[Funland] 18-12-1972 Mở màn chiến dịch Linebacker II

bocume

Xe tăng
Biển số
OF-31146
Ngày cấp bằng
12/3/09
Số km
1,482
Động cơ
767,485 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Website
yogabau.vn
Hồi em học cấp 1,trong vườn trường vẫn còn cái tầng đuôi tên lửa rơi xuống, ra chơi bọn nhóc leo trèo mãi. Các cụ có nhớ mấy món này không: cổng chào khu phố nhiều nơi làm bằng 2 cái trụ khủng, chính là 2 cái ống bảo quản tên lửa , ông ngoại em còn có cái bể nước mưa cực độc, chính là cái nắp của cái ống đó, cho đến thời sắt vụn lên ngôi thì chúng mới biến mất sạch sẽ. Đội ơn cụ nào có ảnh mấy món đó cho lên đây chơi, thật là hoài niệm quá đi... Đúng là một thời ăn ngủ với tên lửa.
Cụ ra khu nam đồng, còn nguyên 2 trụ nhá
 

vinhtran281216

Xe tải
Biển số
OF-470380
Ngày cấp bằng
14/11/16
Số km
244
Động cơ
-70,160 Mã lực
Lúc 4 giờ 39 phút, Sĩ quan điều khiển Nguyễn Văn Đức cùng các trắc thủ Phạm Hồng Hà (cự ly), Lưu Văn Mộc (góc tà), Nguyễn Đình Tân (phương vị dưới sự chỉ huy của Thượng úy Tiểu đoàn trưởng Đinh Thế Văn đã “trói gọn” tốp B-52 số hiệu 954 đang từ hướng núi Ba Vì bay vào. Do trận địa Chèm được bố trí nằm ben sườn cả hai đường bay cơ bản của B-52 vào Hà Nội từ Tây Bắc xuống Và Tây Nam lên nên ngay từ cự ly ngoài 40 km, các trắc thủ của Tiểu đoàn 77 đã nhìn rõ 3 tín hiệu B-52 cùng lúc xuất hiện trên màn hiện song. Chớp thời cơ, Thượng úy Đinh Thế Văn hạ lệnh phóng đạn ngay khi mục tiêu ở cự ly 36 km, sát rìa vùng xạ kích có hiệu lực bằng phương pháp vượt trước nửa góc hai đạn, bám sát tự động, kích nổ có điều khiển (để chống nhiễu thụ động). Đòn đánh đối diện của Tiểu doàn 77 đã bắn rơi tại chỗ chiếc B-52D số hiệu 56-0608, mật danh liên lạc “Rose 1” tại xã Tam Hưng, Thanh Oai, Hà Tây. Các quân nhân Mỹ trên chiếc máy bay này gồm Đại úy Hal Wilson, lái chính, Trung úy Charles Brown, lái phụ, Thiếu tá Fernando Alexander, Hoa tiêu ném bom và đại úy tác chiến điện tử Henry Barrows phải nhảy dù và bị bắt sống. Các quân nhân Mỹ còn lại trên máy bay gồm Đại úy hoa tiêu Richard Cooper và thượng sĩ xạ thủ súng máy Charlie Poole đã không thể thoát nạn.

Chiến thắng của Tiểu đoàn 77 mở ra một triển vọng mới cho phép lực lượng Phòng không-Không quân Nhân dân Việt Nam có thể đánh tiêu diệt lớn trước đối thủ B-52 hiện đại của Không lực Hoa Kỳ.. Bởi B-52D là loại máy bay cũ hơn B-52G nhưng lại được nang cáp hoàn toàn mới về tác chiến điện tử., được trang bị 15 máy gây nhiễu tích cực kiểu ALQ-101 và ALQ-107 có phổ tần rộng, công suất lớn, cường độ mạnh, có thể gây nhiễu radar ở cá 3 chế độ nhiễu nắn, nhiễu chặn và nhiễu quét; kèm theo 2 máy gây nhiễu thụ động bằng các dải băng kim loại để kích nổ đầu đạn tên lửa đối không có chế độn ngòi nổ radar tự động và còn kem theo 4 tên lửa mồi bẫy “Quayle” phát tín hiệu giả B-52.

Trong số 87 lần chiếc B-52 được R. Nixon giao nhiệm vụ tấn công Thủ đô Hà Nội đêm 18-12-1972, đã có 3 chiếc B-52 có đi không về, Ngoài a, Bộ chỉ huy không quân chiến lược Mỹ (SAC) còn thừa nhận 2 chiếc B-52D số hiệu 56-0678 và 56-0583 bị thương (mật danh liên lạc “Lilac 3” và “Rainbow 1”), trong đó chiếc 56-0678 bị thương rất nặng; tổn thất sửa chữa và phục hồi lên đến hơn 175.000 USD nhưng chiếc máy bay này vẫn không thể cất cánh.

Trong đêm đọ sức đầu tiên với Không quân chiến lược Mỹ, lực lượng Phòng không-Không quân Nhân dân Việt Nam đã đánh 33 trận, tiêu thụ 62 đạn tên lửa B-750B, hàng trăm viên đạn pháo cao xạ các loại, hàng nghì biên đạn súng phòng không tầm thấp, bắn hạ 3 chiếc B-52, 2 chiếc F-105F. 1 chiếc F-4E, 1 chiếc A-7C. Tỷ lệ thắng đạt 9,09%. Một bước khởi đầu hứa hẹn cho chiến thắng của toàn bộ chiến dịch.
 

vinhtran281216

Xe tải
Biển số
OF-470380
Ngày cấp bằng
14/11/16
Số km
244
Động cơ
-70,160 Mã lực

Sơ đồ bố trí lực lượng phòng không Việt Nam tại Hà Nội và Hải Phòng tháng 12-1972.


Đội hình lực lượng phòng không bảo vệ Hà Nội cuối tháng 12-1072.


Các trận đánh B-52 đêm 18 rạng ngày 19-12-1972 tại Hà Nội


Phân tích của chuyên gia Liên Xô về đội hình tấn công của B-52


Sơ đồ chiến thuật gây nhiễu thụ động của không quân Mỹ bảo vệ cho B-52.


Hình sóng nhiễu B-52 trong đội hình có F-4 bảo vệ.


Hình sóng nhiễu B-52 ở cự ly 25-28km trên màn hiện sóng của radar đo cao.

