[Funland] 30.4: Kể chuyện những người hai bên chiến tuyến

Tinhdautreoxe.Com

Xe điện
Biển số
OF-378882
Ngày cấp bằng
21/8/15
Số km
3,140
Động cơ
267,680 Mã lực
Nơi ở
Số nhà 36 ngõ 41 Thái Hà
Website
tinhdautreoxe.com
moá ôi, cho zay 1 củ thời đó á? lương tỉnh trưởng vnch đc bao tiền 1 tháng các cụ nhớ ko?
Em ko nhớ. Nhưng nghe bảo ghế tỉnh trưởng Rạch giá năm 6x là 65 triệu, tỉnh trưởng Long Khánh tầm 16tr ;))
 

Jackies

Xe điện
Biển số
OF-358381
Ngày cấp bằng
16/3/15
Số km
4,238
Động cơ
293,164 Mã lực
Nơi ở
Thiên đường
Chắc tiền trao nhưng hàng chưa gửi

Bác này chuẩn, xưa bên mình hay mua hàng quân tiếp vụ nên bên kia có gì là lính mình xài nấy
Cứ cần hàng gì ghi ra giấy kèm tiền đưa vợ thằng sỹ quan hẹn địa điểm, đúng giờ ra thì hàng đã có sẵn chỉ vác về
 

gld

Xe container
Biển số
OF-422367
Ngày cấp bằng
14/5/16
Số km
5,837
Động cơ
865,112 Mã lực
Tuổi
54
Tỉnh trưởng nợ tiền Chính uỷ do nợ tiền mua võ khí và lương thực, hồi ý VNCH toàn bán cho việt +
 

slaz8

Xe ngựa
Biển số
OF-73831
Ngày cấp bằng
25/9/10
Số km
25,089
Động cơ
622,206 Mã lực
ồ thì ra Lầm giúp em giới thiêu ngày thống nhất
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Không có bằng chứng nên thiếu tá Nguyễn Văn Có chỉ bị ngồi chơi xơi nước nhưng không bị bắt

. Viên Thiếu tá - Trưởng phòng hành quân vẫn an nhiên tự tại, không hề có dấu hiệu nao núng hay muốn bỏ trốn khả dĩ càng làm cho mối nghi ngờ tăng lên.

Mãi đến tháng 3/1972, phía Sài Gòn mới có đủ bằng chứng để khẳng định: Thiếu tá Nguyễn Văn Có là một điệp viên cao cấp của Cộng sản.

Lệnh bắt được ký, nhưng viên thiếu tá đã biến mất, không dấu vết.

Không lâu sau, tin tình báo lại cho biết, Thiếu tá Nguyễn Văn Có đã trở thành Chính ủy Trung đoàn 201A (một nửa của Trung đoàn 201, nửa kia vẫn ở lại làm nhiệm vụ tại căn cứ trên đất Campuchia),

Đây là đơn vị chủ lực miền đang tham gia bao vây và tấn công thị xã An Lộc, tỉnh Bình Long trong chiến dịch Nguyễn Huệ nhằm mở toang cánh cửa về Sài Gòn - cách 98 km theo đường chim bay từ hướng tây bắc.

Thiếu tá Nguyễn Văn Có trước đó đã từng là người tham gia soạn thảo kế hoạch phòng thủ đường 13, mặt trận Bình Long, đề phòng bị quân Cách mạng từ hướng Campuchia kéo về tấn công sau khi cuộc hành binh Snuol của quân đội VNCH thất bại.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Trên bản đồ, tỉnh tân lập Bình Long chỉ mới xuất hiện từ năm 1956, trên cơ sở thị trấn Hớn Quản tách ra khỏi tỉnh Thủ Dầu Một, rộng vẻn vẹn chỉ 2.140 km2, gồm 3 quận - thị xã Lộc Ninh, Chơn Thành và An Lộc. Quân lực VNCH phòng thủ Bình Long khá yếu.

