[Funland] 26/12 Điện Biên Phủ Trên Không - mời các Kụ Mợ cùng chia sẻ hình ảnh

Leanh65

Xe container
Biển số
OF-375348
Ngày cấp bằng
27/7/15
Số km
8,920
Động cơ
317,950 Mã lực
Con số thương vong nói trên của Mỹ là "khó chấp nhận" đối với một cuộc chiến không lớn và một đối thủ không mạnh thôi (nhìn từ phía Mỹ).
Chứ hồi WW2 một chuyến bay của nó có thể thiệt hại hàng chục máy bay, tỷ lệ thiệt hại cao hơn đợt 12 ngày đêm nhiều lần, và nó (bọn tướng tá) sẵn sàng chịu thiệt hại cao như vậy trong một khoảng thời gian dài.

Chỉ kể riêng một số ngày của Lực lượng không quân số 8 (8th Air Force):
- Ngày 1/8/1943, trong đợt tấn công Rumani, lực lượng tấn công gồm 179 máy bay và 1173 người thì mất 55 máy bay, có 308 người thiệt mạng, 208 người bị bắt làm tù binh.
- Ngày 17/8/1943, đợt tấn công gồm 209 máy bay thì mất 36, 118 máy bay bị hỏng hóc vì dính đạn.
- Ngày 6/9/1943, trong phi vụ ném bom Stuttgart và nhà máy sản xuất vòng bi của Bosch, mất 45 máy bay B-17 (mỗi máy bay có 10 người).
- Ngày 8/10/1943 mất 30 máy bay và 300 người. Các máy bay bay về được đến căn cứ chở theo 301 người bị thương.




Throughout the summer of 1943, American bomber crews sustained heavy casualties. Losses of 30 or more aircraft—300 men—were not uncommon throughout the summer. John Luckadoo, a pilot in the 100th Bomb Group recalled that he “calculated a 400 percent turnover in the first 90 days” of combat. In 1943, bomber crews were tasked with a 25-mission tour of duty. Most crews never made it past their fifth. The Luftwaffe owned the skies over Europe and the men of the Eighth Air Force were paying the price.

(tỷ lệ quay vòng phi công là 400% trong 90 ngày, mỗi phi công có một đợt tour với nhiệm vụ là thực hiện 25 phi vụ nhưng phần lớn không qua được phi vụ thứ 5)
Máy bay cỏ thì chấp làm gì. Nếu f4,f105 vv mà có rơi đến 20% hay hơn thì mỹ vẫn cân tốt. B52 thì khác, nó là loại chiến lược, dùng để chiến với lx và khối vsv, số lượng có hạn. Truyền thông pt còn nói, nếu tiếp tục như vậy 3 tháng mỹ sẽ hết nhẵn b52.😄
 

Policeman

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-28309
Ngày cấp bằng
4/2/09
Số km
3,184
Động cơ
510,689 Mã lực
Máy bay cỏ thì chấp làm gì. Nếu f4,f105 vv mà có rơi đến 20% hay hơn thì mỹ vẫn cân tốt. B52 thì khác, nó là loại chiến lược, dùng để chiến với lx và khối vsv, số lượng có hạn. Truyền thông pt còn nói, nếu tiếp tục như vậy 3 tháng mỹ sẽ hết nhẵn b52.😄
Các lực lượng như 8th Air Force chính là tiền thân của lực lượng ném bom chiến lược (Strategic Air Command - SAG) sau này, nhiệm vụ là ném bom trực tiếp vào hậu phương của đối phương. B-17, 24, 29 chính là tiền thân của B-52.

Ngoài ra, hồi đó (1943) toàn bộ lực lượng tấn công chỉ gồm máy bay ném bom chiến lược, Nguyên nhân là tiêm kích bảo vệ không đủ tầm bay xa đến thế. Cho nên thiệt hại cũng là thiệt hại máy bay ném bom chiến lược.

Sau này Mỹ có P-51 Mustang bay cùng B-xx vào tận nước Đức thì thiệt hại mới giảm hẳn.
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,016
Động cơ
655,102 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Em không nhầm.
Ngay trên Sam2 là Sam3 hiện đại hơn, 1 vài nước Trung Đông và khối XHCN đã có. Thật ra cuối 1972 Liên Xô cũng đã viện trợ Sam3 cho Bắc Việt, nhưng vì nhiều lý do khi vận chuyển qua ngả TQ mà Sam3 đã không kịp về để tham dự Linebacker2.
Còn tại Liên Xô khi đó đã có Sam4/5 rồi.

