10 trực thăng tấn công mạnh nhất thế giới

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Khám phá trực thăng Z-9W của Không quân Trung Quốc

Là biến thể vũ trang phát triển từ Z-9 (sao chép từ trực thăng AS-565 của Pháp), Z9W là nền tảng cho sự phát triển của trực thăng tấn công Trung Quốc.

Z-9W là biến thể vũ trang được phát triển từ Z-9B, trực thăng này có vẻ ngoài rất giống với AS-565 của Pháp.
Buồng lái của Z-9W được trang bị các hệ thống điện tử khá hiện đại.
Các hệ thống điện tử của trực thăng kết hợp giữa các hệ thống của Pháp và Trung Quốc
Z-9W được trang bị hệ thống tìm kiếm và chỉ thị mục tiêu quang điện do Trung tâm công nghệ quang điện Lạc Dương phát trển.
Z-9W có thể mang theo hai súng máy 12,7mm gắn trên hệ thống treo hai bên hông.
Z-9W đang khai hỏa hai súng máy gắn bên hông.
Z-9W có thể mang theo 8 tên lửa chống tăng HJ-8, hoặc tên lửa không đối không tầm thấp Type-90.
Z-9W được sử dụng với vai trò chi viện hỏa lực và chống tăng thiết giáp hạng nhẹ. (Nguồn GDVN)
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Harbin Z-9 Haitun


Harbin Z-9 Haitun
TRỰC THĂNG ĐA DỤNG
Harbin Aircraft Manufacturing Corp. (Trung quốc)
___________________________________________________
.
Phi hành đoàn : 02 + 10 HK hoặc 2.038 kg hàng hóa.
Dài : 13,46 m
Đường kính cánh quạt : 11,94 m
Cao : 3,47 m
Trọng lượng không tải : 2.050 kg
Tối đa khi cất cánh : 4.100 kg
Động cơ : 02 động cơ Zhuzhou Wozhou-8A có sức đẩy 847 ngựa mỗi cái.
Tốc độ : 315 km/giờ
Cao độ : 6.000 m
Tầm hoạt động : 1.069 km (với bình xăng phụ)

Hỏa lực : (Chỉ có ở loại dùng cho quân đội) 02 đại bác 23mm, rocket, ổ súng máy, ngư lôi ET52, tên lửa chống tăng HJ-8, tên lửa không-đối-không TY-90.
Bay lần đầu : 1981
Số lượng sản xuất : Trên 200 chiếc.
Quốc gia sử dụng : Trung quốc, Kenya, Lào, Mali, Mauritania, Pakistan, Bangladesh.
Phi cơ so sánh : Agusta A-109 Hirundo (Ý); Bell 222, Sikorsky S-70 (Mỹ).





Eurocopter AS-565 Panther



AS-565 Panther
TRỰC THĂNG ĐA DỤNG
Eurocopter (Pháp)
___________________________________________________
.
Phi hành đoàn : 1-2 + 10 lính
Dài : 13,68 m
Đường kính cánh quạt : 11,94 m
Cao : 3,97 m
Trọng lượng không tải : 2.380 kg
Tối đa khi cất cánh : 4.300 kg
Động cơ : 02 động cơ cánh quạt turboTurbomeca Arriel 2C có sức đẩy 850 ngựa mỗi cái.
Tốc độ : 306 km/giờ
Cao độ : 5.865 m
Tầm hoạt động : 830 km
Hỏa lực : đại bác 20mm M621; rocket 68mm và 70mm; tên lửa không-đối-không Matra Mistral, không-đối-đất AS-15 TT, tên lửa chống tăng HOT, ngư lôi chống tàu ngầm Mk.46 hoặc Whitehead A.224/S.
Bay lần đầu : 29/02/1984
Số lượng sản xuất : Trên 300.
Quốc gia sử dụng : Brazil, Bulgaria, Trung quốc, Đài Loan, Pháp, Israel, Mexico, Morocco, Sri Lanka, Tiểu vương Ả Rập, Anh, Mỹ.
Phi cơ so sánh : Bell 412, UH-1Y Venom; Kaman SH-2G Super Seasprite (Mỹ); Westland Lynx (Anh); AgustaWestland AW-159 Lynx Wildcat (Ý,Anh).
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Mỹ bán 8 trực thăng chiến đấu Apache cho Indonesia

(Kienthuc.net.vn) - Hãng thông tấn AFP dẫn lời quan chức cấp cao Mỹ, nước này sẽ bán 8 trực thăng chiến đấu hiện đại AH-64 Apache cho Indonesia.



Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel tiết lộ hợp đồng trị giá 500 triệu USD gồm huấn luyện phi công và radar trong chuyến thăm Jakarta, chặng dừng chân thứ 2 trong chuyến công du kéo dài một tuần tới 4 quốc gia Đông Nam Á.
“Cung cấp cho Indonesia những trực thăng đẳng cấp thế giới là một minh chứng cho cam kết của chúng tôi nhằm xây dựng năng lực quân sự của Indonesia”, ông Hagel nói trong cuộc hội đàm với người đồng cấp Indonesia, Purnomo Yusgiantoro.
Theo một quan chức quốc phòng Mỹ, việc bán các máy bay trực thăng chiến đấu AH-64 Apache cho Quân đội Indonesia là “bước đi khôn ngoan để hỗ trợ an ninh trong khu vực”.
Trực thăng chiến đấu AH-64D Apache Longbow.

