[Funland] 18-12-1972 Mở màn chiến dịch Linebacker II

newbiess

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-400161
Ngày cấp bằng
8/1/16
Số km
2,898
Động cơ
249,130 Mã lực
https://vi.wikipedia.org/wiki/Chiến_dịch_Linebacker_II

Số liệu từ Hoa Kỳ:

12 phi cơ chiến thuật bị bắn rơi
16 B-52 bị bắn rơi
4 B-52 bị hư hại nặng
5 B-52 bị hư hại trung bình
43 tử thương
49 bị bắt làm tù binh[3][4]

Số liệu của Việt Nam:[5]
81 phi cơ bị bắn rơi
gồm có 34 B-52 (16 rơi tại chỗ) và 5 F-111[6]
 

Buôn Bò

Đi bộ
Biển số
OF-545918
Ngày cấp bằng
15/12/17
Số km
9
Động cơ
160,270 Mã lực
Tuổi
44
Cụ nói làm em nhớ hồi học lớp 12, ông thầy dạy sử của em (cũng đi bộ đội thời đó) mới bảo rằng (ko biết thật hay đùa) là có anh bên pkkq nói rằng Mỹ mà đánh tiếp ngày nữa thì chúng tôi...thua (vì hết đạn).
Bắc Việt còn cả một trung đoàn S125 mới coóng về đến Hà Nội vào ngày cuối chiến dịch, không kịp phóng quả tên lả nào. Đạn S75 cũng còn cả đống.

Nếu Mỹ đánh dấn đến qua tết Tây, chắc giờ chả còn con B52 nào để mà triển lãm.
 

minh91

Xe container
Biển số
OF-330856
Ngày cấp bằng
12/8/14
Số km
7,749
Động cơ
340,846 Mã lực

Người dân Hà Nội đi sơ tán trong những ngày cuối tháng 12-1972.






Nhân dân đi sơ tán trong những ngày máy bay B52 Mỹ đánh phá Hà Nội năm 1972.
Ảnh: Linh Ngọc

Các trường học ở huyện Gia Khánh (Ninh Bình) đều có hệ thống hầm hào tỏa đi khắp nơi giúp học sinh, giáo viên kịp thời thoát hiểm khi máy bay Mỹ đánh phá


Dù chiến tranh rất khốc liệt, học sinh vẫn hàng ngày luồn qua các giao thông hào tới trường


Các em học sinh thời chiến đều được hướng dẫn cách sơ cứu các vết thương


Hầu hết các em học sinh thời chiến đều được hướng dẫn tự đan mũ rơm sao cho bền chắc để tránh sát thương của bom đạn, nhưng cũng phải đẹp và có tính thẩm mỹ


Hành trang của trẻ em thời chiến khi đến trường, ngoài sách vở, còn có túi cứu thương và cả những chiếc cáng bằng tre như thế này




Nghệ sĩ Nhân dân Đặng Thái Sơn và nhiều nghệ sĩ tên tuổi khác đã từng phải học đàn trong hoàn cảnh vô cùng thiếu thốn ở nơi sơ tán như thế này


Nét mặt sung sướng, rạng ngời của một em học sinh, khi chú gà “kế hoạch nhỏ” của em được cân bán cho hợp tác xã

Nhiều làng quê có nghề truyền thống, sau giờ học các em lại tham gia các tổ sản xuất để tăng thu nhập cho gia đình


Bác Hồ dù bận muôn vàn việc nước vẫn dành tình cảm và sự quan tâm sâu sắc đến các cháu thiếu nhi. Trong ảnh: Bác Hồ cùng vui với các cháu thiếu nhi nhân Ngày quốc tế Thiếu nhi (1/6/1969)



http://quoctuanbt132.violet.vn/entry/showprint/entry_id/8076081
 

newbiess

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-400161
Ngày cấp bằng
8/1/16
Số km
2,898
Động cơ
249,130 Mã lực
Chiều bia có ông hỏi em so sánh Linebacker II với chiến dịch ném bom Nam Tư của Nato , em cũng chỉ nhớ mang máng nên bảo chắc cũng giống nhau, đợt kia lâu hơn ở ta nhưng VN mình bắn rơi nhiều máy bay hơn. Không hiểu có đúng không ?
12 ngày đêm thôi mà đã rụng 18% số máy bay tham gia chiến dịch (chiếm 50% tổng không lực Mẽo)
nếu mà dài hơn chắc hết sạch B52
 

darthvader

Xe điện
Biển số
OF-467380
Ngày cấp bằng
2/11/16
Số km
3,573
Động cơ
237,858 Mã lực
Tuổi
48
12 ngày đêm thôi mà đã rụng 18% số máy bay tham gia chiến dịch (chiếm 50% tổng không lực Mẽo)
nếu mà dài hơn chắc hết sạch B52
Thôi ném thế thôi. Bà già em ở HN ngay đợt đấy, đi cứu hộ chỗ này chỗ kia kể lại cũng khiếp , ông già em theo đơn vị vào nam trước ném bom đúng 1 ngày. Dù sao ném hoài cũng không thể ngăn nổi Bắc Việt, cho nên em vẫn coi là Mỹ đã không thể đạt mục đích (cụm từ lịch sự thay cho từ thua) khi chém về chuyện này với mấy ông khách Mỹ. Tất nhiên thói quen của Mỹ là đếm xác rồi phân thắng thua thì khó tìm được kết quả chung :D
 

minh91

Xe container
Biển số
OF-330856
Ngày cấp bằng
12/8/14
Số km
7,749
Động cơ
340,846 Mã lực
Đài tiếng nói Việt Nam - mục tiêu trọng điểm trong 2 ngày ném bom 19 và 20 tháng 12 năm 1972,
đài tiếng nói việt Nam đã bị gián đoạn 9 phút trong khi bị ném bom. Từ 5h5 phút sáng đến 5h13 phút sáng 19/12/1971







