[Funland] 26/12 Điện Biên Phủ Trên Không - mời các Kụ Mợ cùng chia sẻ hình ảnh

Leanh65

Xe container
Biển số
OF-375348
Ngày cấp bằng
27/7/15
Số km
9,019
Động cơ
317,690 Mã lực
Mình nghĩ vụ này ko đúng lắm, vì các cụ thấy kể cả bây giờ hiện đại thế mà khi máy bay rơi ngoài biển cũng có tìm được phi công đâu. Nếu trên đồng bằng còn định vụ được chứ còn rơi trên biển thì dòng hải lưu, nước cuốn đi lung tung làm sao mà xác định được vị trí.

Thêm nữa là trực thăng bay vào miễn Bắc thường xuất phát từ Thái Lan hoặc tàu sân bay cũng phải mất thời gian kha khá mới triển khai được. Đã có trường hợp trực thăng cứu hộ của Mỹ bị Mig bắn rơi đấy, nói cứu được cũng ko phải đơn giản đâu
Đội cứu hộ của mỹ pro lắm cụ ạ. Nó lên kế hoạch theo mỗi phi vụ và bay trực chiến ngay phía sau bọn oanh tạc và có liên lạc thông suốt với máy bay chỉ huy cảnh báo trên không và TT tác chiến chứ không như thời bình, xảy ra rồi mới đi dò tìm thì khó thật. Cứu hộ thì tính thời điểm rất quan trọng, tính bằng phút và lực lượng tại chỗ quyết định phần lớn thành bại.
 

namvqh

Xe buýt
Biển số
OF-336409
Ngày cấp bằng
27/9/14
Số km
540
Động cơ
271,905 Mã lực
Cái đoạn này cháu nhớ là trc khi xây BCA nó vẫn thông và là mặt chính của DH Mỹ thuật đi lối đấy có phải ko ạ.
Em không chắc nó có thông ra Lê Duẩn không còn nó chính là lối vào Đại học Mỹ thuật (trước là Cao đẳng) thì không chắc lắm. Chỉ nhớ là phố Yết Kiêu đoạn từ đại học Mỹ thuật xuống đến Nguyễn Du hồi trước rất vắng vẻ, chả có gì để chơi còn buổi tối mang lại cảm giác không an toàn nên ít ra đấy chơi. Cụ cứ hình dung là đoạn cuối phố Yết Kiêu một bên là tường rào khu nhà hát Nhân dân cao ngất với trẻ con, một bên nhà cửa thưa thớt, rất gần bến xe khách Kim Liên (khách sạn Nikko bây giờ) và chỉ đi qua phố Đỗ Hành (thời trước hay gọi nhầm là Đỗ Hạnh thì phải) và Vũ Hữu Lợi (lúc trước hình như biển tên phố chỉ là Vũ Lợi) là sang đường Lê Duẩn để lên ga Hàng Cỏ. Thời bao cấp, bến xe khách, nhà ga tàu hỏa mặc nhiên là các trong điểm về trộm cắp, móc túi và người lớn nhồi vào đầu trẻ con bọn em là những chỗ đấy đầy rẫy những chuyện xấu xa trong xã hội nên buổi tối bọn trẻ con ít ra chỗ này chơi. Khu vực này có một cái làm mê hoặc các ông anh lớn là vào trường Đại học Mỹ thuật hoặc một căn biệt thự cũ mặt phố Nguyễn Du xem các sinh viên Mỹ Thuật vẽ người mẫu khỏa thân! Một địa điểm hot khác ở gần cung Hữu nghị bây giờ là phòng chiếu duyệt phim trong Sở Công an ở góc phố Trần Quốc Toản - Trần Bình Trọng.

