[Funland] 25 tháng 6 năm 1950 chiến tranh Triều Tiên nổ ra

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,142
Động cơ
1,130,884 Mã lực
F-80 Shooting Star
Korean war (20_80_1) F-80.jpg

Máy bay ném bom Lockheed P-80C Shooting Star mang hai bom
Korean war (20_80_2).jpg
Korean war (20_80_7).jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,142
Động cơ
1,130,884 Mã lực
Korean war (20_84_4).jpg

Republic F-84 Thunderjet (#51-687) thuộc Phi đội ném bom 9, Phi đoàn ném bom 49 trong chiến tranh Triều Tiên. Ảnh: E. Galbraith
Korean war (20_84_5).jpg
 

Kuu

Xe lăn
Biển số
OF-128472
Ngày cấp bằng
26/1/12
Số km
10,762
Động cơ
1,231,487 Mã lực
Korean War 1952_9_11 (1).jpg

Quả này ác thật, bị mất luôn trung tâm sung sướng thế này thì còn sống để làm cái gì nữa nhỉ.

Korean War 1952_12_17 (1) .jpg

17-12-1952 – thủ cấp một du kích Bắc Triều Tiên bị cảnh sát tiêu diệt ở rừng núi Cholla Poktuk (Hàn Quốc). Ảnh: Margaret Bourke-White
Korean War 1952_12_17 (2) .jpg

17-12-1952 – thủ cấp một du kích Bắc Triều Tiên bị cảnh sát tiêu diệt ở rừng núi Cholla Poktuk (Hàn Quốc). Ảnh: Margaret Bourke-White
Nó làm thế này làm cái gì nhỉ.
Hành động trên dù phía nào làm thì nó cũng thể hiện cái sự mọi rợ súc vật.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,142
Động cơ
1,130,884 Mã lực
F-4 Corsair (không phải F-4 Phantom)
máy bay cánh quạt xuất sắc của hải quân trong Thế chiến 2, cánh gập, máy bay cường kích nhưng cũng lanh lẹn làm máy bay tiêm kích. Năm 1952, theo chương trình Lend-Lead, Mỹ cho Pháp vay mượn nhiều máy bay hải quân trong đó có F-4 Corsair và F-8 Wildcat sử dụng trong chiến dịch Điện Biên Phủ
Korean war (20_43_1) F-4 Corsair.jpg
Korean war (20_43_8).jpg
Korean war (20_43_9).jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,142
Động cơ
1,130,884 Mã lực
Những ngày đầu chiến tranh, Bắc Triều Tiên hơn hẳn Hàn Quốc về hoả lực và không quân, aps đảo Hàn Quốc phải lui về một góc nhỏ ở Pusan và suýt tiêu vong. Nhưng đó là lúc không quân Mỹ chưa vào trận
Từ tháng 7/1950. Mỹ tung không quân để đánh phá đường tiếp vận của Bắc Triều Tiên hòng cản trở cuộc tiến công. những máy bay tiêm cánh quạt và phản lực tỏ ra vượt trội hơn Yak-3
Ngày 19/10/1950 khi Mỹ chiếm được Bình Nhưỡng và tiến quân áp sát biên giới Trung Quốc khiến Trung Quốc tung bộ binh vào Bắc Triều Tiên. Liên Xô đáp ứng bằng cách tung ngay một số lượng lớn MiG-15, loại mới nhất mà họ vừa chế tạo. Vì Trung Quốc vào trận, nên máy bay MiG-15 sơn cờ Trung Quốc, đồn trú tại những sân bay ở An Đông (Trung Quốc) sát biên giới và hoạt động cách đường biên giới chừng 100 km, mà người Mỹ đặt tên là Hành lang MiG (MiG Válley)
Korean War (20_15_1) MiG-15.jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,142
Động cơ
1,130,884 Mã lực
MiG-15 không phải là máy bay tiêm kích phản lực đầu tiên Liên Xô sản xuất
Chiếc máy bay phản lực đầu tiên của Liên Xô là MiG-9
Korean War (20_235_1) MiG-9.jpg