Mỹ từng đóng băng hợp tác quốc phòng và cung cấp vũ khí cho Indonesia trong suốt 3 thập kỷ dưới thời của nhà lãnh đạo Suharto. Mãi tới năm 2005, mối quan hệ hợp tác quốc phòng này mới được khôi phục.
Nhiều khả năng, Mỹ sẽ cung cấp cho Indonesia biến thể “hiện đại thứ nhì” trong họ AH-64, định danh là AH-64D Apache Longbow. Điểm đặc biệt của biến thể này là trang bị hệ thống radar điều khiển hỏa lực AN/APG-78 ở đỉnh cánh quạt chính, nó cho phép máy bay theo dõi cùng lúc 128 mục tiêu cùng lúc.
Về trang bị vũ khí, AH-64D trang bị một pháo cao tốc M230 30mm (cơ số 1.200 viên) với 4 giá treo trên 2 cánh nhỏ cho phép mang tên lửa chống tăng AGM-114 Hellfire, tên lửa không đối không AIM-92 Stinger, rocket 70mm.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Sức mạnh thăng tấn công không người lái ILZ-27 của Ba Lan

(ĐVO) - Viện Hàng không Ba Lan vừa bất ngờ giới thiệu một nguyên mẫu trực thăng trinh sát/tấn công không người lái mang tên ILZ-27 tại triển lãm quốc phòng quốc tế MSPO 2013.

Theo nhà phát triển, trực thăng ILZ-27 có thể được sử dụng để tham gia trong các nhiệm vụ trinh sát và hỗ trợ hỏa lực từ trên không cho các lực lượng hải quân và lục quân.
ILZ-27 có 2 cánh nhỏ ở 2 bên để gắn giá vũ khí như rocket, bom...
Ngoài ra ở bên sườn phải còn trang bị thêm một khẩu súng máy đa nòng xoay bắn tốc độ cao.

ILZ-27 có thể mang tải trọng nặng tới 300kg, trọng lượng cất cánh tối đa lên tới 1,1 tấn và có tầm hoạt động 441km, tốc độ bay tối đa 215 km/giờ, trần bay 4.240m.
Quân đội Ba Lan hy vọng sẽ sử dụng UAV này với vai trò chính là thăm dò và một số đặc điểm vận tải, hỗ trợ tấn công cho hải quân và các lực lượng mặt đất.


 

TuDo2808

Xe container
Biển số
OF-202035
Ngày cấp bằng
14/7/13
Số km
6,218
Động cơ
369,006 Mã lực
Em thì kết con này, trông hấp dẫn kinh hồn người!8->
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Trực thăng chiến đấu Z-10 TQ có thể đánh biển?

(Kienthuc.net.vn) - Theo phương tiện truyền thông Trung Quốc, trực thăng chiến đấu tối tân nhất nước này Z-10 là một lựa chọn khả thi trang bị cho tàu sân bay Liêu Ninh.



Theo lý giải báo chí Trung Quốc, trực thăng là loại máy bay rất quan trọng của tàu sân bay. Trực thăng chiến đấu không gặp bất kỳ khó khăn kỹ thuật nào trên tàu sân bay, thậm chí là có ưu thế hơn máy bay chiến đấu cánh cố định. Hiện nay trên thế giới, tàu sân bay, tàu tấn công đổ bộ của Hải quân Mỹ cũng được trang bị trực thăng chiến đấu, Nga cũng có trực thăng chiến đấu Ka-29 trên hạm.
Máy bay trên hạm của Liêu Ninh không thể toàn là máy bay chiến đấu như J-15 (khoảng 24 chiếc), mà không gian còn lại có thể dành cho trực thăng. Ngoài tàu sân bay Liêu Ninh, 3 tàu đổ bộ lớp Type 071 Côn Luân Sơn và thậm chí tàu khu trục, tàu hộ vệ đều có thể được trang bị trực thăng Z-10 hoặc WZ-9 trở thành lực lượng tấn công trên biển bổ trợ cho tàu mẹ.
Trực thăng chiến đấu tối tân nhất Trung Quốc, Z-10.