Quay trở chủ đề thớt thì cửa kính nhà em ở góc phố Trần Hưng Đạo - Yết Kiêu bị vỡ sạch vì sức ép bom Mỹ ném xuống ga Hàng Cỏ. Ở một thớt cách đây mấy năm em có kể lại trải nghiệm ngồi hầm tăng xê cá nhân với mẹ em ở cung Hữu nghị đúng hôm 26/12, xin nhắc lại là không nghe thấy tiếng bom, tiếng pháo phòng không, chỉ nghe thấy một âm thanh ù ù rất nặng khắp cả bầu trời của động cơ B52, tiếng còi báo động, còi báo yên giữa các đợt ném bom. Dứt tiếng động cơ B52 một cách đột ngột là một sự yên tĩnh đến tột cùng.
 

st101814

Xe điện
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-108426
Ngày cấp bằng
10/8/11
Số km
3,551
Động cơ
441,136 Mã lực
Nơi ở
Canada - Viêt Nam
Cụ ơi hồi đấy biển Đông bọn nó có nguyên hạm đội 7 đóng ở đấy gọi là Yankee station thì phải mà tầu khu trục nó vào sát bờ nã pháo vào trong đất mh, thậm chí là dùng tên lửa đối ko bắn rơi mb mig khi di chuyển từ MB vào khu 4 cơ. Thế nên theo cháu nghĩ là đúng là nó phi ra biển xác định đc vớt cao hơn.
Cứu hộ phi công là bắt buộc và Mỹ vẫn thường xuyên triển khai, nhưng ko phải dễ như ăn kẹo hoặc là cụ nào bảo cứ cố lết mà nhảy ra biển đâu. Xác suất sống sót khi ở trên đất liền cao hơn ngoài biển rất nhiều. Trên biển có dòng hải lưu, gió và sóng đưa người phi công đi lệch tọa độ hàng km máy bay trực thăng ko thể định vị chính xác được.

Một nhiệm vụ cứu hộ sẽ được thực hiện khi nó đảm bảo an toàn cho đội cứu hộ và có đầy đủ các thông tin thời gian cứu hộ được quy định trong khung thời gian nhất định, để đảm bảo an toàn cho toàn đội bay và đội cứu hộ.

Việc lết ra biển hay phi công nhảy dù ở biển là do nhiều máy bay tiêm kích, cường kích của Mỹ xuất phát từ các tàu sân bay nên theo hành trình các máy bay sau khi đánh phá sẽ hạ cánh ở đó, nếu bị bắn hạ trong quá trình chiến đấu hay di chuyển theo đội hình định sẵn, phi công không có lựa chọn để đổi hướng bay sang các sân bay dự phòng. Với tốc độ cao và hướng bay ra biển thì dính đạn thì theo quán tính là máy bay rơi ra phía biển thôi.
 

Anhnv3

Xe buýt
Biển số
OF-719593
Ngày cấp bằng
10/3/20
Số km
627
Động cơ
84,973 Mã lực
Tuổi
45
Em không chắc nó có thông ra Lê Duẩn không còn nó chính là lối vào Đại học Mỹ thuật (trước là Cao đẳng) thì không chắc lắm. Chỉ nhớ là phố Yết Kiêu đoạn từ đại học Mỹ thuật xuống đến Nguyễn Du hồi trước rất vắng vẻ, chả có gì để chơi còn buổi tối mang lại cảm giác không an toàn nên ít ra đấy chơi. Cụ cứ hình dung là đoạn cuối phố Yết Kiêu một bên là tường rào khu nhà hát Nhân dân cao ngất với trẻ con, một bên nhà cửa thưa thớt, rất gần bến xe khách Kim Liên (khách sạn Nikko bây giờ) và chỉ đi qua phố Đỗ Hành (thời trước hay gọi nhầm là Đỗ Hạnh thì phải) và Vũ Hữu Lợi (lúc trước hình như biển tên phố chỉ là Vũ Lợi) là sang đường Lê Duẩn để lên ga Hàng Cỏ. Thời bao cấp, bến xe khách, nhà ga tàu hỏa mặc nhiên là các trong điểm về trộm cắp, móc túi và người lớn nhồi vào đầu trẻ con bọn em là những chỗ đấy đầy rẫy những chuyện xấu xa trong xã hội nên buổi tối bọn trẻ con ít ra chỗ này chơi. Khu vực này có một cái làm mê hoặc các ông anh lớn là vào trường Đại học Mỹ thuật hoặc một căn biệt thự cũ mặt phố Nguyễn Du xem các sinh viên Mỹ Thuật vẽ người mẫu khỏa thân! Một địa điểm hot khác ở gần cung Hữu nghị bây giờ là phòng chiếu duyệt phim trong Sở Công an ở góc phố Trần Quốc Toản - Trần Bình Trọng.