Tiêm kích phản lực đầu tiên MiG-9. sản xuất năm 1946, tốc độ max 910 km/h, tầm bay 800 km, dài 9,83 m, sải cánh 10 m, cao 3,22 m, nặng 3.420 kg, khối lượng cất cánh tối đa 5.000 kg (tất tần tật tự trọng, bom, nhiên liệu) với hai động cơ Kolesov RD-20 turbojet, mỗi chiếc 8 kN, sản xuất 598 chiếc
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,142
Động cơ
1,130,884 Mã lực
Cần phải nói rõ thêm, động cơ MiG-9 có lực đẩy 8kN tức là 800 kG lực, dù là hai động cơ có thể đạt 1.600 kG lực đây là quá yếu đối với thân xác 5 tấn. Nhưng lúc đó trình độ Liên Xô chỉ sản xuất được động cơ như vậy. Máy bay luôn trục trặc, tóm lại không đạt yêu cầu
Năm 1946, nhà thiết kế Mikoyan (họ của ông chính là chữ M của MiG), B.ộ trưởng hàng không Xô viết Mikhail Khrunichev và nhà thiết kế máy bay Yakovlev (họ của ông đặt tên cho loại máy bay Yak) đề xuất với Stalin nên mua động cơ phản lực từ Anh. Stalin đã trả lời rằng: "Kẻ ngu ngốc nào sẽ bán cho tôi và các anh điều bí mật của anh ta?". Tuy nhiên, Stalin cũng phê chuẩn lời đề nghị.
Mikoyan và nhà thiết kế động cơ Vladimir Klimov và những người khác đã nhiều lần tới Vương quốc Anh, với lời đề nghị mua động cơ phản lực của người Anh. Một điều ngạc nhiên đã dành cho Stalin, chính quyền Anh và b.ộ trưởng thương mại phụ trách Xô viết, ngài Stafford Cripps, thông báo sẽ sẵn sàng tuyệt đối cho việc cung cấp thông tin kỹ thuật và giấy phép sản xuất động cơ phản lực ly tâm Rolls-Royce Nene tại Liên Xô, loại động cơ này được thiết kế chuyển đổi hoàn toàn và được sản xuất dưới tên gọi Klimov RD-45, sau này nó được gắn vào MiG-15 (Rolls-Royce sau đó thử đề nghị tiền lệ phí cho việc sản xuất là 207 triệu bảng, nhưng không thành công).
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,142
Động cơ
1,130,884 Mã lực
MiG-15, mẫu đầu tiên bay thử vào ngày 31-12-1948
Đến 1949 thì mới đưa vào hoạt động trong không quân Liên Xô
Dài: 10.11 m, sải cánh: 10.08 m, cao: 3.70 m, trọng lượng rỗng: 3.580 kg, khối lượng cất cánh tối đa 6.105 kg , bình nhiên liệu: 1.400 lít, một động cơ Klimov VK-1 (loại mới thay thế Klimov RD-45 ban đầu) sức đẩy 26.5 kN (khoảng 2.600 kG lực)
tốc độ cực đại: 1.075 km/h, tốc độ bay tuần tra 840 km/h, tầm hoạt động: 1.200 km, trần bay: 15.500 m, độ vọt (leo cao) 50 m/s
2x 23 mm pháo Nudelman-Rikhter NR-23KM (80 viên đạn mỗi khẩu, tổng cộng 160 viên), và 1x 37 mm pháo Nudelman N-37D (tổng cộng 40 viên)

Korean War (20_15_2).jpg
Korean War (20_15_3).jpg

2 pháo 23 mm Nudelman-Rikhter NR-23KM (80 viên đạn mỗi khẩu, tổng cộng 160 viên), và 1 pháo 37 mm Nudelman N-37D (tổng cộng 40 viên)
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,142
Động cơ
1,130,884 Mã lực
MiG-15 đã làm thay đổi tương quan trên không. MiG-15 tấn công chủ yếu vào máy bay ném Hoa Kỳ, bay chậm hơn, to hơn và không có khả năng chống trả
Vài tháng sau, Mỹ mới đưa F-86 vào trận, đến lúc đó, cân bằng trên không mới được lập lại
Nói F-86 Sabre là sát thủ MiG-15 không hẳn là đúng, MiG-15 né giao chiến với F-86 để sức vì tấn công máy bay ném bom. Trong khi F-86 chủ yếu tấn công MiG-15
Thoạt nhìn F-86A có vẻ nhỉnh hơn MiG-15, nhưng cùng sức đẩy động cơ 24 kN, do MiG-15 nhẹ hơn nên "bốc" hơn, nhanh nhẹn hơn
F-86A có ưu điểm: phi công có áo kháng áp, buồng lái rộng hơn, mát hơn và đặc biệt là súng ngắm bằng radar, do vậy F-86A bắn MiG-15 chính xác hơn
Korean War (20_86_1) F-86.jpg

Tiêm kích North American F-86A Sabre ra đời 1949, tốc độ cực đại 1.100 km/h, tầm bay 1.700 km, dài 11,43 m, sải cánh 11,3 m, cao 4,57 m, nặng 4.967 kg, trọng lượng cất cánh tối đa 7.711 kg, 6 súng 12,7mm, động cơ General Electric J47 turbo phản lực sức đẩy 24 kN (5.200 lbf)

