[Funland] 18-12-1972 Mở màn chiến dịch Linebacker II

minh91

Xe container
Biển số
OF-330856
Ngày cấp bằng
12/8/14
Số km
7,749
Động cơ
340,846 Mã lực
Ngày và đêm 19 - 12 - 1972:


Đêm 19 - 12, Mỹ ném bom đợt thứ 3 vào các khu vực Đài phát thanh Tiếng nói Việt Nam (Mễ Trì), xã Nhân Chính, nhà máy Cao su Sao Vàng

Thiệt hại của Mỹ:
một máy bay F4.

một máy bay B- 52 D bị bắn rơi tại chỗ bởi Tiểu đoàn 77 Trung đoàn Tên lửa 257
Máy bay F 4


F-4 Phantom II là một loại máy bay tiêm kích-ném bom tầm xa siêu âm hai chỗ ngồi hoạt động trong mọi thời tiết

Vận tốc bay tối đa của F-4 là 2.260km/h, trần bay thực tế 16.600-17.900m, tầm bay xa thực tế không có thùng dầu phụ là 2.380km

F-4 được trang bị radar mạnh, cũng như vũ khí "có một không hai" như 4 quả tên lửa đối không tầm ngắn AIM-9 Sidewinder (sau này có giai đoạn được thay bằng AIM-4D) và 4 tên lửa AIM-7 Sparrow tầm trung gắn trên thân.

Có đến 8.480kg vũ khí gắn trên 9 đế trên cánh và thân, bao gồm bom thông thường, bom chùm, bom dẫn đường bằng laser, rocket, tên lửa đối đất, tên lửa đối hạm, vũ khí hạt nhân.


Xác chiếc máy bay F-4 Phantom II của Mỹ được trưng bày tại Việt Nam
 

pkhcsht

Xe điện
Biển số
OF-93302
Ngày cấp bằng
28/4/11
Số km
2,577
Động cơ
420,796 Mã lực
Nơi ở
Ngõ nhỏ, phố nhỏ
Xin phép cụ chủ cho e copy lại tư liệu, để ghi nhớ. Vì ko muốn quên những ngày chiên tranh khốc liệt.
 

minh91

Xe container
Biển số
OF-330856
Ngày cấp bằng
12/8/14
Số km
7,749
Động cơ
340,846 Mã lực
Ngày xưa mọi người hay gọi F4 là máy bay cánh cụp cánh xòe


F-4 Phantom II (con ma 2) là một loại máy bay tiêm kích - ném bom tầm xa siêu thanh hai chỗ ngồi hoạt động trong mọi thời tiết được hãng McDonnell Douglas thiết kế chế tạo trước tiên cho Hải quân Hoa Kỳ.


F-4 Phantom II đã được dùng trong quân đội Hoa Kỳ từ năm 1960 đến năm 1996.


F-4 được sử dụng như máy bay tiêm kích chiếm ưu thế trên không chủ yếu cũng như là máy bay chiến đấu ném bom chính của Không quân, Hải quân và Thủy quân lục chiến.


F-4 cũng được trang bị cho quân đội của nhiều quốc gia khác, và cho đến năm 2001 vẫn còn hơn 1.000 máy bay F-4 đang được sử dụng ở 11 nước trên toàn thế giới.


F-4 Phantom II đầu tiên được thiết kế như là máy bay tiêm kích bảo vệ hạm đội và Hải quân Hoa Kỳ được đưa vào sử dụng năm 1960.

Đến năm 1963 nó cũng được Không quân Hoa Kỳ sử dụng làm máy bay tiêm kích - ném bom.

Cho đến khi ngưng sản xuất vào năm 1981, 5.195 chiếc F-4 Phantom II đã được sản xuất, và là loại máy bay siêu thanh quân sự Hoa Kỳ được sản xuất nhiều nhất.

F-4 cũng giữ kỷ lục là máy bay được sản xuất liên tục lâu nhất trong suốt 24 năm cho đến khi F-15 Eagle ra đời.