Ngày 5/4/1972, chiến dịch Nguyễn Huệ mở màn. Ngày 7/4/1972, Quân giải phóng đã làm chủ hoàn toàn quận Lộc Ninh, thọc sâu đánh sang quận Chơn Thành và bao vây chặt thị xã An Lộc (tức thị xã Bình Long).

Được tăng cường thêm Trung đoàn 8 bộ binh, quân lực VNCH cố thủ Bình Long tăng vọt lên con số 6.000, gồm Liên đoàn 3 biệt động quân, 3 trung đoàn bộ binh 8, 7 và 52, tất cả dưới quyền điều động của Chuẩn tướng Lê Văn Hưng, Tư lệnh mặt trận An Lộc - Bình Long.

Các đơn vị chủ lực này chia nhau cố thủ 2 quận còn lại.

Riêng binh bị phòng thủ mặt Nam của tiểu khu Bình Long, chỉ rộng không đầy 3 km2 được giao cho Tiểu khu phó (Tỉnh phó), trung tá Nguyễn Thống Thành chỉ huy.

Đó cũng chính là hướng tấn công của Trung đoàn 201A do Chính ủy Nguyễn Văn Có phụ trách.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Lịch sử oái oăm: Thiếu tá Nguyễn Văn Có bên tấn công và Trung tá Nguyễn Thống Thành bên phòng thủ, cách đó không lâu lại là một cặp bạn bè thân thiết!

Trước khi bị cơn lốc chiến tranh ném vào những cuộc hành quân liên miên, cuối tuần nào trung tá Thành cũng phóng xe hơi về Sài Gòn.

Gần cuối năm 1971, trong một lần cạn túi, Thành đã phải hỏi mượn của Thiếu tá Nguyễn Văn Có 1 triệu đồng.

Đó là một khoản tiền khá lớn, bởi lương lính thời đó chỉ khoảng 6.000 đồng/tháng. Chưa kịp trả nợ, hai người đã ở hai đầu chiến tuyến.

Sau 3 tháng giao tranh, tuy Quân giải phóng chưa chiếm được toàn bộ tỉnh Bình Long nhưng đã loại khỏi vòng chiến tổng cộng hơn 8.000 địch quân - nhiều hơn cả số quân có mặt tại chiến trường trong cùng một thời điểm.

Viên Tư lệnh, Chuẩn tướng Lê Văn Hưng sau đó cũng bỏ mạng tại chiến trường.

Tình thế ấy buộc phía VNCH phải liên tục điều quân tăng viện.

Chiến tranh là sự tuyệt vọng của người này nhưng cũng là cơ hội của kẻ khác.

Nhờ giữ vững - trong tan nát - một phần tử địa An Lộc, ngày 26/8/1972, Trung tá Nguyễn Thống Thành được vinh phong đại tá ngay tại chiến trường,

đồng thời được thăng chức Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởng Bình Long, thay cho đại tá Tỉnh trưởng Trần Văn Nhật được điều sang làm Sư trưởng Sư đoàn 2 bộ binh.
 

dcmax

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-178394
Ngày cấp bằng
24/1/13
Số km
17,687
Động cơ
472,214 Mã lực
Nơi ở
348-Khâm Thiên - Đống Đa - Hà Nội, đt 0829129999
Bẩm các cụ. Em tính rồi. Nếu ông Cộng hòa vay chắc tiền VNCH. Hồi đó 1 USD ăn 700d tiền cộng hòa. Quy ra thì hơn 1.4k USD (quy ra giá trị theo USD hiện tại kể cả trượt giá thì tầm hơn 6k thôi. Ko quá nhiều ;)) ). Các cụ tiếp theo khỏi thắc mắc nhé.
Nếu quy ra bds giờ chắc cả chục tỏi rồi cụ nhỉ :D
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Trên cương vị mới, Nguyễn Thống Thành quyết tử thủ, nhất là trong giai đoạn quân đội VNCH tập trung quân tái chiếm An Lộc.

Trước tình hình đó, Chính ủy Nguyễn Văn Có đã có một đề xuất táo bạo: cho đặc công bắt cóc Nguyễn Thống Thành - đầu sỏ của địch tại Bình Long, nhằm làm nhụt ý chí của binh sĩ địch.

