Nó là sự nối tiếp của chiến dịch phá hoại miền bắc thôi. Trước đấy Mỹ vẫn đang sử dụng không quân đánh phá miền Bắc rồi. Ngay sau khi đàn phán Paris bế tắc, trong khi đó dưới sức ép của các bên và cả quốc tế, hiệp định không thể không trì hoãn được lâu nữa. Mỹ muốn đẩy mạnh phá hoại miền Bắc (đầu não quân địch) để gây sức ép mạnh lên chiến trường miền Nam bằng việc quyết định sử dụng ồ ạt B52- vũ khí chiến lược thời điểm đó. Mục đích là như một cú đấm quyết định vào quân địch, đưa Hà Nội về "thời kỳ đồ đá", qua đó giải quyết buộc ta phải ký hiệp định Paris vào thế yếu. Và đặt tên là chiến dịch Linebacker 2, còn ta gọi là chiến dịch Điện Biên Phủ trên không. Tuy nhiên thiệt hại của Mỹ quá lớn đã đi ngược lại với kết quả mong muốn của Mỹ. Cộng đồng trong nước Mỹ (chủ yếu là cánh tả thì nhân cơ hội) thì nói "chính phủ làm việc như đ b, tiền thuế đầu tư bao nhiêu phương tiện đắt đỏ đối phương yếu mà lại bị rụng như sung, không ăn thua, thế này thì bảo vệ được ai". Quốc tế thì chửi "ông ném bom toàn chết dân, dã man v k l". Tổng thống thì hứa "hòa bình trong tầm tay". Với tất cả các yếu tố đó, Mỹ phải đồng ý ký hiệp định Paris, với điều kiện tiên quyết chiến lược của ta là "rút hết quân ra khỏi Đông Dương".
Em hiểu được thế, mong các cụ khác góp ý.
Thực ra các bác đọc nhiều nhưng bị lẫn rất nhiều thông tin!
Câu khẩu hiệu đưa Bắc VN về thời kỳ đồ đá (chứ không chỉ mỗi HN) là họ đưa ra khi bắt đầu ném bom miền Bắc (trận đầu tiên 5/8/1964, chính thức từ tháng 2/1965). Hồi đó Bắc VN chỉ có mấy khẩu cao xạ cho nên họ hoàn toàn tin tưởng với lực lượng không quân hùng hậu thì chỉ vài tháng là miền Bắc VN không còn 1 cái nhà máy nào.
Nhưng đến cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ 2 ( từ 4/1972 đến hết 12/1972) thì phi công Mỹ đã gọi đồng bằng sông Hồng là thung lũng tử thần rồi, chẳng còn coi thường lưới lửa phòng không của miền Bắc nữa!
Còn khi lên làm tổng thống Nixon đã hứa sẽ chấm dứt chiến tranh và chấm dứt trong danh dự. Nhưng thực tế chiến tranh bị mở rộng cả sang Lào và Căm Pu Chia. Bị phản đối nhiều Nixon đưa chính sách đổi mầu da xác chết, tức là việt Nam hoá chiến tranh, đưa quân đội Sài Gòn làm lực lượng chính, nhưng chính sách này cũng thất bại. Chính quyền Mỹ bắt buộc phải chấm dứt nhanh chiến tranh ở VN.
Ngày
12 tháng 10,
Kissinger và
Lê Đức Thọ đi đến một bản nháp hiệp định gồm 9 điểm. Nội dung đó chưa đầy đủ nhưng nó đã tạo được một bước đột phá lớn. Dự thảo đã tách các vấn đề thuần túy
quân sự khỏi các vấn đề
chính trị. Nó cho phép ngừng bắn tại chỗ, quân đội Mỹ và đồng minh nước ngoài rút về nước, tù binh Mỹ được trao trả trong vòng 60 ngày, và một quy trình dù mơ hồ được thiết lập, qua đó người Việt Nam sẽ tự quyết định tương lai của mình. Theo nghĩa rộng, sự thỏa hiệp này cho phép chính quyền
Việt Nam Cộng hòa của TT Nguyễn Văn Thiệu tồn tại như một chính phủ có liên quan đến giải pháp hoà bình, đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của phía Việt Nam DCCH là cho lực lượng cộng sản Việt Nam một vị thế chính thức tại miền Nam Việt Nam, đồng thời khẳng định lập trường nguyên tắc của Hà Nội là Việt Nam là một quốc gia và chỉ đang tạm thời bị chia cắt. Bản dự thảo này đã đáp ứng được yêu cầu của Mỹ là ra đi trong danh dự.