Hình sóng nhiễu B-52 trên màn hiện sóng của đài radar nhìn vòng P-12.
 

vinhtran281216

Xe tải
Biển số
OF-470380
Ngày cấp bằng
14/11/16
Số km
244
Động cơ
-70,160 Mã lực
15 giờ chiều 19-12-1972, tại Câu lạc bộ Quốc tế cạnh Nhà hát lớn Hà Nội diễn ra cuộc họp báo đặc biệt do Bộ Quốc phòng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tổ chức. Tại cuộc họp báo này, người phát ngôn Bộ Quốc phòng chính thức công bố thông báo chiến thắng đêm 18 rạng ngày 19-12-1972 của Quân đội Nhân dân Việt Nam đối với Không quân chiến lược Mỹ. Các nhà báo trong và ngoài nước được tận mắt chứng kiến 6 viên phi công B-52 bị tên lửa phòng không Việt Nam bắn rơi và còn sống sót. Thiếu tá hoa tiêu ném bom Alexander Fernando thừa nhận không quân Mỹ đã trút bom vào hầu hết các mục tiêu dân sự.

Phóng viên của hãng thông tấn Reuter (Anh) có mặt tại Hà Nội khi đó đã nêu câu hỏi rằng việc đưa các tù binh ra họp báo có vi phạm Công ước Viên và tù binh hay không. Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Việt Nam đã trả lời thẳng thừng rằng Công ước Viên không cấm việc tiết lộ danh tính của các tù binh. Hơn nữa, đây là một hành động nhân đạo để cho người thân của các tù binh Mỹ này biết được con em họ còn sống và còn có hy vọng trở về. Các tù binh bị thương được phía Việt Nam đối xử theo đúng tinh thần Công ước Viên. Họ được chăm sóc tốt về ý tế, bảo đảm ăn uống, sinh hoạt ở nơi an toàn mặc dù trước đó, họ vừa trút bom xuống đầu những người đã cố gắng cứu sống họ khi họ bị bắn rơi.
 

vinhtran281216

Xe tải
Biển số
OF-470380
Ngày cấp bằng
14/11/16
Số km
244
Động cơ
-70,160 Mã lực
Đêm 19 rạng ngày 20-12-1972, Không quân Mỹ vẫn dùng B-52 tổ chức đánh tập trung vào Hà Nội tại các mục tiêu là sân bay Nội Bài, ga Đông Anh, các khu kho Uy Nỗ, Cổ Loa, Yên Viên, Nhà máy xe lửa Gia Lâm, khu tập thể An Dương cạnh cầu Long Biên. Số lượng các phi vụ B-52 lên đến hơn 93 lần chiếc, chia làm 3 đợt như đêm 18-12 vào chập tói, nửa đêm và rạng sáng.Bộ tư lệnh không quân đặc nhiệm 77 của Mỹ dùng hơn 162 lần chiếc máy bay chiến thuật đánh phá Khu gang thép Thái Nguyên, Nhà máy điện Yên Phụ, thị xã Bắc Giang, các trận địa sản xuất đạn tên lửa ở Trại Cá, Sấu Giá, Vân Trì…

Bộ đội tên lửa bảo vệ Hà Nội đánh 22 trận, tiêu thụ 33 đạn, chỉ bắn rơi 2 chiếc B-52 nhưng không rơi tại chỗ. Một chiếc rơi ngoài Thái Bình Dương, một chiếc lết về được căn cứ Utapao với 4/8 động cơ bị hỏng và trượt khỏi đường băng khi hạ cánh, lao vào bãi mìn và bị phá hủy hoàn toàn.Tuy nhiên, đêm 19 rạng ngày 20-12-1972 cũng là đêm có khá nhiều máy bay B-52 bị tên lửa phòng không Việt Nam làm hư hại ở các mức độ khác nhau. Theo phía Mỹ thừa nhận, chiếc B-52D (số hiệu 56-0592, mật danh “Ivory 01”) xuất phát từ Utapao bị thương nặng, rơi trên đường băng sân bay; chiếc B-52G (số hiệu 58-0254, mật danh “Hazel 03”) xuất phát từ Guam bị rơi trên biển khi cố hạ cánh xuống căn cứ Anderson. Theo tài liệu của hang Boeing, hang sản xuất đồng thời là nhà thầu bảo trì máy bay B-52 cho quân đội Mỹ, trong các trận đánh đêm 19-12-1972, chiếc B-52D số hiệu 56-0592 đã bị thương rất nặng và phải hạ cách bắt buộc xuống sân bay Nakhon Phanom (Thái Lan), thời gian sửa chữa lên đến 2.000 giờ công; chiếc B-52G số hiệu 58-0254 hạ cánh tại căn cứ Anderson ở Guam với 30 lỗ thủng trên thân, mất 250 giờ công sửa chữa.

Tại Hải Phòng sau đêm đầu tiên chỉ bắn rơi được 1 chiếc cuwowfngnkisch A-6A bay thấp, đánh lén, đêm 19-12-1972, Đại tá Bùi Đăng Tự, tue lệnh Sư đoàn phòng không Hải Phòng (F363) và Thượng tá Chính ủy Vũ Trọng Cảnh thống nhất hạ lệnh cho tất cả cao xạ và tên lửa đánh máy bay cường kích, không chờ B-52 nữa. Trong ngày và đêm 19-12-1972, Không quân của hải quân Mỹ tiếp tục đánh phá Sở Dầu, Bến Kiền, Bến Bính, Cầu Quay, khu đầu mói giao thông Quán Toan và các trận địa tên lửa.

Nhờ rút kinh nghiệm đêm trước đánh theo kiểu xoay bản lề, bắn theo tiếng động, đêm nay, Sư đoàn phòng không Hải Phòng đánh tập trung hỏa lực và đạt hiệu quả chiến đấu cao. Tên lửa của các trung đoàn 238 (Hạ Long) và 285 (Nam Triệu) bắn rơi 1 chiếc A7C và 1 chiếc F-4J. Trung đoàn cao xạ 250 hạ 1 chiếc F-111A và 1 chiếc F-4H.
 

vinhtran281216

Xe tải
Biển số
OF-470380
Ngày cấp bằng
14/11/16
Số km
244
Động cơ
-70,160 Mã lực
Trận đánh rơi tại chỗ chiếc A-7C lúc rạng sang ngày 20-12-1972 của Tiểu đàn hỏa lực 72 (Đoàn Hạ Long) có nhiều điểm đáng khâm phục về tinh thần dũng cảm, ý chí tiến công địch, dám đối đầu và kỹ năng tác chiến thực hiện mục tiêu “tiêu diệt địch, bảo vệ mình của Bộ đội Tên lửa phòng không Việt Nam.

