Trực thăng chiến đấu có “1-0-2” trên thế giới
Kamov Ka-52 được xem là trực thăng chiến đấu độc đáo nhất thế giới hiện nay với một loạt tính năng chỉ có ở nó.
Trực thăng chiến đấu Ka-52 Alligator do Cục thiết kế Kamov phát triển từ Ka-50 với một số sửa đổi ở buồng lái. Đây được xem là trực thăng chiến đấu độc đáo nhất thế giới, sở hữu những đặc tính không một thiết kế nào của Mỹ có được.
Ка-52 Alligator (Hokum-B) có thể tiêu diệt phương tiện bọc thép và không bọc thép, sinh lực và mục tiêu bay trên chiến trường, cả ban ngày và ban đêm, trong mọi điều kiện thời tiết.
Kа-52 còn là trực thăng chỉ huy của không quân lục quân, dùng để nâng cao hiệu quả tác chiến theo tốp của các trực thăng chiến đấu, làm các nhiệm vụ trinh sát địa hình, chỉ thị mục tiêu và điều phối hoạt động của tốp trực thăng chiến đấu.
Điểm "độc nhất thế giới" đầu tiên của trực thăng chiến đấu Kamov Ka-52 là dùng cơ cấu cánh quạt đồng trục (2 cánh quạt chồng lên nhau, quay ngược chiều nhau). Hiện không có loại trực thăng chiến đấu nào trên thế giới dùng kiểu cánh này.
Với kiểu cánh này, Ka-52 lược bỏ hoàn toàn cánh quạt đuôi (dùng để triệt tiêu mô men xoay), qua đó giúp kiểu dáng nhỏ gọn hơn, khả năng cơ động cao hơn.
Ka-52 có thể thực hiện các thao tác cơ động phức tạp để tấn công mục tiêu hoặc tránh đạn phòng không.
Ka-52 sử dụng 2 động cơ tuốc bin trục TV3-117VMA giúp máy bay đạt vận tốc tối đa 310km/h, trần bay 5.500km.
Ka-52 có hệ thống ngắm TV/ảnh nhiệt ngày/đêm Sam****e đặt trong 2 tháp hình cầu (1 bên trên buồng lái và 1 bên dưới mũi máy bay).
Cận cảnh buồng lái hiện đại của Kamov Ka-52. Kính chắn gió buồng lái có thể chống đạn cỡ 23mm. Đặc biệt, Ka-52 là trực thăng chiến đấu đầu tiên nói riêng và trực thăng nói chung trang bị ghế phóng khẩn cấp cho phi công thoát hiểm.
Ka-52 thiết kế với 2 cánh nhỏ trên thân cho phép mang tên lửa chống tăng, tên lửa không đối không và rocket. Ngoài ra trên thân trực thăng có bố trí một pháo 2A42 cỡ 30mm cố định.
Các vũ khí tấn công mặt đất của Ka-52 gồm: 12 tên lửa chống tăng 9K121 Vikhr có tầm bắn 8 km, khả năng xuyên giáp dày 900 mm; 80 rocket 80mm S-24; bom.
Để phòng vệ chống mục tiêu trên không, Ka-52 có thể mang tên lửa đối không tầm nhiệt R-73 hoặc Igla-V.
Nếu so về hệ thống điện tử, Ka-52 bị coi là kém thế hơn so với AH-64 Apache (Mỹ), tuy nhiên nếu xét về hỏa lực và độ cơ động thì Ka-52 có phần nhỉnh hơn. Nếu xét về "độc đáo" thì đương nhiên không có loại trực thăng chiến đấu nào trên thế giới đủ sức "đọ" với Ka-52.
Trực thăng chiến đấu có “1-0-2” ở Đông Nam Á
(Kienthuc.net.vn) - Với khả năng vận tải nhiều binh lính cùng sức mạnh hỏa lực “khủng”, có thể xem Mi-24 là trực thăng chiến đấu có “1-0-2” ở Đông Nam Á.