Quay trở chủ đề thớt thì cửa kính nhà em ở góc phố Trần Hưng Đạo - Yết Kiêu bị vỡ sạch vì sức ép bom Mỹ ném xuống ga Hàng Cỏ. Ở một thớt cách đây mấy năm em có kể lại trải nghiệm ngồi hầm tăng xê cá nhân với mẹ em ở cung Hữu nghị đúng hôm 26/12, xin nhắc lại là không nghe thấy tiếng bom, tiếng pháo phòng không, chỉ nghe thấy một âm thanh ù ù rất nặng khắp cả bầu trời của động cơ B52, tiếng còi báo động, còi báo yên giữa các đợt ném bom. Dứt tiếng động cơ B52 một cách đột ngột là một sự yên tĩnh đến tột cùng.
Cháu thì đc xem phim ở chỗ hội trươngf của sở rồi ạ. Hồi đấy bé xem cũng chẳng biết gì, nhớ có phim ấn độ và vở cải lương mà ng xem khóc sướt mướt e thì trẻ con chẳng hiểu gì. Xem bằng băng video thì phải và tv thì treo trên cột.
Còn đoạn đường sau cung VX thì em nhớ nó là cái bãi hoang. Do cung VX thuộc quản lý của TCđ thì sau này xây ks công đoàn và có 1 phần trả lại TP là đường TQT kéo dài, còn chính xác đoạn giờ thuôcj cổng phụ BCA nó trc là cái đường ý ạ.
 

lotomo2015

Xe buýt
Biển số
OF-419455
Ngày cấp bằng
28/4/16
Số km
637
Động cơ
224,584 Mã lực
Tuổi
33
E cũng có cảm giác như vậy
Nghĩa là cho dù Israel dùng vũ khí Liên Xô, còn liên minh Ả Rập dùng đồ của Mỹ thì kết quả ko thay đổi.
Và VN mình cũng vậy
Đội Ả rập thì có cho dùng UFO cũng vẫn thua thôi.
 

asset19

Xe buýt
Biển số
OF-739258
Ngày cấp bằng
13/8/20
Số km
510
Động cơ
69,377 Mã lực
Bắc Việt tuyên truyền và thực hiện rất nghiêm ngặt việc bảo vệ phi công Mỹ bị bắt sống vì phi công Mỹ là bảo bối giá trị nhất để trao đổi, đàm phán chấm dứt sự can thiệp của Mỹ.
Người dân, nhất là những người có người thân bị thiệt mạng vì bom đạn Mỹ rất căm thù giặc lái nhưng vì việc lớn mà phải nén hận lại.
Vâng cụ.
Không giam phi công Mĩ ở Hỏa Lò làm lá chắn sống thì Nixon táng bom nguyên tử xuống Hà Nội lâu rồi.
 
Chỉnh sửa cuối:

