(Bài hơi dài tí, em tách làm 2)
Về tình hình toàn cục cuối năm 1972, đây là các nét chính mà em cóp nhặt được từ việc đọc và xem một cách chắp vá từ sách, web và phim tài liệu cách đây mười mấy năm nên có thể không chính xác lắm:
Lúc đó dân Mỹ muốn gì?
Đa số dân Mỹ muốn Mỹ rút ra khỏi VN, nhưng trong thâm tâm cũng không muốn nước Mỹ mang vị thế bại trận.
Chính quyền Nixon muốn gì?
Nixon muốn tái cử tổng thống, vì thế muốn thoát ra khỏi vũng lầy VN nhưng giữ được danh dự (peace with honor). Đó là mục tiêu chính trị. Còn về mặt cá nhân, Nixon cũng không muốn mang tiếng là tổng thống bại trận đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ.
Viêt Nam muốn gì?
VN muốn Mỹ rút hoàn toàn và QĐNDVN vẫn ở lại miền Nam, vẫn giữ các vùng đã giải phóng để sau này, khi có cơ hội, sẽ giải phóng hoàn toàn miền Nam.
Diến biến:
- Tháng 10/1972, sau nhiều năm đàm phán căng thẳng thì tại Paris 2 bên đồng ý (một cách chưa chính thức) với một thỏa thuận toàn diện về "lập lại hòa bình ở VN". Các điều khoản quan trọng mà trước đó bế tắc thì đều đã đạt được thỏa thuận.
- Phía VN sợ Mỹ sẽ lật lọng, bèn rò rỉ với báo chí về việc đạt thỏa thuận, và về nội dung các điểm của thỏa thuận này. Mục đích là để đư luận biết rằng 2 bên đã đạt thỏa thuận, Nixon và Kissinger không thể tự nhiên lật lọng được (nếu làm vậy sẽ mang tiếng là phá vỡ cơ hội hòa bình và do đó cơ hội tái cử Tổng thống của Nixon sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng).
- Nhưng Nixon và Kissinger đã hóa giải được vấn đề chỉ bằng một xảo thuật ngôn từ đơn giản, là tuyên bố với dư luận rằng "hòa bình trong tầm tay" (peace is at hand). Cụm từ này không phủ nhận là 2 bên gần tới một thỏa thuận, và nó mang lại niềm lạc quan trong dân chúng, tăng uy tín của Nixon, nhưng cũng không trói chân trói tay CQ Mỹ trong các hành động quân sự sau này (vì hòa bình chỉ mới "trong tầm tay" thôi).
- Dân chúng Mỹ tin tưởng rằng Nixon sẽ mang lại hòa bình, quân Mỹ sẽ rút hoàn toàn khỏi VN. Đây là một lý do quan trọng khiến Nixon thắng lớn trong kỳ bầu cử TT tháng 11 năm đó.
- Dù đã tái đắc cử, lúc này Nixon vẫn còn một mục tiêu nữa phải đạt được ở VN, là có hòa bình "trong danh dự", có nghĩa là phải có hòa bình trong thế thắng. Nếu không phải là thắng về mặt quân sự thì ít ra là đạt được ấn tượng như vậy trong con mắt dư luận.
- Do đó phía Mỹ đột ngột (nhưng cũng không quá bất ngờ với VN) đưa ra rất nhiều yêu sách mới, phủ nhận những gì đã đạt được hồi tháng 10.
- VN tất nhiên là không thể chấp nhận, và cuộc ném bom 12 ngày đêm đã diễn ra.