Sự cải tiến của F-4 bao gồm việc áp dụng radar cải tiến sử dụng xung Đốp-lơ và việc sử dụng rộng rãi hợp kim Titan cho khung máy bay.

Mặc dù có kích thước ấn tượng và trọng lượng cất cánh tối đa lớn (27.000 kg), F-4 vẫn có khả năng đạt đến tốc độ siêu thanh 2,23 Mach và có thể lên cao được 210 mét mỗi giây.

Chỉ một thời gian ngắn sau khi giới thiệu, F-4 đã lập 16 kỷ lục thế giới, bao gồm kỷ lục tốc độ bay tuyệt đối 2.585,086 km/h (1.606,342 dặm mỗi giờ), và độ cao kỷ lục 30.040 m (98.557 ft).

Máy bay có đội bay bao gồm 2 người.

Được thiết kế với chiều dài: 19,3 m; Sải cánh: 11,7 m; Chiều cao: 5,0 m.

Đặc biệt, tuy F-4 Phantom II được thiết kế như một máy bay tiêm kích đánh chặn thuần túy cho Hải quân Hoa Kỳ, nhưng nó đã được cải tiến trở thành máy bay đa chức năng rất thành công trong không quân, hải quân và thủy quân lục chiến của Hoa Kỳ cũng như tại nhiều quốc gia khác.

Đó là máy bay chiến đấu duy nhất đồng thời thực hiện cả ba nhánh đơn vị trong quân đội Hoa Kỳ.

Máy bay được trang bị 2 động cơ General Electric J79-GE-17A, lực đẩy 79,6 kN (17.845 lbf) mỗi động cơ.

Giúp máy bay có thể cất cánh với trọng lượng 28.030 kg và có trọng lượng hạ cánh lớn nhất là 16.706 kg.


Phantom là máy bay chiến đấu cỡ lớn với tốc độ tối đa hơn Mach 2,2. Phi cơ có thể mang theo 8,4 tấn vũ khí trên 9 giá treo bên ngoài, bao gồm cả tên lửa không đối không và không đối đất cùng các loại bom khác.

Cùng xem thêm một số hình ảnh về máy bay chiến đấu F-4 Phantom II.


http://soha.vn/quan-su/con-ma-f-4-da-cai-tien-gi-trong-suot-24-nam-san-xuat-20150424142930155.htm
 

SVC

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-52644
Ngày cấp bằng
11/12/09
Số km
19,547
Động cơ
523,681 Mã lực
Ngày và đêm 19 - 12 - 1972:
Đêm 19 - 12, Mỹ ném bom đợt thứ 3 vào các khu vực Đài phát thanh Tiếng nói Việt Nam (Mễ Trì), xã Nhân Chính, nhà máy Cao su Sao Vàng

Thiệt hại của Mỹ:
một máy bay F4.

một máy bay B- 52 D bị bắn rơi tại chỗ bởi Tiểu đoàn 77 Trung đoàn Tên lửa 257
Máy bay F 4


F-4 Phantom II là một loại máy bay tiêm kích-ném bom tầm xa siêu âm hai chỗ ngồi hoạt động trong mọi thời tiết

Vận tốc bay tối đa của F-4 là 2.260km/h, trần bay thực tế 16.600-17.900m, tầm bay xa thực tế không có thùng dầu phụ là 2.380km

F-4 được trang bị radar mạnh, cũng như vũ khí "có một không hai" như 4 quả tên lửa đối không tầm ngắn AIM-9 Sidewinder (sau này có giai đoạn được thay bằng AIM-4D) và 4 tên lửa AIM-7 Sparrow tầm trung gắn trên thân.

Có đến 8.480kg vũ khí gắn trên 9 đế trên cánh và thân, bao gồm bom thông thường, bom chùm, bom dẫn đường bằng laser, rocket, tên lửa đối đất, tên lửa đối hạm, vũ khí hạt nhân.