nguoitraixula

Xe tải
Biển số
OF-40991
Ngày cấp bằng
19/7/09
Số km
218
Động cơ
469,349 Mã lực
Em không chắc nó có thông ra Lê Duẩn không còn nó chính là lối vào Đại học Mỹ thuật (trước là Cao đẳng) thì không chắc lắm. Chỉ nhớ là phố Yết Kiêu đoạn từ đại học Mỹ thuật xuống đến Nguyễn Du hồi trước rất vắng vẻ, chả có gì để chơi còn buổi tối mang lại cảm giác không an toàn nên ít ra đấy chơi. Cụ cứ hình dung là đoạn cuối phố Yết Kiêu một bên là tường rào khu nhà hát Nhân dân cao ngất với trẻ con, một bên nhà cửa thưa thớt, rất gần bến xe khách Kim Liên (khách sạn Nikko bây giờ) và chỉ đi qua phố Đỗ Hành (thời trước hay gọi nhầm là Đỗ Hạnh thì phải) và Vũ Hữu Lợi (lúc trước hình như biển tên phố chỉ là Vũ Lợi) là sang đường Lê Duẩn để lên ga Hàng Cỏ. Thời bao cấp, bến xe khách, nhà ga tàu hỏa mặc nhiên là các trong điểm về trộm cắp, móc túi và người lớn nhồi vào đầu trẻ con bọn em là những chỗ đấy đầy rẫy những chuyện xấu xa trong xã hội nên buổi tối bọn trẻ con ít ra chỗ này chơi. Khu vực này có một cái làm mê hoặc các ông anh lớn là vào trường Đại học Mỹ thuật hoặc một căn biệt thự cũ mặt phố Nguyễn Du xem các sinh viên Mỹ Thuật vẽ người mẫu khỏa thân! Một địa điểm hot khác ở gần cung Hữu nghị bây giờ là phòng chiếu duyệt phim trong Sở Công an ở góc phố Trần Quốc Toản - Trần Bình Trọng.

Quay trở chủ đề thớt thì cửa kính nhà em ở góc phố Trần Hưng Đạo - Yết Kiêu bị vỡ sạch vì sức ép bom Mỹ ném xuống ga Hàng Cỏ. Ở một thớt cách đây mấy năm em có kể lại trải nghiệm ngồi hầm tăng xê cá nhân với mẹ em ở cung Hữu nghị đúng hôm 26/12, xin nhắc lại là không nghe thấy tiếng bom, tiếng pháo phòng không, chỉ nghe thấy một âm thanh ù ù rất nặng khắp cả bầu trời của động cơ B52, tiếng còi báo động, còi báo yên giữa các đợt ném bom. Dứt tiếng động cơ B52 một cách đột ngột là một sự yên tĩnh đến tột cùng.
Đoạn này có thông từ Yết kiêu ra Lê Duẩn ( ngày trước gọi là đường Nam Bộ) chỗ BCA bây giờ trước là khu triển lãm( thời Pháp thuộc là khu Đấu xảo)
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,402
Động cơ
138,330 Mã lực
27/12/1972 - SIÊU PHÁO ĐÀI BAY B-52 LẦN ĐẦU TIÊN BỊ MIG-21 HẠ TẠI CHỖ
Khoảng 17h ngày 27/12/1972, phi công Phạm Tuân điều khiển tiêm kích MiG-21 hạ cánh xuống sân bay Yên Bái.
Đêm 27/12, địch không đánh phá sân bay Yên Bái. Đến khoảng 22h cùng ngày, phi công Phạm Tuân được lệnh xuất kích. Khi bay qua tầng mây, ông đã nhìn thấy rất nhiều máy bay F-4 hộ tống B-52, nhưng không được đánh và phải bay vòng qua để tìm B-52.
F4 lúc đó cũng không phát hiện ra MiG-21. Một lúc sau, MiG-21 nhận thông báo từ dưới mặt đất là B-52 đang cách 200km, rồi khoảng cách tiếp tục thu hẹp vì bay đối đầu nhau, MiG-21 lúc đó mỗi một phút bay được 30-40km.
Khi ở độ cao khoảng 8km, phi công Phạm Tuân xin ném thùng dầu phụ để cho máy bay nhẹ hơn, vì thùng dầu phụ nặng, lực cản lớn mà bay vượt âm có thùng dầu phụ rất khó.
1609124821422.png

