Bãi Cháy chỉ trong vòng 3 ngày.
Ngày đấy đi lấy bè tre nứa ở đâu về ấy - em không nhớ - dừng nghỉ ở bến phà Bãi cháy bên phía Hòn gai, lên ăn ở cửa hàng ăn uống Hòn Gai - gần SVĐ Hòn gai - đến sáng hôm sau thì có lệnh phải di chuyển ngay, điểu cả tàu kéo ra kéo bè sang phía Bãi cháy. Sang đến nơi thì máy bay đến, ông già tận mắt nhìn quả bom rơi trúng của hàng ăn uống, tan tành hết cả. Sau nghe kể cũng chết nhiều người lắm.
Vừa ổn định buổi chiều thì lại có lệnh di chuyển. Đi khỏi bến phà buổi sáng thì buổi chiều nó đánh tiếp bên phía Bãi cháy, cũng tan nát hết cả. Ông già em lại thoát chết.
Rồi có vụ Mỹ nó đánh bom hơi - bây giờ em mới biết là bom nhiệt áp - trúng 1 cửa hầm trên đồi, cạnh bến phà phía Bãi cháy cũng chết mấy chục người trong hầm.
Còn bà già em cũng kể đi bộ từ Đèo Bụt về bến phà Bãi cháy thì 2 bên đường cũng tan hoang, lòng mề còn treo lủng lẳng trên cây ấy.
Nói chung Hòn Gai xưa cũng là trọng điểm đánh phá của Mỹ đấy, cụ nào bảo hoang sơ là không đúng đâu. Nó nhỏ so với bây giờ thôi, chứ ngày đấy Hòn gai cũng dạng sầm uất lắm.
Đội này chỉ cần một cái ống sậy là nằm dưới nước cả ngày luôn.Hội người nhái của Việt Nam thời đó gọi là đặc công nước. Họ thuộc đặc công chứ không phải hải quân. Sau giải phóng họ có sang Cuba tập huấn. Thực ra nhiều khi họ vẫn lặn trần, không thiết bị!
Xưa có dân Tàu ở đông, quãng 78, 79 về nước cả nên mới vắng vẻ điGiời ạ.. E sinh ra và lớn lên tại ngay thị xã hòn gai . nhà e ở khi đó là trung tâm thị xã hòn gai . e tả luôn cho cụ biết thủa 1964 - 1984 dân cư thưa thớt từ cột 3 đến dốc đèo bụt hà tu . ven đường nhà cửa lơ thơ . vì 1 bên là biển . kg ai ở còn 1 bên là đồi . có 1 con đường bé thôi . đủ cho 1 oto và xe đạp chứ kg to như bây giờ dâu . khu này gần như gọi là rừng rậm . mãi tận 1986 mới có chút dân . còn chính thức phải đến 1988 mới có dân sinh sống ven đường
Tận những năm 1984 bọn e còn kg dám đạp xe qua đoạn đường này vì quá hoang vu
Lấy đâu ra mà thị xã hòn gai hồi đó sầm.uất vậy .
Đọc các thớt cụ Ngao về CT TBD cho thấy tụi đế quốc ko yêu quý gì dân tộc khác đâuNém bom hủy diệt dân thường ở qui mô thành phố của Mỹ đã diễn ra từ hồi WW2 với việc ném bom cháy toàn thành phố Hamburg, Dresden hủy diệt dân thường tới mức không cần thiết về mặt quân sự. Sau đó thì mới tới việc ném 2 quả bom hạt nhân xuống Nhật. Nó thành truyền thống của Mỹ luôn rồi, sau này thì là Triều Tiên, VN, Nam Tư, Iraq, Afghanistan...
cũng kg đông đâu cụ .dân tàu ở thị xã hòn gai cũng mức bình thường thôi . có cả phố tàu hiện tại gần toàn bộ khu phố hàng nồi là của dân tàu ở và chính cái trụ sở hội văn nghệ tính QN trước kia là hội quán người hoaXưa có dân Tàu ở đông, quãng 78, 79 về nước cả nên mới vắng vẻ đi
Mà vào thời kỳ đó lúc mà đồ quân sự của mình quá chênh lệch với họ về công nghệ mà các cụ nhà mình làm được mới thấy khâm phục các cccm nhỉ.Em đánh dấu theo dõi thớt. Cha ông chúng ta thật vĩ đại, chưa có nơi nào trên thế giới bắn được B52
Hê hê, chắc em cùng thời với cụ, em nhớ có đọc vì có vẽ cả lính Hải Quân VNDCCH đang đánh xê ma pho và lính canh gác của VNCH, em và thằng bạn cãi nhau xem lính nào nhìn oai hơn (ba nó là trung tá VNCH) ỏm tỏi dù 2 thằng rất thân nhau. .Thời 8x có 1 tiểu thuyết về đặc công nước đánh tàu Mỹ ở cảng Cửa Việt. Báo Thiếu niên tiền phong cũng trích đăng dài kỳ....