Hệ anten Đài phát sóng phát thanh Mễ Trì những năm chiến tranh. (Ảnh: internet).


trong 12 ngày đêm Mỹ ném xuống địa bàn xã Mễ Trì 2.597 quả bom (cả huyện 2.876 quả), giết hại 84 người, trong đó có 33 trẻ em, gần 10 gia đình bị giết hại gần hết chỉ còn 1 đến 2 người, làm bị thương 54 người, phá huỷ hoàn toàn hàng trăm ngôi nhà, đình, chùa, trường học, lớp mẫu giáo.



19/12/1972, máy bay B52 đội bom "rải thảm" xuống Mễ Trì và các vùng xung quanh. Những trận bom "rải thảm" chà xát cả vùng dân cư đông đúc trong vùng bán kính 2-3km. Ba vệt bom rải thảm đánh vào toàn bộ xã Mễ Trì nên cả trong làng và ngoài đồng

một ngày sau đó (20/12/1972), máy bay chiến thuật liên tục bắn phá vùng Mễ Trì Hạ. Đến chiều ngày 21/12/1972, máy bay cường kích Mỹ tập trung đánh phá dữ dội khu nhà trung tâm Đài phát sóng Tiếng nói Việt Nam.






Ông Trần Văn San bên cạnh bia tưởng niệm những người dân Mễ Trì bị bom Mỹ giết hại năm 1972 tại Đình làng Mễ Trì Thượng (ảnh Chu Lương)
 

Mơ Mer

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-502057
Ngày cấp bằng
1/4/17
Số km
3,020
Động cơ
208,922 Mã lực
Tuổi
37
Chiến tranh kinh khủng đã qua rồi. Sau chiến tranh là đói khổ. Và sau hơn 40 năm là nợ nần chất trồng. Người người ề cổ ra để cõng nợ. Con buôn chổi đót ,đào đất, hay xe ôm . Cứ biệt phủ nó ở. Như vậy chiến thắng để làm gì vây ? Ngoài thống nhất thì mất sạch sẽ. Từ tự do đến kinh tài, đạo đức xã hội. Tài nguyên ... chẳng còn gì ngoài cực mứt khô nằm chổng chơ......
Em thì vẫn thích "đói khổ trong hòa bình" hơn là "đói khổ trong chiến tranh".
Còn tất nhiên "giàu có trong hòa bình" thì là ưu việt rồi
 

Hà Tam

Xe điện
Biển số
OF-339987
Ngày cấp bằng
24/10/14
Số km
4,196
Động cơ
328,298 Mã lực
Mấy ngày cuối, tên lửa lại được bắn thả cửa do đạn được kéo từ quân khu 4 ra :D
1 mục tiêu được đánh cùng lúc 2-3 đạn :P
Trước đó nguyên 1 trung đoàn TLPK đang bảo vệ khu vực HN được BTTM điều vào phía trong, mục đích sẵn sàng tham chiến đánh B52 ở chiến trường khu vực Quảng Bình, Quảng Trị...
Mãi đến sau ngày 26/12 mới kịp rút lại trung đoàn này (cùng một số lớn đạn TLPK dự trữ, đã lắp ráp đặt tại Thanh hóa) về tăng cướng bảo vệ HN.
Huấn luyện bài bản của kíp trắc thủ TLPK là bắn theo phương pháp 3 điểm T T, hoặc phương pháp bắn đón nửa góc (PS), chế độ dùng tự động hay bằng tay (tay vê vô lăng chỉnh), và khi phóng đạn là bao giờ cũng loạt bắn 2 -3 đạn cho 1 mục tiêu.
Ở mấy còm trên các cụ bàn về tay thương sĩ canh súng ở đuôi máy bay B52 đế chống MiG21. Nhưng thực tế hồi đó MiG21 khó tiếp cận gần B52 để mà tay này bắn, nên vô dụng. MiG21 phóng đạn tên lửa K5/K13 là loại tầm nhiệt ở khoảng cách khá xa quãng 3 km, TL tầm nhiệt sẽ tìm cửa xả động cơ (8 cái) lao vào, để chắc chắn hạ B52, phải bắn loạt 2 TL. Hồi 1972 KQ VN trang bị 2 loại MiG21, loại cũ chỉ mang 2 TL và pháo 23/30mm, loại mới có 4 đạn TL cùng pháo 23/30.
 

