[Funland] 30.4: Kể chuyện những người hai bên chiến tuyến

Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
23,309
Động cơ
697,036 Mã lực
Từ Tuy Hòa, sư 320A nhận lệnh trở lại Buôn Ma Thuột. Phước theo ba Tấn và các chú bộ đội trên những chiếc Z69 quay về Dầu Tiếng, đến đây mới được phổ biến: Chiến dịch Hồ Chí Minh bắt đầu. Đánh xong trận Đồng Dù, ông Tấn bị “xát xà phòng”.

Phó chủ nhiệm chính trị sư đoàn lúc bấy giờ gọi lên: “Cậu hay nhỉ? Mất lập trường. Chính ủy mà đi nuôi con kẻ thù!”. “Nó 6-7 tuổi, con nít như con mình!”. Nhưng chiến đấu không cho phép đưa trẻ con đi khắp các chiến trường như vậy, ông Tấn được lệnh để đứa bé lại bên dân sự. Phước nói: “Con chỉ ở với bộ đội!”.

Nấn ná mãi, đến đầu năm 1976 ông Tấn nhận lệnh đi đánh Fulro ở Dục Mỹ, đành nhờ gửi Phước cho Huyện đội Củ Chi. Cần vệ cho biết Phước được một chị vợ liệt sĩ, nấu ăn trong huyện đội, nhận chăm sóc.

Năm 1977 hành quân về Tây Ninh bảo vệ biên giới phía Tây Nam, ông Tấn ghé Củ Chi mong gặp Phước nhưng chỉ nghe người vợ liệt sĩ đã đưa Phước về quê. Ở Trà Cú thì phải. Đang bảo vệ biên giới phía Nam, ông nhận lệnh ra Bắc học nghị quyết IV. Ông bà nhân dịp này tranh thủ sinh thêm đứa con trai.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
23,309
Động cơ
697,036 Mã lực
Ông Tấn còn đi hết mấy chiến trường nữa mới đến ngày về quê. Nhưng cậu bé khôi ngô đã quấn quít với ông trong những ngày tháng lạ lùng, ông bà không quên. Ông đã đăng tin rất nhiều kỳ trên báo Cựu Chiến Binh, báo Quân Đội Nhân Dân, Đài Tiếng nói Việt Nam để tìm người vợ liệt sĩ quê ở Trà Cú đã nuôi Phước thay ông.

Trả lời câu hỏi “Vì sao lòng chú không nguôi nhớ về cậu bé Phước?”. Ông nói: “Vì một lời hứa chưa tròn. Lời hứa với một đứa bé con!”. Khi Phước biết cấp trên của “ba Tấn” có ý kiến, cậu tâm sự với chú Niên: “Phước ở với bộ đội thôi. Nếu đưa Phước cho dân là Phước bốc đất bỏ lên đầu cho bẩn. Phước bỏ cơm!”.

Ông Tấn đi về nghe vậy ôm lấy Phước: “Ba đi đánh giặc xong nhất định sẽ về đón Phước ra Bắc!”. Nhưng năm 1978, đang đánh Pol Pot từ Mimốt qua Kampong Cham, ông được gọi ra Bắc học, đến tháng 2-1979 - chiến tranh biên giới, ông được điều ở lại tăng cường cho các tỉnh miền Bắc.

Cho đến khi về hưu năm 1989, ông không có dịp vào Nam nữa. Lời hứa với đứa con nuôi chưa thực hiện...
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
23,309
Động cơ
697,036 Mã lực
Đội tìm kiếm liên hệ với Long An và trở lại Củ Chi gặp rất nhiều cựu chiến binh, du kích và người dân, vẫn không lần đâu ra thông tin về người vợ liệt sĩ quê Trà Cú. Nhưng chúng tôi đã gặp ông Năm Thuần, nguyên huyện đội trưởng Củ Chi.

Ông kể: “Đầu tháng 3-1976, sư 320A khi đó đóng tại Đồng Dù nhận nhiệm vụ khác. Sư đoàn có một cháu bé trai tên Phước nhờ ban chỉ huy quân sự huyện chăm sóc, đồng chí Trần Văn Tần, khi đó là huyện đội trưởng, giao cho trung đội nữ nuôi cháu.

