[Funland] 25 tháng 6 năm 1950 chiến tranh Triều Tiên nổ ra

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,147
Động cơ
1,130,884 Mã lực
Hóa ra, nếu phi công No bay đúng hướng vào sân bay, anh ta có thể đã bị một chiếc F-86 khác phát hiện và bắn hạ. Ngạc nhiên hơn nữa là phi công Triều Tiên không biết về khoản tiền thưởng cho hành động đào tẩu của mình. Sau khi biết được việc này, anh ta cũng không quan tâm nhiều tới khoản tiền thưởng 100.000 USD bởi không biết việc đó từ trước.
Máy bay MiG-15 số 2057 được sơn lại và mang số hiệu mới, đưa sang Nhật Bản bay thử
Chiếc MiG-15 ngay sau đó được chuyển tới căn cứ không quân Kadena, Nhật Bản. Mỹ lập tức điều những phi công thử nghiệm giỏi nhất tới đây để tìm hiểu công nghệ trên chiếc tiêm kích đáng gờm này

MiG-15 defected (9).jpg

21-9-1953 – Thiếu uý Kum Sok No, 21 tuổi, lái MiG-15 № 2057 đào tẩu tới phi trường Kimpo (Seoul). Anh ta được thưởng $100.000 và được gặp mẹ mình đã di tản an toàn đến Hàn Quốc từ 1951. Chiếc MiG-15 được đưa tới Okinawa để Đại uý Tom Collins và Thiếu tá Chuck Yeager thử nghiệm. Tháng 12-1953, máy bay này được đưa về Ohio rồi tháng 11-1957 đưa vào Bảo tàng quốc gia Không lực Hoa Kỳ với số "2057" ban đầu. Trong hình, MiG-15 đỗ tại phi trường Okinawa

MiG-15 defected (10).jpg

21-9-1953 – Thiếu uý Kum Sok No, 21 tuổi, lái MiG-15 № 2057 đào tẩu tới phi trường Kimpo (Seoul). Anh ta được thưởng $100.000 và được gặp mẹ mình đã di tản an toàn đến Hàn Quốc từ 1951. Chiếc MiG-15 được đưa tới Okinawa để Đại uý Tom Collins và Thiếu tá Chuck Yeager thử nghiệm. Tháng 12-1953, máy bay này được đưa về Ohio rồi tháng 11-1957 đưa vào Bảo tàng quốc gia Không lực Hoa Kỳ với số "2057" ban đầu. Trong hình, MiG-15 đỗ tại phi trường Okinawa
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,147
Động cơ
1,130,884 Mã lực
MiG-15 defected (11).jpg

23-10-1953 – nhân viên Không quân kiểm tra máy bay MiG-15 (do Nga chế tạo) trước khi bay thử ở Okinawa. Hai khẩu pháo 23 mm và một khẩu pháo 37 mm được gắn trên bệ súng kiểu thang máy có thể nâng lên và hạ xuống bằng dây cáp. Bên phải là đạn pháo 37-mm
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,147
Động cơ
1,130,884 Mã lực
Các chuyến bay thử của phi công Mỹ cho thấy hiệu suất đáng nể của MiG-15, nhưng họ cũng khám phá nhiều điểm hạn chế của nó. "Chiếc MiG-15 có xu hướng xoay tròn mất kiểm soát và không thể phục hồi. Có một vệt sơn trắng dọc bảng điều khiển giúp phi công giữ cần lái ở vị trí trung tâm khi cố gắng khôi phục đường bay trong trường hợp bị xoay tròn", phi công thử nghiệm Harold Collins cho hay.
Các chuyến bay thử sau đó cho thấy tốc độ tối đa của MiG-15 là 1.127 km/h, nhưng nó rất khó thực hiện động tác bổ nhào hoặc chuyển hướng ở góc hẹp. Trong những lần không chiến trên bầu trời Triều Tiên, phi công Mỹ đã chứng kiến cảnh tiêm kích MiG-15 bị tròng trành hoặc rụng cánh khi tăng tốc đột ngột ở tốc độ cao
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,147
Động cơ
1,130,884 Mã lực
Dù quân đội Mỹ đã có được MiG-15 để nghiên cứu, tổng thống Mỹ Dwight D. Eisenhower tỏ ra không hài lòng và không muốn trả tiền thưởng cho phi công No. Eisenhower không muốn chiếc tiêm kích này, lo sợ việc đánh cắp nó sẽ hủy hoại thỏa thuận ngừng bắn mong manh với Triều Tiên, nên ông tin rằng chiếc MiG-15 cần được trả lại cho đối phương càng sớm càng tốt.
Để khiến các phi công Triều Tiên có ý đào tẩu nản chí, ông cũng muốn hủy chiến dịch Moolah, đồng thời gây sức ép buộc trung úy No từ chối khoản tiền thưởng 100.000 USD.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,147
Động cơ
1,130,884 Mã lực
Tuy nhiên, No Kum-sok cuối cùng cũng nhận được khoản tiền thưởng, sau đó nhập quốc tịch Mỹ, trở thành một giáo sư đại học và viết một cuốn sách về hành trình đào tẩu của mình.
Sau vài lần tìm cách trả lại chiếc MiG-15 cho Triều Tiên bất thành, Mỹ từ bỏ ý định và đem nó trưng bày ở Bảo tàng quốc gia không quân Mỹ ở Dayton, bang Ohio, với số hiệu ban đầu: 2057
MiG-15 defected (15).jpg
MiG-15 defected (16).jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,147
Động cơ
1,130,884 Mã lực
MiG-15 defected (17).jpg