Hồi 4 giờ 50 phút sáng 20-12-1972, không quân của hải quân Mỹ điều một tốp 2 chiếc A-6E đột nhập vào khu vức ven biển Đồ Sơn và lượn vòng tại đó để thu hút sự chú ý của ta. Sau 5 phút, một tốp A-7C bay vào và lượn lờ ở khu vực cửa sông Văn Úc nhưng không xâm nhập bầu trời nội đô thành phố. Các tiểu đoàn hỏa lực của E238 đều bắt được mục tiêu nhưng chưa tiểu đoàn nào phóng đạn. Vòng lượn của tốp A-8C cứ xoay tròn xung quanh trận địa của D82. Trung đoàn trưởng E238 Đào Công Thận điện nhắc Tiểu đoàn trưởng D82 Ngô Thế Dân chú ý địch có thể bẫy ta phóng đạn rồi phóng tên lửa Shrike “phản pháo” ta.

Lúc 4 giờ 57 phút, chớp đúng thời cơ tốp A-7C nâng độ cao và phun nhiễu tiêu cực, kíp chiến đấu của D82 gồm sĩ quan điều khiển Nguyễn Phúc Chuyện và các trắc thủ Hiển, Liên, Giang đã thực hiện thao tác phát sóng một lần, đánh nhanh có chuẩn bị, dùng phương pháp vượt trước nửa góc phóng một đạn. Cùng lúc đó, địch cũng phát hiện ta phát sóng điều khiển và phóng trả tên lửa Shrike. Kíp chiến đấu kịp thời chuyển chế độ bám sát tự động, đột ngột quay ngoặt đài SRN-75 một góc 90 độ và tắt sóng cao tần điều khiển.

Vào lúc quả tên lửa Shrike phóng ra từ tốp A-7C nổ cách trung tâm trận địa của D82 chưa đầy 100 m thì cũng là lúc chiếc A-7C trúng đạn tên lửa B-750B của D82, bốc cháy dữ dội và rơi xuống cánh đồng xã Thuận Thiên, huyện Kiến Thụy, Hải Phòng. Đại úy phi công Mỹ Jim R. Carne nhảy dù và bị dân quân Kiến Thụy bắt sống. Anh ta khai rằng nhiệm vụ của cả 2 biên đội A6 và A7 là cố làm cho radar của ta bị phân tán chú ý về hai hướng ngược chiều nhau nhằm tìm diệt trận địa tên lửa SAM.

Nhờ máy phát hiện sóng radar, J. R. Carne biết ta đã phát song sục sạo mục tiêu nhưng anh ta cố chờ đến hi ta phóng đạn và phát song điều khiển để đánh trả bằng tên lửa AGM-78 cho chắc ăn. Nhưng J. R. Carne vừa phóng đạn đi thì tên lửa của ta đã nổ ngay trên cánh phải máy bay của anh ta. Trận đánh của D82 là bài học quý giá cho các tiểu đoàn tên lửa phòng không bảo vệ Hà Nội và Hải Phòng để đối phó với thủ đoạn cơ động vòng tròn, liên tục đổi hướng, phun nhiễu đồng thời phóng trả tên lửa chống bức xạ của địch.

Sau các trận đánh đêm 19 rạng ngày 20-12-1972 với tổn thất tối thiểu, các tướng tá không quân Mỹ chỉ huy các căn cứ Anderson trên đảo Guam (tướng Andrew B. Anderson), Utapao ở Thái Lan (tướng Glenn R. Sullivan), Lực lượng không quân đặc nhiệm 77 của Hải quân Mỹ trên 6 tài sân bay đậu ở Biển Đông cũng như Bộ chỉ huy không quân chiến lược Mỹ (các tướng John C. Meyer và John Dale Ryan) lại chủ quan cho rằng: “Bắc Việt đã căng hết sức ra rồi”. Họ ra lệnh tập trung binh lực chuẩn bị chi trận quyết chiến chiến lược đêm 20 rạng ngày 21-12-1972 với hy vọng sẽ giành ưu thế áp đảo cho phía Mỹ, buộc Việt Nam phải ngồi lại bàn đám phán ở Paris trong tư thế của “kẻ ăn xin”.
 

vinhtran281216

Xe tải
Biển số
OF-470380
Ngày cấp bằng
14/11/16
Số km
244
Động cơ
-70,160 Mã lực

Xác chiếc B52D số hiệu 56-0608, mật danh liên lạc “Rose 1” bị Tiểu đoàn tên lửa 77, Đoàn Cờ Đỏ (E257) bắn rơi tại xã Tam Hưng, Thanh Oai, Hà Tây.

Thảm bom B-52 ở Uy Nỗ, Đông Anh, Hà Nội.

Đại úy Robert Glenn Certain, hoa triêu dẫn đường trên chiếc B-52G số hiệu 58-0201, mật danh liên lạc “Charcoal 1” là phi công B-52 đầu tiên được nhập trại Hỏa Lò đêm 18-12-1972.

Đại úy tác chiến điện tử Richard Thomas Simpson trên chiếc B-52G số hiệu 58-0201 bị bắt sống đêm 18 rạng ngày 19-12-1972.

Thiếu tá hoa tiêu ném bom Richard Edgar Johnson trên chiwwsc B-52G số hiệu 58-0201, bị bắn rơi, phải nhảy dù và bị bắt làm tù binh đêm 18 rạng ngày 19-12-1972.

Đại úy Karl Hal Wilson, phi công lái chính chiếc B-52D số hiệu 56-0608, mật danh liên lạc “Rose 1” bị bắn rơi tai xã Tam Hưng, Thanh Oai, Hà Tây và bị dân quân Việt Nam bắt sống

Trung úy phi công phụ Charles Arthur Brown trên chiếc B-52D số hiệu 56-0608 bị bắt làm tù binh.

Thiếu tá hoa tiêu ném bom Alexander Fernando trên chiếc B-52D số hiệu 56-0608 bị bộ đội phòng không Việt Nam bắn rơi và bị bắt làm tù binh.

Phi công Mỹ Jim R. Carne bị bắt sống ở Hải Phòng.

Các phi công Mỹ thú nhận tội ác tại cuộc họp báo chiều 19-12-1972 tại Câu lạc bộ quốc tế, Hà Nội.
 

vuongtay123

Xe tải
Biển số
OF-470080
Ngày cấp bằng
13/11/16
Số km
330
Động cơ
-69,289 Mã lực


Ngày 24/12/1972 trên trang nhất tờ The Sunday Times (Mỹ) đăng tin:

"Sài Gòn, thứ 7.