Giao nhiệm vụ cho một tổ trinh sát đặc công thiện chiến, vị chính ủy dặn đi dặn lại: "Chỉ được bắt sống. Không bắt được thì hủy nhiệm vụ, tuyệt đối không được giết. Ông ấy là bạn tôi".

Trước sự phòng thủ dày đặc ở Tiểu khu Bình Long, ý đồ bắt Nguyễn Thống Thành đã không thể thực hiện được.

Thay vào đó, tổ trinh sát đã đưa được vào tận phòng ở của viên tỉnh trưởng tại sở chỉ huy tiền phương một bức thư do ông Sáu Đột tự tay chấp bút.

Trong thư, vị chính ủy cảnh báo viên tỉnh trưởng: sự thất bại và sụp đổ của chế độ Sài Gòn là không thể tránh khỏi, chỉ còn tính từng ngày.

Ông khuyên viên đại tá nên triệt thoái quân lực để đỡ tốn xương máu của binh sĩ.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Vào thời điểm đó, cả tỉnh Bình Long vị trí nào cũng là tiền đồn, khu vực nào cũng là chiến trường.

Mọi sự tiếp vận đều được thực hiện duy nhất bằng đường hàng không, máy bay C130 thả hàng bằng dù từ độ cao 5.000-6.000 m.

Cách mặt đất khoảng 400 m, dù bọc gió mới mở, thùng hàng giảm vận tốc, từ từ đáp xuống đất.

Viết cho báo Sóng Thần, được in lại trong cuốn "Chiến sử trận Bình Long", Đại tá Biệt cách dù Phan Văn Huấn đã cay đắng:

"Với loại dù này có nhược điểm là những cái bọc gió quá sớm bị đưa ra ngoài vùng Việt Cộng hết. Có những cái bọc gió chậm, hàng xuống bị vỡ tan tành không dùng được.

Nhưng với loại dù này ta cũng thâu được đồ tiếp tế khoảng 50%. Cái đau nhất là địch (Quân giải phóng - NV) sử dụng 50% tiếp tế của ta để tiếp tục công hãm ta" (Đd - tr.136).
 

Hà Tam

Xe điện
Biển số
OF-339987
Ngày cấp bằng
24/10/14
Số km
4,196
Động cơ
328,298 Mã lực
Ông Nguyễn Văn Có, thường gọi thân mật là ông Sáu Đột người gốc Bến Tre, được xem như một sĩ quan hành quân giàu năng lực.

Viên sĩ quan này đã trực tiếp tham gia soạn bản đồ chiến lệ (bản đồ hành quân) các chiến dịch quan trọng như: Lam Sơn 719, Cuộc thoái binh Snuol (Campuchia 1971), hay cuộc hành binh đánh vào căn cứ đầu não của Quân giải phóng miền Nam trên đất Campuchia năm 1970.

Cũng chính ông ta là người thay Đại tướng Tổng Tham mưu trưởng Cao Văn Viên thuyết trình kế hoạch hành quân Hạ Lào cho Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và các tướng lĩnh cao cấp Hoa Kỳ trên Hạm đội 7 trước khi chiến dịch mở màn.

Đáng nói, tất cả các cuộc hành quân đó, quân đội VNCH đều hoàn toàn đại bại.

Đáng nghi hơn, lẽ ra trong cuộc hành binh Snuol, Thiếu tá Nguyễn Văn Có đã phải có mặt trên cùng chuyến trực thăng định mệnh ngày 23/2/1971 để tham gia thị sát chiến trường Campuchia.

Nhưng vào giờ chót, không rõ vì lý do gì, Trung tướng Đỗ Cao Trí - Tư lệnh Quân đoàn 2 - Vùng II chiến thuật đã đồng ý cho ông ở lại.

Kết quả: trực thăng nổ tung, tướng Trí cùng 1 trung tá, 1 thiếu tá, 2 đại úy, 2 sĩ quan phi công Mỹ và 4 hạ sĩ quan khác thiệt mạng.