9-1953 – phó Tổng thống Nìxon tiếp Thiếu uý No Kum-Sok (lái MiG-15 đào tẩu) và trao giải thưởng 100.000 USD
MiG-15 defected (18).JPG
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,147
Động cơ
1,130,884 Mã lực
Một số loại máy bay Mỹ sử dụng trong chiến tranh Triều Tiên
Thuỷ phi cơ SA-16A Albatross
Korean war (20_16_1) SA-16A Albatross.jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,147
Động cơ
1,130,884 Mã lực
máy bay ném bom hạng nhẹ Douglas B-26 Invader
Korean war (20_26_2).jpg
Korean war (20_26_3).jpg

Máy bay ném bom Douglas B-26 Invader thuộc Tập đoàn không quân 5 thử súng máy 12,7 mm trước phi vụ ban đêm chống lại các mục tiêu của đối phương ở Bắc Triều Tiên

Korean war (20_26_4).jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,147
Động cơ
1,130,884 Mã lực
máy bay ném bom chiến lược B-29 xuất phát từ Nhật Bản ném bom Triều Tiên. Mỹ đã mất 170 máy bay B-29 trong cuộc chiến này
Korean war (20_29_1).jpg

Thiếu lá Harry B. Bailey thông báo cho phi hành đoàn B-29 Superfortress (đồn trú tại Nhật Bản và Okinawa) về những mục tiêu cần ném bom ở Sinuiju, Triều Tiên
Korean war (20_29_2).jpg

Tổ lái B-29 thuộc Liên đoàn máy bay ném bom 19 (đóng tại Okinawa) thảo luận trước khi xuất kích ném bom Triều Tiên
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,147
Động cơ
1,130,884 Mã lực
Tiêm kích hải quân Grumman F9F Panther
Korean war (20_41_1) F-9 Panther.jpg

4-7-1952 – máy bay chiến đấu Grumman F9F-2 Panther (# 127210), thuộc Phi đội chiến đấu VF-24 bay trên tàu của Lực lượng Đặc nhiệm 77 với lưỡi câu bắt giữ được mở rộng, trước khi đáp xuống USS Boxer (CV-21) hoạt động ngoài khơi Triều Tiên
Korean war (20_41_2).jpg

1953 – máy bay tiêm kích Grumman F9F Panther thuộc Phi đội VMF-115 tại sân bay Pohang, Hàn Quốc
Korean war (20_41_4).jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,147
Động cơ
1,130,884 Mã lực
Tiêm kích phản lực McDonnell F2H-2 Banshee là máy bay kém nhất của Mỹ trong chiến tranh Triều Tiên
Korean war (20_42_2).jpg

Korean war (20_42_1) F-2 Banshee.jpg

26-7-1953 – máy bay chiến đấu phản lực McDonnell F2H-2 Banshee bay trên cảng Hungnam, Bắc Triều Tiên, một ngày trước khi hiệp định đình chiến Triều Tiên có hiệu lực. Những chiếc máy bay này xuất phát tàu sân bay USS Lake Champlain (CVA-39). Khu vực cảng của Hungnam nằm bên dưới mặt phẳng bên trái
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,147
Động cơ
1,130,884 Mã lực
Vought F4U-4 Corsair là máy bay cánh quạt nhưng là máy bay tốt trong chiến tranh Triều Tiên
Korean war (20_43_6).jpg

6-1952 – chuẩn bị bom đạn cho máy bay F4U-4 Corsair thuộc Phi đội VF-871 trên USS Essex ngoài khơi Triều Tiên

Korean war (20_43_7).jpg
Korean war (20_43_9).jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,147
Động cơ
1,130,884 Mã lực
Cường kich Douglas AD-2 Skyraider là máy bay ném bom hữu hiệu của Mỹ trong chiến tranh Triều Tiên. năm 1961, Mỹ cung cấp cho VNCH hàng trăm máy bay này dưới danh định mới A-1F và A-1E Skyraider
Korean war (20_44) AD-x Skyraider.jpg