Tướng Võ Nguyên Giáp, Bộ trưởng Quốc phòng Bắc Việt Nam, đã thiệt mạng trong một vụ nổ ngày hôm qua khi thị sát những tổn thất sau các đợt ném bom tại Hải Phòng, theo nguồn tin tình báo Nam Việt Nam.

Nguồn tin này cho biết một quả "mìn nổ chậm" đã phát nổ khi Tướng Giáp thị sát kho quân sự Trần Hưng Đạo tại thành phố cảng. Không có thêm chi tiết về vụ việc..."
 

7years

Xe điện
Biển số
OF-438258
Ngày cấp bằng
19/7/16
Số km
3,051
Động cơ
241,777 Mã lực
Tuổi
50
Lúc 4 giờ 39 phút, Sĩ quan điều khiển Nguyễn Văn Đức cùng các trắc thủ Phạm Hồng Hà (cự ly), Lưu Văn Mộc (góc tà), Nguyễn Đình Tân (phương vị dưới sự chỉ huy của Thượng úy Tiểu đoàn trưởng Đinh Thế Văn đã “trói gọn” tốp B-52 số hiệu 954 đang từ hướng núi Ba Vì bay vào. Do trận địa Chèm được bố trí nằm ben sườn cả hai đường bay cơ bản của B-52 vào Hà Nội từ Tây Bắc xuống Và Tây Nam lên nên ngay từ cự ly ngoài 40 km, các trắc thủ của Tiểu đoàn 77 đã nhìn rõ 3 tín hiệu B-52 cùng lúc xuất hiện trên màn hiện song. Chớp thời cơ, Thượng úy Đinh Thế Văn hạ lệnh phóng đạn ngay khi mục tiêu ở cự ly 36 km, sát rìa vùng xạ kích có hiệu lực bằng phương pháp vượt trước nửa góc hai đạn, bám sát tự động, kích nổ có điều khiển (để chống nhiễu thụ động). Đòn đánh đối diện của Tiểu doàn 77 đã bắn rơi tại chỗ chiếc B-52D số hiệu 56-0608, mật danh liên lạc “Rose 1” tại xã Tam Hưng, Thanh Oai, Hà Tây. Các quân nhân Mỹ trên chiếc máy bay này gồm Đại úy Hal Wilson, lái chính, Trung úy Charles Brown, lái phụ, Thiếu tá Fernando Alexander, Hoa tiêu ném bom và đại úy tác chiến điện tử Henry Barrows phải nhảy dù và bị bắt sống. Các quân nhân Mỹ còn lại trên máy bay gồm Đại úy hoa tiêu Richard Cooper và thượng sĩ xạ thủ súng máy Charlie Poole đã không thể thoát nạn.

Chiến thắng của Tiểu đoàn 77 mở ra một triển vọng mới cho phép lực lượng Phòng không-Không quân Nhân dân Việt Nam có thể đánh tiêu diệt lớn trước đối thủ B-52 hiện đại của Không lực Hoa Kỳ.. Bởi B-52D là loại máy bay cũ hơn B-52G nhưng lại được nang cáp hoàn toàn mới về tác chiến điện tử., được trang bị 15 máy gây nhiễu tích cực kiểu ALQ-101 và ALQ-107 có phổ tần rộng, công suất lớn, cường độ mạnh, có thể gây nhiễu radar ở cá 3 chế độ nhiễu nắn, nhiễu chặn và nhiễu quét; kèm theo 2 máy gây nhiễu thụ động bằng các dải băng kim loại để kích nổ đầu đạn tên lửa đối không có chế độn ngòi nổ radar tự động và còn kem theo 4 tên lửa mồi bẫy “Quayle” phát tín hiệu giả B-52.

Trong số 87 lần chiếc B-52 được R. Nixon giao nhiệm vụ tấn công Thủ đô Hà Nội đêm 18-12-1972, đã có 3 chiếc B-52 có đi không về, Ngoài a, Bộ chỉ huy không quân chiến lược Mỹ (SAC) còn thừa nhận 2 chiếc B-52D số hiệu 56-0678 và 56-0583 bị thương (mật danh liên lạc “Lilac 3” và “Rainbow 1”), trong đó chiếc 56-0678 bị thương rất nặng; tổn thất sửa chữa và phục hồi lên đến hơn 175.000 USD nhưng chiếc máy bay này vẫn không thể cất cánh.

Trong đêm đọ sức đầu tiên với Không quân chiến lược Mỹ, lực lượng Phòng không-Không quân Nhân dân Việt Nam đã đánh 33 trận, tiêu thụ 62 đạn tên lửa B-750B, hàng trăm viên đạn pháo cao xạ các loại, hàng nghì biên đạn súng phòng không tầm thấp, bắn hạ 3 chiếc B-52, 2 chiếc F-105F. 1 chiếc F-4E, 1 chiếc A-7C. Tỷ lệ thắng đạt 9,09%. Một bước khởi đầu hứa hẹn cho chiến thắng của toàn bộ chiến dịch.
Bác Văn là bác họ em, hiền lành tốt tính đáo để. Cứ kể đến chuyện đến bắn b52 là mắt sáng ngời. Bác là con địa chủ, lúc xét phong ahllvt thì xịt vì lý lịch

Trận bom uy nỗ cách đây dăm năm còn vết tích vệt ao chuôm hố bom chạy 1 dọc. 2 trăm người chết, ông bà cụ em tranh thủ đạp xe về thăm quê kể chôn không kịp, chôn hôm trước hôm sau bom đã bật cả quan tài. Bảo sao không đau thương với căm thù
 

newbiess

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-400161
Ngày cấp bằng
8/1/16
Số km
2,898
Động cơ
249,130 Mã lực
Trung ương ta ngay sau chiến thắng 75 đã tổng kết, thắng lợi đầu tiên ở yếu tố con người mà nhân dân là vĩ đại nhất. Sau đến rồi sự lãnh đạo tài tình sáng suốt kết hợp được sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Còn trí tuệ thì dĩ nhiên, làm người ai chả có. Mà khôn dại tiến lùi chả biết thế nào đâu mà oánh giá. Theo như ông gì Trưởng bộ môn Binh pháp bên Tàu, thằng không phải oánh nhau mới là thằng oánh nhau giỏi. Đấy là quan điểm của em.