SVC

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-52644
Ngày cấp bằng
11/12/09
Số km
19,547
Động cơ
523,681 Mã lực
12 ngày đêm thôi mà đã rụng 18% số máy bay tham gia chiến dịch (chiếm 50% tổng không lực Mẽo)
nếu mà dài hơn chắc hết sạch B52
Hềnh như có 1 ông tướng Mỹ nào đó than: Cứ oánh kiểu này thì sau 3 tháng, Nước Mỹ không còn cái B52 nào :(
 

coolpix8700

Xe trâu
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
32,612
Động cơ
904,872 Mã lực

Người dân Hà Nội đi sơ tán trong những ngày cuối tháng 12-1972.
Đầu tháng 12/1972 đấy bác!
Ngày 3 tháng 12, dự đoán về một thất bại trong đàm phán và Mỹ ném bom trở lại, Hà Nội bắt đầu sơ tán nhân dân từ thủ đô về nông thôn.
Cứ thấy người trên đường phố mà không có nhiệm vụ ở lại HN là họ hốt hết lên xe tải đưa ra ngoại thành. Sau đó muốn đi đâu thì đi, nhưng không được quay lại thành phố.
Mỹ đánh vào thành phố nhằm vào những điểm đông dân cư nhằm khủng bố tinh thần người dân để gây áp lực lên Chính phủ.
Nhưng nhờ sơ tán rất triệt để nên cả ở 2 nơi có mật độ dân số rất dầy đặc là Khâm Thiên và khu tập thể An Dương thiệt hại cung không nặng lắm!
Sau đó em đến Khâm Thiên. Tât cả các nhà trên mặt phố đều còn nguyên xi, chỉ có mỗi cái rạp Dân Chủ bị nứt mặt trước. Nhưng đi qua 1 dãy nhà thì chỉ còn hố bom và gạch vụn trộn lẫn với đất, suốt 1 dải từ đầu song song với Ô chợ Dừa kéo tới chỗ chợ Khâm Thiên!
 

newbiess

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-400161
Ngày cấp bằng
8/1/16
Số km
2,898
Động cơ
249,130 Mã lực
http://soha.vn/kq-my-sap-bay-60-phut-kinh-hoang-cua-b-52-so-ten-lua-nghenh-chien-tang-vot-sau-1-dem-2017121810422266rf20171218173233383.htm

B-52 Mỹ sập bẫy: "60 phút kinh hoàng" - Số tên lửa VN nghênh chiến tăng vọt sau 1 đêm
Đại tá Trần Danh Bảng | 18/12/2017 11:30 AM

B-52 MỸ SẬP BẪY: 60 PHÚT KINH HOÀNG - SỐ TÊN LỬA NGHÊNH CHIẾN TĂNG VỌT SAU 1 ĐÊM

Bằng nhiều nguồn tin quân báo, BTL Quân chủng PK-KQ trong những ngày 23, 24 tháng 12 năm 1972 phân tích rất kỹ và phán đoán thủ đoạn tiến công đường không của Không quân chiến lược Mỹ (SAC).

Rõ ràng SAC bất ngờ chuyển hướng, thay đổi thủ đoạn và mục tiêu đánh phá. Mỗi đêm chúng chỉ sử dụng khoảng 30 lần chiếc máy bay B-52 đánh ra xa Hà Nội, vào Thái Nguyên, Lạng Sơn, Hải Phòng và tạm dừng đánh phá vào đêm 25-12 (đêm Noel).

Giữ vững thế trận…

Phòng tác chiến và các sĩ quan cấp cao ở Quân chủng tập trung phân tích các đường bay, cường độ bom đạn, thủ đoạn gây nhiễu đặc biệt là đội hình trên các hướng. Bộ tư lệnh chiến dịch khẳng định, đây chỉ là hành động nghi binh nhằm kéo giãn hỏa lực tên lửa của ta ra xa. SAC chưa từ bỏ ý đồ leo thang, bất ngờ, ồ ạt tập kích Hà Nội.

Quân chủng chỉ đạo các đơn vị giữ vững thế trận,đề phòng thủ đoạn mới của địch. Những tài liệu giải mã của không quân Mỹ sau này cho thấy Chiến dịch Linebacker II:

- Hướng thứ nhất (được coi là chủ yếu), lấy ngã ba sông Việt Trì làm điểm kiểm tra tập hợp đội hình và tấn công Hà Nội theo trục sông Hồng (Tây Bắc - Đông Nam); sau khi cắt bom thoát ly ra biển theo hướng Đông Nam hoặc sang Lào Theo hướng Tây Nam.

- Hướng thứ hai (chủ yếu): lấy núi Viên Nam (nam Ba Vì) là điểm kiểm tra tập hợp đội hình đột nhập không phận Hà Nội từ phía Tây; thoát ly theo hướng Đông Nam ra biển hoặc "uốn móc câu" trở lại Lào.

Quân chủng PK-KQ cũng sớm nhận ra B-52 sử dụng hướng thứ nhất và thứ hai trong 75% số phi vụ, các hướng thứ ba và thứ tư ( không nêu ở đây) được sử dụng ít hơn.

Tiểu đoàn trưởng 77 của Sư đoàn 361 thừa nhận, trong những ngày tiếp theo đánh B-52 cường độ cao tại trận địa CH, đơn vị ông không cơ động ra xa, chỉ quanh quẩn, kiểu "xê dịch", tránh đòn đánh trả bằng vũ khí chính xác (tên lửa sơ rai - Shrike) và bom.