Xét tính hiệu quả trong tấn công mục tiêu cỡ nhỏ trên biển, tính linh hoạt của trực thăng Z-10 hơn hắn so với tiêm kích hạm J-15. Vì, tải trọng của trực thăng Z-10 lớn, hoả lực mạnh, tính linh hoạt cao, đối với mục tiêu hải quân nước nhỏ thì tỷ lệ tác chiến hiệu quả của một trực thăng Z-10 có thể hơn 3 chiếc J-15.
Đạn rocket và tên lửa chống tăng của Z-10 có thể tấn công mục tiêu trên các đảo và tàu chiến loại nhỏ trong phạm vi 5-10 km, đồng thời cũng có khả năng phòng vệ rất mạnh. Lấy Philippines làm ví dụ, không có bất kỳ vũ khí nào có thể đối phó được với Z-10, ngay cả khi sử dụng máy bay chủ lực OV-10 Bronco thì trong tác chiến trên không cũng không phải là đối thủ của Z-10.
Nhìn từ góc độ khả năng tấn công trên biển, thiếu sót chủ yếu của trực thăng Z-10 là không thể mang lượng lớn tên lửa chống tàu. Nhưng đối với đối thủ yếu hơn, thiếu sót này không quan trọng. Tên lửa chống tàu hạng nhẹ của Trung Quốc, có thể tấn công mục tiêu trên biển ở khoảng cách 50km thậm chí xa hơn, khoảng cách này xa hơn tầm bắn tên lửa đối không của hải quân nhiều nước.
Tuy các tàu chiến khác như tàu khu trục cũng có thể được trang bị trực thăng vũ trang, nhưng tàu sân bay có lượng máy bay càng lớn có thể hình thành đội bay chiến thuật quy mô lớn, mà thuận lợi cho việc chỉ huy thống nhất.
Trực thăng Z-10 mang lượng vũ khí lớn phù hợp tấn công mục tiêu nhỏ.

Ngoài không thể mang được tên lửa chống tàu tầm xa, thiếu sót lớn nhất của trực thăng Z-10 là khó đối đầu được với máy bay chiến đấu đa năng phản lực hiện đại, đây là vấn đề tương đối thực tế.
Nhìn chung, truyền thông Trung Quốc cho rằng, việc sử dụng trực thăng Z-10 trở thành mấy bay tấn công trên tàu, có thể để máy bay chiến đấu J-15 tập trung cho tác chiến phòng không, từ đó nâng cao khả năng kiểm soát trên không.
Z-10 là trực thăng chiến đấu hiện đại nhất, mạnh nhất của Trung Quốc do Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Changhe (CAIC) thiết kế cho nhiệm vụ chống tăng nhưng có thể đối không khi cần.
Hỏa lực của trực thăng Z-10 gồm pháo tự động cao tốc 23mm hoặc 30mm (có thể tùy chọn súng phóng lựu tự động cỡ 30-40mm hoặc súng máy nòng xoay 14,5mm) và 4 giá treo trên 2 cánh nhỏ mang được nhiều loại vũ khí gồm: tối đa 8 tên lửa chống tăng HJ-10 hoặc 8 tên lửa chống tăng HJ-8/9 hoặc 8 tên lửa không đối không TY-90 hoặc 4 tên lửa không đối không PL-5/7/9 và đạn rocket không điều khiển cỡ 57-90mm.
 

bún ngan

Xe hơi
Biển số
OF-210079
Ngày cấp bằng
14/9/13
Số km
152
Động cơ
316,840 Mã lực
vn mình có loại nào vậy các cụ ơi
 

Mannschaft

Xe điện
Biển số
OF-17341
Ngày cấp bằng
14/6/08
Số km
3,308
Động cơ
537,254 Mã lực
Nơi ở
Bốn bể là nhà
Avionic nó cũ nát hỏng hết rồi. Chứ khung sườn cháu thấy chưa mỏi lắm. Trên hòa lạc đâu như vẫn đắp chiếu mấy em . Đợt này chả thấy bay....
 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Z10 mà vác nổi chống hạm ? con Ka52k của Nga phải nâng cấp mới vác nổi , Z10 nhìn bé như AH1 còn lâu mới được .
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Thổ Nhĩ Kỳ câu kéo Pakistan mua trực thăng T-129

(ĐVO)- Thổ Nhĩ Kỳ mới đây đã bất ngờ đề nghị cung cấp cho Pakistan một số trực thăng tấn công mới T-129, động thái được đánh giá là đòn “nhử” để có thể bán được nhiều máy bay này hơn cho chính Pakistan.

Theo Defense News, T-129 là mẫu trực thăng được Thổ Nhĩ Kỳ phát triển dựa trên mẫu A-129 Mangusta của Italy. Cũng nhân dịp này, các nhà sản xuất Thổ Nhĩ Kỳ đã đề nghị xây dựng nhà máy sản xuất tại Pakistan để sản xuất hàng loạt T-129 nhằm thay thế những chiếc AH-1F Cobra hiện đại hóa đã cũ của Pakistan.
Trực thăng tấn công T-129 của Thổ Nhĩ Kỳ
Các nguồn tin quốc phòng cho biết số lượng T-129 cụ thể mà phía Thổ Nhĩ Kỳ muốn “tặng” cho Pakistan là 3 chiếc. Đề nghị được đưa ra trong chuyến thăm của Thủ tướng Pakistan Nawaz Sharif tới thổ Nhĩ Kỳ hồi giữa tháng Chín vừa qua. Ngoài ra, Thổ Nhĩ Kỳ còn đề nghị cung cấp miễn phí hơn 2.300 chi tiết thay thế khác.

