10 trực thăng tấn công mạnh nhất thế giới

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Ấn Độ chuẩn bị trình làng trực thăng tấn công mới


(Kienthuc.net.vn) - Công ty chế tạo hàng không Hindustan Aeronautics (HAL) của Ấn Độ đang lên kế hoạch cho ra mắt một biến thể trực thăng vũ trang mới, được thiết kế dựa trên trực thăng hạng nhẹ tiên tiến Rudra.


Hoàn toàn được thiết kế và sản xuất bởi HAL, biến thể trực thăng mới nhất sẽ được trang bị một loạt hệ thống vũ khí mới như ụ súng máy 20mm, rocket 70mm và tên lửa không đối không và tên lửa chống tăng.


Chủ tịch HAL, ông RK Tyagi cho biết, khả năng của trực thăng tấn công Rudra mới đã được tăng cường thông qua việc tích hợp hệ thống tác chiến điện tử và các thiết bị đối phó như rocket mồi bẫy và những mảnh kim loại gây nhiễu xạ.


"Các hệ thống quan sát và chỉ thị mục tiêu như pod quang - điện tử và hệ thống hiển thị mục tiêu trên mũ phi công đã được tích hợp và tăng cường khả năng xác định, tiêu diệt mục tiêu", ông Tyagi nói thêm.


Còn được biết đến với cái tên là ALH-WSI, trực thăng này đã chứng minh được hiệu quả và khả năng tấn công của nó trong quá trình thử nghiệm và hiện giờ đang chờ giấy phép hoạt động ban đầu, dự kiến sẽ được thông qua trong năm 2013.


Nhằm tăng cường phòng vệ và bảo vệ, trực thăng vũ trang ALH-WSI dự kiến sẽ được tham gia nhiều nhiệm vụ chiến đấu khác nhau như đột kích đường không, hỗ trợ hậu cần, trinh sát, cứu thương, tác chiến chống xe tăng, hỗ trợ trên không, và các hoạt động chiến tranh chống tàu ngầm và tàu chiến mặt nước.


Rudra là một biến thể chiến đấu của trực thăng Dhruv ALH và được thiết kế để thực hiện được cả việc vận chuyển và các nhiệm vụ tấn công trên chiến trường.


Loại trực thăng đa nhiệm này được trang bị dò bằng quang hồng ngoại (FLIR) và thiết bị quan sát ảnh nhiệt tiên tiến, tích hợp các thiết bị phòng thủ và trang bị các hệ thống vũ khí tên lửa chống tăng tiên tiến để cải thiện năng lực tác chiến trên không cho quân đội Ấn Độ.

http://kienthuc.net.vn/vu-khi/201301/an-do-chuan-bi-trinh-lang-truc-thang-tan-cong-moi-891467/
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Smart Rocket - rẻ mà hiệu quả !

Chiến tranh đắt nên vũ khí phải rẻ?


Từ hai nghìn năm trước đây, Ciceron đã thấy rằng tiền chính là vật tài vật lựcnuôi chiến tranh. Ngày nay điều đó vẫn đúng.
Hệ thống Vũ khí Tiêu diệt Chính xác Tối tân (APKWS II)