Xác chiếc máy bay F-4 Phantom II của Mỹ được trưng bày tại Việt Nam
F4 chỉ được Mỹ chuyển giao cho những đồng minh rất rất tin cậy.
Không quân VNCH thì 1 cái lốp cũ của F4 cũng không có :)) :)) :))
 

minh91

Xe container
Biển số
OF-330856
Ngày cấp bằng
12/8/14
Số km
7,749
Động cơ
340,846 Mã lực
Từ 19 giờ 45 phút ngày 19 đến 5 giờ 20 phút ngày 20 - 12, máy bay B- 52 tiếp tục ném bom Hà Nội, Hải Phòng.

Riêng ở Hà Nội 87 lần chiếc B- 52 và hơn 200 lần chiếc máy bay cường kích ném 3 đợt bom xuống 68 điểm thuộc nội ngoại thành

Sau 2 đêm chiến đấu quân ta =)) cũng mệt lử. Nhiều trận địa bị trúng bom. Cơ số đạn tiêu thu quá mức. Trận địa pháo 10mm của tự vệ Đống Đa bắn hết đạn, nhiều tiểu đoàn tên lửa đạn dự trữ còn ít.
 

coolpix8700

Xe trâu
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
32,613
Động cơ
904,872 Mã lực
Ngày xưa mọi người hay gọi F4 là máy bay cánh cụp cánh xòe
F4 được gọi là con ma (Phantom) đúng cái tên người Mỹ đặt cho nó!
Còn cánh cụp cánh xòe là F111 vì cánh nó có thể cụp lại khi bay nhanh (đoạn đầu của cánh)!
 

minh91

Xe container
Biển số
OF-330856
Ngày cấp bằng
12/8/14
Số km
7,749
Động cơ
340,846 Mã lực
F4 được gọi là con ma (Phantom) đúng cái tên người Mỹ đặt cho nó!
Còn cánh cụp cánh xòe là F111 vì cánh nó có thể cụp lại khi bay nhanh (đoạn đầu của cánh)!
Em hồi nhỏ thấy các cụ bảo thế. Cám ơn cụ đã đính chính
 

SVC

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-52644
Ngày cấp bằng
11/12/09
Số km
19,547
Động cơ
523,681 Mã lực
Ngày xưa mọi người hay gọi F4 là máy bay cánh cụp cánh xoè ]
Sai lão.
F4 là máy bay có hình dạng cánh cố định nha.
Cánh cụp-xoè là F111 nha :D
Phi công KqndVn gọi F4 là thằng Cánh Vênh :D
 

DaewooBC212MA

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-294254
Ngày cấp bằng
29/9/13
Số km
5,378
Động cơ
362,766 Mã lực
Tuổi
37
Nơi ở
Khu đô thị Văn Quán
Từ 19 giờ 45 phút ngày 19 đến 5 giờ 20 phút ngày 20 - 12, máy bay B- 52 tiếp tục ném bom Hà Nội, Hải Phòng.

Riêng ở Hà Nội 87 lần chiếc B- 52 và hơn 200 lần chiếc máy bay cường kích ném 3 đợt bom xuống 68 điểm thuộc nội ngoại thành

Sau 2 đêm chiến đấu quân ta =)) cũng mệt lử. Nhiều trận địa bị trúng bom. Cơ số đạn tiêu thu quá mức. Trận địa pháo 10mm của tự vệ Đống Đa bắn hết đạn, nhiều tiểu đoàn tên lửa đạn dự trữ còn ít.
Cụ nói làm em nhớ hồi học lớp 12, ông thầy dạy sử của em (cũng đi bộ đội thời đó) mới bảo rằng (ko biết thật hay đùa) là có anh bên pkkq nói rằng Mỹ mà đánh tiếp ngày nữa thì chúng tôi...thua (vì hết đạn).
 