D77 vẫn chốt chặt phương vị "lợi hại" đánh chặn đường bay từ phía Bắc vào Hà Nội. Phương pháp bắn của "tiểu đoàn ông Văn" vẫn là phương pháp bắn "nhìn thấy" mục tiêu, nhờ kíp chiến đấu ăn nhịp và điêu luyện.

Các tiểu đoàn khác ở trận địa Kim Tiền, huyện Kim Anh (Vĩnh Phúc), trận địa Đại Đồng, huyện Đông Anh (Hà Nội) tên lửa vẫn thoắt cơ động đi-về, vừa bảo toàn mà vẫn giữ hướng trọng yếu.


Minh họa quy trình bắn của tên lửa phòng không SAM-2.

Chuyển hóa thế trận, chuyển hóa cách đánh

Một mặt phải giữ vững thế trận đánh hướng chủ yếu, tương kế, tựu kế, Quân chủng lệnh cơ động tiểu đoàn 71, 72 từ Hải Phòng lên chốt tại đông bắc (trận địa Đại Chu, Yên Phong, Hà Bắc).

Đồng thời, Quân chủng cũng đưa Tiểu đoàn 87 chốt hướng tây nam, bổ sung lực lượng cho hướng tây bắc, cấp bổ sung đủ khí tài để hai tiểu đoàn 74 và 84 đang làm dự bị ra triển khai chiến đấu thay cho hai tiểu đoàn vừa rút lên bảo vệ hướng Đông-Bắc Hà Nội

Quân chủng còn ra lệnh, lực lượng tên lửa chỉ sử dụng để chuyên đánh B-52. Pháo phòng không, không quân tiêm kích tích cực bảo vệ tên lửa. Khẩn trương điều thêm đạn tên lửa từ Hải Phòng lên, từ Khu 4 ra cho Hà Nội. Mặt khác, tăng cường chỉ đạo sản xuất đạn tên lửa ngay tại Hà Nội, bằng mọi giá phải đảm bảo đủ đạn tên lửa để đánh B-52.

Cùng với đó, các đơn vị tổ chức rút kinh nghiệm chiến đấu giai đoạn 1; gấp rút bổ sung phương án tác chiến và tích cực luyện tập theo phương án tác chiến mới.

Sau hơn 1 tuần đối mặt với khá nhiều thủ đoạn đánh phá của các loại F và B-52, các trạm radar được bố trí chếch trên 45 độ so với trục bay chính của B-52.

Các tiểu đoàn hoả lực tên lửa lúc đầu bắn B-52 bằng một phương pháp điều khiển đã tiến đến vận dụng đánh bằng tất cả các phương pháp điều khiển, chuyển hoá các phương pháp rất linh hoạt. Thậm chí trong một trận có đơn vị đã vận dụng sáng tạo quy tắc xạ kích, kết hợp được nhiều phương pháp điều khiển, đạt hiệu quả tiêu diệt cao.

Đơn cử, đêm 27 tháng 12, Tiểu đoàn trưởng 72 Phạm Văn Chắt và kíp chiến đấu phát hiện dải nhiễu B-52, dự định đánh theo phương pháp 3 điểm (bắn vào giữa dải nhiễu do ba trắc thủ góc tà, trắc thủ cự ly và trắc thủ phương vị xác định).

Nhưng thấy không chắc thắng nên chỉ huy kíp bắn chờ máy bay B52 vào gần mới nâng cao thế. Ngay sau đó kíp trắc thủ phát hiện đúng B-52 ở cự ly 45 km và bám sát.

Bất ngờ, lúc máy bay vào đến cự ly 33km, thì Tiểu đoàn trưởng Nguyễn Văn Chắt ra lệnh bỏ phương pháp đánh 3 điểm, chuyển sang phương pháp đánh vượt trước nửa góc (bắn đón). Còn nguyên bom trong khoang, chiếc B-52 xấu số rơi tại chỗ, vỡ tan tác trên đường Hoàng Hoa Thám và hồ làng Ngọc Hà…


Bộ đội tên lửa VN huấn luyện sẵn sàng chiến đấu.

Bộ đội tên lửa còn không để chúng lừa, đã sử dụng biện pháp phóng nhử, biết chọn đúng dải nhiễu B-52, phân biệt được chúng khi nhiễu tách nhau…

Chỉ huy cấp trung đoàn đã lệnh tên lửa đánh tập trung, đánh từ nhiều phía, đánh chéo cánh sẻ vào các tốp B-52. Về mặt xạ kích, các đơn vị đã chọn cự ly phóng thích hợp trên từng trận địa.

Thực tế chiến đấu cho thấy khi B-52 bay đến cự ly "thuận lợi nhất" thì phát sóng, thu tín hiệu mục tiêu tăng xác suất tiêu diệt B-52 tại chỗ.

Nhiều tiểu đoàn phát sóng ở cự ly 24 km trở vào, như thế thời gian thao tác còn rất ít, nhưng nhờ trình độ thao tác rất đồng nhịp và nhanh, nên kịp phóng đạn.

Nhiều sĩ quan điều khiển đã bình tĩnh "gạt" tên lửa tự dẫn sơ-rai của địch một cách có hiệu quả.

Theo cuốn "Bộ Tham mưu PK-KQ trong chiến tranh", trong những đêm B-52 đánh vào Hà Nội, hầu hết các tiểu đoàn tên lửa đều bắt được tín hiệu B-52 trên nhiễu tạp với tỷ lệ 12/13 tiểu đoàn thấy mục tiêu trên màn hiện sóng tên lửa.