Là định mệnh run rủi hay do thiếu tá Nguyễn Văn Có biết trước?

Câu trả lời vẫn là một bí ẩn.
Bản đồ chiến lệ là một phần của Bản Chiến lệ, là bản báo cáo đánh giá tổng kết đầy đủ các hoạt động sau khi đã xảy ra, cũng như nhận định phân tích và đánh giá về một kế hoạch hành quân (bên ta hay gọi là kế hoạch tác chiến).
 

4banhxequay

Xe điện
Biển số
OF-66588
Ngày cấp bằng
18/6/10
Số km
4,530
Động cơ
471,093 Mã lực
Cháu đọc nhanh thấy cụ Lầm có 2 chỗ lầm. Thứ nhất bản đồ chiến lệ là bản đồ vẽ lại diễn tiến 1 trận đánh hay cả 1 chiến dịch sau khi nó đã xảy ra. Cho nên kết luận cụ Có vẽ bản đồ chiến lệ trận nào thua trận đó thì thật là buồn cười. Cái chân vẽ bản đồ này thì cũng chỉ là anh long tong chứ chả oai phong gì. Thứ hai chuẩn tướng Lê Văn Hưng là người hùng của mặt trận An lộc của VNCH. Ông này cùng tướng Nguyễn Khoa Nam tự sát tại Cần Thơ vào 30.4 và 1.5.1975 chứ ko phải chết trận An Lộc
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Câu trả lời bạn cũ được Nguyễn Thống Thành gửi đến gần như ngay tức thì nhưng bằng trực thăng.

Cách này nguy hiểm bội phần nhưng chắc chắn sẽ không thất lạc địa chỉ.

Áp Tết Nguyên đán năm 1973, các chiến sĩ Tiểu đoàn 11, Tỉnh đội Bình Long đang đóng trú ở khu vực Lộ Cát Trắng - Ngã tư cua chữ Z, xã Minh Đức, gần thị trấn Hớn Quản thì bắt được một thùng hàng thả từ trực thăng xuống.

Ban đầu, anh em tưởng là dù lạc, định khui ra. Nhưng thùng hàng ghi rõ: "Đại tá Tiểu khu trưởng Nguyễn Thống Thành kính gửi ông Sáu Đột, Chính ủy Trung đoàn 201".

Khui thùng hàng, tổ trinh sát thấy trong đó có mấy thùng thịt hộp, một ít hoa quả khô, một thùng rượu whisky, 10 cây thuốc lá Ruby... và một số xa xỉ phẩm khác, kèm một phong thư gửi ông Sáu Đột.

Chuyển thư cho thủ trưởng xong, sợ địch chơi trò láo, bỏ thuốc độc trong quà, anh em khui một hộp thịt, định cho chó ăn thử.

Đúng lúc đó, ông Sáu Đột xuất hiện, tay cầm phong thư của viên tỉnh trưởng. Ông khoát tay: "Không cần thử. Ông ấy không cùng chiến tuyến, nhưng không phải là hạng tiểu nhân".
 

trinhhunghb

Xe lăn
Biển số
OF-351322
Ngày cấp bằng
18/1/15
Số km
14,936
Động cơ
1,030,493 Mã lực
Thớt của cụ này rất hay em xin 1 ghế để ngồi
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Thư viết:

"Kính gửi ông Nguyễn Văn Có (Sáu Đột), Chính ủy Trung đoàn 201.

Nhân dịp Tết đến, Xuân về, tôi, Đại tá Nguyễn Thống Thành, Tỉnh trưởng, Tiểu khu trưởng Bình Long, quân lực Việt Nam Cộng hòa xin có mấy lời gửi thăm sức khỏe ông.

Thưa ông, tôi với ông bây giờ hai người đã hai đầu chiến tuyến, gặp nhau chắc chỉ trên chiến địa, trò chuyện cùng nhau chắc chỉ bằng súng đạn.