Mũi tên bạc

Xe container
Biển số
OF-489283
Ngày cấp bằng
17/2/17
Số km
8,147
Động cơ
83,044 Mã lực
Có 1 cái đúng mà Ông già em đã nói với em:
- Chấm dứt chiến tranh là hay nhất, dù nó đói khổ nhưng nó không tàn khốc, ác liệt như chiến tranh.
Ông già em là lính VNCH Cụ nhé, đã từng chạy bộ từ Ban Mê Thuộc về Nha Trang.
Và người dân thì chỉ cầu mong hoà bình.
Ông già cụ là lính quân đoàn 2 r!
 

darthvader

Xe điện
Biển số
OF-467380
Ngày cấp bằng
2/11/16
Số km
3,573
Động cơ
237,858 Mã lực
Tuổi
48
Chiều bia có ông hỏi em so sánh Linebacker II với chiến dịch ném bom Nam Tư của Nato , em cũng chỉ nhớ mang máng nên bảo chắc cũng giống nhau, đợt kia lâu hơn ở ta nhưng VN mình bắn rơi nhiều máy bay hơn. Không hiểu có đúng không ?
 

NewPeace

Xe điện
Biển số
OF-60490
Ngày cấp bằng
31/3/10
Số km
4,165
Động cơ
477,420 Mã lực
Nơi ở
Mù Cang Chải
Cụ nói làm em nhớ hồi học lớp 12, ông thầy dạy sử của em (cũng đi bộ đội thời đó) mới bảo rằng (ko biết thật hay đùa) là có anh bên pkkq nói rằng Mỹ mà đánh tiếp ngày nữa thì chúng tôi...thua (vì hết đạn).
Lắp đạn ko kịp cụ ạ, anh TP cũ của em là lính lắp tên lửa kể vậy.
 

newbiess

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-400161
Ngày cấp bằng
8/1/16
Số km
2,898
Động cơ
249,130 Mã lực
Với tất cả sự trân trọng em đề nghị cụ ngừng comment trong thớt.
Cụ đang làm hoen ố chiến thắng ĐBP trên không lẫy lừng lịch sử bằng sự nhiệt tình và dốt nát có hệ thống.
https://vi.wikipedia.org/wiki/Chiến_dịch_Linebacker_II

Đọc sự thật về chiến thắng lẫy lừng của ĐBP trên không, thất bại đau đớn của Mẽo thì thốn tai quá hở thằng 3/ cuồng Mẽo:

Với kinh nghiệm chính trị dày dặn, ngay từ mùa xuân năm 1968, chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói với tướng Phùng Thế Tài, lúc này là Phó Tổng tham mưu trưởng lời dự báo:


    • “Sớm muộn đế quốc Mỹ cũng sẽ đưa B-52 ra ném bom Hà Nội rồi có thua mới chịu thua. Chú nên nhớ trước khi đến Bàn Môn Điếm ký hiệp định đình chiến ở Triều Tiên, Mỹ đã cho không quân hủy diệt Bình Nhưỡng. Ở Việt Nam, Mỹ nhất định thua, nhưng nó chỉ chịu thua sau khi thua trên bầu trời Hà Nội
Từ tháng 5/1972, Đại tướng Võ Nguyên Giáp và các cán bộ tham mưu tác chiến của Quân chủng Phòng không đặt vấn đề: "Tỷ lệ B-52 bị bắn rơi mức độ nào thì Nhà Trắng rung chuyển, mức độ nào thì Mỹ không chịu nổi, phải thua?". Sau mấy tuần, câu trả lời đã được đưa ra:
  • N1 - tỷ lệ Mỹ chịu đựng được là 1-2% (trên tổng số B-52 tham chiến của Mỹ);
  • N2 - tỷ lệ làm Nhà Trắng rung chuyển là 6 - 7%;
  • N3 - tỷ lệ buộc Mỹ thua cuộc là trên 10%: Nếu tỷ lệ thiệt hại của B-52 bằng hoặc vượt quá 10%, Mỹ sẽ không thể chịu đựng được và sẽ phải dừng chiến dịch (bởi B-52 là vũ khí mạnh nhất của không quân Mỹ, được vận hành bởi các phi công được tuyển chọn kỹ lưỡng, nên nếu bị bắn rơi thì khó mà thay thế được).
Quân chủng Phòng không-Không quân loại trừ N1, quyết tâm đạt N2 và vươn tới N3. Kết quả trong 12 ngày đêm chiến đấu mùa đông năm 1972, Quân chủng Phòng không Không quân đã thực hiện vượt mức chỉ tiêu N3: tỷ lệ B-52 bị bắn hạ là 17,6% (34/197 chiếc, riêng các đơn vị phòng không Hà Nội bắn hạ 23 chiếc). Ngay cả với số liệu mà Mỹ thừa nhận (16 B-52 bị rơi, 4 bị hỏng nặng và 5 bị hỏng vừa phải) thì cũng đã vượt qua mức N3.
 