Còn về ý là phải tham gia chiến đấu mới khẳng định loại nào ưu việt hơn thì ở góc độ nào đó em cũng nghĩ vậy.
Sam2 có tầm bắn xa hơn, vùng sát thương lớn hơn Sam3, tính năng chống nhiễu của Sam3 tốt hơn, cơ số đạn/tiểu đoàn hỏa lực của Sam3 gấp 2,5 lần Sam2
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,016
Động cơ
655,102 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Con số thương vong nói trên của Mỹ là "khó chấp nhận" đối với một cuộc chiến không lớn và một đối thủ không mạnh thôi (nhìn từ phía Mỹ).
Chứ hồi WW2 một chuyến bay của nó có thể thiệt hại hàng chục máy bay, tỷ lệ thiệt hại cao hơn đợt 12 ngày đêm nhiều lần, và nó (bọn tướng tá) sẵn sàng chịu thiệt hại cao như vậy trong một khoảng thời gian dài.

Chỉ kể riêng một số ngày của Lực lượng không quân số 8 (8th Air Force):
- Ngày 1/8/1943, trong đợt tấn công Rumani, lực lượng tấn công gồm 179 máy bay và 1173 người thì mất 55 máy bay, có 308 người thiệt mạng, 208 người bị bắt làm tù binh.
- Ngày 17/8/1943, đợt tấn công gồm 209 máy bay thì mất 36, 118 máy bay bị hỏng hóc vì dính đạn.
- Ngày 6/9/1943, trong phi vụ ném bom Stuttgart và nhà máy sản xuất vòng bi của Bosch, mất 45 máy bay B-17 (mỗi máy bay có 10 người).
- Ngày 8/10/1943 mất 30 máy bay và 300 người. Các máy bay bay về được đến căn cứ chở theo 301 người bị thương.




Throughout the summer of 1943, American bomber crews sustained heavy casualties. Losses of 30 or more aircraft—300 men—were not uncommon throughout the summer. John Luckadoo, a pilot in the 100th Bomb Group recalled that he “calculated a 400 percent turnover in the first 90 days” of combat. In 1943, bomber crews were tasked with a 25-mission tour of duty. Most crews never made it past their fifth. The Luftwaffe owned the skies over Europe and the men of the Eighth Air Force were paying the price.

(tỷ lệ quay vòng phi công là 400% trong 90 ngày, mỗi phi công có một đợt tour với nhiệm vụ là thực hiện 25 phi vụ nhưng phần lớn không qua được phi vụ thứ 5)
Tỷ lệ không chịu đựng nổi ở đây có mấy lý do ạ:
- Tỷ lệ B52 rơi/hỏng trên số B52 trực chiến
- Số phi công chết/mất tích trên số phi công B52
- Dư luận Mỹ (khác với hồi WW2, dư luận Mỹ ủng họ, còn chiến tranh VN, XH Mỹ đã phân cực, ngay trong QH Mỹ cùng vậy)
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,016
Động cơ
655,102 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Cái tên thôi cụ, thực chiến thì nó đã sửa, nâng cấp cần thiết cho ta rồi, mà nó ko nói, về nó sửa thành sam3 sam4 thôi.

Lần đầu sang, mấy cái máy bay còi nó còn ko bắn được, sửa mãi mới chơi được.
Cụ hình như chưa rõ về Sam cũng như chuyện sử dụng Sam tại VN :D
 

TechNip2020

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-749391
Ngày cấp bằng
9/11/20
Số km
102
Động cơ
55,380 Mã lực
Các lực lượng như 8th Air Force chính là tiền thân của lực lượng ném bom chiến lược (Strategic Air Command - SAG) sau này, nhiệm vụ là ném bom trực tiếp vào hậu phương của đối phương. B-17, 24, 29 chính là tiền thân của B-52.

Ngoài ra, hồi đó (1943) toàn bộ lực lượng tấn công chỉ gồm máy bay ném bom chiến lược, Nguyên nhân là tiêm kích bảo vệ không đủ tầm bay xa đến thế. Cho nên thiệt hại cũng là thiệt hại máy bay ném bom chiến lược.