Điện lúc 15 giờ ngày 25 tháng 12 từ Bộ Tổng tham mưu lệnh cho Quân chủng PK-KQ từ 19 giờ ngày 25-12-1972, tất cả bộ đội, vũ khí, khí tài tên lửa phải sẵn sàng chiến đấu 100%.

Đến tối 25-12, lực lượng tên lửa bảo vệ Hà Nội nghênh chiến lên tới 13 tiểu đoàn hỏa lực trên khu vực chiến dịch. Sư đoàn 361 bảo đảm ít nhất mỗi trận địa tên lửa có một đại đội pháo bảo vệ.

Tiểu đoàn 72 từ Hải Phòng chia làm 2 tuyến cơ động hơn hai ngày, đã có mặt tại Đông bắc Hà Nội trận địa (Đại Chu), triển khai xong khí tài, góc bắn rất rộng, trên màn viko nhìn rõ các tốp máy bay cường kích ở nhiều hướng. Tuy thế tiểu đoàn vẫn bố trí trận địa bộc phá ở xa để tạo khói nghi binh, che giấu trận địa thật.


Đồ họa máy bay ném bom chiến lược B-52 đời mới của Mỹ. Ảnh minh họa.

Đêm 26, sập bẫy - Trận then chốt quyết định!

Đúng như ta nhận định, đêm 26-12, SAC cho trinh sát và thay đổi đường bay. Chúng đưa 52 lần máy bay chiến thuật, đánh phá, săn tìm trận địa tên lửa ta, huy động 105 lần chiếc B-52 từ 4 hướng, chia làm 7 mũi đánh dồn dập nhiều mục tiêu ở Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên... hòng gây cho ta lúng túng.

Nhưng Không quân chiến lược Mỹ đã bẫy sập, các lực lượng phòng không của Việt Nam đã đánh một trận tiêu diệt máy bay xuất sắc bắn rơi 8 chiếc B-52 trong vòng chỉ có 60 phút.

Những người chứng kiến trận đánh đêm 26 rạng ngày 27/12 ở Đông Anh, Hà Nội mô tả:

"Đạn tên lửa từ bắc sông Hồng vọt lên vàng rực, cắt chéo cánh sẻ đạn từ nam sông Hồng lừng lững bay lên. Hướng bắc Đuống, hai trái đạn gần như bay song song vút lên. Vùng trời sáng rực, khi B52 trúng đạn, càng rực rỡ, bởi mảnh vỡ máy bay tóe ra muôn vàn hoa cà hoa cải làm cho đêm mà như ban ngày trong mấy chục phút liền "

Nhờ chuyển hóa thế trận, ngày đầu tiên "lưới lửa" tầm cao đã đánh trả thành công rực rỡ.

Trận đánh đêm 26/12, với đội hình 13 tiểu đoàn nghênh chiến, sau chuyển hóa thế trận, bộ đội tên lửa Việt Nam đã chứng minh nghệ thuật chỉ đạo đúng đắn, phán đoán nhanh, đúng âm mưu của địch, kiên quyết giữ vững và tăng cường thế trận, điều chuyển lực lượng linh hoạt.

Trận này mới thực là trận then chốt quyết định của chiến dịch.

Với phía Mỹ, ngày 26 tháng 12, đợt hành động thứ ba, thời điểm Không lực Hoa Kỳ tổ chức một trận tập kích quy mô lớn nhất, cường độ mạnh nhất. Những số liệu phía Mỹ sau này cho thấy, SAC huy động tới 120 lần chiếc B-52 hoạt động trên không phận miền Bắc Việt Nam trong khoảng hơn ba giờ (từ 15 giờ 30 phút đến 20 giờ 19 phút - Giờ GMT).

Để dọn đường cho đợt tập kích này, từ 13 giờ 30 (giờ Hà Nội), Không quân của hải quân Hoa Kỳ đã huy động 32 lần chiếc A-7 và 8 chiếc F-4 yểm hộ ném bom chặt đứt tuyến ga đường sắt Hà Nội và Đông Anh.

Trước khi cuộc tập kích diễn ra 3 giờ, 10 máy bay F-111A đã đánh phá các sân bay Yên Bái, Nội Bài, Kép, Hòa Lạc, các nhà ga đường sắt Bắc Giang, Lưu Xá và nhà máy điện Việt Trì.

Tiếp đó, 113 máy bay F-4, F-105 làm nhiệm vụ yểm hộ B-52, máy bay tác chiến điện tử EB-66, EA-3A, EA-6A và EA-6B được tung vào trận làm nhiệm vụ yểm hộ B-52, gây nhiễu tích cực, nhiễu tiêu cực, nhiễu trong đội hình, nhiễu ngoài đội hình, chặn kích đối phó MiG-21.

Đợt không kích này nhằm vào 7 mục tiêu ở Hà Nội, hai mục tiêu ở Hải Phòng và một mục tiêu ở Thái Nguyên. Nhưng Hà Nội vẫn là mục tiêu không quân Mỹ "cay", quyết san phẳng. Các máy bay đột nhập Hà Nội cùng lúc từ bốn hướng.


B-52 Mỹ ném bom rải thảm.