Vừa ném thùng dầu phụ xong, Phạm Tuân kéo cho máy bay lên độ cao khoảng 9km. Lúc này tốc độ đạt trên 1.000km/h và bắt đầu vòng vào khu vực có B-52 thì ông nhìn thấy một dãy đèn B-52 ở phía trước.
Khi chỉ còn cách B-52 chừng 3km, ông nhận được lệnh bắn, nhưng vẫn chờ. Sau đó, ông tiếp tục căn chỉnh, đến lúc vào gần rồi, sở chỉ huy ở dưới sốt ruột, sợ ông ham quá đâm vào máy bay địch nên lệnh cho ông bắn thoát ly ngay bên trái.
Lúc đó ông ngắm và bóp cò hai quả tên lửa, đồng thời kéo máy bay lên lật ngược trở lại thì đã thấy B-52 địch nổ tung.
Đây là trận đầu tiên không quân bắn rơi B-52 tại chỗ. Bằng sự mưu trí, dũng cảm, gan dạ và phối hợp nhịp nhàng với mặt đất, phi công Phạm Tuân đã bắn tan xác siêu pháo đài bay B-52 "bất khả xâm phạm" của giặc Mỹ. Chiến công này là niềm tự hào của Không quân Nhân dân Việt Nam, là động lực cho KQNDVN chiến đấu và tiêu diệt nhiều máy bay Mỹ trong trận Điện Biên Phủ trên không.
1609124828861.png

Sau này đ/c Phạm Tuân còn là phi hành gia đầu tiên của Việt Nam và châu Á bay lên vũ trụ vào năm 1980 trong chương trình Interkosmos của Liên Xô. Khi bay vào vũ trụ, ông mang lá cờ Tổ quốc, một nắm đất Ba Đình lịch sử, ảnh Bác Hồ và đ/c Lê Duẩn.
Hình: AHLLVTND, AHLĐ Việt Nam, AH Liên Xô, Trung tướng Phạm Tuân.
 