Dù sao, chúng ta cũng đã từng bạn bè thân thiết nhiều năm. Tôi vẫn luôn nhớ còn thiếu nợ ông 1.000.000 đồng chưa trả.

Xin hứa danh dự, tôi sẽ gửi lại và cảm ơn đầy đủ bất kỳ khi nào có dịp.

Xin gửi ông một ít quà vui Tết.

Chúc ông sức khỏe và hẹn ông trên chiến địa.
Bạn cũ: Nguyễn Thống Thành".
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Hiệp định Paris ký kết tháng 1/1973, chiến sự Bình Long dịu xuống. Quận Lộc Ninh, tỉnh Bình Long trở thành vùng đất hai bên chọn để trao trả tù binh.

Tuy nhiên, ở thế da báo, chiến sự vẫn chưa dứt hẳn. Hai người bạn cũ ở hai phía tiếng súng vẫn không có cơ hội gặp nhau bình thường.

Cuối năm 1974, chiến sự bùng phát dữ dội trở lại.

Tháng 11/1974, ta mở chiến dịch Đường 14, chia cắt và vây hãm tỉnh Phước Long. Tháng 12 /1974, thị xã Đồng Xoài và một loạt tiền đồn quan trọng, trong đó có Chi khu Bà Rá, Chi khu Bù Na, tỉnh Phước Long thất thủ.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Đại tá Nguyễn Thống Thành được thuyên chuyển sang làm Tỉnh trưởng tỉnh Phước Long thay chân đại tá Lưu Yểm.

Rõ ràng, ông ta không phải là kẻ nhát gan, sợ bị tiêu diệt mà xin thuyên chuyển, bởi đến thời điểm đó, mặt trận Phước Long thậm chí còn khốc liệt hơn cả mặt trận Bình Long.

Chỉ có một cách giải thích hợp lý cho sự thay đổi vị trí đột ngột: Đại tá Nguyễn Thống Thành không muốn tiếp tục đối đầu một mất một còn với người bạn cũ

Lại oái oăm thêm lần nữa, ngay khi chiến dịch Đường 14 nổ ra, lệnh của Bộ chỉ huy tiền phương lại điều Trung đoàn 201 sang chiến trường Phước Long, phối hợp với các lực lượng quân sự địa phương mở chiến dịch giải phóng tỉnh Phước Long.

Mục đích là mở cánh cửa từ Tây Nguyên theo Đường 14 tiến về giải phóng Sài Gòn.

Thế đối đầu của hai người bạn cũ, số phận không cho tránh.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Mờ sáng 4/1/1975, ta nổ súng. Đích thân Đại tá Nguyễn Thống Thành đã thượng cờ ba sọc lên dinh Tỉnh trưởng và lên Đài phát thanh tỉnh kêu gọi binh sĩ tử thủ.

Trưa 5/1, đang trượt từ bờ dốc đứng xuống sông Bé, định tẩu thoát bằng đường sông, nhóm.lính cùng Đại tá Thành đã đụng ngay một đơn vị trinh sát của Trung đoàn 201.

Giao tranh dữ dội nổ ra. Bờ sông dốc đứng chặn mất đường thoát, cả viên đại tá tỉnh trưởng cùng những kẻ thân cận đều chết trong trận chiến.

Chỉ một ngày sau, ngày 6/1/1975, toàn tỉnh Phước Long giải phóng

Lịch sử vì quá bận bịu với những mưu mô nên thường quên mất tiểu tiết. Sau 40 năm, câu chuyện về hai người bạn cũ ở hai đầu chiến tuyến vẫn không được bất kỳ một sách vở, một bài báo nào ghi lại.

Nhưng, nó vẫn đọng lại như một nốt lặng không thể quên của chiến tranh trong tâm trí một số người, những người từng khoác áo lính của cả hai phía
 
Biển số
OF-506251
Ngày cấp bằng
22/4/17
Số km
524
Động cơ
187,490 Mã lực
Cụ Lầm sưu tầm được nhiều truyện hay ghê nhỉ. Em khoái thể loại như thế này
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top