Từ 20 giờ 53 phút đến 21 giờ 40 phút, 56 tốp F-105 và F-4 đã rải một "bức tường nhiễu" cao từ 5 đến 7 km, rộng hàng chục km ở bốn hướng Tây Bắc, Tây Nam, Đông Bắc, Đông Nam Hà Nội.

Trung đoàn radar 291 thông báo chính xác 21 giờ 48 phút, 27 tốp B-52 đầu tiên đã tới Xiêng Khoảng (Lào). Cùng lúc, 13 tốp B-52 khác xuất hiện trên biển Đông. 22 giờ 25 phút, các tốp B-52 tiếp cận mục tiêu.

Về phía PK-KQ Việt Nam, từ 22 giờ 25 phút đến 22 giờ 28 phút, bốn tiểu đoàn tên lửa (57, 86, 87, 88 đã phát sóng, chuyển mục tiêu… đánh 7 trận, phóng 13 đạn vào các tốp 600 và 602, nhưng chỉ được cấp trên của họ công nhận đánh trúng 1 B-52 nhưng không rơi tại chỗ.

22 giờ 29 phút, tốp 602 (số liệu VN) đang rải bom xuống ga Giáp Bát đã bị tiểu đoàn tên lửa 78 ở trận địa Thanh Mai đánh trúng, nó rơi tại Định Công (Thanh Trì, Hà Nội).

Chỉ một phút sau đó, , tiểu đoàn 76 ở trận địa Dương Tế đánh trúng tốp 599, một chiếc B-52 của tốp này rơi tại Tương Mai, Hà Nội).

Mười phút tiếp theo, tiểu đoàn 93 tại trận địa Phú Thụy bắn rơi chiếc B-52 thuộc tốp 603, nó rơi tại Đèo Khế (Sơn Dương, Tuyên Quang).

Lúc 22 giờ 45 phút, tiểu đoàn 79 tại trận địa bãi vải Yên Nghĩa bắn rơi một chiếc B-52 thuộc tốp 406, nó lao về Pa Háng (Sơn La) bùng cháy.


Tại Hải Phòng, lúc 22 giờ 24 phút, các đại đội 172 và 174 cao xạ 100 mm thuộc trung đoàn 252 bắn rơi một B-52 thuộc tốp 402 tại toạ độ 760 trên vịnh Bắc Bộ.

22 giờ 36 phút, tiểu đoàn tên lửa 81 (Đoàn Hạ Long) tại trận địa An Hồng đánh trúng một B-52 thuộc tốp 404, rơi tại toạ độ 770 (vịnh Bắc Bộ).

Hồi 22 giờ 48 phút, đoàn 256 cao xạ 100 mm của Quân khu Việt Bắc tại Thái Nguyên cũng đánh trúng tốp B-52 số hiệu 415 nhưng không rơi tại chỗ.

… Tính tới rạng sáng ngày 27/12/1972 đã có 18 máy bay Mỹ bị tiêu diệt, trong đó có 8 B-52 (có 4 chiếc rơi tại chỗ). Thực trạng đen tối này khiến báo chí phương Tây nhận định chua cay: "Cứ với tốc độ này, chỉ 3 tháng nữa B-52 sẽ bị tuyệt chủng!"

Trận đánh đêm 26/12/1972, các chuyên gia Mỹ nhận định đây là một ngày thảm họa.

Máy bay B-52 Mỹ ném bom rải thảm.

Như vậy, đêm cố gắng cao nhất của Không quân Mỹ, lại là đêm tổn thất B-52 lớn nhất. Trận đánh đêm 26 có ý nghĩa then chốt quyết định của chiến dịch. Có thể khẳng định, PK-KQ Việt Nam có đủ khả năng đánh bại hoàn toàn cuộc tập kích chiến lược chủ yếu bằng B-52 của địch.

Tổn thất quá sức này buộc SAC phải xuống thang và giảm cường độ đánh phá những ngày sau đó.
 

LeHoang_Tx

Xe điện
Biển số
OF-191996
Ngày cấp bằng
1/5/13
Số km
3,038
Động cơ
350,760 Mã lực
Nơi ở
NCT HN
Đầu tháng 12/1972 đấy bác!
Ngày 3 tháng 12, dự đoán về một thất bại trong đàm phán và Mỹ ném bom trở lại, Hà Nội bắt đầu sơ tán nhân dân từ thủ đô về nông thôn.
Cứ thấy người trên đường phố mà không có nhiệm vụ ở lại HN là họ hốt hết lên xe tải đưa ra ngoại thành. Sau đó muốn đi đâu thì đi, nhưng không được quay lại thành phố.
Mỹ đánh vào thành phố nhằm vào những điểm đông dân cư nhằm khủng bố tinh thần người dân để gây áp lực lên Chính phủ.
Nhưng nhờ sơ tán rất triệt để nên cả ở 2 nơi có mật độ dân số rất dầy đặc là Khâm Thiên và khu tập thể An Dương thiệt hại cung không nặng lắm!
Sau đó em đến Khâm Thiên. Tât cả các nhà trên mặt phố đều còn nguyên xi, chỉ có mỗi cái rạp Dân Chủ bị nứt mặt trước. Nhưng đi qua 1 dãy nhà thì chỉ còn hố bom và gạch vụn trộn lẫn với đất, suốt 1 dải từ đầu song song với Ô chợ Dừa kéo tới chỗ chợ Khâm Thiên!
Nhà bạn em ở KT cũng chỉ sơ tán trước vài ngày, sau rồi về nhà không còn dấu vết!
 