Anhnv3

Xe buýt
Biển số
OF-719593
Ngày cấp bằng
10/3/20
Số km
627
Động cơ
84,973 Mã lực
Tuổi
45
Hạ cả lô cả lốc Pháo đài bay B52 duy nhất trên thế giới đến nay thì đúng là huyền thoại các cụ ạ. Rồi độ đôi trăm năm sau con cháu chúng ta trên thông địa lý, dưới tường thiên văn lại thắc mắc y như bây giờ là bịa đặt chuyện Yết Kiêu lặn đục chiến thuyền của giặc phương bắc hay Quang Trung thần tốc hành quân ra bắc với kế hai người khiêng 1 vân vân mây mây
Trước vẫn tranh cãi là 34 hay bn cái bị bắn cháy ...nhưng bằng chứng 16 cái rơi trên đất VN thì ko cãi được.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,402
Động cơ
138,330 Mã lực
Người phi công cảm tử hạ gục B-52
Trong chuyến sang Mỹ công tác, một số chuyên viên Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam đến thăm Viện Bảo tàng Không quân Mỹ tại Washington và được tìm hiểu cuốn sách "Không chiến trên bầu trời Bắc Việt".
Trong tài liệu có ghi kỹ lưỡng về trận không chiến đêm 28/12/1972 trên bầu trời miền Bắc Việt Nam, theo lời kể của các phi công Mỹ tham gia trận đánh.
Tác giả Istvan Toperczer ghi lại lời một phi công Mỹ lái máy bay làm nhiệm vụ hộ tống chiếc B-52D bị không quân ta tấn công đêm hôm đó: "ChiếcMiG-21 của không quân Bắc Việt lao vút lên bầu trời. Khi phát hiện ra mục tiêu B-52 và các tiêm kích bảo vệ, chiếc MiG-21 đã mưu trí vượt qua hàng rào bảo vệ và tiếp cận mục tiêu.
Quả tên lửa thứ nhất phóng đi, rồi quả thứ hai, chiếc B-52 bị thương nhẹ chỉ tròng trành trong vài giây rồi vẫn gắng gượng lao đến vị trí cắt bom. Khi khói vàng vừa nhả ra thì tiêm kích MiG-21 lao chớp nhoáng như một mũi tên vào chiếc B-52 Mỹ. Cả hai khối sắt thép cùng nổ tung trên bầu trời..."
--------------------------------------
Về tư liệu phía ta.
Theo tin tình báo, lúc 21h30-23h50 đêm 28/12, sẽ có 50 lần/chiếc B-52 vào đánh phá Hà Nội, Hải Phòng. Bộ Tư lệnh không quân yêu cầu tất cả sở chỉ huy và đơn vị trực chiến phải theo dõi chặt chẽ và sẵn sàng cất cánh chiến đấu.
Phi công Vũ Xuân Thiều trực ban chiến đấu tại sân bay Cẩm Thủy, phi công Đinh Tôn trực ban chiến đấu ở sân bay Nội Bài đã sẵn sàng. 21h41 ngày 28/12, Vũ Xuân Thiều được lệnh cất cánh từ sân bay dã chiến Cẩm Thủy, Thanh Hóa. Người trực chỉ huy tại sân bay Cẩm Thủy là đại tá phi công Hoàng Biểu, một trong những phi công bay đêm dày dạn kinh nghiệm.
Lúc 21h52, B-1 (Thọ Xuân) lệnh cho Vũ Xuân Thiều vòng phải, bay hướng 360 độ, thông báo mục tiêu phía trước 50 độ, cự ly 15 km, nhưng do nhiễu quá nặng nên Vũ Xuân Thiều chưa phát hiện được mục tiêu.
Lúc này tại sở chỉ huy, sĩ quan dẫn đường trên hiện sóng radar Trần Xuân Mão đã phát hiện chấm trắng đục giữa nền nhiễu. Anh khẳng định đó là B-52 đã đổi hướng, bay ngược lên Sơn La rồi mới vòng xuống đánh phá Hà Nội. Sở chỉ huy lập tức lệnh Thiều vòng phải gấp, bay hướng 90 độ, qua Sầm Nưa, lên hướng bắc đuổi theo tốp B-52 đang bay về hướng Nà Sản, Sơn La.
Lúc 21h58, khi đến Sơn La, Vũ Xuân Thiều phát hiện mục tiêu, anh lập tức báo cáo và tăng tốc độ bám sát. Trong bầu trời tối đen, radar lại bị nhiễu rất nặng nên rất khó phán đoán cự ly, Vũ Xuân Thiều phán đoán cự ly bằng mắt theo tín hiệu đèn hàng hành của B-52.
Lúc này tại sở chỉ huy tiền phương, phó tư lệnh Trần Mạnh nhắc: "046 bật công tắc bắn cả loạt, kiên quyết tiêu diệt địch". Phi công Vũ Xuân Thiều trả lời: "046 nghe rõ". Anh phóng cả hai quả tên lửa nhưng chưa hạ được mục tiêu, sau đó liền tăng tốc đâm thẳng vào chiếc B-52 còn mang đầy bom chưa ném
--------------------------------------
Theo tài liệu lưu trữ, tỉnh đội Sơn La hôm sau báo cáo: Đêm qua, một máy bay B-52 Mỹ bị bắn cháy, rơi xuống cánh đồng xã Tạ Khoa, huyện Yên Châu, Sơn La và một máy bay MiG-21 của ta cũng rơi gần đó.
Đoàn công tác của Quân chủng PKKQ nhận lệnh đến ngay hiện trường. Chiếc MiG-21 của Vũ Xuân Thiều nằm cách máy bay B-52 Mỹ chừng vài trăm mét.
Thiếu tướng Phạm Ngọc Lan (người được cử lên địa điểm nơi Vũ Xuân Thiều bắn rơi B-52) kể lại: "... Khi đến nơi, tôi có gặp các chiến sĩ bộ binh đóng quân tại khu vực, mọi người đều nói tối qua thấy hai bó lửa rất to bùng cháy và rơi xuống. Đứng trên đồi chúng tôi nhìn thấy xác B-52 cháy sém một phía, phía bên kia quả đồi là xác chiếc MiG màu ánh bạc. Chúng tôi còn nhặt được hai mảnh xác máy bay MiG và B-52 găm vào nhau, đó là dấu hiệu cho thấy máy bay của Thiều đã lao vào chiếc B-52. Tôi lập tức điện về báo cáo tình hình cho Bộ tổng tham mưu và Quân chủng Phòng không - không quân: "Chúng tôi đã đến hiện trường, sờ được xác máy bay B-52, chính xác Vũ Xuân Thiều đã bắn rơi ở cự ly gần và lao vào chiếc B-52, tôi sẽ mang hai mảnh xác máy bay găm vào nhau về báo cáo". Với kinh nghiệm nhiều năm chiến đấu và chỉ huy chiến đấu, tôi linh cảm rằng trong giây phút cuối cùng Vũ Xuân Thiều đã quyết tử để quyết tâm tiêu diệt B-52
Đơn vị và nhân dân địa phương đã tổ chức lễ an táng cho phi công Vũ Xuân Thiều tại Nghĩa trang liệt sĩ huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La. Quân chủng PKKQ vô cùng thương tiếc và ghi nhận phi công Vũ Xuân Thiều đã anh dũng hi sinh trong trận chiến với B-52 Mỹ đêm 28/12/1972.
Với sự quả cảm quyết diệt địch, anh được tặng Huân chương Quân công hạng Ba, sau đó được truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Máy bay B-52D bị Thượng úy Vũ Xuân Thiều bắn hạ đêm 28/12/1972 trên bầu trời Sơn La là chiếc B-52 thứ hai bị Không quân Nhân dân Việt Nam tiêu diệt, cũng là siêu pháo đài bay cuối cùng của Mỹ bị bắn rơi trong trận Điện Biên Phủ trên không năm 1972.
Liệt sỹ Vũ Xuân Thiều lập chiến công to lớn và anh dũng hy sinh, nhưng mãi tận năm 1994 mới được phong tặng danh hiệu AHLLVT.
Lý do vì khi đó có rất nhiều phi công xin đánh cảm tử kiểu lao thẳng vào B-52, nhưng Quân chủng PKKQ không cho phép. Phi công là tài sản quý báu của đất nước, phi công đủ khả năng điều khiển MiG-21 đánh đêm lại càng ít ỏi. Kể cả sau khi Vũ Xuân Thiều hạ được B-52, Quân chủng PKKQ cũng không tuyên truyền rộng ra vì sợ các phi công khác làm theo.