Korean War (20_86_2).jpg
Korean war (20_86_9b).jpg
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,142
Động cơ
1,130,884 Mã lực
Trong chiến tranh Triều Tiên, Liên Xô mất 335 máy bay cùng 126 phi công. Các máy bay của đơn vị tiêm kích số 64 xuất kích 64.300 lần, tham gia vào 1.872 lượt không chiến bắn rơi 1.106 chiếc máy bay của Mỹ, trong đó có 851 chiếc F-86. Điều đáng chú ý là trong cuộc chiến tranh này, Mỹ mất tới 170 chiếc máy bay ném bom B-29, làm tê liệt khả năng tác chiến của lực lượng tấn công hạt nhân của Mỹ ở Viễn Đông
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,142
Động cơ
1,130,884 Mã lực
những hình ảnh F-86 Sabre trong chiến tranh Triều Tiên
Korean war (20_86_10b).jpg
Korean war (20_86_14b).jpg
Korean war (20_86_15b).jpg
Korean war (20_86_16b).jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,142
Động cơ
1,130,884 Mã lực
Korean war (20_86_4b).jpg

1950 – chiếc F-86 Sabre này được ghi nhận đã hạ chiếc MiG-15 đầu tiên trong chiến tranh Triều Tiên

Korean war (20_86_5b).jpg
Korean war (20_86_6b).jpg

1952 – RF-86A Honeybucket (# 48217) tại phi trường Kimpo được chuyển đổi thành máy bay trinh sát RF-86 để thực hiện những nhiệm vụ trinh sát đầy nguy hiểm
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,142
Động cơ
1,130,884 Mã lực
Korean War (20_15_4).jpg

Bức ảnh nổi tiếng chiếc cổng Căn cứ không quân Kimpo (Seoul) từng là sân bay MiG của Bắc Triều Tiên, nay là căn cứ của F-86 Sabre (Mỹ)

Korean War (20_15_5).jpg

MiG-15 bị máy bay Mỹ bắn cháy trong một trận không chiến ở Triều Tiên

Korean War (20_15_7).jpg

23-11-1950 – máy bay phản lực MiG-15 của Liên Xô bị các máy bay chiến đấu F9F-2 Panther của USS Leyte (CV-32) bắn hạ ở Triều Tiên
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,142
Động cơ
1,130,884 Mã lực
Korean War (20_15_8).jpg

23-11-1950 – máy bay phản lực MiG-15 của Liên Xô bị các máy bay chiến đấu F9F-2 Panther của USS Leyte (CV-32) bắn hạ ở Triều Tiên

Korean War (20_15_9).jpg

18-11-1952 – một trong hai máy bay chiến đấu phản lực MiG-15 do Liên Xô chế tạo bị bắn hạ bởi những máy bay F9F-5 thuộc Phi đội VF-781 của tàu sân bay USS Oriskany (CVA-34)

Korean War (20_15_11).jpg

MiG-15 lượn vòng tấn công máy bay ném bom B-29
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,142
Động cơ
1,130,884 Mã lực
Một vấn đề đặt ra là người Mỹ có biết quân đội Liên Xô đã tham gia vào Chiến tranh Triều Tiên? Câu trả lời là có. Ngay từ cuối năm 1950, qua các nguồn tin tình báo, Lầu Năm Góc đã kết luận quân Liên Xô đã tham chiến. Các đài chặn thu sóng vô tuyến điện của Mỹ đã ghi lại được nhiều đoạn đối thoại bằng tiếng Nga của các phi công Liên Xô khi tác chiến trên chiến trường Triều Tiên. Phi công Mỹ cũng nhiều lần nhìn thấy những khuôn mặt da trắng trong buồng lái của máy bay quân chí nguyện.
Tuy nhiên, Washington không một lần đề cập tới việc tham chiến của Liên Xô. Bởi Nhà Trắng biết rằng nếu công bố, nhân dân Mỹ sẽ yêu cầu họ phải có hành động trong khi họ không muốn đẩy những cuộc đụng độ với Liên Xô tới bờ vực nguy hiểm của cuộc chiến tranh thế giới lần thứ 3.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,142
Động cơ
1,130,884 Mã lực
Vụ đào tẩu MiG-15 của phi công Triều Tiên No Kum-sok
MiG-15 defected (1).jpg

Chân dung Thiếu uý No Kum-Sok, 21 tuổi, lái MiG-15 № 2057 đào tẩu tới phi trường Kimpo (Seoul) hôm 21-9-1953
MiG-15 defected (2).jpg