coolpix8700

Xe trâu
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
32,612
Động cơ
904,872 Mã lực
Nhà bạn em ở KT cũng chỉ sơ tán trước vài ngày, sau rồi về nhà không còn dấu vết!
Người Mỹ phân bua đánh nhầm mục tiêu là sân bay Bạch Mai!
Nhưng nhìn dãy mặt phố Khâm Thiên sau trận bom gần như nguyên vẹn, sự tàn phá chỉ xảy ra sau dẫy nhà đầu tiên thì phải nói B52 hôm ấy ném bom rất chính xác, gần như không trật 1 mét và mục tiêu là cái phố Khâm Thiên ấy!
 
Biển số
OF-473671
Ngày cấp bằng
28/11/16
Số km
905
Động cơ
205,311 Mã lực
Cụ nói làm em nhớ hồi học lớp 12, ông thầy dạy sử của em (cũng đi bộ đội thời đó) mới bảo rằng (ko biết thật hay đùa) là có anh bên pkkq nói rằng Mỹ mà đánh tiếp ngày nữa thì chúng tôi...thua (vì hết đạn).
Đúng thế đấy cụ ạ! Vào những ngày đó trẻ trâu bọn em hãy bò trộm lên trận địa pháo cao xạ để đc ăn lương khô và xem các chú bộ đội chuẩn bị chiến đấu(nhưng khi đã báo động cấp 1 thì bọn em tự động chạy về nhà để tránh bị ăn lươn) và cũng đc tận mắt thấy kho đạn trống rỗng vào từng thời điểm, nhưng đến sáng hôm sau lại đầy
 

minh91

Xe container
Biển số
OF-330856
Ngày cấp bằng
12/8/14
Số km
7,749
Động cơ
340,846 Mã lực
Thống kê những chiếc B52 rơi

Ngày 18

Theo tài liệu của ta: Lịch sử sư đoàn phòng không Hà Nội 361 Hạ 3 chiếc, rơi tại chỗ 2

Chiếc 1:
Ta: Máy bay B-52G, thuộc tốp 671, bay từ hướng Tam Đảo về đánh Đông Anh, bị 2 quả tên lửa của d59, e261, f361 bắn rơi tại chỗ. Vị trí rơi cánh đồng Chuôm, xã Phù Lỗ, Đông Anh. Ta thu mảnh máy bay có ký hiệu SAC và chữ B-52G (chắc không phải đuôi)

Theo tài liệu đã dẫn của Mỹ:
B-52G số đuôi 58-0201, mật danh Charcoal 1 , căn cứ Andersen, 6 thành viên tổ bay có 2 phi công và xạ thủ súng đuôi bị chết (đã tìm được hài cốt), 3 thành viên hoa tiêu, nhân viên radar và nhân viên đối kháng điện tử bị bắt giam.

Để xem ngày này trong kế họach của SAC chiếc này làm nhiệm vụ gì, hướng bay thế nào đã!
Theo tài liệu trang 1, chiếc này thuộc Không đòan chiến lược lâm thời số 72 (Strategic Wing - Provisional 72), trang bị 99 B-52G, đóng tại sân bay không quân Andersen. Nó được giao nhiệm vụ đánh ga Yên Viên. 3 MIA và 3 bị bắt.

Chiếc 2:
Ta:
0439 rạng ngày 19, d77, e257, f361 phóng 2 đạn, phương án P, bám tự động. Bắn rơi tại chỗ B-52D, rơi tại xã Tân Hưng, Thanh Oai, Hà Tây. Chiếc này xuất phát từ Utapao (Thái) lúc 0200, mục tiêu là đài phát thanh Mễ Trì, thuộc đợt tấn công thứ 3 vào Hà Nội. Không nói rõ hướng tiếp cận mục tiêu của chiếc này.

Mỹ:
Nguồn 1: thống kê vào ngày 19/12, B-52D số đuôi 56-0608, mật danh Rose 1, căn cứ Utapao, thuộc không đòan chiến lược số 307, 4 thành viên tổ bay bị bắt, 2 chết.

Nguồn SAC: Ngày 19/12, có máy bay trúng SAM nhưng không có máy bay rơi. Cụ thể Hazel 03 (B-52G 58-0254) trúng mảnh trước khi vào mục tiêu, vẫn bỏ bom và về được Utapao, Ivory 01 (B-52D 56-0692) dính nhiều mảnh và chết 3 động cơ 5, 6, 7 vẫn về được Nam Phong. Như vậy số liệu không trùng, ta sử dụng số liệu không rõ trong ngày 18/12 của họ, vì bên cạnh Charcoal 01 bị hạ, họ cũng nói rằng "Other B52's were shot down".

Chiếc 3:
Ta:
2016 đêm 18, d52, e267, f365 đánh bồi trên đường ra, làm 1 chiếc B-52 phải về hạ cánh Đà Nẵng.

Mỹ:
Nguồn 1:: B52G số đuôi 58-0246, mật danh Peach 2, xuất phát từ Andersen, bị rơi ở Thái Lan, tổ bay nhảy dù và an tòan về nhà.