1609210031315.png
1609210035803.png
 

Ksxdcd

Xe điện
Biển số
OF-67951
Ngày cấp bằng
8/7/10
Số km
2,157
Động cơ
455,038 Mã lực
Trong WWII thì các loại B17, B24, B29 có thể coi là máy bay ném bom chiến lược nhưng nó ban đầu được sinh ra cũng chỉ để ném bom thông thường.
Thời điểm đó Mỹ vần đang tiếp tục sản xuất và có hàng ngàn cái. Do đó có mất hàng trăm cái cũng không thành vấn đề gì vì sẽ được bổ sung ngay trong thời gian rất ngắn và cũng không ảnh hưởng đến cán cân chiến lược tổng thể.

B52 thì khác hẳn. Bản thân B52 ban đầu được thiết kế và sản xuất ra cho cuộc chiến tranh lớn với LX và TQ với mục đíc là ném bom nguyên tử.
Mặt khác sau khi sản xuất mấy trăm cái ( ~ 700) từ 1955 thì đã dừng sản xuất từ 1962 - 10 năm trước Linebacker II.

B52 luôn nằm trong cán cân chiến lược với LX khi đó. Nếu mất số lượng đủ lớn thì sẽ mất cân bằng chiến lược hạt nhân với LX - mà Mỹ khi đó lưc lượng máy bay ném bom chiến lược đóng vai trò lớn nhất trong bộ 3 chiến lược ( ICBM, SLBM và B52).

Đây cũng là điểm mấu chốt để miền Bắc VN xây dựng chiến lược chống lại Linebacker II với yêu cầu của đại tướng Võ Nguyên Giáp là tỷ lệ bắn hạ B52 là bao nhiêu thì Mỹ sẽ không chịu nổi : >5%. Thực tế thì Mỹ đã mất 12-17% số lượng B52 tham gia Linebacker II và đúng là đã không chịu nổi - mà số lượng B52 tham gia Linebacker II chiếm ~ 50% tổng số B52 trong cán cân chiến lược toàn cầu nói trên của Mỹ!