Chỉnh sửa cuối:

SVC

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-52644
Ngày cấp bằng
11/12/09
Số km
19,547
Động cơ
523,681 Mã lực
Lắp đạn ko kịp cụ ạ, anh TP cũ của em là lính lắp tên lửa kể vậy.
Mấy ngày cuối, tên lửa lại được bắn thả cửa do đạn được kéo từ quân khu 4 ra :D
1 mục tiêu được đánh cùng lúc 2-3 đạn :P
 

newbiess

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-400161
Ngày cấp bằng
8/1/16
Số km
2,898
Động cơ
249,130 Mã lực
https://www.facebook.com/WarComissar/photos/a.367566233366343.1073741834.213961285393506/1483778158411806/?type=3

Đơn vị tác chiến điện tử ( Comrade Commissar )

Hôm nay đọc được quả:

"Hồi đấy B-52 không bay về được là do lòng nhân đạo của phi công Mỹ, không muốn ném bom giết dân thường nên họ để máy bay tự rơi phản chiến, chứ SAM-2 làm gì có cửa với tới pháo đài bay Mỹ".

Công nhận nhiều bạn trẻ và già giàu trí tưởng tượng thặc, khi tầm cao tối đa của tổ hợp S-75 là 25km, còn trần bay của B-52 là 15km. Chưa kể việc B-52 phải hạ xuống độ cao 10km khi ném bom.

Cho nên chả cần nối tầng thì S-75 cũng thừa sức bắn tới B-52 và chả có thằng phi công B-52 nào lại tự nguyện nhập phòng tại Hoả Lò cả. Nối tầng chỉ là giai thoại lưu truyền suốt vài chục năm nay thôi
<(")

- Quán bia tổng hợp -

#ComCom
Bao Tam Hay nhỉ, hóa ra phi công B-52 Mỹ muốn đến nghỉ ờ " khách sạn Hilton" à. Trước giờ tôi toàn bị cs nhồi sọ

Duy Duy Làm đ.. j có chuyện cs bắn dc B52. Chẳng qua là mấy chú Mẽo muốn thử nghiệm ghế phóng của B52 trong điều kiện thực chiến thôi

Hải Hoàng Tại mấy a phi công mỹ muốn nghỉ dưỡng ở resot hỏa lò nên để máy bay rơi thôi mà =))

Bình Vũ Add *** biết phi công Mỹ nó bảo tao vào Hoả lò như ở khách sạn, *** đi làm vẫn có lương ở chán thì về.

Vân Anh Vcl :)) chiến tranh tao sống mày chết mà còn có nhân đạo tự rơi máy bay = tự sát để đối phương thắng. ):))

Đỗ Đình Phúc đấy, cái lũ đấy là do hậu quả của đi ô xin, kết hợp với cức bố Mẽo làm cho chúng nó mụ mị cả đầu óc đấy!