21-9-1953 – Thiếu uý No Kum-Sok, 21 tuổi, trong bộ quần áo phi công, lái MiG-15 № 2057 đào tẩu tới phi trường Kimpo (Seoul)
Vận may bất ngờ đến với Mỹ. Ngày 21-9-1953, gần hai tháng sau khi hiệp định đình chiến được ký, một tiêm kích MiG-15 hạ cánh bất ngờ ở sân bay Kimpo gần thủ đô Seoul, Hàn Quốc.
Sáng hôm đó, trung úy phi công Triều Tiên 21 tuổi No Kum-sok nhận nhiệm vụ trinh sát trên tiêm kích MiG-15 và nhận thấy đây là cơ hội để bỏ trốn. Xuất phát từ một đường băng gần Bình Nhưỡng, trung úy No biết rõ cách để đến Kimpo cũng như nhiên liệu cần thiết cho hành trình đào thoát.
Phi công này hướng về khu giới tuyến phi quân sự (DMZ) với vận tốc 965 km/h. Sau 17 phút, chiếc MiG-15 vượt qua khu vực biên giới phòng thủ nghiêm ngặt và hạ cánh xuống căn cứ không quân Kimpo mà không bị không quân Triều Tiên truy đuổi hay lực lượng phòng không Hàn Quốc bắn hạ.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,142
Động cơ
1,130,884 Mã lực
MiG-15 defected (3).jpg

21-9-1953 – Thiếu uý No Kum-Sok, 21 tuổi, trong bộ quần áo phi công, lái MiG-15 № 2057 đào tẩu tới phi trường Kimpo (Seoul)

MiG-15 defected (4).jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,142
Động cơ
1,130,884 Mã lực
Năm 1952, bộ phận chiến tranh tâm lý Mỹ lên kế hoạch thực hiện chiến dịch tâm lý chiến mang tên Moolah để lôi kéo phi công Triều Tiên, Trung Quốc đào tẩu cùng tiêm kích MiG-15. Họ hứa hẹn trả 100.000 USD tiền mặt, cho phép phi công đào tẩu được tị nạn chính trị và trở thành công dân của bất kỳ nước phương Tây nào.
Từ tháng 4-1953, Lầu Năm Góc tiến hành chiến dịch Moolah bằng việc phát sóng qua radio và rải hơn một triệu tờ rơi ở các căn cứ không quân Trung Quốc và Triều Tiên gần sông biên giới Áp Lục. Nhưng kết quả hết sức thất vọng, không có phi công nào đào thoát cho đến khi Chiến tranh Triều Tiên kết thúc ba tháng sau đó.
MiG-15 defected (19).jpg

Truyền đơn rải xuống những phi trường MiG của Bắc Triều Tiên hứa sẽ thưởng $100,000 cho phi công nào đưa MiG chạy sang phía Mỹ.
Thiếu uý No Kum-Sok đã không nhìn thấy tờ truyền đơn này trước khi đào tẩu và cũng không biết mình được thưởng

MiG-15 defected (20).jpg

Truyền đơn rải xuống những phi trường MiG của Bắc Triều Tiên hứa sẽ thưởng $100,000 cho phi công nào đưa MiG chạy sang phía Mỹ.
Thiếu uý No Kum-Sok đã không nhìn thấy tờ truyền đơn này trước khi đào tẩu và cũng không biết mình được thưởng

MiG-15 defected (21).jpg

Văn bản về vấn đề in truyền đơn treo giải thưởng cho những phi công mang MiG chạy sang phía Mỹ
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,142
Động cơ
1,130,884 Mã lực
Điều trùng hợp là vào buổi sáng ngày trung úy No đào tẩu, radar ở căn cứ Kimpo bị ngắt để bảo dưỡng, nên Mỹ không phát hiện sớm được chiếc MiG-15 để đánh chặn. Một số phi công Mỹ lái chiến đấu cơ trên căn cứ Kimpo còn nhìn thấy chiếc MiG-15 hạ cánh, nhưng không coi đó là máy bay địch, bởi không ai được thông báo về kế hoạch bay hoặc kiểm soát chuyến bay.
MiG-15 defected (5).jpg

21-9-1953 – Thiếu uý No Kum-Sok, lái MiG-15 (số 2057) đào tẩu tới căn cứ không quân Mỹ Kimpo (Seoul).
MiG-15 defected (8).jpg

21-9-1953 – Thiếu uý No Kum-Sok, lái MiG-15 (số 2057) đào tẩu tới căn cứ không quân Mỹ Kimpo (Seoul).
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,142
Động cơ
1,130,884 Mã lực
Do không biết quy trình hạ cánh của sân bay này, trung úy No cho chiếc MiG-15 di chuyển sai đường băng và suýt đâm vào một chiếc F-86 đang hạ cánh bên cạnh.
Đại úy phi công Mỹ Dave William lái chiếc F-86 đã phải cố tránh để không xảy ra va chạm, đồng thời thông báo qua radio về sự xuất hiện bất ngờ của chiếc tiêm kích MiG-15 đối phương. Ngay sau đó, No Kum-sok đưa máy bay đỗ vào khoảng trống giữa hai chiếc F-86, mở cửa buồng lái trèo ra ngoài và đầu hàng trước sự sửng sốt của người Mỹ.
MiG-15 defected (12).jpg
MiG-15 defected (13).jpg
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top