Trung đội khi đó có 30 chị em, năm 1977 đã giải thể. Năm 2007, xem báo Quân Đội Nhân Dân thấy có đồng chí đại tá chính ủy sư 320A đi tìm cháu, nhưng rất tiếc chúng tôi không biết cháu hiện ở đâu”.

Đến khi gặp được bà Hai Thảo, dũng sĩ, đã biết Phước chính xác có sống ở đây. “Các anh trên Ban chỉ huy dẫn xuống, nói là của bộ đội bên Đồng Dù nhờ chăm sóc. Cháu rất dễ thương, thông minh, biết đàn hát.

Lúc đó chị em phụ nữ ai nấy đều thương cháu hết, nhưng cháu ở với tôi vì tôi là trung đội phó, cần làm tròn trách nhiệm các anh bộ đội giao. Lúc đó tôi mới 19-20 tuổi, kinh nghiệm nuôi con đâu có biết.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
23,309
Động cơ
697,036 Mã lực
Hôm Phước sốt cả trung đội cùng thức trắng. Mua vải theo tiêu chuẩn may cho Phước hai bộ Tô Châu, nó mặc xinh lắm”. Năm sau phần trung đội giải tán, phần lập gia đình, bà Thảo đành gửi Phước lại cho huyện đội. “Gặp lại cháu tôi sẽ nhận ra ngay. Giờ mình có tiền rồi, nó có khó khăn mình còn giúp được...“.

Lần theo những dấu vết của cậu bé Võ Văn Phước thật gian nan. Cậu được gửi vào một xí nghiệp in để cho ăn học, rồi đi làm thuê chỗ này chỗ khác, được nhận làm con nuôi. Tên của Phước đổi thành Long.

Năm 1992, Phước lập gia đình với một cô gái hiền lành, chu đáo tên Trang. Khi chúng tôi tìm được đến nhà ba mẹ vợ của Phước ở Bình Dương thì chỉ có Trang và hai con ở nhà. Phước đang làm thuê ở Vũng Tàu.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
23,309
Động cơ
697,036 Mã lực
Người đàn ông 40 tuổi là Phước bước ra xiêu vẹo, cất tiếng “ba” và nước mắt ướt đầm gương mặt. Đại tá Đinh Hữu Tấn vốn tự nhủ “người lính già nước mắt chảy vào tim”, cũng khóc ròng khi ôm đứa con nuôi đường 7 trong vòng tay.

 

xe 20 bánh

Xe tải
Biển số
OF-465412
Ngày cấp bằng
26/10/16
Số km
423
Động cơ
204,620 Mã lực
Tuổi
44
1. Cuộc đối đầu giữa hai người bạn cũ

THƯ CỦA MỘT TỈNH TRƯỞNG CHÍNH QUYỀN SÀI GÒN GỬI MỘT CHÍNH ỦY "VIỆT CÔNG"

(Trích: Những lá thư thời chiến Việt Nam. Nhà văn Đặng Vương Hưng st, biên soạn và giới thiệu)

“Thưa ông, tôi với ông bây giờ hai người đã hai đầu chiến tuyến, gặp nhau chắc chỉ trên chiến địa, trò chuyện cùng nhau chắc chỉ bằng súng đạn. Dù sao, chúng ta cũng đã từng bạn bè thân thiết nhiều năm.

Tôi vẫn luôn nhớ còn thiếu nợ ông 1.000.000 đồng chưa trả. Xin hứa danh dự, tôi sẽ gửi lại và cảm ơn đầy đủ bất kỳ khi nào có dịp".