Tất nhiên chế độ VNCH không chấp nhận mấy cái thoả thuận ấy (2 điều căn bản nhất là VN chỉ là 1 nước, chỉ có 1 chính thể và quân đội NDVN ở lại miền Nam VN sau khi quân Mỹ đã rút hết), Mỹ thấy cũng hơi mất mặt nếu ký kết như vậy với HN nên lật mặt, thay đổi nhiều nội dung.
Đàn phán vẫn tiếp tục cho đến tận 13/12/1972 thì bế tắc hoàn toàn!
Ngày
14 tháng 12, Nixon gửi một tối hậu thư cho Hà Nội yêu cầu trong 72 giờ đồng hồ phải quay lại ký theo phương án Mỹ đề nghị, nếu không Mỹ sẽ ném bom lại Bắc Việt Nam.
Ngày
18 tháng 12, Mỹ bắt đầu cho
máy bay B52 ném bom rải thảm Hà Nội,
Hải Phòng và các mục tiêu khác. Đợt ném diễn ra trong 12 ngày, đó là
Chiến dịch Linebacker II.
Không khuất phục được Hà Nội, bị thiệt hại nặng nề cho lực lượng không quân và nhất là bị dư luận quốc tế và trong nước phản đối mạnh mẽ, chính phủ Mỹ buộc phải chấm dứt ném bom quay lại đàm phán và đồng ý ký kết Hiệp định Paris theo phương án đã ký tắt hồi tháng 10 với một vài sửa đổi nhỏ chỉ có tính kỹ thuật.
Ngày 8/1/1973, nối lại đàm phán lúc 11 giờ trưa tại ngôi nhà ở Gif-sur-Yvette. Vào phòng họp
Lê Đức Thọ nổ phát súng đầu:
“Chính các ông đã làm cho danh dự nước Mỹ bị hoen ố”, Kissinger không bào chữa hăng hái như những lần trước, chỉ thanh minh. Hai ngày sau, 10/1/1973, Kissinger thử lần chót đòi QĐNDVN rút khỏi miền Nam nhưng không giải quyết Được gì. Ngày 13/1/1973, hoàn thành hiệp định trong cuộc gặp riêng lần cuối cùng.
Về phía chính quyền VNCH, Ngày 16 tháng 1 năm 1973, Đại tướng Haig trao cho
Nguyễn Văn Thiệu bức thư của Nixon, mà Kissinger gọi là "bốc lửa". Trong thư này đoạn quan trọng nhất là:
"Vậy chúng tôi đã quyết định dứt khoát sẽ ký tắt Hiệp định ngày 23 tháng 1 năm 1973 tại Paris. Nếu cần thiết, chúng tôi sẽ làm như thế một mình. Trong trường hợp đó, tôi phải tuyên bố công khai là Chính phủ của ông cản trở hoà bình. Kết quả là viện trợ kinh tế và quân sự sẽ không tránh khỏi bị chấm dứt và ngay lập tức - mà Chính quyền của ông sau đó dù có thay đổi cũng chẳng thay đổi được tình hình". Trước sức ép của Mỹ, Việt Nam Cộng hòa cuối cùng phải chấp nhận ký kết hiệp định.
Hiệp định Paris được ký kết vào ngày 27/1/1973 nội dung được ký tồn tại đến tận bây giờ!