"Sức mạnh đó không chỉ là sức mạnh quân sự, càng không phải sức mạnh của riêng vũ khí và tiền bạc. Đó là sức mạnh tổng hợp về quân sự, chính trị, xã hội, văn hóa, sức mạnh của cả nước và toàn dân đánh giặc, cả ở trên tuyến và hậu phương, phát huy cao độ các yếu tố tư tưởng, ý chí và vật chất kỹ thuật, kết hợp tài năng tổ chức của bộ máy lãnh đạo, chỉ huy với sức chiến đấu và tính năng động của nhân dân và các lực lượng vũ trang. Đó là sức mạnh vô địch của cách mạng Việt Nam được tích lũy qua gần nửa thế kỷ đấu tranh dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, kết tinh cả truyền thống chiến đấu và tài thao lược của tổ tiên ta. Bao trùm lên tất cả đó chính là sức mạnh làm chủ của nhân dân lao động nước ta trong thời đại mới, sức mạnh của dân tộc ta kết hợp với sức mạnh của thời đại." Trích diễn văn kỷ niệm 10 giải phóng miền nam thống nhất đất nước.
Nói thật với cụ em thấy cái kiểu câu như "thằng không phải oánh nhau mới là thằng oánh nhau giỏi" hay "không phải đánh nhau mới là thông minh" vv nó rất ngớ ngẩn hoặc tầm phào vô thưởng vô phạt. Những loại câu đó tầm phào và chưa bao giờ được đánh giá cao hay coi là triết lý, chân lý, thì không nói làm gì, những những thằng cứ nhai đi nhai lại mấy câu đó coi như chân lý, thì đúng là những thằng óc đậu hũ thôi, em thật.

Trong một số hoàn cảnh, thì tránh để xảy ra đánh nhau khi chưa cần thiết, thì đúng là khôn ngoan, thông minh, giỏi, ví dụ như VN hiện giờ, tránh được đánh nhau với TQ, mặc dù tình hình Biển Đông căng thẳng và luôn có vài thằng đế quốc thọc gậy bánh xe ném xăng vào mấy lần do thằng đế quốc siêu cường muốn xoay trục Đông Á và rất cần một phiên bản U cà biển Đông. Rồi bọn 3/ nhân thể tìm cách khích động. Mà VN vẫn tránh được, thì phải nói VN quá giỏi, chiến lược của Đ cầm quyền VN quá khôn ngoan, sáng suốt. Còn nhìn bọn U cà để bọn đế quốc giật dây đưa để mà đánh nhau khiến quốc gia nát bươm, đấy đúng là bọn U cà mà cụ thể là bọn cầm quyền bây giờ ngu nên mới để xảy ra như vậy.

Nhưng có những trường hợp, éo muốn đánh mà bắt buộc phải đánh nhau. Để tự vệ, để phòng thủ. Mình không làm gì có thằng xông vào cướp giết, không lẽ đứng yên để nó cướp giết mới là giỏi là thông minh à? Nên mấy cái câu mà cụ lải nhải ở đây nó chưa bao giờ là chân lý và chưa bao giờ được thế giới tán dương là vì thế, và nó tầm phào là vì thế, vì không đúng cho tất cả các cuộc chiến tranh, đánh nhau , chỉ trong vài trường hợp cụ thể mà thôi. Có bọn óc đậu hũ mới nhai đi nhai lại như là chân lý. VN có muốn chiến tranh với Pháp với Nhật với Mỹ với TQ năm 1979 không? Nước Mỹ có muốn CT với nước mẹ Anh quốc để giành độc lập không? Nước Nga có muốn CT với Napoleon không vv Những cuộc chiến tranh chống xâm lược hay giành độc lập là bắt buộc và việc phải bước vào chiến tranh chẳng liên quan gì đến giỏi hay dốt cả. Thắng được những cuộc ct đó mới là giỏi, thông minh, vĩ đại

Còn về chiến thắng Mỹ nói chung và Điện Biên Phủ trên không nói riêng, tất nhiên đó là do yếu tố con người mà nhân dân là vĩ đại nhất. Sau đến rồi sự lãnh đạo tài tình sáng suốt kết hợp được sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại vvb đương nhiên rồi . Nhưng nếu hồi bé em nghĩ đơn giản thắng lợi là do nhân dân vĩ đại, can trường, chấp nhận hy sinh vv, chỉ cần thế là đủ thắng, thì sau này khi tìm hiểu nhiều hơn em mới thấy, để chiến thắng không hề đơn giản , không chỉ nhờ sự chịu đựng hy sinh mà còn nhờ ở ý chí, chiến lược, trí tuệ VN! Khi kẻ thù mạnh gấp trăm lần và không từ thủ đoạn hay sự dã man nào. Đọc về lịch sử cuộc chiến tranh chống Mỹ xâm lược , mới thấy chiến thắng vĩ đại phi thường như thế nào. Đó là cuộc đấu trí đúng nghĩa mà trí tuệ và bản lĩnh VN đã thắng. Mà không chỉ trong cuộc chiến chống Pháp chống Mỹ, tất cả các cuộc chiến tranh chống xâm lược của VN đều vĩ đại, phi thường, đều yếu thắng mạnh ít thắng nhiều, đều là nhờ có chiến lược, trí tuệ hơn kẻ thù.
 
Chỉnh sửa cuối:

newbiess

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-400161
Ngày cấp bằng
8/1/16
Số km
2,898
Động cơ
249,130 Mã lực
http://anninhthudo.vn/quan-su/infographic-s125-phong-khong-viet-nam-va-su-may-man-cua-my-trong-dien-bien-phu-tren-khong/752074.antd

S-125 phòng không Việt Nam và sự may mắn của Mỹ trong "Điện Biên Phủ trên không"
07:08 21/12/2017

ANTD.VN - Ngoài S-75 Dvina (SAM-2), Liên Xô còn viện trợ tên lửa phòng không S-125 Pechora (SAM-3) cho Việt Nam, nhưng khi đưa vào trận địa thì chiến dịch "Điện Biên Phủ" trên không đã khép lại, nếu không Mỹ sẽ còn mất nhiều máy bay hơn nữa trên bầu trời Hà Nội.


Theo Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt, từ tháng 6-1972, cán bộ chiến sĩ của ta mới sang Liên Xô học tập sử dụng S-125. “S-125 có tốc độ bắn rất nhanh, độ cao tuy không lớn hơn so với S-75 nhưng đủ sức với tới trần bay của máy bay B-52. Vì vậy S-125 sẽ có xác suất trúng mục tiêu cao hơn”, ông nói.

Ngày 5-12-1972, cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 277 (trang bị S-125) về tới Hà Nội, đóng quân tại Vân Nội, Vân Trì, Đông Anh, Hà Nội. Tại đây, trung đoàn đã củng cố lại tổ chức, sắp xếp lại cán bộ, quán triệt, nhiệm vụ, chuẩn bị trận địa, chờ vũ khí – khí tài về là triển khai chiến đấu ngay.