Đó là một đoạn trích trong lá thư vô cùng hi hữu, do một Đại tá Tỉnh trưởng của chính quyền Sài Gòn gửi một cán bộ Chính ủy Trung đoàn của "Việt cộng", trước khi chiến tranh kết thúc, miền Nam hoàn toàn giải phóng có vài tháng.
Thời đó mà có 1.000.000 đồng rồi hả cụ?
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
23,309
Động cơ
697,036 Mã lực
Vào mỗi dịp 30.4, có hai người lính từng ở hai đầu chiến tuyến lại cùng nhau ôn chuyện cũ, vì nếu không có ngày lịch sử đó thì họ không thể trở thành người trong một gia đình như bây giờ.

Đó là ông Đặng Thế Căn, 69 tuổi, cựu chiến binh quân đội nhân dân Việt Nam và ông Lê Hoàng, 63 tuổi, cựu sĩ quan quân lực Việt Nam Cộng hòa, hiện cả hai ông đều ở thôn Bình An, xã Bàu Cạn (H.Chư Prông, Gia Lai). Họ trở thành anh vợ, em rể ngay sau ngày thống nhất đất nước.

Ngày 30.4.1975, đơn vị ông Đặng Thế Căn đóng quân trong khu vực Nông trường quốc doanh chè Bàu Cạn, một đồn điền do người Pháp để lại và đem lòng yêu cô công nhân Lê Thị Nga.

Không lâu sau họ làm đám cưới. Có lẽ do chiến tranh quá dài, còn sống được là may nên tâm lý chung của bộ đội quê miền Bắc lúc đó là nôn nóng về quê, ai độc thân thì lấy vợ sinh con.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
23,309
Động cơ
697,036 Mã lực
Riêng ông Căn còn khao khát tình cảm gia đình hơn do bố mẹ mất sớm, tuổi thơ côi cút, đến tuổi thanh niên lại biền biệt chiến trường. Nhưng vào thời điểm khói súng vừa tan, một sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam kết hôn với con gái một gia đình ở "phía bên kia" cũng không phải dễ dàng.

Bởi ngoài ông Lê Hoàng là em trai, bà Nga còn có một người chú ruột cũng đi lính Việt Nam Cộng hòa. "Ban đầu chỉ dám qua lại thôi, phải chờ có quyết định phục viên tôi mới dám làm đám cưới", ông Căn kể lại.

Gia đình bà Nga đón nhận chàng rể là bộ đội miền Bắc, nhưng cũng bắt đầu tìm kiếm tung tích của ông Lê Hoàng, lúc đó họ chỉ biết trước khi chiến tranh kết thúc ông Hoàng đóng quân ở miền Tây Nam bộ.

Hơn một năm sau thì có tin chính thức, ông Căn lập tức cùng mẹ vợ từ Tây nguyên đi Sóc Trăng tìm kiếm em vợ. Lần đầu gặp anh rể, ông Hoàng vui mừng trước hạnh phúc của chị gái, nhưng cũng ngại ngùng vì anh rể là... bộ đội.

Sau khi nhận anh rể, em vợ, ông Căn nộp giấy xác nhận của đơn vị, giấy tờ chứng minh quan hệ gia đình để xin bảo lãnh ông Hoàng về sớm. Cán bộ trại cải tạo nói cứ yên tâm về trước, ông Lê Hoàng sẽ được đoàn tụ gia đình trước ngày 30 tết. Đó là tết năm 1977.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
23,309
Động cơ
697,036 Mã lực
So với nhiều số phận khác sau chiến tranh, ông Hoàng có phần may mắn. Một năm sau khi cải tạo về, ông được Nông trường quốc doanh chè Bàu Cạn tiếp nhận làm cán bộ phòng kế hoạch, phụ trách xây dựng cơ bản, đến năm 2007 mới nghỉ hưu theo quy định.

Ông Hoàng chia sẻ: "Trước tôi là sinh viên đại học Kiến trúc Sài Gòn, năm 1974 bị lệnh tổng động viên đi lính. Những ngày đầu thống nhất đất nước, cách mạng rất cần những người biết kỹ thuật nên tôi được tiếp nhận, cũng nhờ vậy mà hòa nhập nhanh hơn".