Hồi năm 2009, Thổ Nhĩ Kỳ cũng từng sử dụng cách tương tự để bán loại pháo MKED Panther 155 mm cho Pakistan. Sau khi lấy lòng Islamabad bằng một số khẩu “dùng thử”, Thổ Nhĩ Kỳ đã đạt được thỏa thuận xây dựng nhà máy sản xuất MKED Panther tại Pakistan. Ngày nay, hãng Heavy Industries Taxila của Pakistan đang tiếp tục sản xuất loại pháo này theo giấy phép của Thổ Nhĩ Kỳ.
Thổ Nhĩ Kỳ vẫn chưa thể tự lực sản xuất T-129 bởi mẫu này sử dụng động cơ của Mỹ
Bất chấp việc T-129 chưa thực sự hoàn thiện, giới chức Thổ Nhĩ Kỳ vẫn kỳ vọng một đề nghị “phóng khoáng” như vậy sẽ giúp có có nhiều cơ hội bán được số lượng lớn loại máy bay này cho Pakistan. Hiện nay, trực thăng tấn công T-129 có 2 phiên bản là T-129A và T-129B. Mẫu T-129A mới chỉ là mẫu thử nghiệm, trong khi mẫu T-129B vẫn chưa hoàn thiện, song vẫn được coi là loại trực thăng tấn công dựa trên nguyên mẫu A-129.

Tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ không thể dễ dàng bán T-129 cho Pakistan vì vấp phải sự phản đối từ phía Mỹ. Nguyên nhân là do T-129 của Thổ Nhĩ Kỳ hiện sử dụng động cơ LHTEC CTS800-4N do Mỹ sản xuất. Để xuất khẩu loại trực thăng sử dụng động cơ này, Thổ Nhĩ Kỳ phải được sự cho phép từ Mỹ. Điều này gần như không thể xảy ra khi Mỹ vẫn cấm tái xuất khẩu động cơ trực thăng.
Trực thăng tấn công AH-1 Cobra của Pakistan
Lý do khác khiến Mỹ không thể chấp nhận để Thổ Nhĩ Kỳ “câu kéo” bán T-129 cho Pakistan là vì chính Mỹ cũng đang muốn bán cho Pakistan mẫu trực thăng tấn công AH-1Z Viper. Mỹ có thể sử dụng con bài viện trợ quân sự cho Pakistan để đạt được mục đích này. Trong giai đoạn 2013-2014, Mỹ viện trợ quân sự cho Pakistan 300 triệu USD. Số tiền này có thể sẽ được sử dụng để mua trực thăng AH-1Z của Mỹ (như một điều kiện để đổi lấy tiền viện trợ).

Đề nghị của Mỹ được đánh giá là hấp dẫn hơn so với Thổ Nhĩ Kỳ. Trước hết là yếu tố chuyên môn. Phi công của Pakistan vốn được đào tạo điều khiển dòng trực thăng AH-1 từ lâu. Chính vì vậy, sẽ đỡ tốn thời gian và chi phí đào tạo nếu họ chuyển sang sử dụng AH-1Z.

Thứ hai, Bộ Quốc phòng Pakistan đang cố gắng cắt giảm chi tiêu. Trong trường hợp này, gói viện trợ quân sự của Mỹ chính là “món quà” giúp Pakistan tiết kiệm tiền bạc trong khi vẫn có được trực thăng tấn công mới.

Nói như vậy, không có nghĩa Thổ Nhĩ Kỳ đã hoàn toàn hết cơ hội bán trực thăng T-129 cho Pakistan. Một phần nguyên nhân vì hiện tâm lý chống Mỹ ở Pakistan ngày một tăng cao và ngay cả giới lãnh đạo Pakistan cũng tỏ ý không muốn ký hợp đồng với Mỹ. Phần nữa phải kể tới là về lâu dài, mẫu trực thăng của Mỹ không phù hợp với điều kiện của Pakistan. Chúng đòi hỏi chi phí bảo trì, sửa chữa và vận hành rất cao. Trong khi đó, trực thăng của Thổ Nhĩ Kỳ yêu cầu những chi phí này thấp hơn hẳn.
Mỹ có thể sẽ ngăn cản Thổ Nhĩ Kỳ để xuất khẩu AH-1Z Viper (ảnh) cho Pakistan
Trực thăng tấn công T-129 do hãng Aerospace Industries (TAI) của Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất dựa trên mẫu A-129 của Italy. Mẫu T129 đầu tiên được hoàn thành vào năm 2009 và bắt đầu đưa vào sản xuất hàng loạt từ năm nay. Thổ Nhĩ Kỳ đã đặt mua 51 chiếc từ năm 2007 với tổng trị giá 1,9 tỷ euro và tới năm 2010 đặt mua thêm 9 chiếc với tổng trị giá 150 triệu euro.

T-129 dài 14,6 m, cao 3,4m. Đường kính cánh quạt 11,9m. Máy bay có t rọng lượng cất cánh tối đa 5.000 kg. Với 2 động cơ, máy bay có tốc độ tối đa 270 km/h, tầm hoạt động 561 km và trần bay 6.096 m.

