Cầu phao qua cầu Rào được bộ đội bắc lại sau đó, nó tồn tại từ 1967 đến đầu tháng 5 năm 1985 (gần 20 năm)
Dưới thời ông Bí thư thành phố Đoàn Duy Thành, Hải Phòng đã xây lại ba cây cầu: Cầu Rào, cầu Niệm, cầu An Dương. Riêng cầu xe lửa thì chỉ sửa lại
Hôm 13 tháng 5 năm 1985, Hải Phòng kỷ niệm 30 năm ngày tiếp quản thành phố với 3 cây cầu, được nhà thơ Tố Hữu tặng
"Bốn cống, ba cầu, năm cửa ô
Ngăn sông lấn biển, dựng cơ đồ
Làm ăn hai chữ, à ra thế....
Câu thứ tư ông bỏ lửng và Hải Phòng phát động phong trào làm thơ "điền vào chỗ trống"
Em nhớ mang máng một vài trong số 3.000 bài gửi đến toà soạn. Đại để
"Muốn cống muốn cầu, phải có ô
Ngăn sông lấn biển, dựng cơ đồ
Làm ăn hai chữ, à ra thế....
Suốt mấy chục năm, vẫn chữ ồ...."
Người phụ trách thi công 3 chiếc cầu trên là ông Nguyễn Xuân Chúc, sinh 1933, em trai ruột ông Nguyễn Xuân Vinh, Đại tá, Tư lệnh Không lực VNCH từ 1960-1962). Ông Vinh đã đề nghị Ngô Đình Diệm cho bỏ chức vụ không quân để đi làm khoa học. May hay rủi thì không biết, hôm 27-2-1962, hai máy bay Skyraider ném bom Dinh Độc lập. Ông Vinh không liên can, nên được ông Diệm đồng ý cho từ chức
Ông Chúc có người em ruột (cùng cha khác mẹ, nhưng hai người mẹ mày là chị em ruột) tên là Nguyễn Chí Bảo, học cùng phổ thông với em. Hơn thế nữa, sau khi vợ ông Chúc qua đời vì tai nạn 1983 thì kết hôn với cô bạn cùng lớp với em và Chí Bảo. Thế là em trở thành bạn vong niên của ông Chúc, ông gọi em là "ma xó"
Ngày vui chưa đầy tấc
Cầu Rào mới, thay cầu phao, xây dựng khoảng 1984, thì hai năm sau tháng 9/1986, giữa thanh thiên bạch nhật không gió không mưa, cầu đứt nhịp rơi xuống sông (sông Lạch Tráy, chứ Hải Phòng không có sông nào tên là sông Rào)
Vợ kế của ông Chúc, cô bạn cùng lớp của em, kể:
Chiều đó, tao nghe tin đồn rằng Cầu Rào sập. Tao ghé tai nói với ông Chúc, lúc đó đang đánh bài chắn hoặc tổ tôm (em không thạo). Ông Chúc tay xoè bài, mồm trả lời "tin vớ vẩn, nếu cầu Rào sập, thì tôi phải là người biết đầu tiên...(!)"
Sáng hôm sau, chiếc Xít-đờ-ca (vợ ông kéo dài chữ này) của c.ông an đón ông đi làm việc. Tao nghĩ phen này thì phải đi đưa cơm tù mất rồi, hãi quá.
Hai hôm sau Xít-đờ-ca đưa ông Chúc về nhà. Ông vung táy tuyên bố "không sao hết"
Tôi gặp ông hỏi:
- Có phải anh thi công ba chiếc cầu Hải Phòng không?
- Đúng
- Dân chúng có thơ rằng
"An Dương, cầu Niệm, cầu Rào
Trong ba cầu ấy, cầu nào đổ nhanh"
Anh nghĩ sao?
Ông Chúc bình tĩnh kể lại chuyện