Tới đêm 18-12-1972, Trung đoàn 276 – đơn vị S-125 thứ hai về đến ga Kép (Bắc Giang) được lệnh dừng lại. Trung đoàn cho bộ đội xuống tàu, kịp thời sơ tán về làng Kép Hạ để chờ các đoàn tàu chở vũ khí khí tài về triển khai chiến đấu.

Với quyết tâm cao, mặc mưa bom bão đạn, địch đánh phá suốt ngày đêm, ban chỉ huy trung đoàn 276 tập trung mọi khả năng cho tiểu đoàn hỏa lực 169 hoàn chỉnh đồng bộ bước vào chiến dịch trước. Tiểu đoàn 169 đã chiếm lĩnh và triển khai trận địa ở Bắc Hồng (Đông Anh, Hà Nội), các kỹ sư và nhân viên kỹ thuật làm việc hết sức mình triển khai nhanh dây chuyền lắp ráp được 4 quả đạn S-125 chuyển cho tiểu đoàn 169.

Nhưng khi công tác chuẩn bị chiến đấu hoàn tất, tên lửa đã nằm trên bệ sẵn sàng diệt B-52 thì chiến dịch "Điện Biên Phủ" trên không đã kết thúc, nếu không Mỹ sẽ thiệt hại nhiều máy bay hơn nữa trên bầu trời Hà Nội.


S-125 Pechora là hệ thống tên lửa đất đối không của Liên Xô, được thiết kế để thay thế cho hệ thống tên lửa phòng không S-25 và S-75 vốn dần lỗi thời. Hệ thống này được hoàn thiện và đưa vào trang bị vào năm 1963.

Đạn tên lửa của hệ thống S-125 bao gồm 2 phần: Phần thân dưới là động cơ đẩy phụ-nhiên liệu rắn, thời gian hoạt động 2,6 giây, gắn 4 cánh vây hình chữ nhật có thể xoay 90 độ; phần trên đường kính nhỏ hơn là động cơ đẩy chính-nhiên liệu rắn, thời gian hoạt động 18,7 giây và đầu đạn, được gắn 4 vây đuôi cố định và 4 vây chuyển động được nhỏ hơn ở phía đầu. Những yếu tố này giúp S-125 có độ chính xác cao hơn hẳn so với những hệ thống tiền nhiệm.

Hiện Việt Nam đã nâng cấp S-125 lên biến thể mới nhất S-125 Pechora-2TM. Đây là gói nâng cấp hiện đại hóa hệ thống tên lửa đất đối không tầm trung S-125 do công ty Tetraedr (Belarus) thực hiện, với sự nâng cấp này S-125 Pechora-2TM đủ sức tác chiến trong môi trường hiện tại.
 

newbiess

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-400161
Ngày cấp bằng
8/1/16
Số km
2,898
Động cơ
249,130 Mã lực


Ngày 24/12/1972 trên trang nhất tờ The Sunday Times (Mỹ) đăng tin:

"Sài Gòn, thứ 7.

Tướng Võ Nguyên Giáp, Bộ trưởng Quốc phòng Bắc Việt Nam, đã thiệt mạng trong một vụ nổ ngày hôm qua khi thị sát những tổn thất sau các đợt ném bom tại Hải Phòng, theo nguồn tin tình báo Nam Việt Nam.

Nguồn tin này cho biết một quả "mìn nổ chậm" đã phát nổ khi Tướng Giáp thị sát kho quân sự Trần Hưng Đạo tại thành phố cảng. Không có thêm chi tiết về vụ việc..."
https://www.facebook.com/WarComissar/photos/a.367566233366343.1073741834.213961285393506/1490510854405203/?type=3

... do bị quất rụng quá nhiều B-52 trong đợt trải đệm mùa Giáng sinh nên chính quyền Mỹ định tung tin đồn nhảm để kéo sự chú ý của người dân sang vấn đề khác, đồng thời đánh một đòn tâm lý vào những người yêu mến, kính trọng Tướng Giáp.

Đương nhiên có sự bất hợp lý trong bản tin, "đi thị sát những tổn thất sau các đợt ném bom" mà lại thiệt mạng vì "mìn nổ chậm", ai có thể chỉ ra ý đồ ẩn đằng sau bản tin ngoài việc tâm lý chiến về Tướng Giáp?


Ngày nay, trò tung tin đồn nhảm này vẫn được Hàn Quốc và phương Tây sử dụng, trong khi truyền thông Việt Nam nhiệt tình tiếp tay phổ biến những tin đồn nhảm kiểu "theo nguồn tin tình báo Nam Triều Tiên" về việc Triều Tiên "xử tử quan chức bằng pháo phòng không do ngủ gật", "xử tử ban nhạc nữ do ăn mặc sếch-xi", "xử tử abc xyz bằng cách cho cả trăm con chó đói ăn thịt"...
 
Chỉnh sửa cuối:

newbiess

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-400161
Ngày cấp bằng
8/1/16
Số km
2,898
Động cơ
249,130 Mã lực
https://baotintuc.vn/ho-so/mat-tran-ngoai-giao-trong-khang-chien-chong-my-cuu-nuoc-20150426110300837.htm

Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta là cuộc đối đầu giữa một quốc gia nhỏ bé, tiềm lực rất yếu so với một nước đế quốc sừng sỏ, đứng đầu hệ thống tư bản chủ nghĩa.

...Đối với một nước nhỏ, sẽ là không khôn ngoan nếu đối đầu, đặc biệt là tiến hành một cuộc chiến tranh với nước lớn. Việt Nam chúng ta, trong lịch sử hàng nghìn năm của mình, đã cố gắng tránh các cuộc đối đầu như vậy. Tuy nhiên, các cường quốc lại thường hành động với chiến lược dựa trên các lợi ích địa chính trị và kinh tế toàn cầu của họ, đặc biệt là xác lập không gian ảnh hưởng nước lớn. Trong quá trình đó, các nước lớn không đánh giá được hết sức mạnh, ý chí và khát vọng độc lập của các dân tộc nhỏ. Từ góc độ đó, có thể nói, nếu như có một cơ hội hòa bình bị bỏ lỡ, thì đó chính là cơ hội người Mỹ đã không nhìn nhận đúng đắn lịch sử của dân tộc Việt Nam, lịch sử đấu tranh bất khuất vì độc lập dân tộc của nhân dân Việt Nam. [21]
 

newbiess

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-400161
Ngày cấp bằng
8/1/16
Số km
2,898
Động cơ
249,130 Mã lực
http://soha.vn/dien-bien-phu-tren-khong-va-tran-danh-sau-dem-noel-1972-20171226080237177.htm

Điện Biên Phủ trên không và trận đánh sau đêm Noel 1972
Thanh Hưng | 26/12/2017 09:30

Trận đánh đêm 26/12/1972 là trận đánh then chốt, phá tan chiến dịch quân sự cuối cùng của quân đội Mỹ ở miền Bắc nước ta.