Về vũ khí, T-129 được trang bị pháo 20 mm, 500 viên đạn, tên lửa không điều khiển 70 và 81 mm, 8 tên lửa chống tăng (tùy chọn: Umtas, AGM-114 Hellfire, hoặc tên lửa đối không Stinger). Ngoài ra còn có thể có súng 12,7 mm và tên lửa không đối đất khác.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Nga mua thêm trực thăng Ka-52K cho siêu tàu đổ bộ Mistral?

(Kienthuc.net.vn) - Bộ Quốc phòng Nga có thể mua thêm trực thăng chiến đấu Ka-52K trang bị cho các tàu đổ bộ cỡ lớn Mistral mua của Pháp.



“Bộ Quốc phòng Nga có kế hoạch mua 32 trực thăng trên hạm từ nhà máy Progress Arsenyev (thành viên công ty Russian Helicopter)”, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Yury Borisov nói trong cuộc viếng thăm tới nhà máy Progress Arsenyev.
“Các trực thăng này (ý chỉ loại trực thăng hải quân mới) sẽ trải qua giai đoạn thử nghiệm cuối cùng trong năm 2014. Nếu tất cả đều tốt, chúng tôi sẽ sẵn sàng đặt hàng chúng”, ông Yury Borisov nói. Tuy nhiên, ông này không đề cập tới đó là loại trực thăng này.
Cũng theo ông Borisov, Progress Arsenyev sẽ thực hiện chế tạo 143 chiếc trực thăng từ nay tới năm 2020. “Công việc phía trước là khó khăn nhưng chúng tôi họ sẽ thực hiện với tiêu chuẩn cao nhất và đúng thời hạn”, ông nói.
Trực thăng chiến đấu Ka-52.

Nhà máy Progress Arsenyev đang sản xuất 2 mẫu trực thăng gồm: trực thăng chiến đấu Kamov Ka-52 và trực thăng đa dụng hạng nhẹ Ka-62. Lực lượng vũ trang Nga trước đó cho biết, họ sẽ triển khai trực thăng Ka-52K trên tàu đổ bộ chở trực thăng lớp Mistral đang được đóng tại Pháp.
Nhiều khả năng, hợp đồng tiềm năng cung cấp 32 máy bay trực thăng trên hạm mới cho Hải quân Nga mà Progress Arsenyev có thể nhận được trong tương lai là bán trực thăng Ka-52K hoặc Ka-62.
Biến thể dành cho Hải quân Nga Ka-52K trang bị hệ thống radar mạng pha Zhuk-A cho phép phát hiện mục tiêu trên không cách xa 120km (theo dõi 10 mục tiêu, diệt 4 cùng lúc). Trong chế độ đối hải, radar có thể phát hiện tàu khu trục đối phương cách 300km.
Kho vũ khí Ka-52K ngoài khả năng mang rocket, tên lửa chống tăng thì nay còn mang được tên lửa hành trình chống tàu mặt nước siêu thanh Kh-31 và tên lửa chống tàu cận âm Kh-35V.
 

gatebuy

Xe tải
Biển số
OF-113310
Ngày cấp bằng
18/9/11
Số km
203
Động cơ
389,920 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em đoán ngay kiểu gì cũng có 1 thằg Khựa dc vào danh sách mà
em cũng đoán thế- hic chưa thấy VN mình nên tiếng nhỉ? khi nào Việt Nam sẽ lọt vào danh sách này nhỉ?
 
Biển số
OF-294759
Ngày cấp bằng
3/10/13
Số km
1,424
Động cơ
-8,704 Mã lực
Em đoán ngay kiểu gì cũng có 1 thằg Khựa dc vào danh sách mà
em cũng đoán thế- hic chưa thấy VN mình nên tiếng nhỉ? khi nào Việt Nam sẽ lọt vào danh sách này nhỉ?
cụ cứ yên tâm đi với tình hình biển đông như thế lày thì vài năm nữa kinh tế mà khấm khá thì vịt nhà mình cũng mua của gấu vài con thoai mờ =))=))
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Chiến thuật dùng trực thăng trên tuyến đầu bảo vệ Tổ quốc