Nhưng từ góc độ của người Mỹ, mọiviệc lại có vẻ rất khôi hài. Đặc biệt là các tên lửa dẫn đường đang đắt một cáchkỳ cục. Một tên lửa đầu đạn hạt nhân tầm thấp Tomahawk trị giá lên tới 1,5 triệuUSD, và thậm chí cả hỏa tiễn không đối đất Hellfire nặng có 50kg cũng có giá lêntới 115.000 USD/phát.
Nếu tấn công vào một chiếc xe tăng của quân địch thì cái giá này cũng tươngđối cân xứng. Còn để tiêu diệt một xe tải chở một đội du kích trang bị vũ khíhạng nhẹ thì có vẻ như cái giá phải trả khá là đắt. Và nếu sử dụng hỏa tiễnJavelin (trị giá 147.000 USD) loại kê trên vai để bắn vào các binh sĩ trong hốcá nhân như ở Afghanistan thì quả là quá 'hoang tàn'. Rõ ràng, có điều gì đó cầnphải thay đổi.
Hồi đầu tháng Ba này Mỹ đã có dấu hiệu thay đổi trong việc cân nhắc các chiphí khi triển khai Hệ thống Vũ khí Tiêu diệt Chính xác Tối tân (APKWS II) do Hệthống BAE và hãng Northrop Grumman sản xuất. APKWS II là một phiên bản thôngminh của loại hỏa tiễn 70mm đời cũ, Mỹ từng sử dụng loại này từ năm 1948. Hệthống này rẻ, và các tên lửa dẫn đường chỉ tốn có 18.000 USD/phát.
APKWS II được nạp đạn và bắn theo cùng một cách (như hình trên), phiên bảntrước đó không có hệ thống dẫn đường nên chỉ có thể bắn thẳng. Sự khácbiệt giữa hai phiên bản này ở chỗ phiên bản sau có thể tấn công với độ chính xáclà một mét nhờ có thiết bị dò tìm bằng laser. Với mỗi mục tiêu bị tiêu diệt thìAPKWS II có chi phí chỉ bằng một nửa. Điều này cũng có nghĩa là có nhiều mụctiêu bị 'hạ' hơn chỉ trong một đợt bắn.
Chi phí dẫn đường
BAE và Northrop vẫn là hai hãng dẫn đầu trên thị trường trong phân khúc thiếtbị này. ATK và Lockheed Martin và Raytheon theo sát nút. Trong khi đó, hải quânMỹ đã chế tạo loại tên lửa dẫn đường giá rẻ của riêng họ. Một hệ thống tìm kiếmmục tiêu có giá thành rẻ (LCITS) đã được hải quân Mỹ thử nghiệm thành công vàonăm ngoái.
Hệ thống tìm kiếm mục tiêu LCITS có giá thành rẻ

LCITS là một phiên bản nâng cấp từ vũ khí 70mm, nhưng thay vì có hệ thốnglaser dẫn dường, thiết bị này lại tìm mục tiêu từ mức độ phát nhiệt. Vì khôngcần dò tìm mục tiêu bằng cách chiếu laser, nên LCITS có thể bắn nhiều phát tênlửa cùng một lúc, đây là tính năng hữu hiệu và phát huy tác dụng giả dụ như khimột con tàu đang bị nhiều thuyền nhỏ bao vây.
Các vũ khí chính xác loại nhỏ cũng rất hữu dụng trong các tình huống mà trọnglượng là một nhân tố then chốt. Shadow là một máy bay không người lái mà quânđội Mỹ, Úc và Thụy Điển đang sử dụng. Shadow quá nhẹ nên không thể mang theo hỏatiễn Hellfires nên tạm thời loại máy bay này chưa thực hiện các nhiệm vụ giámsát. Tuy nhiên, tới đây Shadow sẽ trở lại với một loại tên lửa dẫn đường cỡ nhỏ,nhẹ nhưng không kém phần lợi hại.
Bom dẫn đường Viper Strike