Hiện ba người con của ông Hoàng đều học hành đỗ đạt, làm việc ở TP.HCM và Bình Dương, hai người con lớn đã có gia đình. Ông Căn cũng chỉ có hai vợ chồng già ở nhà, do đó nhiều bữa hai nhà nấu cơm chung. Cứ mỗi dịp 30.4, gia đình họ lại tràn ngập tiếng cười khi con cháu trở về đông đủ.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
23,309
Động cơ
697,036 Mã lực
Không thể quên thù hận đã là ngu xuẩn lắm rồi, nhưng ngu xuẩn hơn nữa nếu chúng ta lại truyền lại sự thù hận cho thế hệ sau để chúng tiếp nối sự thù hận mà chúng ta không thể quên được…

Nhân ngày Thống nhất Đất nước 30/4, REDS.VN xin giới thiệu với độc giả bài viết của Giáo sư Trần Chung Ngọc (cựu chiến binh VNCH, hiện đang định cư tại Mỹ), bày tỏ những suy tư của ông vể cái ngày lịch sử đầy tranh cãi trong cộng đồng người Việt ở xứ người.

Nếu một người vẫn không thể quên thù hận, há chẳng ngu xuẩn lắm sao?” Đó là lời của Cổ Long trong đoạnkết của truyện kiếm hiệp “Cửu Nguyệt Ưng Phi”

Chiến tranh Việt Nam đã chấm gần 4 thập kỷ rồi, chiều dài của hơn một thế hệ. Tôi đồng ý với ông Cổ Long rằng đến bây giờ mà chúng ta không thể quên được thù hận thì quả thật là ngu xuẩn. Ở đây tôi muốn nói đến mối thù hận bất kể từ phía nào. Không thể quên thù hận đã là ngu xuẩn lắm rồi, nhưng ngu xuẩn hơn nữa nếu chúng ta lại truyền lại sự thù hận cho thế hệ sau để chúng tiếp nối sự thù hận mà chúng ta không thể quên được.

Trước hết tôi cần phải nói chút ít về tôi, dù cái tôi thật đáng ghét. Cá nhân tôi là một sĩ quan, xuất thân từ Khóa I Sĩ Quan Trừ Bị Nam Định, đã phục vụ trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa trong hơn 8 năm, đã cầm súng chống Cộng ở tiền tuyến, từ Quảng Bình (Tiểu đoàn 12) trước 1954, đến Qui Nhơn (Sư đoàn 22) và Kontum (Biệt khu 24) sau 1954. Và sau khi giải ngũ tôi cũng đã phục vụ trong ngành giáo dục của Việt Nam Cộng Hòa cho đến ngày chót.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
23,309
Động cơ
697,036 Mã lực
Vậy vào những thời đó, tất nhiên không ít thì nhiều tôi cũng đã chống Cộng, nhất là tôi đã đọc về những tội ác của Cộng sản đối với người dân, về cuộc cải cách ruộng đất, về Tết Mậu Thân v..v…trong những tài liệu của miền Nam và của Mỹ.

Và tôi đã chạy trốn Cộng sản sang Mỹ vào cuối tháng Tư năm 1975. Nhưng kết cục của cuộc chiến đã đưa đến cho tôi một thắc mắc và ấm ức. Thắc mắc và ấm ức đó là:

“Miền Nam có hơn một triệu quân, một thời cộng với hơn nửa triệu quân Mỹ, với đầy đủ vũ khí, đạn dược, và có ưu thế tuyệt đối về máy bay chiến đấu, về B52 để trải thảm bom từ trên thượng tầng không khí, xe tăng, tàu chiến, trọng pháo, truyền tin và cả thuốc khai quang Agent Orange để cho Việt Cộng không còn chỗ ẩn núp v..v..

nhưng tại sao vẫn không thắng nổi đối phương để rồi Mỹ phải tìm cách Việt Nam hóa cuộc chiến, rồi “tháo chạy”
[từ của Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng], và cuối cùng, Việt Cộng vẫn “cưỡng chiếm” [từ của báo chí chống Cộng hải ngoại] được miền Nam? Vậy ngoài yếu tố quân sự, những yếu tố nào đã quyết định cuộc chiến?