Phạm Đức Hiếu Đúng rồi còn gì B52 rơi là do hết xăng chứ vc thì 7 thằng đu cành đu đủ k gãy thì bắn thế nào được b52 ::))

Đỗ Văn Tỉnh Đó là lý do chúng nó mãi là kẻ thất bại. Tị nạn qua xứ phát triển mà đầu óc của bọn 4 chân

Hà Anh Sơn Máy bay rơi tự do :))) *** tin dc cái sự óc chó nó lại v l đến vậy
 

minh91

Xe container
Biển số
OF-330856
Ngày cấp bằng
12/8/14
Số km
7,749
Động cơ
340,846 Mã lực
Chiều bia có ông hỏi em so sánh Linebacker II với chiến dịch ném bom Nam Tư của Nato , em cũng chỉ nhớ mang máng nên bảo chắc cũng giống nhau, đợt kia lâu hơn ở ta nhưng VN mình bắn rơi nhiều máy bay hơn. Không hiểu có đúng không ?
để thực hiện các mục tiêu của chiến dịch tiến công đường không, NATO đã thành lập lực lượng liên quân gồm hơn 600 máy bay chiến đấu (tổng cộng có hơn 1.000 máy bay), trong đó có các các máy bay ném bom chiến lược tàng hình tối tân В-2А và các máy bay tiêm kích tàng hình F-117A, hơn 60 tàu các loại, trong đó có 4 tàu sân bay.

Chiến dịch kéo dài từ ngày 24/3 -10/6/1999

Ngày 31 tháng 5 bộ chỉ huy NATO công bố kết quả tổng hợp sử dụng KQ Liên quân trong chiến dịch chống Nam Tư từ ngày 24 tháng 3 đến 31 tháng 5 năm 1999. Số liệu được thống kê trong bảng sau :