Các lực lượng như 8th Air Force chính là tiền thân của lực lượng ném bom chiến lược (Strategic Air Command - SAG) sau này, nhiệm vụ là ném bom trực tiếp vào hậu phương của đối phương. B-17, 24, 29 chính là tiền thân của B-52.

Ngoài ra, hồi đó (1943) toàn bộ lực lượng tấn công chỉ gồm máy bay ném bom chiến lược, Nguyên nhân là tiêm kích bảo vệ không đủ tầm bay xa đến thế. Cho nên thiệt hại cũng là thiệt hại máy bay ném bom chiến lược.

Sau này Mỹ có P-51 Mustang bay cùng B-xx vào tận nước Đức thì thiệt hại mới giảm hẳn.
 
Chỉnh sửa cuối:

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
23,668
Động cơ
128,535 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Xong! Vậy cũng sang ngày cuối cùng của 2020. Ngày này năm xưa, 1972, giới chức Ngũ Giác Đài đang phát điên lên về tổn thất B52. Và đúng như cụ trên còm, một tổn thất thực sự quã sức tưởng tượng của những bộ óc tham mưu Mỹ, một cú đấm vỡ mặt tụi hiếu chiến và mất dạy Mỹ.

Và... 1973 sẽ tới với nỗi nhục nhã cuốn cờ sao vạch và cút tại Tân Sơn Nhất!

Ông Cụ nói đúng: ".... trải thảm cho nó rút"


Và... giờ vẫn còn trong Box TLKQ, thớt 19/12...rất nhiều thằng... em dùng từ thằng.... dù nói tiếng Việt, ăn com Việt nhưng lại đi thanh minh bào chữa cho lũ khốn nạn đem bom ném vào đồng bào, ném vào Thủ đô của 1 quốc gia có chủ quyền.

Hic!
 
Chỉnh sửa cuối:

ruby_eagle

Xe điện
Biển số
OF-66243
Ngày cấp bằng
13/6/10
Số km
4,012
Động cơ
965,127 Mã lực
Nơi ở
Ở nơi đó..
Những hình ảnh, lời kể chỉ đc thấy và nghe khi đã hòa bình. Cảm thấy biết ơn các thế hệ cha anh đã đem lại độc lập, tự do cho dân tộc, thật trân trọng cuộc sống trong hòa bình làm sao.
 

Xe gia đình

Xe điện
Biển số
OF-51938
Ngày cấp bằng
1/12/09
Số km
3,807
Động cơ
531,416 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Quan trọng nhất là Việt nam đã chiến thắng trong trận đối đầu này với Mỹ (dù tổn thất hy sinh không hề nhỏ).
Với tất cả mọi lời gièm pha, dị nghị... , chúng ta ngồi xổm trên chúng :)
 

Hải Hoà

Xe tăng
Biển số
OF-421517
Ngày cấp bằng
10/5/16
Số km
1,154
Động cơ
205,309 Mã lực
Tuổi
61
Nơi ở
thanh hoa
Vâng cụ.
Không giam phi công Mĩ ở Hỏa Lò làm lá chắn sống thì Nixon táng bom nguyên tử xuống Hà Nội lâu rồi.
Không giam phi công Mĩ ở Hỏa Lò làm lá chắn sống thì Nixon táng bom nguyên tử xuống Hà Nội lâu rồi. Bọn nó( USA) cũng có vài cái đầu nóng như vậy, em có đọc ở đâu đó, nhưng lâu, quên rồi, các cụ nào có nguồn cho anh em thửng lãm với ạ.
Còn nữa, Vệ cũng không vừa, đặc công mình xơi B52 của nó tại Thái gay, cái này nguồn tiễng Việt và nhân chứng sống đang còn, cụ nào có nguồn Tây lông cho anh em xin luôn để chúc mừng năm mới, cũng phải nhắc lại chút, chứ dạo này chẩu tre nhiều hội thích lật sử quá. Rượu em đang còn.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top