Bi đát quá cụ nhờ? Hóa ra cái bọn được Anh xem xét lại há miệng chờ sung, mong được chính phủ nuôi à? Lại còn hết 6 năm "mà không được" (có bao nhiêu phần trăm này nhỉ?) thì "đi không được". Em khẳng định là không có chuyện "đi không được" cụ nhé.
"Bi đát" thì em không dùng từ "bi đát", nhưng việc định cư, và trở thành công dân của nước khác không phải là chuyện dễ - điều này đúng với tất cả các nước phát triển chứ chẳng phải mình Anh ạ. Em chỉ giải thích tại sao chuyện trở thành công dân Anh không dễ cho 3 triệu người dân Hongkong này thôi ạ (như bạn Raab, bộ trưởng ngoại giao Anh từng nói rằng "
only a small minority of those eligible to emigrate would actually do so" khi được chất vấn về liệu điều này có ảnh hưởng đến đời sống, việc làm của người dân Anh không). Như em nói, chính phủ Anh không hỗ trợ tức là bạn sẽ phải tự thân vận động chuyện nhà ở, thu nhập tại một nơi hoàn toàn xa lạ. Họ không "há miệng chờ sung, mong được chính phủ nuôi", vì vậy nên việc bám trụ ở Anh sẽ không phải dễ, vì vậy sẽ có nhiều người không (dám) sang Anh. Em không bênh HK hay bên TQ, nhưng em nghĩ bàn luận trên mạng, chẳng có ảnh hưởng gì nhiều ngoài đời, thì nên nhìn mọi thứ khách quan một chút ạ.
Em không biết cụ trích "đi không được" từ chỗ nào trong bài của em. Em nói rằng họ sẽ "ở không được, mà về cũng chẳng xong". "Về cũng chẳng xong" thì dễ hiểu nhé, bước chân đi thì khả năng là họ sẽ nằm vào danh sách đen của CP TQ, việc quay lại sẽ không dễ. Còn tại sao ở không được? Vì BNO chỉ cho 5 năm. cộng thêm một năm nữa tình trạng định cư để các bạn có thời gian đăng kí convert thành công dân Anh. Hết thời gian đấy thì hết hạn BNO, hết hạn tình trạng định cư, nếu không trở thành công dân được và / hoặc xấu hơn, không xin được cả việc làm ổn định thì ở bằng niềm tin hay ý chí ạ? (em không nói trường hợp chầy cối ở lại theo dạng định cư không hợp pháp nhé, vì điều đó có thể dẫn đến các vấn đề về mặt pháp lý).
Cụ thắc mắc có bao nhiêu phần trăm đăng kí, nhưng không được trở thành công dân Anh thì em xin trả lời rằng theo kinh nghiệm của em, số này sẽ tương đối nhiều. Tất nhiên, chỉ số thống kê cụ thể thì phải cụ nào đang sinh sống tại Anh kiếm các nghiên cứu của CP Anh mới phán chính xác được, nhưng việc trở thành công dân các nước phát triển không dễ - kể cả khi người đăng kí thỏa mãn các điều kiện trên tấy giờ, nó vẫn sẽ phụ thuộc vào nhiều vấn đề, ví dụ như kinh tế, chính trị nươc sở tại khi đăng kí convert, thậm chí cả cảm giác của người xử lý hồ sơ nữa. Như ở Sing chẳng hạn, theo thống kê năm 2018 thì chỉ có 10-13% số người đăng kí convert thành công dân Sing được cho phép, mà tỉ lệ 10-13% này còn cao hơn so với trước đây một chút rồi. Em không biết Anh sẽ thoáng hơn, hay chặt hơn so với Sing, nhưng em không nghĩ tỉ lệ thành công này sẽ cao (chính phủ Anh đã nói rằng họ sẽ chỉ xét duyệt người dân HK theo luật như những công dân khác chứ không hề nhắc đến việc thoáng hơn hay đảm bảo sẽ cung cấp quốc tịch).
VÌ các lí do ấy mà em nghĩ việc đi sang Anh sẽ khá là mù mờ với đại bộ phân số 3 triệu người HK này. Cả chính phủ Anh và các bạn báo chí quốc tế cũng có vẻ nghĩ vậy, nên em không nghĩ là em lập luận sai lắm. Việc người ta có đi hay không sẽ phụ thuộc nhiều vào đời sống tại HK: nếu đời sống (đủ các mặt, an ninh, kinh tế, v.v...) mà đi xuống nhiều thì nhiều người sẽ chạy; Nhưng nếu đời sống không thay đổi nhiều, chỉ hơi đi xuống thì khả năng là đa phần của 3 triệu này sẽ ở lại thôi ạ. Nếu các bạn Anh mà tốt bụng, kéo dài cho cả những người trẻ dưới 23 tuổi (nhóm này không có hộ chiếu BNO), hoặc hứa rằng sẽ tăng khả năng cho các bạn trở thành công dân Anh (so với người khác) thì tốt quá, nhưng hiện giờ điều này chưa xảy ra.
Ví dụ như có bài trên Reuters hôm 02/7 họ có đoạn này ạ:
But not everyone fears the National Security Law and wants to leave. Some like Lydia Lee are even glad to see the law imposed.
“I’m not worried. I think if we don’t stir up trouble, we will be fine,” said Lee. “During the protests, it was awful, I didn’t dare to go out. My friends couldn’t go to work because the protesters had blocked the roads. They said they were fighting for their freedom, but what about our freedom? … Now that the law has been adopted, these people won’t dare to cause chaos.”
Like many Hong Kong people prior to the territory’s handover, Lee and her husband obtained Canadian passports, but they decided to stay in Hong Kong.
“We thought it would be really bad, but we don't feel our freedoms have been suppressed after the handover,” Lee said.
Others blame the protesters for making matters worse by handing Beijing the perfect reason to impose the new law.
They believe it’s impossible to force China’s government to accept democracy overnight or even in a few decades, but that through time, peaceful appeals, the Chinese people's growing awareness of universal rights and China's political reforms, the goal can eventually be achieved.
Cho thấy rằng không những không phải ai cũng có khả năng ra đi, mà không phải ai có khả năng ra đi cũng ra đi. Tất nhiên sẽ có người đi, nhưng được bao nhiêu % của con số 3 triệu thì chúng ta phải chờ xem tình hình kinh tế chính trị tại HK trong vài tháng tới ạ.