(Vũ khí) - Binh chủng trực thăng, lực lượng không quân chiến trường là lực lượng có vị trí vô cùng quan trọng, không gì thay thế được trong thế trận phòng thủ của chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc. Trực thăng chiến trường tham gia vào hầu hết các hoạt động tác chiến của chiến tranh hiện đại.
Kì trước:​
Những khái niệm chiến thuật sử dụng trực thăng
Kinh nghiệm xương máu ở chiến trường Afganixtan cho thấy, cần có sự liên kết chặt chẽ giữa lực lượng bộ binh phòng ngự điểm chốt, lực lượng trực thăng vận tải và trực thăng tấn công trong điều kiện tác chiến khu vực rừng núi hiểm trở.
Từ những kinh nghiệm tác chiến thực tế đã hình thành các phân đội chủ công đổ bộ đường không, bao gồm các lực lượng bộ đội đặc nhiệm đổ bộ đường không, trực thăng vận tải và trực thăng tiến công trong một biên chế chiến thuật thống nhất, được định danh là “phân đội chủ công đường không”, phân đội tác chiến trực thăng đường không đã trở thành một lực lượng phản công nhanh được ứng dụng trên toàn thế giới.
Với các phương tiện hỏa lực cá nhân hiện đại như súng phóng lựu nhiệt áp, súng phóng lựu đa năng, súng máy hạng nặng kết hợp với hỏa lực của máy bay trực thăng vận tải Mi – 8 và trực thăng tấn công Mi – 24.
“Phân đội chủ công đường không” có khả năng cơ động trên trên chiến trường rộng lớn, bất ngờ đột kích đối phương ở khu vực xung yếu, tăng cường sức mạnh phòng ngự của các lực lượng giữ chốt trên tuyến phòng thủ hoặc là phân đội săn tăng, thiết giáp cơ động cao.
Mi-24 công kích mục tiêu bằng rockets Cũng có nhiều ý kiến phản đối, cho rằng phương án tác chiến này chỉ có thể áp dụng đối với lực lượng vũ trang cấp 3, với các phương tiện tác chiến phòng không yếu và không có lực lượng không quân.
Trong chiến tranh xâm lược, đối phương sẽ sử dụng các phương tiện trinh sát hiện đại từ trên vũ trụ, trên không, và hỏa lực phòng không – không quân mạnh sẽ nhanh chóng tiêu diệt các máy bay trực thăng vận tải. Cần phải có những giải pháp tốt hơn trong vẫn để sử dụng trực thăng tấn công và trực thăng vận tải.
Từ nguyên tắc “trinh sát – tấn công hỏa lực” và nguyên tắc “quản lý tập trung, tổ chức phân tán” quân đội Nga đã hình thành những lữ đoàn “ đổ bộ chủ công” trực thuộc các quân khu, trực thuộc lữ đoàn là các đơn vị trực thăng vận tải và trực thăng tấn công.
Các đơn vị đều có các căn cứ dự bị sẵn sàng triển khai lực lượng phân tán trong điều kiện chiến tranh và nằm dưới quyền chỉ huy trực tiếp của quân khu. Nhưng trên tổng thể nói chung, các lực lượng trực thăng chiến trường, cùng với các đơn vị không quân tiêm kích và cường kích, đều nằm trong biên chế của quân chủng Không quân. Liên kết phối hợp tác chiến với Lục quân được điều phối bởi cơ quan điều hành tác chiến của bộ Tổng tham mưu.
Trực thăng trinh sát hạng nhẹ OH-58D “Kiowa Warrior” Trước lực lượng xâm lược có vũ khí, trang bị và phương tiện chiến tranh hiện đại, để những đòn tấn công của “ phân đội chủ công đường không” có thể triển khai nhanh, bất ngờ, giữ được bí mật tối đa, lực lượng không quân chiến trường cần có lực lượng và các phương tiện trinh sát hiện đại, rộng khắp, theo dõi chặt chẽ tình hình địch.
Giai đoạn trước đây người Mỹ sử dụng loại máy bay trực thăng trinh sát hạng nhẹ OH-58D “Kiowa Warrior”, được lắp đặt các trang thiết bị trinh sát điện tử và quang học trong quả cầu mắt thần phía trên cánh quạt nâng chủ động, có khả năng trinh sát ngày đêm. Máy bay trực thăng trinh sát hạng nhẹ này bay thấp, ẩn nấp sau nhưng vật thể tự nhiên và địa hình như nhà cửa, cây cối, đồi, dâng cao quả cầu mắt thần và bay lượn theo địa hình trên độ cao 15 m.
Khi phát hiện mục tiêu, trực thăng trinh sát thông báo tọa độ vị trí mục tiêu trên bản đồ kỹ thuật số đồng thời chiếu xạ mục tiêu bằng laser hồng ngoại. Khi nhận được tín hiệu mục tiêu, các trực thăng tấn công AH – 64 Apache phóng tên lửa chống tăng Hell Fire có tầm bắn lên đến 10 km, đầu tự dẫn laser hồng ngoại của tên lửa sẽ đánh trúng mục tiêu.