NaTo mất 31 máy bay chiến đấu, 6 trực thăng, 11 máy bay không người lái
 

newbiess

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-400161
Ngày cấp bằng
8/1/16
Số km
2,898
Động cơ
249,130 Mã lực
https://vi.wikipedia.org/wiki/Chiến_dịch_Linebacker_II
Đánh giá
Danh sách các đơn vị phòng không và không quân Việt Nam đã bắn hạ máy bay B52 được trưng bày tại Bảo tàng Phòng không Không quân, Hà Nội.
Sách báo Việt Nam gọi chiến dịch Linebacker II này là trận Điện Biên Phủ trên không, như một cách nêu bật thắng lợi của lực lượng phòng không Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong chiến dịch.
  • Charles Barrows, đại úy hoa tiêu B-52 bị bắt làm tù binh đặt vấn đề ngay khi còn ngồi ở Hỏa Lò: "Hệ thống điện tử trên máy bay B-52 rất tinh vi và đắt tiền nhưng vẫn không gây nhiễu nổi rađa Bắc Việt Nam. Siêu pháo đài bay B-52 đã cải tiến nhiều lần, máy móc rất tốt... Các phi công B-52 được huấn luyện công phu, thành thạo các chiến thuật hiện đại và B-52 được bảo vệ dày đặc, nhưng vẫn bị bắn rơi vì đạn phòng không... Không quân chiến lược của Mỹ không thể chịu đựng nổi tỷ lệ tổn thất về B.52 trên bầu trời Hà Nội".[60]
  • Trên tạp chí Không quân Mỹ, John L. Frisbee viết: "Trong thời kỳ Thế chiến thứ 2, tổn thất máy bay ném bom bị phòng không hay máy bay chiến đấu đối phương bắn hạ tại hai chiến trường chính yếu được ước tính trung bình: cứ 64 phi xuất thì có 1 chiếc bị bắn hạ. Trái lại, trên không phận Hà NộiHải Phòng thì cứ 49 phi xuất lại có một B-52 bị bắn rơi".
  • Cựu Phó Tham mưu trưởng không quân Mỹ khi trả lời tạp chí AirForce vào tháng 6/1973 cũng thừa nhận: "Bắc Việt Nam rõ ràng là có nhiều kinh nghiệm bắn tên lửa SAM cũng như các loại súng phòng không khác. Họ cũng có nhiều kinh nghiệm trong việc phát hiện máy bay từ các đài điều khiển mặt đất... Không quân Mỹ đã tiến hành chiến tranh điện tử trên quy mô lớn, nhưng các máy bay vẫn dễ bị tổn thương. Chúng tôi cho rằng Bắc Việt Nam đã phát triển được các lực lượng phòng không dày dạn kinh nghiệm nhất thế giới. Rõ ràng họ có kinh nghiệm hơn bất cứ nước nào trong việc phóng tên lửa để hạ máy bay".[60]
  • Đại tá Markov Lev Nicolayevich, từ tháng 10-1971 đến tháng 8-1972 từng giảng dạy tại Trường Sĩ quan Phòng không và huấn luyện các kíp trắc thủ tên lửa cho Việt Nam. Ông cho rằng: "Tôi đã nghiên cứu kỹ chiến lược chiến tranh của nhiều nước và thấy rằng, trên thế giới ít có cuộc chiến nào mà bên phòng vệ thắng bên tấn công, nhất là khi có sự chênh lệch quá lớn về tiềm lực quân sự, vũ khí trang bị như giữa quân đội Việt Nam và quân đội Mỹ, đặc biệt là "siêu pháo đài bay B-52", mà người Mỹ khoe là không thể bị bắn hạ! Vậy mà Việt Nam đã đánh thắng rất giòn giã. Đó thực sự là cuộc chiến tranh của trí tuệ với trí tuệ, thông minh "chọi" thông minh, chứ không phải là cuộc chiến tranh thông thường!".[61]
  • Tác giả Marshall Michael viết: "Sau này hai phía mới chỉ dừng ở việc cùng công nhận rằng Linebacker II là trận đấu quan trọng quyết định cục diện chiến tranh. Đối với người Mỹ, Hiệp định hòa bình Paris đã giúp tổng thống Nixon hoàn thành mục tiêu đưa tù binh về nước và chấm dứt sự can dự của Mỹ vào cuộc chiến Việt Nam mà vẫn thực hiện cam kết làm chỗ dựa cho chính quyền Nam Việt Nam. Người Việt Nam lại cho rằng chiến dịch ném bom của Mỹ là nhằm mục đích buộc họ khuất phục và rút quân khỏi Miền Nam. Vậy nên khi bản Hiệp định cho phép họ vẫn được giữ quân ở Miền Nam, người Việt Nam cho rằng chiến dịch Linebacker II đã thất bại và niềm tin này càng được củng cố khi quân đội của họ trú quân ở phía nam tiến hành chiến dịch tổng tiến công thống nhất đất nước vào năm 1975. Nhưng để hiểu một cách tường tận sự khác biệt quan điểm này, tôi đã phải ghi nhận cách hiểu của người Việt rằng Linebacker II đơn giản chỉ là một thắng lợi trong chuỗi thắng lợi trong suốt 30 năm kháng chiến giành độc lập. Bằng chứng cho thắng lợi đó là việc họ đã hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước."[44]
 

SVC

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-52644
Ngày cấp bằng
11/12/09
Số km
19,547
Động cơ
523,681 Mã lực
để thực hiện các mục tiêu của chiến dịch tiến công đường không, NATO đã thành lập lực lượng liên quân gồm hơn 600 máy bay chiến đấu (tổng cộng có hơn 1.000 máy bay), trong
đó có các các máy bay ném bom chiến lược tàng hình tối tân В-2А và các máy bay tiêm kích tàng hình F-117A, hơn 60 tàu các loại, trong đó có 4 tàu sân bay.

Chiến dịch kéo dài từ ngày 24/3 -10/6/1999

Ngày 31 tháng 5 bộ chỉ huy NATO công bố kết quả tổng hợp sử dụng KQ Liên quân trong chiến dịch chống Nam Tư từ ngày 24 tháng 3 đến 31 tháng 5 năm 1999. Số liệu được thống kê trong bảng sau :




NaTo mất 31 máy bay chiến đấu, 6 trực thăng, 11 máy bay không người lái
Đau nhất là mất ít nhất 2 con F117 thần thánh :)) :)) :))
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top