Phải chăng phe Quốc Gia của chúng ta có vấn đề về chính nghĩa, về chủ quyền? Phải chăng quân dân miền Nam không tích cực chống Cộng? Hay phải chăng yếu tố quyết định là truyền thống yêu nước của người dân Việt Nam?

Thực ra thì Quốc Gia và Cộng sản bên nào có Chính Nghĩa? Bên nào hợp lòng dân và được dân ủng hộ? Ý chí và khả năng chiến đấu của binh sĩ hai bên ra sao? Khả năng chỉ huy của các cấp lãnh đạo? Và còn những gì gì nữa?”
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
23,309
Động cơ
697,036 Mã lực
Tại sao chúng ta lại thua? Đó là niềm ấm ức đã ám ảnh đầu óc tôi trong vài năm đầu sống ở Mỹ sau 1975. Trong thời gian này, vì phải bắt đầu lại cuộc sống từ số không nên không có thì giờ tìm hiểu, tôi vẫn không giải đáp được thắc mắc trên.

Nhưng thắc mắc trên cứ ám ảnh đầu óc tôi, cho nên khi đời sống kinh tế gia đình đã ổn định, tôi đã để thì giờ tìm hiểu và đọc rất nhiều sách và tài liệu viết về cuộc chiến ở Việt Nam, phần lớn là sách Mỹ, sách Pháp, và vài ba cuốn sách Việt, thí dụ như “Việt Nam Máu Lửa Quê Hương Tôi” của Đỗ Mậu; “9 Năm Máu Lửa Dưới Chính Quyền Ngô Đình Diệm” của Nguyệt Đam và Thần Phong; “Đảng Cần Lao” của Chu Bằng Lĩnh”; Luận Án Tiến Sĩ “Giáo Sĩ Thừa Sai Và Chính Sách Thuộc Địa Của Pháp Tại Việt Nam (1857-1914)” [Christianisme et Colonialisme au Viet Nam, 1857-1914], Đại Học Paris, 1969, của Cao Huy Thuần; “Hồ Chí Minh, Ngô Đình Diệm và Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam” của Hồ Sĩ Khuê v…v…

Bài “Đầu Hàng” của Vân Xưa trong cuốn của Hồ Sĩ Khuê là bài tôi thích nhất.

Xin đừng hiểu lầm tôi thích là vì VNCH “đầu hàng”, mà vì bài viết phân tích tình hình khá hay và đầy tình người. Lẽ dĩ nhiên tôi cũng có những kinh nghiệm bản thân về Cộng sản cũng như Quốc Gia trong thời chiến, vì tôi là Sĩ Quan “Tác Động Tinh Thần”, sau đổi thành “Chiến Tranh Tâm Lý”, của Tiểu Đoàn 12.

Tôi cũng đã chứng kiến cuộc đảo chính hụt của Nguyễn Chánh Thi, Vương Văn Đông v..v… cũng như cuộc oanh tạc Dinh Độc Lập của hai phi công Phạm Phú Quốc và Nguyễn Văn Cử. Và sau cùng là cuộc đảo chánh năm 1963 của Dương Văn Minh v… v…

Tôi cũng đã nhìn thấy những khuôn mặt sáng sủa, trẻ trung, đầy tương lai trong các lớp học tôi dạy, từ Trung Học đến Đại Học, nhưng khó mà có thể có tương lai vì trước sau gì các em cũng bị lôi cuốn vào cuộc chiến tương tàn.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
23,309
Động cơ
697,036 Mã lực
Ngày nay, lịch sử đã rõ ràng. Với những kiến thức mới về cuộc chiến thì chúng ta đã rõ, cuộc chiến trước 1954 là cuộc chiến chống xâm lăng, xâm lăng của thực dân Pháp toan tính tái lập nền đô hộ trên đầu dân Việt Nam, với sự hỗ trợ về quân cụ, vũ khí rất đáng kể của đế quốc Mỹ.

