Khi nhìn nhận đánh giá cuộc chiến tranh chống Trung Quốc xâm lược ở biên giới phía bắc thì nên gắn nó vào một tổng thể lớn hơn, có tính bao trùm hơn thì mới đánh giá sát thực được các hành động của các bên liên quan, bao gồm cả Việt Nam ta. Một vài ý chính là:
1. Thời điểm Việt Nam thống nhất năm 1975, cũng là thời điểm TQ chuyển mình mạnh mẽ trên tất cả các mặt. Đáng chú ý nhất là sự kết giao của Mỹ và TQ ngày càng gần gũi sau khi tổng thống Nixon thăm TQ năm 1972.
Nửa cuối thập kỷ 70, TQ muốn chứng tỏ cho Mỹ thấy họ là một thế lực lớn có thể đối đầu với Liên Xô. Hệ quả là Mỹ sẽ giảm được áp lực từ chiến tranh lạnh, đổi lại TQ có đường tiếp cận với thành tựu công nghệ và các kỹ năng quản trị khi xoay chuyển nền kinh tế sang hướng kinh tế thị trường.
Để xây dựng niềm tin với Mỹ, TQ cần có một hành động "vừa đủ" nhằm vào Liên Xô hoặc một thực thế chịu nhiều ảnh hưởng của Liên Xô. VN là một mục tiêu phù hợp.
2. Việc VN thống nhất đất nước cũng là điều báo rằng không trước thì sau, VN cũng sẽ không còn nằm trong vòng cương tỏa của TQ, vốn luôn muốn VN phải ở trạng thái bất ổn định kể từ hiệp định Geneve 1954. TQ cần một hành động mới, cũng "vừa đủ" để dằn mặt và giữ VN trong tầm ảnh hưởng của mình.
Do đó, không phải là ngẫu nhiên mà ngay trong đầu tháng 5/1975 - khi tại Nam Việt Nam vẫn còn những vùng mà chính quyền mới chưa kịp tiếp quản (trên nguyên tắc là đã thống nhất về "một Việt Nam" từ 30/4) thì Polpot đã đưa quân sang lấn chiếm. Và suốt trong các năm 1976-1978, Polpot đã nhiều lần tiến đánh biên giới Tây Nam của Việt Nam dưới lý do "đòi đất". Thực chất các hành động của Polpot chính là do TQ giật dây để đảm bảo mục tiêu nêu ở 2.
Nhưng, điều TQ không ngờ tới là VN, vốn tưởng đã kiệt sức sau cuộc chiến 20 năm lại không chịu ngoan ngoãn nghe lời. Lại còn chơi lớn khi tiếp sức xây dựng hẳn một thế lực mới nhằm thay thế Polpot và Shihanuk, đó là chính quyền kháng chiến của Heng Somrin. Rồi đưa quân vào Campuchia lật đổ Polpot dưới hình thức làm nhiệm vụ quốc tế theo lời kêu gọi của chính phủ Heng Somrin.
Việc này như một cái tát, nhưng cũng là một "dịp may" với TQ bởi đó chính là lý do để TQ đưa quân đánh VN, đảm bảo mục tiêu nêu ở 1.
Ngày 7/1/1979, Potpot bị lật đổ thì 17/2/1979 TQ xua quân đánh VN.
VN vẫn tiếp tục là đối tượng nhắm tới của TQ trong suốt thời kỳ Liên Xô và Mỹ còn chiến tranh lạnh, cũng là thời kỳ quan hệ Mỹ-Trung ngày càng gắn bó. Điểm nhấn lớn nhất là các sự kiện năm 1984 tại vùng biên giới Cam-Thái và Vị Xuyên (Hà Giang).
- Tháng 3/1984, VN thực hiện chiến dịch lớn triệt hạ các căn cứ quân sự của Polpot tại vùng biên giới Cam-Thái. Chiến dịch thành công và kể từ đây, tiềm lực kháng chiến của Polpot coi như hết.
- Ngay lập tức, tháng 4/1984 TQ đã mở chiến dịch mới đánh vào Vị Xuyên với mức độ ác liệt chưa từng thấy.
- VN vẫn không giảm nhiệt tại Cam, ngay đầu 1985 đã hốt nốt các căn cứ còn lại của các lực lượng được coi là lá bài dự trữ của TQ khi Polpot hết giá trị (lực lượng của Son San, Funcinpec). Kể từ đây tiềm lực kháng chiến của tất cả các phe đều gần như không còn đủ để gâp sức ép về mặt quân sự.
Sau 1985 thì tình hình chính trị toàn cầu có nhiều biến động. LX cải tổ, VN đổi mới kinh tế, TQ đã hòa nhập sâu và nền kinh tế thế giới... vấn đề VN và Campuchia cũng kéo đủ dài để tất cả các bên đều thấy phải chấm dứt nó, nhường chỗ cho các vấn đề khác liên quan đến lợi ích trong giai đoạn mới. Các xung đột giảm nhiệt dần dần cho tới khi bình thường hóa quan hệ.
Ngày nay nhìn lại vấn đề, chúng ta có thể đặt một số câu hỏi, chẳng hạn như "có thể tránh được cuộc chiến đó hay không?", "nếu 1979 ta không cho nó rút mà đánh tới luôn thì cuộc chiến có kết thúc luôn chứ không kéo dài tới hơn 10 năm sau không?"....
Cũng có ý kiến cho rằng nếu sau 1975, VN nhanh chóng bình thường hóa với Mỹ thì có thể tránh được cuộc chiến này. Theo em thì đây chỉ là một giả thuyết và nó không có gì là chắc chắn (tuy cũng không có gì để phủ nhận hoàn toàn). Bởi đơn giản là khi mình và Mỹ có bình thường hóa quan hệ với Mỹ thì bản chất quan hệ Mỹ-Xô-Trung vẫn ít có khả năng thay đổi, và VN vẫn là cái đích mà TQ nhằm tới như đã nêu trên.
Tức là ở thời điểm đó, hoàn cảnh đó thì cả hai cuộc chiến tranh ở biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc đều rất khó tránh, bắt buộc phải chấp nhận.