Kế hoạch dành cho Shadow được thực hiện sau khi loại máy bay không người láikhác là Hunter được trang bị thành công bom Viper Strike - một loại bom dẫnđường có cân nặng chỉ 20kg do hãng Northrop Grumman sản xuất. Viper Strike làloại vũ khí chống tăng và giờ do hãng MBDA sở hữu. Có Viper Strike cũng đồngnghĩa với việc các phi cơ có khả năng tấn công nhiều mục tiêu hơn với độ chínhxác rất lớn từ khoảng cách xa tới vài km.
Tuy nhiên, nỗ lực quyết tâm nhất trong việc phát triển một loại vũ khí dẫnđường vừa rẻ vừa nhỏ lại là F2M2 (hay còn gọi là tên lửa Spike) tại California.Steve Felix là người quản lý dự án F2M2 muốn có một loại vũ khí nhỏ, chính xácnhưng giá chỉ ở mức 5000 USD. Kết quả là ông đã cho ra một loại vũ khí nặng chưađầy 3kg, có kích thước chỉ bằng một chiếc bánh mỳ que và đây là loại nhỏ nhấtthế giới.
Spike là loại tên lửa đặt trên vai để phóng và đã được thử nghiệm thành công.Tên lửa này cũng có thể được phóng từ máy bay không người lái. Tên lửa này có hệthống dẫn đường quang học thông minh, có tầm bắn là 1500m. Dù đầu đạn của nó quánhỏ để phá hủy một chiếc xe tăng thì nó vẫn có khả năng tiêu diệt các loại xethông thường hoặc các mục tiêu nhẹ hơn, với chi phí rẻ hơn rất nhiều.
Các loại vũ khí chính xác đã và đang thay đổi triệt để chiến tranh ngày nay,dù cho đôi khi nó làm tăng chi phí của chiến tranh. Các loại tên lửa dẫn đườnggiá rẻ thường được lắp trên các máy bay không người lái chứ không phải trên cácphi cơ đắt tiền có phi công. Và các loại vũ khí này sẽ thay đổi cách thức tiếnhành chiến tranh hơn nữa. Và khi các loại tên lửa này chỉ có giá một nghìn USDthay vì một triệu USD thì sẽ chẳng còn mục tiêu nào bị cho là quá rẻ để bỏ qua.

  • Lê Thu (theo Economist)
http://phapluattp.vn/2012100311092944p1017c1077/chien-tranh-dat-nen-vu-khi-phai-re.htm


Một số loại Guided Rocket/Laze Guidance Rocket hiện đang được sử dụng trên thế giới, có tính năng tuơng tự Hydra 70 APKWS



Đầu dẫn DASALS của APKWS II


Đầu unguided Hydra 70 nguyên bản phía trên và đầu DASALSvới cánh vây và mắt dò laze phía dưới



Rocket S-25LD laze guided (ngoài ra còn có phiên bản S-25IRS IR-guided rockets có lẽ là tin đồn)



S8-kor laser guided rockets, nằm trong dự án Ugroza, tuơng tự như dự án nâng cấp Hydra 70 nhằm tiết kiệm chi phí cho các loại ATGM trên máy bay, bao gồm S-5, S-8 và S-13 và đồng thời tinh chỉnh thiết kế rocket thêm vây và đuôi để có thể "lái" tới mục tiêu tuơng tự Hydra 70 (dự án này ra đời trước trên giấy 1999, còn APKWS II ra sau nhưng áp dụng sớm hơn vào năm 2002.



Các bộ phận dàn phóng rocket phổ biến:

UB-16-57
(57mm)


UB-32-57 & B-8V20



Lau-10/61/68/131
2.75 inch






 
Chỉnh sửa cuối:

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Super Hind, biến thể nâng cấp của Mi-24

16:16 25/07/2012
Nam Phi đã giới thiệu biến thể hiện đại hóa trực thăng tấn công Mi-24 Super Hind được đánh giá vượt trội so với nguyên mẫu Mi-24 Hind của Nga.

Công ty phát triển công nghệ và kỹ thuật Nam Phi (ATE) đã giới thiệu gói nâng cấp trực thăng tấn công Mi-24 Hind của Nga với tên gọi Mi-24 Super Hind. Gói nâng cấp được đánh giá có nhiều tính năng vượt trội so với nguyên bản của Nga.
Theo đó, biến thể nâng cấp được giữ nguyên cấu hình bộ khung, động cơ, nhưng phần hệ thống điện tử được thay thế theo tiêu chuẩn NATO gồm, hệ thống điều hướng, hệ thống định vị toàn cầu GPS, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống kiểm soát vũ khí, tác chiến điện tử,...
Buồng lái được trang bị 2 màn hình hiển thị đa chức năng 6x8 inch với khả năng hiển thị bản đồ kỹ thuật số, buồng lái có giao diện bắt mắt và thân thiện đối với phi công.
Các thiết bị điện tử trên trực thăng có trọng lượng nhẹ hơn và tích hợp khả năng nhìn đêm.