Theo đánh giá của các nhà quan sát, thời gian từ khi phát hiện được mục tiêu đến khi mục tiêu bị tiêu diệt chiếm khoảng từ 25 – 50 s, và máy bay trực thăng vẫn nằm ngoài vùng hiệu lực của các loại vũ khí phòng không đi cùng của tăng thiết giáp và bộ binh cơ giới. Tất nhiên, Apache hoàn toàn có khả năng tự tìm kiếm mục tiêu và chủ động phóng tên lửa, nhưng tình huống đó buộc máy bay phải bay lâu hơn trong vùng hỏa lực phòng không của đối phương.
Từ kinh nghiệm tác chiến của trực thăng Mỹ trên chiến trường Iraq có thể nhận thấy. Để bảo vệ lực lượng “phân đội trực thăng chủ công” Trinh sát đóng vai trò quan trọng trong việc xác định vị trí, tọa độ, số lượng và năng lực tác chiến, cũng như hỏa lực phòng không của đối phương.
Các phương tiện trinh sát hiện đại như thiết bị trinh sát quang học và radars mặt đất, các phương tiện trinh sát tầm thấp như máy bay trực thăng trinh sát hạng nhẹ, máy bay trinh sát loại nhỏ không người lái và máy bay trinh sát đường không trên cao phải được kết nối và chia xẻ thông tin trong một thể thống nhất của hệ thống quản lý chiến trường, cung cấp thông tin chính xác và liên tục cho các lực lượng phòng ngự và lực lượng “phân đội trực thăng chủ công” từ đó đưa ra những quyết định chính xác về phương thức tấn công đối phương.
Theo tình huống, có thể các máy bay trực thăng chỉ tiến hành đổ bộ lực lượng đặc nhiệm, việc giải quyết chiến trường thuộc về bộ binh. Trong trường hợp khác, các máy bay trực thăng vận tải tiến hành đổ bộ bộ binh, đồng thời cùng với trực thăng tấn công tiêu diệt các mục tiêu theo mệnh lệnh của cấp trên.
Dựa trên tình hình thực tế chiến trường, cấp chỉ huy điều hành tác chiến sẽ quyết định phương án tác chiến và truyền đạt nhiệm vụ tác chiến xuống phân đội trực thăng đổ bộ. Thông thường các đòn tấn công bằng trực thăng chiến đấu thường tiến hành vào ban đêm hoặc vào thời gian mà ánh sáng thuận lợi cho tấn công đường không (ánh sáng yếu, sương mù, mặt trời chiếu trực diện vào lực lượng địch) nhằm giảm thiểu tối đa khả năng quan sát quang học.
Các phân đội trực thăng từ những sân bay bí mật sẽ bay ngụy trang theo địa hình và tuyến đường hành quân ngắn nhất ở độ cao thấp, tiếp cận khu vực triển khai hỏa lực. Dưới sự hỗ trợ của lực lượng trinh sát (chiếu xạ mục tiêu bằng lasers hồng ngoại, chiếu xạ mục tiêu bằng sóng radio, radar), các máy bay trực thăng tấn công sẽ phóng tên lửa chống tăng có đầu dẫn hồng ngoại hoặc rockets, các máy bay vận tải sẽ tiếp cận đổ bộ lực lượng đặc nhiệm, sau đó cùng với trực thăng tấn công phát huy hỏa lực tiêu diệt địch, phối hợp với lực lượng đặc nhiệm tác chiến trên mặt đất.
Đòn tấn công phải được triển khai nhanh với tốc độ cao, hỏa lực tập trung dày đặc gây tổn thất nặng về binh lực và sinh lực cho đối phương. Sau đó các trực thăng nhanh chóng thoát ly chiến trường, theo những tuyến đường bay ngụy trang và được bảo vệ tốt bằng hỏa lực phòng không mặt đất quay về căn cứ theo quy định, phần còn lại sẽ do bộ đội đặc nhiệm giải quyết theo yêu cầu nhiệm vụ.
Khi đổ quân, trực thăng không được phép bay treo tại chỗ, khi tiến hành các đòn tấn công vào mục tiêu (xe tăng, xe thiết giáp, cơ sở hậu cần kỹ thuật, khu vực tập trung quân, đội hình hành quân, tuyến triển khai đội hình tấn công…) các trực thăng tấn công thành nhiều đợt, theo nhiều hướng khác nhau ở độ cao thấp.
Khi hoàn thành nhiệm vụ, cũng trên độ cao thấp, trực thăng tấn công sử dụng tốc độ cao theo các hành làng rút quân quy định nhanh chóng thoát ly chiến trường, cơ động thoát ly trận địa cũng bắt buộc phải bay theo nguyên tắc ngụy trang trên địa hình, dưới sự yểm trợ và che chắn của lực lượng phòng không chiến trường và không quân tiêm kích.
Mi – 28 Havoc “ Thợ săn đêm” Cuộc chạy đua giữa trực thăng vũ trang, máy bay tầm thấp và hỏa lực phòng không đã làm xuất hiện những phương tiện phòng không mới. Thay thế cho Shilka là hệ thống phòng không tự hành Tunguska, có khả năng tác chiến phòng không hiệu quả trên khoảng cách đến 8 km, hệ thống điều khiển hỏa lực hoàn toàn tự động, thời gian khai hỏa cũng giảm xuống rất nhiều.
Riêng ở nước Nga, xuất hiện các loại máy bay tấn công hiện đại hơn như Mi – 28 và Ka – 50/52. Những loại máy bay mới này có khả năng tự bảo vệ cao hơn, tính cơ động được tăng cường gấp nhiều lần, đồng thời kích thước máy bay cũng được giảm xuống, máy bay còn được ứng dụng các công nghệ tàng hình làm giảm thiểu tối đa khả năng phát hiện mục tiêu trên màn hiện sóng radars.