Sau này Mỹ có P-51 Mustang bay cùng B-xx vào tận nước Đức thì thiệt hại mới giảm hẳn.
Số lượng B29 so với B52 ví như đàn ruồi với vài con ong mật.
Đốt B29 thì được, thử đốt B52 xem
 

Policeman

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-28309
Ngày cấp bằng
4/2/09
Số km
3,184
Động cơ
510,689 Mã lực

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,199
Động cơ
1,131,704 Mã lực
Linebacker (13).jpg

Xác máy bay B-52 bị bắn rơi đêm 27-12-1972 tại hồ Hữu Tiệp, Ngọc Hà, Hà Nội


Linebacker (14).jpg
 
  • Vodka
Reactions: Kuu

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,199
Động cơ
1,131,704 Mã lực
Linebacker (15).jpg

Xác máy bay B-52 bị bắn rơi đêm 27-12-1972 tại hồ Hữu Tiệp, Ngọc Hà, Hà Nội
Linebacker (16).jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,199
Động cơ
1,131,704 Mã lực
Linebacker (17).jpg

Xác máy bay B-52 bị bắn rơi đêm 27-12-1972 tại hồ Hữu Tiệp, Ngọc Hà, Hà Nội
Linebacker (18).jpg

Xác máy bay B-52 bị bắn rơi đêm 27-12-1972 tại hồ Hữu Tiệp, Ngọc Hà, Hà Nội
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,199
Động cơ
1,131,704 Mã lực
Linebacker (19).jpg

Xác máy bay B-52 bị bắn rơi đêm 27-12-1972 tại hồ Hữu Tiệp, Ngọc Hà, Hà Nội

Linebacker (20).jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,199
Động cơ
1,131,704 Mã lực
Linebacker (28).jpg

Ga Hàng Cỏ bị máy bay chiến đấu Mỹ ném bom lúc 14:30 ngày 21 tháng 12 năm 1972
Đêm 20 rạng 21 tháng 12 năm 1972 là đêm thiệt hại nặng nề nhất của Không lực Hoa Kỳ khi 7 máy bay B-52 bị bắn rơi (6 chiếc rơi tại chỗ, một chiếc rơi ngoài lãnh thổ Việt Nam) khiến phi công B-52 cực kỳ hoang mang. Họ tính rừng với tốc độ rơi như đêm hôm đó thì chẳng mấy chốc lực lượng sẵn sàng chiến đấu ở Guam và Utapao phải dừng cuộc chơi
Linebacker (29).jpg
 

Ksxdcd

Xe điện
Biển số
OF-67951
Ngày cấp bằng
8/7/10
Số km
2,132
Động cơ
455,038 Mã lực
Em đề nghị lão hiệu chỉnh lại chi tiết : 36000 tấn bom trong 12 ngày đêm tháng 12/1972 chỉ chưa bằng 1/10 khối lượng bom đã ném xuống miền Bắc Việt Nam trong toàn bộ thời kì từ 1969 đến 1971. chưa không phải là "vượt quá khối lượng bom đã ném xuống miền Bắc Việt Nam trong toàn bộ thời kì từ 1969 đến 1971."

Ngày 17-12-1972, Tổng thống Mỹ Nixon đã ra lệnh mở cuộc tập kích chiến lược đường không bằng máy bay B52, mang tên Linebacker II vào Hà Nội và Hải Phòng.

Chiến dịch Linebacker II là chiến dịch quân sự cuối cùng của Mỹ chống lại Bắc Việt trong Chiến tranh Việt Nam, từ 18 tháng 12 đến 30 tháng 12 năm 1972 sau khi Hội nghị Paris bế tắc và đổ vỡ do hai phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mỹ bất đồng về các điều khoản trong hiệp định.

Chiến dịch này là sự nối tiếp của chiến dịch ném bom Linebacker diễn ra từ tháng 5 đến tháng 10 năm 1972, ngoại trừ điểm khác biệt lớn là lần này Hoa Kỳ sẽ tấn công dồn dập bằng máy bay ném bom chiến lược B-52 thay vì các máy bay ném bom chiến thuật, mục đích là dùng sức mạnh và biện pháp không hạn chế đánh thẳng vào các trung tâm đầu não của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Tại chiến dịch này, Hoa Kỳ đã huy động loại máy bay ném bom chiến lược mạnh nhất của họ là pháo đài bay B-52 làm nòng cốt để ném bom rải thảm huỷ diệt xuống Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên, Lạng Sơn và các mục tiêu khác liên tục trong 12 ngày đêm. Đây là những cuộc ném bom dữ dội nhất trong Chiến tranh Việt Nam và là một trong những cuộc tập kích có cường độ cao nhất trong lịch sử các cuộc chiến tranh. Trong 12 ngày, Mỹ đã thả hơn 36.000 tấn bom, vượt quá khối lượng bom đã ném xuống miền Bắc Việt Nam trong toàn bộ thời kì từ 1969 đến 1971.

