"Đốt" có đốt this, đốt that.
Hiểu nôm na thế này, hành động đốt vàng mã đã được tâm linh hóa, như kiểu làm phép, nên nó ở một tầng khác, đi theo con đường khác, được gửi đến thế giới của người âm. Khi người dương chủ ý đốt vàng mã hay thứ gì khác gửi cho người âm, là trong tâm niệm đã khấn cầu, đã khoác cái áo tâm linh cho số vàng mã đấy, và vàng mã (đã cúng) này khác với vàng mã ngoài chợ chỉ đơn thuần là một thứ hàng hóa.
Còn hành động đốt rác, đốt rơm, đốt củi, đốt nương rẫy, cháy rừng,... chỉ đơn thuần là các hoạt động trong đời sống con người hay một sự cố tự nhiên, là những phản ứng oxy hóa thuần túy. Ngay cả vàng mã hàng hóa mà bỏ đi rồi đem đốt thì cũng chỉ là rác mà thôi. Ngược lại, nếu rác kia được khấn nguyện gửi cho người âm và đốt đi thì tất nhiên người âm vẫn nhận được.
Giống như tạc một pho tượng thần phật bằng gỗ, đá,... Nếu chỉ tạc xong để đấy, thì đó đơn giản chỉ là một cục gỗ, tảng đá có hình hài như thế, là một thứ hàng hóa bày bán ngoài chợ, mưa nắng dãi dầu, hỏng vỡ cũng chẳng ai quan tâm. Nhưng để pho tượng ấy có ý nghĩa tâm linh, có sự linh thiêng, thì người ta phải làm các thủ tục, nghi lễ, nôm na là "hô thần nhập tượng", "khai quang điểm nhãn". Một tảng đá thô, một khúc mộc mạc, nếu người dân gán cho các ý nghĩa linh thiêng, đem thờ cúng, thì tảng đá, khúc cây ấy cũng tự có linh khí, như tảng đá "cụt đầu" ở am thờ Mỵ Châu, đền Cổ Loa.
Về việc đốt vàng mã tập trung như ở chung cư, thì cứ tạm coi lò hương đó như là trạm giao nhận hàng hóa thôi. Vàng mã mỗi nhà đều đã được cúng lễ, coi như là dán nhãn gửi đến cụ A, cụ B nào đó ở cõi dưới. Khi đốt tập trung, vàng mã đó cứ theo "nhãn dán" mà chuyển phát đến từng cụ, hoặc các cụ tiện thì đến nhận rồi tranh thủ tụ tập chém gió cho vui. Ko biết dưới đó, các dịch vụ cpn có phát triển ko, nhưng dự là các cụ đi mây về gió thì grab hay giao hàng nhanh chẳng có cửa mà mần ăn.
Rảnh rỗi em chém gió tí nhé, hehe