9-1951 – máy bay cường kich Douglas AD-2 Skyraider (# 122343), của Phi đội cường kích VA-702 bay trên lãnh thổ Nhật Bản, sau khi cất cánh từ tàu sân bay USS Boxer (CV- 21). Con tàu nay sau đó trên đường đến chiến đấu ở Triều Tiên
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,147
Động cơ
1,130,884 Mã lực
máy bay vận tải và chở quân Curtiss C-46. Sau chiến tranh Triều Tiên những máy bay này bị loại bỏ
Korean war (20_46_1) C-46.jpg
Korean war (20_46_2).jpg
Korean war (20_46_3).jpg
Korean war (20_46_4).jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,147
Động cơ
1,130,884 Mã lực
máy bay vận tải Douglas C-47 Skytrain (phiên bản cho Anh và Pháp trong Thế chiến 2 mang tên C-47 Dakota, một níckname do người Anh đặt ra nghĩa là máy bay vận tải của hãng Douglas). Đây là máy bay thiết kế rất tốt, ra đời cách đây 90 năm lúc đó là máy bay chở khách Douglas DC-3. Sau đó không quân Mỹ chế thành phiên bản vận tải quân sự với hai cửa rộng nằm hai bên thân mang tên C-47 Skytrain. Máy bay vận hành đơn giản, và chỉ cần đường băng 200-300 mét đất nện cũng hạ cánh được
Năm 1935, Liên Xô mua bản quyền thiết kế DC-3 và sản xuất dưới tên Il-14. Năm 1955-58, Liên Xô tặng chính phủ Việt Nam một chiếc Il-14 để làm chuyên cơ (do phi công Liên Xô lái). Máy bay này hiện nằm ở bảo tàng không quân Việt Nam trên đường Trường Chinh
Korean war (20_47_1) C-47.jpg
Korean war (20_47_2).jpg
Korean war (20_47_3).jpg
Korean war (20_47_4).jpg
Korean war (20_47_5).jpg
Korean war (20_47_6).jpg
Korean war (20_47_7).jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,147
Động cơ
1,130,884 Mã lực
Tiêm kích F-51 Mustang, là máy bay rất tốt trong Thế chiến 2 nhưng "tắt điện" khi MiG-15 xuất trận. Sau chiến tranh Triều Tiên, những máy bay này bị loại bỏ
Korean war (20_51_6).jpg
Korean war (20_51_7).jpg
Korean war (20_51_8).jpg
Korean war (20_51_9).jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,147
Động cơ
1,130,884 Mã lực
Do MiG-15 xuất hiện, máy bay Lockheed F-94 Starfire thay thế máy bay cánh quạt F-82G và hộ tống B-29 tập kích Lực lượng Bắc Triều Tiên vào ban đêm
Korean war (20_84_8).jpg
Korean war (20_84_9).jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,147
Động cơ
1,130,884 Mã lực
tháng 12-1952, máy bay vận tải khổng lồ Douglas C-124 Globemaster II đưa vào sử dụng ở Triều Tiên từ giữa 1950 đã tạo ra sự thay đổi lớn trong chuyên chở với 200 thương binh hoặc 127 cáng thương
Trong chiến tranh Việt Nam Douglas C-124 Globemaster II sử dụng để chở quan tài lính Mỹ tử trận về nước. Vào những tháng cao điểm chiến tranh Việt Nam, hàng tuần có khoảng 400 lính Mỹ tử trận, nên Douglas C-124 Globemaster II bay con thoi đưa xác về Mỹ.
Thương binh đưa về Mỹ bằng máy bay vận tải phản lực C-141 cho nhanh hơn
Korean war (20_124_1) C-124  Skymaster II.jpg
Korean war (20_124_2).jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,147
Động cơ
1,130,884 Mã lực
Trong chiến tranh Triều Tiên, Mỹ áp dụng chính sách nghỉ dưỡng 5 ngày ở Nhật Bản (dành riêng cho người Mỹ)
Từ mùa đông 1950, những máy bay Douglas C-124 Globemaster II chở hàng nghìn binh sĩ Mỹ từ Triều Tiên sang an dưỡng 5 ngày tại Nhật Bản

Korean war (20_124_3).jpg
Korean war (20_124_4).jpg

Binh sĩ LHQ trở lại Triều Tiên bằng máy bay Douglas C-124 Globemaster II sau kỳ nghỉ dưỡng năm ngày ở Nhật Bản. C-124 là máy bay vận tải cỡ lớn chở được hơn 200 hành khách hoặc 130 cáng tải thương cùng bác sĩ và hộ lý, khối lượng đến 25 tấn
Korean war (20_124_5).jpg

Hạ sĩ Russell Taylor, người thứ 50.000 được đưa bằng máy bay từ Hàn Quốc sang Nhật Bản an dưỡng 5 ngày theo chương trình thực hiện từ mùa đông 1950 đối với tất cả những binh sĩ trên chiến trường Triều Tiên
Korean war (20_124_6).jpg

Gerald E. Fergusor, xạ thủ máy bay ném bom Douglas B-26 Invader thuộc Sư đoàn không quân 315, người lính thứ 1 triệu tới an dưỡng ở Nhật Bản
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top