Nguồn SAC: tính như chiếc thứ 2

số lượng máy bay bị thương trong ngày 18 là đáng kể:
1/ B-52D, số đuôi 56-0678, mật danh Lilac 03, bị thương hạ cánh ở U-Tapao, bị 350 lỗ thủng vỏ ngòai, mất khỏang 60.000 công để sửa (bị thương nặng)

2/ B-52D, số đuôi 56-0583, mật danh không rõ, hạ cánh ở U-Tapao. Sửa xong ngày 20/12/1972. (bị thương nhẹ)

3/ B-52D, số đuôi 56-0592, mật danh không rõ, hạ cánh ở Nam Phong. Bay tới U-Tapao ngày 23/12/1972. (bị thương nhẹ)

4/ B-52G, số đuôi 58-0254, mật danh không rõ, hạ cánh ở Andersen, Guam. Bị thương nhẹ
nguồn
http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php?topic=603.40
 

minh91

Xe container
Biển số
OF-330856
Ngày cấp bằng
12/8/14
Số km
7,749
Động cơ
340,846 Mã lực
Đúng thế đấy cụ ạ! Vào những ngày đó trẻ trâu bọn em hãy bò trộm lên trận địa pháo cao xạ để đc ăn lương khô và xem các chú bộ đội chuẩn bị chiến đấu(nhưng khi đã báo động cấp 1 thì bọn em tự động chạy về nhà để tránh bị ăn lươn) và cũng đc tận mắt thấy kho đạn trống rỗng vào từng thời điểm, nhưng đến sáng hôm sau lại đầy
Số đạn tên lửa đã bắn


Đêm 18 rạng 19/12 : 64 quả
Đêm 19 rạng 20/12 : 50 quả
Đêm 20 rạng 21/12 : 35 quả
 

kodomo

Xe container
Biển số
OF-5778
Ngày cấp bằng
16/6/07
Số km
5,072
Động cơ
581,339 Mã lực
Cái được của cái hiệp định Ba lê về Việt nam 1973 là:
1- Quân Mỹ rút hoàn toàn khỏi Việt nam
2- Bộ đội Bắc Việt vẫn hiện diện tại Nam Việt nam
3- Trao đổi tù binh
Hay nhất quả đất :)) :)) :))

Chả trách gì khi ông chủ tịch nước VNCH chửi quan thầy vung tí mẹt :D :D :D
Xin phép lão e cười cái. Lão nói chuẩn quá đê =))=))=))
 

kodomo

Xe container
Biển số
OF-5778
Ngày cấp bằng
16/6/07
Số km
5,072
Động cơ
581,339 Mã lực
Chiến tranh thì có bên thắng bên thua. Nhưng chỉ có nhân dân là thất bại, cụ ạ!!!! :(
Cụ có thể khai sáng cho e hiểu thêm nhân dân thất bại ở đây là thế nào với?
 

XPQ

Xe cút kít
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
19,093
Động cơ
548,529 Mã lực
Nơi ở
Trỏng
Đầu tháng 12/1972 đấy bác!
Ngày 3 tháng 12, dự đoán về một thất bại trong đàm phán và Mỹ ném bom trở lại, Hà Nội bắt đầu sơ tán nhân dân từ thủ đô về nông thôn.
Cứ thấy người trên đường phố mà không có nhiệm vụ ở lại HN là họ hốt hết lên xe tải đưa ra ngoại thành. Sau đó muốn đi đâu thì đi, nhưng không được quay lại thành phố.
Mỹ đánh vào thành phố nhằm vào những điểm đông dân cư nhằm khủng bố tinh thần người dân để gây áp lực lên Chính phủ.
Nhưng nhờ sơ tán rất triệt để nên cả ở 2 nơi có mật độ dân số rất dầy đặc là Khâm Thiên và khu tập thể An Dương thiệt hại cung không nặng lắm!
Sau đó em đến Khâm Thiên. Tât cả các nhà trên mặt phố đều còn nguyên xi, chỉ có mỗi cái rạp Dân Chủ bị nứt mặt trước. Nhưng đi qua 1 dãy nhà thì chỉ còn hố bom và gạch vụn trộn lẫn với đất, suốt 1 dải từ đầu song song với Ô chợ Dừa kéo tới chỗ chợ Khâm Thiên!
Đêm ấy, nhà em mười mấy người tập trung về để hôm sau làm giỗ cụ, không ai nghĩ Khâm Thiên bị bom. Đến lúc bị thì cả mười mấy người nhà em chui vào gậm ban thờ giữa nhà, bốn phía bốn quả bom mà may các cụ phù hộ con cháu không ai làm sao. Ông nội em còn ra giữa sân ngắm cao xạ vạch đường rồi bị vùi dưới mấy mét gạch vữa, các cụ lại độ cho có cái giường thờ nhà nào lại ụp lên đầu thành ra không bị ngạt rồi được cứu. Cả ngõ chết rải rác cũng mười mấy người, chủ yếu là không đi sơ tán hoặc có việc phải ở lại trực.

Ngày ấy, nước mình như ông cùng đinh oánh bạc tất tay với thằng trọc phú. Thực ra cũng chả còn gì để mất hơn nữa. Quân đội chiến đấu quyết định một thì nhân dân chịu đựng quyết định mười. Mỹ nó thua là ở chỗ ấy!
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top