Thấy địch không ném bom Hải Phòng thì sao ta không chuyển hết về đó?1Hòn gai bị bom nhiều do cũng là 1 cảng tiếp nhận hàng hóa cùng với cảng Hải Phòng, hơn nữa nó là đầu mối tiếp nhận xăng dầu lớn nhất Miền Bắc.
Em sorry k chú thích, ảnh em chụp ku kon nhà E hôm CN tuần rồi, 2 bố con đi xem mô hình ở Hoàng thành TL. E cho nó đội mũ rơm và chụpEm nghĩ nó là phông hậu cảnh thôi. Cậu bé này thời @ rồi.kk
Ra vậy, thời đó đã dùng cáp dự ứng lực rồi, bác Leu leu cho ý kiến.Ông kể
- Tôi mang tất cả sổ sách thi công ra và người ta kiểm tra tôi không sai ở đâu
- Vậy mấu chốt ở đâu?
- Ở sợi dây cáp. Cái cầu này xây dựng theo thiết kế của Bộ Giao thông và Bộ Xây dựng, bản vẽ từ trên đưa xuống, cũng lạ, vì có sợi cáp xuyên qua mặt cầu. Cáp theo thiết kế ở Việt Nam không có, mà mua thì bị cấm vận mà cũng chẳng có tiền. Ông Bùi Danh Lưu bảo: ở Nha Trang có cáp của Mỹ bỏ lại, cậu chịu khó cạo rỉ thay thế. Thế là lôi cáp Nha Trang ra, tôi cho cạo rỉ và thi công. Cáp đểu, do không đúng chuẩn nên không chịu được mưa gió, bị ăn mòn, đứt luôn sau hai năm thi công. Quả bóng được đá lên Bộ Giao thông (Bùi Danh Lưu, thứ trưởng) và Đỗ Mười (Bộ trưởng xây dựng thời đó). Hai bộ kết luận rằng thiết kế của Liên Xô là bản thử nghiệm (trial), chưa áp dụng ở đâu. Rút kinh nghiệm. Chấm hết
Em 2005 làm cho công ty dưới Vũng Đục chỗ di tích 8 cô. CN đi cọc 6 chơi tìm địa chỉ quán bán hàng của nyc. Em diện somi trắng cộc tay qua khỏi địa phận Cao Sơn chứ chưa tới cọc 6 mà người đi đường cứ tròn mắt nhìn em như người hành tinh khác. Em mới ngó quanh và giật mình nhìn lại thấy mình là người duy nhất trên đường diện áo trắng cưỡi dreamNăm 1984 lần đầu em đi tàu thủy từ Bến Bính HP ra Hòn Gai
Cảm nhận: Vịnh Hạ Longđẹp mê hồn, thị xã Hòn Gai nhìn từ biển vào thì rất đẹp với biển xanh và núi Bài Thơ rất nên thơ.
Nhưng khi tàu cập bến, bọn em lang thang chừng 1 giờ ở thị xã Hòn Gai là nhanh chóng về tàu vi đường phố đầy bụi than, dân ít, phố thưa vắng, trên đường có nhiều chiếc xe tải chạy ầm ầm làm cho bui càng thêm bụi
Về tàu, bọn em cởi áo ra giũ, bụi mù luôn
Về đâu nó ném đấy thôi cụ. Hòn gai có lợi thế là đám đảo trong vịnh HL nó lổn nhổn khó ném hơnThấy địch không ném bom Hải Phòng thì sao ta không chuyển hết về đó?1
Quãng 80-88 thì em hay đi tàu Hòn Gai - Móng cái, sau này thì em hay đi Bến Bính - Móng cái (dân tiến)Năm 1984 lần đầu em đi tàu thủy từ Bến Bính HP ra Hòn Gai
Cảm nhận: Vịnh Hạ Longđẹp mê hồn, thị xã Hòn Gai nhìn từ biển vào thì rất đẹp với biển xanh và núi Bài Thơ rất nên thơ.
Nhưng khi tàu cập bến, bọn em lang thang chừng 1 giờ ở thị xã Hòn Gai là nhanh chóng về tàu vi đường phố đầy bụi than, dân ít, phố thưa vắng, trên đường có nhiều chiếc xe tải chạy ầm ầm làm cho bui càng thêm bụi
Về tàu, bọn em cởi áo ra giũ, bụi mù luôn
Trên Sơn Tây nơi tập trung các binh chủng, trường đào tạo quân sự cùng các đơn vị bộ đội, nơi này bị máy bay Mỹ bắn phá cũng là điều dễ hiểu.Em 8x đời đầu nên may mắn sống trong hoà bình nhưng thủa bé nhà em hay muôi chó toàn đặt tên là Nic, jon hết con này đến con khác. Em tưởng là đặt cho dễ gọi thôi, jo vào thớt mới biết có lý do. Kkk. Hố bom thì khu nhà em vô số và thủa bé thấy người ta cưa bom thường xuyên. Em ở Sơn Tây ạ.