Biến thể Super Hind phía dưới và nguyên bản Mi-24 Hind phía trên.
Tốc độ trung bình của Super Hind đạt 230km/h, tốc độ tối đa đạt 300km/h.
Buồng lái của trực thăng được thiết kế lại cung cấp khả năng quan sát tốt hơn so với nguyên mẫu. Ngoài ra, khu vực buồng lái được bảo vệ bởi loại giáp kevlar.
Nhờ sử dụng vật liệu mới, trọng lượng của trực thăng giảm đến 2 tấn so với nguyên mẫu, tăng khả năng hoạt động tốt hơn ở độ cao rất thấp.
Phần mũi trực thăng được làm nhỏ hơn, kéo dài hơn, phía dưới cài đặt một pháo 20mm, phía trên khẩu pháo còn có hệ thống tìm kiếm kiêm chỉ thị mục tiêu FLIR tích hợp máy đo xa laser và theo dõi mục tiêu tự động.
Sau khi nâng cấp, Mi-24 Super Hind có khả năng trang bị các loại vũ khí theo tiêu chuẩn NATO, biến thể nâng cấp có thể trang bị tên lửa chống tăng dẫn hướng laser bán chủ động INGWE có tầm bắn từ 5.000-10.000m.
Hệ thống điện tử mới nâng cao khả năng chiến đấu, cho phép Super Hind thực hiện nhiều nhiệm vụ tác chiến khác nhau bất kể ngày đêm, đặc biệt là trong các điều kiện thời tiết bất lợi.
Hệ thống điện tử trên Super Hind được vay mượn từ hệ thống điện tử của trực thăng tấn công Denel Rooivalk, riêng hệ thống board mạch chính của máy tính điều khiển được thiết kế riêng cho gói nâng cấp này.

Cận cảnh hệ thống FLIR và pháo 20mm trước mũi Super Hind.
Chương trình nâng cấp bao gồm 2 gói MkII và MkIII. Gói MkII tập trung vào thay thế các thiết bị điện tử, hệ thống kiểm soát kỹ thuật số, giảm độ rung trong khi bay.
Còn gói MkIII được bổ sung một số thiết bị công nghệ cao, hệ thống chỉ thị mục tiêu gắn trên mũ phi công cho phép phi công điều khiển pháo 20mm theo mắt nhìn.
Không chỉ vậy, yếu tố quan trọng của gói MkIII là bổ sung khả năng trang bị tên lửa chống tăng dẫn hướng laser bán chủ động INGWE. 8 tên lửa INGWE được trang bị trên giá treo hai bên cánh phụ của trực thăng.
Trong quá trình kiểm tra sau nâng cấp, Super Hind thực hiện hơn 400 vụ phóng tên lửa INGWE, xác suất tiêu diệt mục tiêu của tên lửa đạt 90%. Ngoài ra, Super Hind đã bắn hơn 100.000 viên đạn 20mm. Đến năm 2004 Super Hind đã thực hiện được hơn 14.000 giờ bay
Gói nâng cấp Super Hind đầu tiên được thực hiện cho Algeria với số lượng lên tới 40 chiếc. Trước sự hài lòng của Algeria, ATE đã đề xuất các chương trình nâng cấp hơn nữa dành cho loại trực thăng tấn công nổi tiếng thế giới này.
Trong giai đoạn 2003-2005, ATE tích cực giới thiệu các gói nâng cấp Super Hind đến một số nước Đông Âu nhưng không đạt được thành công. Ngoại lệ duy nhất là ATE đã phối hợp với công ty TEREM Liconex của Bulgaria giới thiệu mô hình Mi-24 Super Hind MkIII cho không quân nước này.
Gần đây gói nâng cấp Super Hind đã nhận được sự quan tâm của một số nước Đông Âu. Azerbaijan công bố ý định hiện đại hóa 24 chiếc Mi-24. Nhiều khả năng ATE sẽ dành được hợp đồng này.
Ukraine cũng đang xem xét khả năng hợp tác cùng Nam Phi để nâng cấp toàn bộ trực thăng tấn công Mi-24 có trong biên chế. Dự kiến, các gói nâng cấp sẽ kéo dài thời gian phục vụ và nâng cao đáng kể khả năng tác chiến của loại trực thăng này.


http://chaobuoisang.net/super-hind-bien-the-nang-cap-cua-mi-24-1289841.htm
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Không quân Nga nhận thêm trực thăng tấn công tối tân Ka-52

(Soha.vn) - Ka-52 Alligator (Cá sấu Mỹ) là loại trực thăng tấn công đa năng, hiện đại nhất của Nga hiện nay.