Ngày 14/8/1945, Tổng Thống Pháp De Gaulle bổ nhiệm Tướng Leclerc làm Tổng Chỉ Huy lực lượng ở Đông Dương và chỉ định Thierry d’Argenlieu làm Cao Ủy để cắm lại lá cờ tam tài của chúng ta ở đó (pour y replanter notre drapeau). Và Mỹ đã giúp hơn 80% chiến phí cho Pháp trong mục đích thực dân này.

Còn cuộc chiến hậu Geneva là cuộc chiến chống xâm lăng của Mỹ. Đây là kết luận của các học giả Tây phương, xét theo những sự kiện lịch sử chứ không xét theo cảm tính phe phái.

Thật vậy, Thứ Trưởng Ngoại Giao Mỹ, Walter Bedell Smith xác định trong bản Tuyên Ngôn tại Washington D.C. về Hiệp Định Geneva như sau:

“Trong trường hợp những quốc gia nay bị chia đôi ngoài ý muốn, chúng ta sẽ tiếp tục tìm kiếm giải pháp thống nhất qua bầu cử tự do, giám sát bởi Liên Hiệp Quốc để bảo đảm là bầu cử được thi hành nghiêm chỉnh” và “Hoa Kỳ sẽ tự kiềm chế, không đe dọa hay dùng võ lực để phá những sự Thỏa Hiệp”
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
23,309
Động cơ
697,036 Mã lực
Ngày nay, lịch sử đã rõ ràng. Với những kiến thức mới về cuộc chiến thì chúng ta đã rõ, cuộc chiến trước 1954 là cuộc chiến chống xâm lăng, xâm lăng của thực dân Pháp toan tính tái lập nền đô hộ trên đầu dân Việt Nam, với sự hỗ trợ về quân cụ, vũ khí rất đáng kể của đế quốc Mỹ.

Ngày 14/8/1945, Tổng Thống Pháp De Gaulle bổ nhiệm Tướng Leclerc làm Tổng Chỉ Huy lực lượng ở Đông Dương và chỉ định Thierry d’Argenlieu làm Cao Ủy để cắm lại lá cờ tam tài của chúng ta ở đó (pour y replanter notre drapeau). Và Mỹ đã giúp hơn 80% chiến phí cho Pháp trong mục đích thực dân này.

Còn cuộc chiến hậu Geneva là cuộc chiến chống xâm lăng của Mỹ. Đây là kết luận của các học giả Tây phương, xét theo những sự kiện lịch sử chứ không xét theo cảm tính phe phái.

Thật vậy, Thứ Trưởng Ngoại Giao Mỹ, Walter Bedell Smith xác định trong bản Tuyên Ngôn tại Washington D.C. về Hiệp Định Geneva như sau:

“Trong trường hợp những quốc gia nay bị chia đôi ngoài ý muốn, chúng ta sẽ tiếp tục tìm kiếm giải pháp thống nhất qua bầu cử tự do, giám sát bởi Liên Hiệp Quốc để bảo đảm là bầu cử được thi hành nghiêm chỉnh” và “Hoa Kỳ sẽ tự kiềm chế, không đe dọa hay dùng võ lực để phá những sự Thỏa Hiệp”
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
23,309
Động cơ
697,036 Mã lực
Xác định như vậy nhưng Mỹ đã nuốt lời hứa và dùng võ lực để can thiệp ngay vào nội bộ Việt Nam.., dùng tay sai Ngô Đình Diệm để phá sự thống nhất của đất nước qua bầu cử tự do, rồi chỉ đạo cuộc chiến và phạm rất nhiều tội ác ở Việt Nam. Trong cuốn The United States In Vietnam: An Analysis In Depth Of The History Of America’s Involvement In Vietnam, hai Giáo sư đại học Cornell, George McTurnan Kahin và John W. Lewis, viết ở trang 59:

“Tuy Hoa Kỳ nói rằng “sẽ tự kiềm chế, không đe dọa hay dùng võ lực để phá những sự Thỏa Hiệp” nhưng điều hiển nhiên chúng ta thấy ngay sau đó là Hoa Kỳ đã sửa soạn dùng mọi phương cách khác để ủng hộ chế độ Sai Gòn [do Mỹ dựng lên] trong việc không tôn trọng những điều khoản trong Thỏa Hiệp”