Với thái độ ngạo mạn và coi thường, chính quyền Mỹ cho rằng, những loại vũ khí chiến lược như siêu pháo đài bay B52, có thể ép được Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ký Hiệp định Paris theo những điều khoản có lợi cho Mỹ.
Nhưng trái lại, chỉ sau ba ngày Mỹ mở cuộc tập kích đường không chiến lược, đã có tới 12 máy bay B52 bị bắn rơi. Và “nếu B52 cứ rơi với tốc độ này thì sau hai tuần lễ sẽ không còn máy bay ở Đông Nam Á để chiến đấu nữa” (B-52_Stratofortress, Project Get Out and Walk).
Từ tháng 5-1972, Đại tướng Võ Nguyên Giáp và các cán bộ tham mưu tác chiến của Quân chủng Phòng không - Không quân đã đặt vấn đề: “Tỷ lệ B52 bị bắn rơi ở mức độ nào thì Nhà Trắng rung chuyển? Mức độ nào thì Mỹ không chịu nổi, phải thua?”. Sau mấy tuần lễ, câu trả lời đã được đưa ra: N1: Tỷ lệ chịu đựng được là 1 - 2% (trên tổng số B52 tham chiến của Mỹ); N2: Tỷ lệ Nhà Trắng rung chuyển là 6 - 7%; N3: Tỷ lệ buộc Mỹ phải thua cuộc là trên 10%.

Quân chủng Phòng không - Không quân loại trừ N1, quyết tâm đạt N2 và vươn tới N3. Không những thế, trên thực tế chiến trường, bộ đội Bắc Việt còn thực hiện vượt mức chỉ tiêu N3. Trong 12 ngày đêm cuối tháng 12-1972, tỷ lệ B52 bị bắn rơi là 17,6% (34/147 chiếc, trong đó Hà Nội góp công 23 chiếc).

Cuộc ném bom tuy có gây những tổn thất nặng về cơ sở vật chất cho phía Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, những tổn thất sinh mạng dân sự lớn, đẫm máu như ném bom sập Bệnh viện Bạch Mai, rải thảm hủy diệt phố Khâm Thiên

( ...tấm màn trắng xoá
xé chia nhau chít vội lên đầu
cả khu phố già đi hàng chục tuổi
những bó hương bên đường nghi ngút khói
những bó hương châm nát cả bầu trời
người trồng rau, chứa khoá, vá may
người nhặt củi, quét đường lam lũ
từ nay chung buổi giỗ...
Lưu Quang Vũ)

nhưng đã không làm thay đổi được lập trường của lãnh đạo nước này về nội dung cơ bản của hiệp định hoà bình. Đồng thời nó gây một làn sóng bất bình lớn của người Mỹ, dư luận và chính giới của các nước trên thế giới trong đó có cả các đồng minh lâu dài của Hoa Kỳ, uy tín của Chính phủ Hoa kỳ bị xuống thấp nghiêm trọng.


Bị phản đối trong nước, bị cô lập trên trường quốc tế, gặp phải sự chống trả hiệu quả gây thiệt hại lớn cho lực lượng không quân chiến lược, lại không thể buộc đối phương thay đổi lập trường, Tổng thống Richard Nixon đã phải ra lệnh chấm dứt chiến dịch vào ngày 30 tháng 12, đề nghị nối lại đàm phán tại Paris.

Chiến dịch này còn có một ý nghĩa tâm lý nặng nề cho giới quân sự Hoa Kỳ: đây là chiến dịch mà phía Mỹ đã chủ động lựa chọn mục tiêu, thời điểm, phương thức chiến đấu và đặc biệt là sử dụng sở trường của mình để chống lại sở đoản của đối phương (trình độ khoa học công nghệ), một cuộc đấu mà đối phương sẽ không thể sử dụng yếu tố "du kích" – một cách hình tượng: phía Mỹ thách đấu và được quyền lựa chọn vũ khí và đã thất bại.

Ở Việt Nam sự kiện này thường được gọi là "12 ngày đêm" và báo chí, truyền thông hay dùng hình tượng "Điện Biên Phủ trên không" để nhấn mạnh ý nghĩa thắng lợi cuối cùng và to lớn của sự kiện.

Cuộc tập kích chiến lược quy mô lớn nhất bằng máy bay B52 của Mỹ vào Hà Nội, Hải Phòng đã hoàn toàn bị đánh bại. Trong 12 ngày đêm, địch đã xuất kích 663 lần/chiếc máy bay chiến lược B52 và hơn 3.800 lần/chiếc máy bay chiến thuật các loại.