Để củng cố lực lượng, ổn định tinh thần và xoa dịu dư luận, Tổng thống Mỹ lúc bấy giờ là Nixon ra lệnh tạm ngừng ném bom vào ngày nghỉ lễ Noel năm 1972.

Ngày 25/12/1972, theo chỉ đạo của Quân chủng Phòng không - Không quân, tất cả các đơn vị ở Hải Phòng rút kinh nghiệm chiến đấu trong đợt 1, chuẩn bị cho đợt chiến đấu mới. Vì vậy, trận đánh đêm 26/12/1972 là trận đánh then chốt, phá tan mưu đồ chính trị của Nixon.

Ông Nguyễn Văn Nhất, lúc đó là chuẩn úy, trưởng xe máy tính điện tử của tiểu đoàn 81, thuộc Sư đoàn tên lửa 363, đóng quân tại thôn Lạng Côn, xã Đông Phương, huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng cho biết, Tiểu đoàn tên lửa cũng đã xác định từ trước với tinh thần rất sẵn sàng mặc dù lúc bấy giờ chưa biết B52 là thế nào.

"Lúc đầu đánh thì hiệu quả chưa cao vì nó còn gây nhiễu hai độ cao, nhiễu tiêu cực, tích cực nên đánh phải rút kinh nghiệm nhiều. Sau này lên Quân chủng rút kinh nghiệm rồi bắt sống được phi công, nó khai ra và cũng rút kinh nghiệm từ mình nên đánh có hiệu quả " – ông Nguyễn Văn Chất kể lại kinh nghiệm đánh B52.

Ông Đỗ Xuân The, thời điểm đó là thiếu úy, trợ lý tham mưu trung đoàn 238, sư đoàn 363 cho biết, sau hơn 1 tuần đối mặt với khá nhiều thủ đoạn đánh phá của các loại máy bay F và B52, các trạm radar bố trí chếch trên 45 độ so với trục bay chính của B52.

Các tiểu đoàn hoả lực tên lửa vận dụng đánh bằng tất cả các phương pháp điều khiển, chuyển hoá linh hoạt. Không để bị lừa bằng các biện pháp phóng nhử, biết chọn đúng dải nhiễu B52, phân biệt được B52 thật khi nhiễu tách nhau.

Theo ông The, Tiểu đoàn 81 đã có kinh nghiệm đánh B52 trong chiến trường Vĩnh Linh thời gian năm 1966, 1967. Ra miền Bắc này có kinh nghiệm cùng với các trận đánh trên quân chủng đều rút kinh nghiệm. Nên khi về đơn vị vận dụng thực hành rất tốt.

Ông Hoàng Văn Bộ, nguyên Trưởng ban quân báo, Sư đoàn tên lửa 363 kể lại, Hải phòng bắn rơi B52 nhưng không bắt được phi công vì ở Hải Phòng gần biển, khi B52 bị cháy, phi công đều cố gắng điều khiển để rơi xuống biển, chờ lực lượng cứu hộ.

Với những phi công bắt được tại Hải Phòng đều là những phi công lái máy bay F, lời khai của những phi công này là những thông tin bổ sung để lực lượng Phòng không, Không quân Việt Nam có cách bắn hạ B52 một cách hiệu quả nhất.

"B52 thật, giả lẫn lộn, máy bay tiêm kích cũng bay 11km nhưng tốc độ của nó 250m/s, còn B52 chỉ 200m/s. Thứ 2 là phản xạ, B52 to, dài 50m, hai sải cánh 36m, nó mang nặng mà đã mang nặng thì bay ổn định, không cơ động được. Còn F8 tránh máy bay, tên lửa, pháo cao xạ của ta thì cơ động" – ông Bộ nêu rõ.

Chính vì nắm chắc được quy luật di chuyển của máy bay địch, cho dù đêm 26/12/1972, địch huy động 105 lượt máy bay B52 và hàng trăm lượt máy bay chiến thuật đánh đồng loạt vào 3 khu vực Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên. Lực lượng phòng không ở Hải Phòng mà nòng cốt là các tiểu đoàn tên lửa thuộc Sư đoàn phòng không 363 đã anh dũng, ngoan cường chiến đấu.

Theo Đại tá Đoàn Trung Dũng, nguyên Sư trưởng sư đoàn 363, tất cả các loại máy bay vào từ hướng Đông, Đông Bắc đánh phá Hà Nội, Hải Phòng đều bị sư đoàn 363 tiêu diệt. Trong 12 ngày đêm chống lại cuộc tập kích đường không chiến lược của Mỹ vào Hà Nội, Hải Phòng, sư đoàn đã bắn rơi 17 máy bay các loại, trong đó có 5 máy bay B52.

Mặc dù liên tiếp các đêm 27, 28, 29/12/1972, không quân Mỹ còn tiếp tục cho B52 đánh phá Hà Nội, Thái Nguyên, Lạng Sơn và máy bay chiến thuật đánh phá Hải Phòng.

Nhưng có thể nói trận đánh đêm 26/12 là trận đánh then chốt, phá tan chiến dịch quân sự cuối cùng của quân đội Mỹ ở miền Bắc nước ta, tạo ra một Điện Biên Phủ trên không lẫy lững 45 năm trước, buộc phía Mỹ phải ngồi vào đàm phán với Việt Nam tại Hội nghị Paris vào ngày 27/1/1973.
 

newbiess

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-400161
Ngày cấp bằng
8/1/16
Số km
2,898
Động cơ
249,130 Mã lực
http://kinhtedothi.vn/45-nam-chien-thang-ha-noidien-bien-phu-tren-khong-goi-dung-ten-dat-dung-tam-306278.html

45 năm Chiến thắng Hà Nội–Điện Biên Phủ trên không: Gọi đúng tên, đặt đúng tầm
PHƯƠNG LÂM
26-12-2017 08:59

Kinhtedothi - “Phải có cái nhìn toàn diện, thấu đáo hơn để thấy được tầm vóc của Chiến thắng Hà Nội–Điện Biên Phủ trên không” -Trung tướng, Anh hùng LLVT Phạm Phú Thái - nguyên Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Quân chủng Phòng không - Không quân) đã nhấn mạnh như vậy khi trao đổi với Kinh tế & Đô thị về ý nghĩa và những bài học lịch sử quan trọng của chiến thắng lẫy lừng này.