Sự kiện là, Mỹ đã đưa Ngô Đình Diệm về để chống Cộng cho Mỹ ở Nam Việt Nam, và đơn phương từ chối không thi hành khoản tổng tuyển cử tự do trên toàn đất nước vào năm 1956 trong Hiệp Định. Tại sao? Vì Tổng Thống Eisenhower của Mỹ đã nhận định, nếu có một cuộc tổng tuyển cử tự do vào năm 1956 thì ông Hồ Chí Minh sẽ được ít nhất là 80% số phiếu. Vào thời đó, với uy tín của ông Hồ và Việt Minh sau trận Điện Biên Phủ, Việt Minh không cần phải tổ chức một cuộc bầu cử gian lận như Ngô Đình Diệm đã làm ở miền Nam với số phiếu ở Sài Gòn nhiều hơn số cử tri.

Tưởng chúng ta không nên quên là ngay từ sau Hiệp Định đình chiến 1954, Mỹ đã gửi Lansdale ra ngoài Bắc để phá hoại, tuyên truyền, và cổ võ giáo dân Công giáo di cư vào Nam với những khẩu hiệu như “Chúa đã vào Nam” và “Đức Mẹ đã di cư vào Nam” v..v. Vì vậy khoảng 700 ngàn Giáo dân Công giáo đã cùng với các “Chúa thứ hai” của họ ào ào kéo vào Nam.

Còn nữa, trong cuốn Chiến Tranh Việt Nam Và Văn Hóa Mỹ (The Vietnam War and American Culture, Columbia University Press, New York, 1991), hai Giáo sư ở đại học Iowa, John Carlos Rowe và Rick Berg, viết, trang 28-29:

Tưởng cũng nên nhớ lại vài sự kiện. Mỹ đã dính sâu vào nỗ lực của Pháp để tái chiếm thuộc địa cũ của họ, biết rằng kẻ thù là phong trào quốc gia của Việt Nam. Số tử vong vào khoảng nửa triệu. Khi Pháp rút lui, Mỹ lập tức dấn thân vào việc phá hoại Hiệp Định Genève năm 1954, dựng lên ở miền Nam một chế độ khủng bố, cho đến năm 1961, giết có lẽ khoảng 70,000 “Việt Cộng”, gây nên phong trào kháng chiến mà từ 1959 được sự ủng hộ của nửa miền Bắc tạm thời chia đôi bởi Hiệp Định Genève mà Mỹ phá ngầm.

Trong những năm 1961-62, Tổng thống Kennedy phát động cuộc tấn công thẳng vào vùng quê Nam Việt Nam với những cuộc thả bom trải rộng, thuốc khai quang trong một chương trình được thiết kế để lùa hàng triệu người dân vào những trại
(ấp chiến lược?) nơi đây họ được bảo vệ bởi những lính gác, giây thép gai, khỏi quân du kích mà Mỹ thừa nhận rằng được dân ủng hộ. Mỹ khẳng định là đã được mời đến, nhưng như tờ London Economist đã nhận định chính xác, “một kẻ xâm lăng là một kẻ xâm lăng trừ phi được mời bởi một chính phủ hợp pháp”.

Mỹ chưa bao giờ coi những chính phủ tay sai mình dựng lên là có quyền hợp pháp như vậy, và thật ra Mỹ thường thay đổi những chính phủ này khi họ không có đủ thích thú trước sự tấn công của Mỹ hay tìm kiếm một sự dàn xếp trung lập được mọi phía ủng hộ nhưng bị coi là nguy hiểm cho những kẻ xâm lăng, vì như vậy là phá ngầm căn bản cuộc chiến của Mỹ chống Nam Việt Nam.