Bắc Việt đã bắn rơi 81 máy bay, trong đó có 34 máy bay B52 và 5 máy bay F111, giáng đòn quyết định vào cố gắng cuối cùng - đồng thời là cố gắng cao nhất của Mỹ trong năm 1972, và cũng là trong toàn bộ cuộc chiến tranh


Em trân trọng kính mời một Kụ có kho tàng ảnh đồ sộ nhất, phong phú nhất và có nhiều topic ảnh thu hút nhất trên OF càfe ạ

Trân trọng kính mời Kụ Ngao5 cho chúng em những bức ảnh về sự kiện này
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,199
Động cơ
1,131,704 Mã lực
Lúc máy bay chiến đấu Mỹ ném bom Ga Hàng Cỏ, em lang thang dạo phố gần đó. Chuyện là thế này
Tháng 7 năm 1972, ông Nguyễn Văn Hiệu, Viện trưởng Viện Vật Lý nhận được công văn của Bộ Quốc phòng yêu cầu cử cán bộ Hoá học về Hà Nội phối hợp với Tổng cục kỹ thuật quân đội để điều chế chất TiCl4 (Titan Chlorua), là chất tạo khói cực nhanh để chống bom Laser của Mỹ
Hồi đó bom laser chưa là bom thông minh (Smartbomb), phải có một máy bay bay khá cao, chiếu tia laser vào mục tiêu. Máy bay thứ hai chở bom laser tới thả xuống mục tiêu. Quả bom này sẽ theo tia laser phản xạ dẫn tới mục tiêu. Nhược điểm của bom này là: nếu tia laser phản xạ bị nhiễu do bụi, do khói thì cũng coi là bom mù, sẽ không rơi xuống mục tiêu chính xác nữa.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,199
Động cơ
1,131,704 Mã lực
TiCl4 (Titan Chlorua) là một chất lỏng trong suốt khi bay ra ngoài không khí sẽ rất nhanh hút nước tại thành TiO2 (TItan dioxyt), tạo ra một bức màn khói với kích cớ hạt TiO2 rắn khoảng 400-700 nm (nano mét) tức 0,4-0,7 micro mét. Kích thước hạt rắn TiO2 lại trùng với ánh sáng đỏ của tia laser chiếu vào mục tiêu, làm nhiếu tia này, khiến cho bom laser không biết đâu mà lần.
Thực tế khi vào vụ gặt, người dân đốt rơm rạ hoặc khói từ lò gạch cũng cản tia laser màu hồng, khiến cho sân bay Cát Bi Hải Phòng có dạo làm cho hệ thống dẫn đường tự động sân bay Cát Bi (Hải Phòng) bị tê liệt
 

anhtrangvn

Tháo bánh
Biển số
OF-117009
Ngày cấp bằng
16/10/11
Số km
1,051
Động cơ
404,318 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,199
Động cơ
1,131,704 Mã lực
Bọn em, với 2 cán bộ Bộ Quốc phòng làm việc cùng với một Phó tiến sĩ tên là Phạm Ngọc Tiên (cháu ông Phạm Ngọc Mậu, Tư lệnh pháo binh) ở phòng thí nghiệm mang tên bí mật EQ-778, trong một khu nhà ở Đại học Bách Khoa
Em cũng hay lang thang dạo phố phường những lúc rảnh rỗi, nên có mặt gần Ga Hàng Cỏ lúc bị ném bom
Em ngủ nhờ cùng phòng với ông Phạm Văn Thiêm (trạc tuổi em), cán bộ giảng dậy khoa Hoá, ĐHBK . Ông Thiêm là em ruột ông Phạm Đồng Điện, đang là Hiệu trưởng Đại học Bách khoa lúc ấy. Tình cờ em phát hiện chiếc biển đăng ký xe đạp của ông Điện lại là EQ-778, trùng với phòng thí nghiệm "bí mật" EQ-778 của ông Phạm Ngọc Tiên. Em kể cho ông Thiêm nghe. Ông Thiêm cười suýt té ghế
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,199
Động cơ
1,131,704 Mã lực
Linebacker (6_1).jpg

Đại sứ quán Cuba phố Lý Thường Kiệt trúng bom Mỹ. Ảnh chụp hôm 3-1-1973 sau một tuần trúng bom
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,199
Động cơ
1,131,704 Mã lực
Linebacker (6_2).jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,199
Động cơ
1,131,704 Mã lực
Bach Mai (4).jpg

9/1/1973 – lễ tang những bác sĩ và nhân viên Bệnh viện Bạch mai bị sát hại khi B-52 ném bom Bệnh viện sáng 20/12/1973

Bach Mai (7).jpg
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top