Hệ thống vũ khí trang bị tấn công trên máy bay cũng được nâng cấp rất nhiều, một máy bay trực thăng như Ka – 52 có khả năng tiến công và tiêu diệt một cụm binh lực tăng thiết giáp và bộ binh cơ giới cấp tiểu đoàn. Các phương tiện trinh sát, quan sát tìm kiếm mục tiêu, dẫn đường, chỉ thị mục tiêu và điều khiển hỏa lực cũng được ứng dụng các công nghệ hiện đại, máy bay trực thăng tấn công có khả năng tác chiến độc lập hoàn toàn về đêm, với tốc độ cao và trần bay thấp.
Trực thăng tấn công Ka – 52 Để tăng cường khả năng trinh sát, tìm kiếm phát hiện mục tiêu, các lực lượng vũ trang trên thế giới cũng phát triển mạnh mẽ các phương tiện trinh sát đường không tầm thấp không người lái, có kích thước nhỏ gọn và hầu như không phát hiện được trên màn hình radars, những UAV này là những phương tiện trinh sát hiệu quả nhất trên chiến trường và hoàn toàn đáp ứng được các yêu cầu thông tin cho các máy bay trực thăng tấn công.
Sức mạnh của lực lượng trực thăng là sức mạnh của trí tuệ và lòng dũng cảm
Phát huy tối đa năng lực vận tải chiến trường và tác chiến đường không của lực lượng trực thăng vận tải và trực thăng tấn công có trong biên chế, đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc trong chiến tranh hiện đại.
Lực lượng trực thăng vận tải và trực thăng chiến đấu cần phải có sự liên kết phối hợp chặt chẽ với các lực lượng tác chiến mặt đất (bộ binh, đặc công, trinh sát đặc nhiệm) trong một chỉnh thể thống nhất của không gian chiến trường không – bộ dưới sự chỉ huy, điều hành tác chiến đồng bộ, tự động hóa cao và trong một hệ thống thông tin chiến trường đồng nhất.
Do điều kiện tác chiến phòng ngự, khả năng phải chống lại những thế lực quân sự có tiềm lực vũ khí trang bị, khoa học công nghê gấp nhiều lần, lực lượng phi công cần nhuần nhuyễn các phương án cơ động vận tải đổ bộ, tác chiến trong trường hợp cụ thể, đặc biệt chú trọng kỹ năng bay cơ động độ cao thấp, qua những khu vực phức tạp về địa hình như đồi núi, khe sâu, vách đứng hoặc những cánh rừng trong điều kiện ánh sáng yếu hoặc hạn chế tầm nhìn.
Có kỹ thuật bay đêm tốt trong điều kiện thời tiết, khí hậu và địa hình phức tạp. Phi công cần có khả năng cơ động cao, sử dụng vũ khí trang bị, phương tiện kỹ thuật trên máy bay thuần thục, khai thác hết được tiềm năng kỹ chiến thuật của máy bay trực thăng nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong chiến đấu.
Thực tế chiến tranh hiện đại và yêu cầu bảo vệ Tổ quốc cho thấy, trực thăng vận tải và trực thăng tấn công là lực lượng vô cùng cần thiết trong hệ thống phòng thủ đất nước, đóng vai trò quan trọng trong đảm bảo sức mạnh chiến đấu của lực lượng phòng ngự trên các tuyến phòng ngự, đặc biệt trong điều kiện địa hình rừng núi phức tạp.
Lực lượng trực thăng vận tải thực hiện các nhiệm vụ cơ động lực lượng, cung cấp cơ sở vật chất, hậu cần kỹ thuật cho các điểm cao then chốt trong phòng ngự, tăng cường binh lực trong chiến đấu.
Lực lượng trực thăng vận tải đa nhiệm và lực lượng trực thăng tấn công còn đóng vai trò quan trọng trong nhiệm vụ chi viện hỏa lực, tiêu diệt các phương tiện cơ giới, cơ động vận chuyển các lực lượng đặc nhiệm vào sâu trong hậu phương chiến trường của đối phương, phối hợp cùng với các lực lượng bộ binh giáng những đòn tấn công bất ngờ, gây tổn thất nặng nề, phá vỡ các ý đồ chiến thuật của đối phương trên chiến trường.
Sự phát triển mạnh mẽ của hiện đại hóa lực lượng vũ trang làm thay đổi các quan điểm tác chiến, hình thành các hình thái chiến thuật mới, các phương thức tác chiến mới và các phương tiện chiến đấu mới.
Trong quá trình tiến lên chính quy hiện đại, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc, lực lượng không quân chiến trường mà trước mắt là lực lượng trực thăng chiến trường trong tương lai không xa, sẽ là một trong những binh chủng chủ lực gìn giữ thành đồng.
 
Biển số
OF-294759
Ngày cấp bằng
3/10/13
Số km
1,424
Động cơ
-8,704 Mã lực
Không biết các cụ nghĩ sao chứ em thấy trực trăng là thằng dễ bị ăn đạn khi tham chiến nhất. trong chiến tranh VN UH1 của mẽo rụng như sung nhất là khi gặp mấy em vác vai
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top