Nói ngắn gọn, Mỹ xâm lăng Nam Việt Nam, ở đó Mỹ đã tiến tới việc làm ngơ tội ác xâm lăng với nhiều tội ác khủng khiếp chống nhân loại trên khắp Đông Dương.
 

laixe01

Xe container
Biển số
OF-117166
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
8,392
Động cơ
648,404 Mã lực
Cháu đọc nhanh thấy cụ Lầm có 2 chỗ lầm. Thứ nhất bản đồ chiến lệ là bản đồ vẽ lại diễn tiến 1 trận đánh hay cả 1 chiến dịch sau khi nó đã xảy ra. Cho nên kết luận cụ Có vẽ bản đồ chiến lệ trận nào thua trận đó thì thật là buồn cười. Cái chân vẽ bản đồ này thì cũng chỉ là anh long tong chứ chả oai phong gì. Thứ hai chuẩn tướng Lê Văn Hưng là người hùng của mặt trận An lộc của VNCH. Ông này cùng tướng Nguyễn Khoa Nam tự sát tại Cần Thơ vào 30.4 và 1.5.1975 chứ ko phải chết trận An Lộc
Cụ nói chuẩn
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
23,309
Động cơ
697,036 Mã lực
Chiến tranh Việt Nam đã chấm dứt, vậy mà 27 năm sau, Daniel Ellsberg còn viết trong cuốn Secrets: A Memoir of Vietnam and the Pentagon Papers, Viking, 2002, p.255:

“Theo tinh thần Hiến Chương Liên Hiệp Quốc và theo những lý tưởng mà chúng ta công khai thừa nhận, đó là một cuộc ngoại xâm, sự xâm lăng của Mỹ”.

Năm 2006, Bác Sĩ Allen Hassan, một Bác sĩ đã phục vụ tại Việt Nam, đã viết cuốn “Failure To Atone” mà bản dịch tiếng Việt của Nhà Xuất Bản Trẻ dịch là “Không Thể Chuộc Lỗi” (Đúng ra, dịch đúng nghĩa phải là “tội”, tội ác, chứ không phải “lỗi”, lỗi lầm) nói về những tội ác của quân đội Mỹ ở Việt Nam. Sau đây là vài lời giới thiệu trong bản tiếng Việt của Nhà Xuất Bản Trẻ mà tôi mua được ở Việt Nam nhân chuyến cùng con cháu về thăm quê hương năm 2007:

Tại hội trường 8 Hội chợ sách Quốc tế Frankfurt ở Đức năm 2006, giữa các khu vự trưng bày sách rộng lớn và không khí giao dịch bản quyền náo nhiệt của các tập đoàn xuất bản hàng đầu thế giới là một gian hàng nhỏ với một điểm đặc biệt có một không hai: Gian hàng chỉ trưng bày và giao dịch bản quyền duy nhất một cuốn sách có tựa đề Failure To Atone – Không Thể Chuộc Lỗi (Tội) – với một poster lớn: “Nước Mỹ không thể chuộc lỗi về những gì đã gây ra trong cuộc chiến tranh Việt Nam! Sự thật chưa từng được tiết lộ của một bác sĩ tình nguyện người Mỹ tại Việt Nam”…

Khi chúng tôi hỏi tại sao lại lấy tên là Không Thể Chuộc Lỗi đặt cho cuốn sách, đại diện bản quyền của bác sĩ Allen Hassan trả lời:

“Mục đích của bác sĩ Allen Hassan khi viết cuốn sách này là muốn những người lính đã từng tham chiến tại Việt Nam và chính quyền Mỹ thật sự hiểu rõ những gì mà nước Mỹ đã gây ra cho người dân Việt Nam và lớn hơn rất nhiều những gì mà người Mỹ từng nghĩ.

Nước Mỹ nhớ rất kỹ những gì người khác gây cho họ nhưng lại quên rất nhanh những gì họ đã gây ra cho những người khác. Người chết không thể sống dậy, người tàn tật mãi mãi tàn tật, và nỗi đau mãi mãi là nỗi đau….

Khi đọc xong cuốn sách này, mọi người sẽ hiểu bây giờ bất cứ làm việc gì, nước Mỹ cũng không thể chuộc lại lỗi của mình đối với người dân Việt Nam”.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top