Nắng hiếm ở Trạm Tấu
Gọi là nắng hiếm một phần là cho nó có vẻ văn thơ chút, phần nữa là thấy người dân vùng Trạm Tấu kể rằng lâu lắm rồi mới có nắng đẹp như vậy. Ai chà, không biết Ếch Cụt quan trọng hay người ta nâng tầm quan trọng lên. Thôi kệ, cứ biết sướng cái cái đã.
Như lão 3G kể chuyện, bọn tôi gặp nhau ở cửa KS Nghĩa Lộ, trông xa đẹp phết. Mở cửa lao xuống bắt tay rõ chặt, miệng la lớn “Ah, chào các Cụ, Mợ”. Cứ tưởng lão í cho vào thư giãn, ai dè ra lệnh lên đường nhanh sợ an hem ở Trạm Tấu đợi.
Ừ thì lên đường. Chạy một chốc sau bọn tôi đến thịt trấn Trạm Tấu, cảnh đẹp dọc đường thế nào thì các Cụ đã biết. Đường quanh co liên tục, người ngồi sau lắc lư và rất khó chịu (không giống ngồi xe Focus, hi hi). Đến thị trấn thấy các Cụ í phi thẳng vào huyện ủy. Bí thư, PBT, PCT đã chờ sẵn (ông 3G hơi quan trọng hóa vấn đề rồi), anh em thống chào hỏi nhau và thống nhất rất nhanh. Bác Bí Thư phải đi có việc bận, anh em sẽ xuống thẳng trường dân tộc nội trú gần đó nhất. Sau khi ăn trưa sẽ lên đường vào điểm trường. Kế hoạch nghe rất có lý, vậy là lại ào ra và lên xe. Cũng may, trường cách đó không xa lắm. Và câu chuyện sẽ rất vui, theo ý mình, từ điểm này.
Đến trường nội trú, không như anh em tưởng, mấy lãnh đạo bên ếch vào làm việc với phòng giáo dục và trường. Mình phận thảo dân nên ra làm tí dân vận vậy. Vừa ra khỏi cổng đã gặp mấy học sinh lớn ngược lên dốc líu lo. May mà mình biết tiếng Kinh không thì chả hiểu gì.
Nhìn đứa bé đứng bên phải (đi dép) - mình lại nhớ về tuổi thơ mình hồi còn ở quê
Gặp hai đứa nhỏ, hỏi chuyện bọn chúng. Ban đầu, chúng rất e dè – có lẽ ít tiếp xúc với người lạ, sau khoàng 3 phút thôi, chuyện nổ như ngô, dẻo như nếp nương luôn. Mình rút điện thoại ra ghi lại những ước vọng của chúng.
A.D: Các cháu có thích đi học không?
Trẻ con (T.C): Có ạ
Thế ai học giỏi nhất ở đây: (trả lời bằng tiếng Mông) – lúc đó có phiên dịch thì hay biết mấy
A.D: Bác sẽ mang ảnh tặng các cháu lúc quay trở lại. Các cháu có thích không?
T.C: Có ạ
A.D: Thế còn thích gì nữa? sách vở, giầy dép…?
T.C: Thích tất cả ạ
Ngay cả khi được hỏi, chúng cũng không thể nghĩ ra nhu cầu của mình là gì nữa. Cũng là trẻ con, chỉ khác nhau ở chỗ sinh ra ở miền đất nào mà sao chúng khác nhau đến thế.
Trên dốc chẳng có gì mà những bé gái này vẫn đi lên
Tôi quan sát thấy có một nhóm bé gái đi ngược lên dốc. Hỏi bọn trẻ “các bạn kia đi đâu vậy?” – “chúng nó đi chơi đấy, lát lại đi xuống thôi mà”. Tôi nhìn lên đỉnh dốc cố gắng kiếm ra một lý do nào đó để giải thích việc chúng leo lên, nhưng về sau thì tự hiểu rằng – không cần thiết phải tìm nữa vì giản đơn một điều “ở trong nội trú cân cẳng bó buộc chúng chạy ra chơi cho vui mà thôi”.
Quay trở lại mấy đứa con trai, một lần nữa thấy giật mình vì cách chúng chơi vui với nhau. Đứa này thì nhau đẩy đứa khác xuống dưới vực (bên dưới là lòng suối – về mùa này đang cạn – lòng suối là nơi phơi quần áo của các cháu).
Lòng suối cạn là nơi lý tưởng làm xưởng "giặt/là"
Một số đứa khác, hiền lành hơn, thi xem ai ném xa nhất. Nhìn những khuôn mặt này, tôi chợt nghĩ rằng, nếu không ra thành phố, chắc chắn chúng cũng đang cảm thấy hạnh phúc.
Nhìn những khuôn mặt này, ai bảo chúng đáng thương nào.
Một lúc sau, các bạn gái đã đi xuống. Không giống như bọn con trai, các em gái rất nhát, luôn quay đi khi biết có người chụp ảnh. Mình phải giả vờ mãi mới được một hai kiểu.
Chơi một lúc, bọn con trai chạy thi từ dốc xuống. Tôi may mắn chớp được một hai đúp thế này. Nhìn chúng vừa yêu, vừa thương.
Dàn quân nhé (cứ nhau F1 ấy, khiếp thật)
Sau này, tôi được các cô giáo cho biết, cậu bé áo xanh (đi dép) là con một chủ tịch xã trong vùng.
Chơi một hồi, bọn con trai lại bám vào vách đồi rồi chạy ào xuống. Đây rõ ràng là trò chơi của chúng nhưng cũng là cách mà chúng tập luyện cơ bắp và tinh thần đề vượt khó đến trường trong những ngày mà ông trời không chiều lòng con người.
(còn tiếp)