Trực thăng chiến đấu Mi-24 (Nga sản xuất) đang được trang bị tại 3 nước Đông Nam Á gồm: Việt Nam, Indonesia và Myanmar. So với các trực thăng tối tân AH-64 Apache của Singapore và AH-1 Corba Thái Lan thì Mi-24 có sức mạnh hỏa lực tương đương, nhưng lại có thêm khả năng vận tải không thua kém trực thăng vận tải “chuyên nghiệp”. Chính điều đó biến Mi-24 trở thành trực thăng chiến đấu độc đáo có “1-0-2” ở Đông Nam Á.
Các nhà thiết kế Liên Xô bố trí khoang vận tải trên Mi-24 là nhằm làm nhiệm vụ chở quân đột kích trong nhiệm vụ đổ bộ đường không. Giải pháp này giúp làm giảm số lượng trực thăng huy động trong các chiến dịch đổ bộ, thay vì phải vừa huy động trực thăng vận tải – trực thăng chiến đấu thì Mi-24 làm chung một nhiệm vụ.
Khoang chở quân Mi-24 có thể chở được 8 lính đầy đủ vũ khí hoặc 4 cáng cứu thương hoặc hàng hóa.
Ngoài vai trò vận tải, Mi-24 trang bị hệ thống hỏa lực tấn công mặt đất không thua kém AH-64 Apache hay AH-1 Cobra.
Theo đó, 2 cánh nhỏ trên thân máy bay cho phép mang tổng cộng 1,5 tấn vũ khí gồm: tên lửa chống tăng; rocket; bom; súng máy. Mi-24 có thể mang tên lửa chống tăng có điều khiển 9K114 Shturm đạt tầm bắn tới 5.000m.
Mi-24 mang các loại rocket S-5 cỡ 55mm, S-8 cỡ 80mm và S-24 240mm để công kích mục tiêu mặt đất. Trong ảnh là đạn rocket rời bệ phóng treo trên cánh chiếc Mi-24.
Đặc biệt, một đặc điểm trong hệ thống hỏa lực của Mi-24 mà không có trực thăng chiến đấu nào trên thế giới có được đó là khả năng mang bom. Trong ảnh là quả bom không điều khiển rời giá treo trên cánh Mi-24.
Mi-24 có thể mang các gunpod (thùng súng máy) để tăng thêm hỏa lực khi tấn công bộ binh đối phương. Theo đó, Mi-24 mang được gundpod GUV-8700 (trang bị một súng máy 4 nòng cỡ 12,7mm Yak-B và 2 súng máy 4 nòng cỡ 7,62mm GShG-7,62) hoặc gunpod UPK-23-250 lắp pháo GSh-23L. Trong ảnh là loại gunpod GUV-8700 trên giá treo của Mi-24.
Đầu mũi trực thăng được trang bị súng máy hoặc pháo để yểm trợ hỏa lực mặt đất tầm gần. Trong ảnh là khẩu súng máy 4 nòng 12,7mm Yak-B (tốc độ bắn 5.000 phát/phút) xuất hiện trên nhiều biến thể Mi-24.
Hoặc các biến thể Mi-24VP/VP có thể trang bị pháo 2 nòng GSh-23L đạt tốc độ bắn 3.600 phát/phút.
Trong ảnh là trực thăng chiến đấu Mi-35 (biến thể xuất khẩu của Mi-24V) trang bị trong Không quân Myanmar.
Không quân Indonesia cũng được trang bị những chiếc Mi-35 tương tự Myanmar.
Trong ảnh là biến thể huấn luyện Mi-24U của trực thăng chiến đấu Mi-24A trang bị cho Không quân Nhân dân Việt Nam. Mi-24A được trang bị một pháo 12,7mm ở đầu mũi, 2 giá treo nhỏ trên thân mang được tên lửa chống tăng AT-2, rocket và bom.
http://laodong.com.vn/Vu-khi/Truc-thang-chien-dau-co-102-tren-the-gioi/112540.bld
http://www.baomoi.com/Truc-thang-chien-dau-co-102-o-Dong-Nam-A/119/11201791.epi