Trung tướng Phạm Phú Thái cho biết, trước kia, vì không được đánh giá đúng tầm, nên trận chiến được gọi bằng cái tên khá “giản dị” là “Chiến thắng B52”. Vì vậy, trong một hội thảo do Quân chủng Phòng không - Không quân (PK –KQ) tổ chức, nhiều ý kiến đề nghị tổ chức kỷ niệm 30 năm chiến thắng B52. Tuy nhiên, có đại biểu cho rằng, tầm cỡ của chiến thắng này rất lớn, truyền thông quốc tế đã ngả mũ thán phục và gọi đó là trận “Điện Biên Phủ trên không”. Do đó, chiến thắng này phải đưa đúng tầm, gắn với địa danh và cần lấy tên là “Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không". Đề xuất rất trúng, rất đúng này ngay lập tức nhận được sự hưởng ứng của các tướng lĩnh cũng như các đại biểu tham dự hội thảo. Sau đó, đề xuất này được báo cáo lên Thành ủy Hà Nội và được đồng ý ngay. Từ đó, “Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không” đã trở thành danh xưng ý nghĩa cho chiến thắng lẫy lừng của đất nước.

Vui vì chiến thắng đã được nâng tầm, tuy nhiên, Trung tướng Phạm Phú Thái vẫn băn khoăn vì bấy lâu nay, khi đề cập đến “Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không”, chủ yếu đề cập đến 12 ngày đêm oanh liệt, ít nhắc đến những yếu tố, bối cảnh khác. “Đây chỉ như trận đánh cuối cùng, như trận đánh bắt sống tướng Đờ Cát trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Nhưng để có được cú “nốc ao” đó là cả quá trình chuẩn bị, chiến đấu trường kỳ. Trận này cho Mỹ phải “lấm lưng, trắng bụng” cả ở chiến trường và trên mặt trận ngoại giao, nhưng cần có sự nhìn nhận, đánh giá toàn diện hơn” - Trung tướng Phạm Phú Thái nhấn mạnh. Như biết bao sự hy sinh của rất nhiều chiến sỹ ở tiền tuyến máu lửa, biết bao sự mất mát của các gia đình khi giặc Mỹ leo thang đánh phá miền Bắc. Rồi cả quá trình chuẩn bị công phu, kỹ lưỡng của quân ta để hạ gục được máy bay Mỹ trên bầu trời Hà Nội và một số địa phương khác.

Bởi từ tiên đoán tài tình của Bác “Sớm muộn đế quốc Mỹ cũng sẽ đưa B52 ra ném bom Hà Nội rồi có thua mới chịu thua. Ở Việt Nam, Mỹ nhất định thua, nhưng nó chỉ chịu thua sau khi thua trên bầu trời Hà Nội”. Ngay từ tháng 5/1966, Quân chủng PK - KQ đã tổ chức cho Trung đoàn tên lửa 238 (Sư đoàn 363) cơ động chiến đấu, trực tiếp nghiên cứu cách đánh tại chiến trường Vĩnh Linh. Trải qua gần một năm vừa hành quân vừa chiến đấu, hai phân đội 81 và 83 thực hiện nhiệm vụ phục kích đánh B52. Trung đoàn đã tổ chức nghiên cứu tìm hiểu B52 từ những trận mưa bom để quan sát trực tiếp từ những vệt khói, từ các bài bom nổ để phân tích đội hình bay và chiến thuật hoạt động của B52. Rồi máy bay Mig cũng được bí mật đưa vào Đồng Hới và Vũ Đình Rạng là phi công đầu tiên bắn trọng thương B52 từ năm 1971. Đây là những kinh nghiệm cực kỳ quan trọng được quân ta đúc rút để sẵn sàng giăng lưới “bắt” B52.
Trung tướng Phạm Phú Thái nói: “Chiến thắng "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không" chỉ là một trong các nút thắt trong một loạt chiến dịch kéo dài từ khi mở mặt trận trên không thắng lợi theo mệnh lệnh của Bác Hồ đến năm 1967 và cho đến tận 1972. Nên việc bắn cháy máy bay địch trên trời chỉ là những chấm sáng nho nhỏ mà trung đoàn bay thắp lên trong cuộc chiến tranh tổng lực toàn dân. Bước vào cuộc chiến khốc liệt đó, từ người chỉ huy chiến thuật, các hoạt động xử lý thông tin ta - địch, tổ chức trận địa nghi binh đến từng người phi công trong buồng lái, chiến sỹ trên mâm pháo, người dân quân đào hào chiến sự, đều hoạt động nhịp nhàng. Tất cả những điều đó đã cộng hưởng lại để làm nên chiến thắng huyền thoại của dân tộc và để lại nhiều bài học kinh nghiệm quan trọng cho sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc hôm nay”.
 

Antoanguyen

Xe máy
Biển số
OF-346620
Ngày cấp bằng
14/12/14
Số km
98
Động cơ
270,630 Mã lực


Ngày 24/12/1972 trên trang nhất tờ The Sunday Times (Mỹ) đăng tin:

"Sài Gòn, thứ 7.

Tướng Võ Nguyên Giáp, Bộ trưởng Quốc phòng Bắc Việt Nam, đã thiệt mạng trong một vụ nổ ngày hôm qua khi thị sát những tổn thất sau các đợt ném bom tại Hải Phòng, theo nguồn tin tình báo Nam Việt Nam.

Nguồn tin này cho biết một quả "mìn nổ chậm" đã phát nổ khi Tướng Giáp thị sát kho quân sự Trần Hưng Đạo tại thành phố cảng. Không có thêm chi tiết về vụ việc..."
Em tin báo Mỹ. Cụ Giáp của mấy chục năm sau là cát ca đơ, chắc thế ;))
 

coolpix8700

Xe trâu
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
32,619
Động cơ
905,376 Mã lực
Nói thật với cụ em thấy cái kiểu câu như "thằng không phải oánh nhau mới là thằng oánh nhau giỏi" hay "không phải đánh nhau mới là thông minh" vv ...
Cụ Hồ trong lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến: "ta càng nhân nhượng, giặc Pháp càng lấn tới vì chúng muốn cướp nước ta một lần nữa...".
Nếu cây muốn lặng mà gió dừng thì đâu có những cuộc chiến tranh như vậy!
Thời đó cụ còn bị mang cả danh "bán nước" khi sang Pháp để chấp nhận cả sự bảo hộ của Pháp!
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top