- Biển số
- OF-164663
- Ngày cấp bằng
- 31/10/12
- Số km
- 9,378
- Động cơ
- 419,190 Mã lực
- Website
- thanglongglass.vn
Thuê em làm chắc chỏ hết 1 nửa giá
Ý cụ là anh Khôi trc khi nghỉ hưu thì thầu nốt quả đục tường này hả ?Vãi a Khôi lùn và chị Yến, cái công ty tư nhân ấy có lq gì đến anh chị ấy k
Cụ làm quan thử xem?Em chẳng tin vì Hn em tuyền mất tiền
Cụ đọc phải hiểu là phá dỡ và cải tạo chứ phá không thì mất mấy tiền. cái cải tạo gia cố nó mới tốn tiền.Chắc chỉ 100tr. Nhưng như vụ cắt tỉa cây, hn cho doanh nghiệp đục tường 100 tỉ thì chắc phải đc lại quả mảnh đất ngon.
Em mà nhận thầu cứ là 50 tỷ có cả bữa vào bữa ra.TTO - 127 vòm cầu ở chân đế bờ trụ đỡ ray đường sắt từ Ga Hà Nội đến Ga Long Biên được xây dựng từ thời Pháp sẽ được đục thông để biến thành phố sách, không gian nghệ thuật.
Một đoạn vòm cầu ở phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm - Ảnh: LÂM HOÀI
Ông Dương Đức Tuấn - chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm - cho biết UBDN TP Hà Nội đang xem xét việc một đơn vị tư nhân đề xuất chi 100 tỉ đồng để đục thông, cải tạo 127 ô vòm cầu đường sắt trên phố Gầm Cầu, Phùng Hưng (P.Đồng Xuân, Q.Hoàn Kiếm) thành các không gian văn hóa.
Ông Tuấn cho biết việc đầu tư thực hiện dự án thành phố giao cho quận Hoàn Kiếm phụ trách. Tuy nhiên, do vừa là công trình giao thông đường sắt quốc gia vừa là di sản đô thị nên phải thảo thuận các phương án quản lý và các vấn đề về kỹ thuật với Bộ VH-TT&DL, Bộ GTVT.
"Chờ thỏa thuận xong sẽ bắt tay vào các bước cụ thể. Hiện đã có một đơn vị tư vấn của Pháp tham gia nghiên cứu các phương án. Nếu xong sớm, trong năm nay sẽ bắt đầu triển khai" - ông Tuấn thông tin.
Trước đó, tại cuộc làm việc với UBND TP Hà Nội ngày 12-9, Bộ GTVT bày tỏ đồng tình với đề xuất dự án cải tạo, khôi phục lại số vòm cầu nói trên. Tuy nhiên lưu ý trước khi tiến hành cải tạo, Hà Nội cần tổ chức kiểm định độ an toàn chịu lực.
Ngoài ra, trong quá trình cải tạo phải bảo đảm an toàn cho chạy tàu và tránh xung đột tuyến đường sắt đô thị số 1 trong tương lai.
Các vòm cầu thành phố sách, không gian nghệ thuật
127 vòm cầu nằm ở chân đế bờ trụ bê tông đỡ ray đường sắt cho tàu di chuyển từ Ga Hà Nội - Ga Đầu Cầu (Ga Long Biên) được xây dựng từ thời Pháp.
Trước đây các vòm cầu này rỗng, nhưng sau đó do tình trạng mất vệ sinh, ô nhiễm môi trường, an ninh trật tự tại khu vực, nên TP Hà Nội đã cho xây bịt kín.
Sau khi đục thông, các vòm cầu sẽ biến thành không gian phố sách, quán cà phê sách, khu vực phục vụ các hoạt động nghệ thuật, hội họa...
LÂM HOÀI
100 tỉ / 127 là khoảng 787,5 củ cho việc đục thông 1 cái vòm này (chắc còn nhiều hạng mục khác chưa công bố).
Hồi xưa xây chắc bịt 2 bên thôi chứ chắc là không đổ đặc đâu nhỉ. Các cụ có tuổi nhớ việc xây bịt này không ? Liệu sau này lại có dự án xây bít lại không nhỉ![]()
Cụ nào thuê chỗ này làm du lịch cảm giác mạnh có khi kiếm đấy.Ngồi dưới chỗ này tầu đi qua kêu phải biết chịu sao nổi
Chắc phải gia cố bê tông cốt thép hoặc thép tấm bên trong làm kiot rồi cho thuê. Đoạn cắt hàng Ngang bà con cũng chỉ để làm kho chứ không sinh hoạt bên trong.Mỗi vòm có mỗi 2 bức tường 2 bên. Đội khoan cắt BT vào thì nửa ngày xong 1 phát mà tính 100 tỉ. Em xin thấu 60 tỉ thôi (cả sửa chữa trát lại nhé).
Pháp nó làm chuẩn rồi, em cầu trời đừng có cải tạo gì thêmCụ đọc phải hiểu là phá dỡ và cải tạo chứ phá không thì mất mấy tiền. cái cải tạo gia cố nó mới tốn tiền.
Cả trăm năm rồi cụ ơi. Các công trình xây dựng đều phải có qui trình duy tu bảo dưỡng nó mới tồn tại được. Mấy cái gầm cầu đó nếu bây giờ phá tường ngăn có lẽ bên trong rạn nứt thấm dột lung tung rồi. Nếu bây giờ muốn đưa vào sử dụng đảm bảo an toàn có lẽ phải chống thấm và gia cố lại chứ không thì....nó có thể sập đấy vì trước chỉ là đá cuốn vòm thôi xây bịt nó cũng đỡ lực phần nào giờ phá ra thì phải gia cố.Pháp nó làm chuẩn rồi, em cầu trời đừng có cải tạo gì thêm![]()
Cái mình tự xây bịt ko có tác dụng chịu lực cụ ạ, nhưng như cụ nói thì qua thời gian có thể xuống cấp và có thể gia cốCả trăm năm rồi cụ ơi. Các công trình xây dựng đều phải có qui trình duy tu bảo dưỡng nó mới tồn tại được. Mấy cái gầm cầu đó nếu bây giờ phá tường ngăn có lẽ bên trong rạn nứt thấm dột lung tung rồi. Nếu bây giờ muốn đưa vào sử dụng đảm bảo an toàn có lẽ phải chống thấm và gia cố lại chứ không thì....nó có thể sập đấy vì trước chỉ là đá cuốn vòm thôi xây bịt nó cũng đỡ lực phần nào giờ phá ra thì phải gia cố.
ờ,các cụ nói e moi nhớVưng ! đây chính là cái trại phục hồi nhơn phẩm đấy ạ .Thời nó ra đời chị em lấy lỗ làm lãi chưa có cái tên gọi cave hay như bây giờ ,thời ấy toàn gọi là phò thôi .
Cái biệt thự sập là cải tạo cụ nhờ @@Pháp nó làm chuẩn rồi, em cầu trời đừng có cải tạo gì thêm![]()