Lô hàng đầu tiên gồm các máy bay trực thăng chiến đấu mới Ka-52 Alligator đã được đưa vào phục vụ ở căn cứ không quân trong khu vực Krasnodar, quân khu miền Nam của Nga - Tờ RIA Novosti cho biết hôm 22/2.
Theo đó, sau khi được đưa vào biên chế, chương trình đạo tào chiến đấu cho phi công điều khiển trực thăng Alligator được dự kiến sẽ bắt đầu vào tháng 3/2013.

Ka-52 Alligator (Cá sấu Mỹ) là loại trực thăng tấn công đa năng, hiện đại nhất của Nga hiện nay​

Một lô các trực thăng tấn công Ka-52 Alligator đầu tiên đã được nhận vào quân khu miền Nam và sẽ bắt đầu các chuyến bay huấn luyện trong đầu tháng 3/2013”, thông cáo báo chí của Quân khu miền Nam cho biết.
Dự kiến, trong nửa đầu năm 2013, căn cứ không quân ở khu vực Krasnodar sẽ nhận được hơn một chục chiếc trực thăng tấn công loại này.
Được phát triển dựa trên nguyên bản trực thăng tiến công một người ngồi Ka-50 Black Shark (Cá mập đen), Ka-52 Alligator (Cá sấu Mỹ) là loại trực thăng tấn công đa năng, hiện đại nhất của Nga hiện nay. Máy bay sử dụng 2 phi công điều khiển ngồi cạnh nhau và có khả năng tấn công phá hủy mọi loại xe tăng, xe bọc thép trên chiến trường. Ngoài ra còn có thể tham gia tiêu diệt cả các chiến đấu cơ phản lực trên không.

Ka-52 đạt tốc độ bay tối đa 350 km/h, trần bay cực đại 5.500 mét, tốc độ leo cao 10 m/s, tầm hoạt động 1.160 km​

Về tính năng bay và chiến đấu, Ka-52 Alligator không thua kém trực thăng tiến công Ka-50 Black Shark, АН-64 Apache của Mỹ, đồng thời vượt trội so với tất cả các trực thăng chiến đấu hiện có còn lại.
Buồng lái bọc giáp có thể thoát hiểm ở độ cao từ 0-4.100 m. Cả hai phi công đều có thể điều khiển bắn và lái máy bay.
Các vũ khí chủ lực của Ka-52 là tên lửa chống tăng 9K121 Vikhr (AT-16 Scallion), tên lửa không-đối-không tự dẫn hồng ngoại R-73 (AA-11 Archer), tên lửa không-đối-không tự dẫn hồng ngoại Igla-V và các loại rocket, bom.
Ka-52 đạt tốc độ bay tối đa 350 km/h, trần bay cực đại 5.500 mét, tốc độ leo cao 10 m/s, tầm hoạt động 1.160 km.
 

Chã Nhỏ

Xe điện
Biển số
OF-115758
Ngày cấp bằng
6/10/11
Số km
4,107
Động cơ
425,516 Mã lực
Nơi ở
Lương Sơn, Hoà Bình
phải nói thêm nữa là Ka-50 và ka 52 là loại duy nhất đc trang bị ghế phóng thoát hiểm cho phi công
 
Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,400
Động cơ
660,704 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
Nó vưỡn phóng lên trên thì phải. Em đọc đâu đó thấy người ta nói vậy :D
Đọc lại từ post #63 đến #70 ngay trong thớt này.

Mà lười thì xem ở đây :D


Zvezda K-37 ejection seat.
Note the white-painted rocket pack above & behind the headrest.

[YOUTUBE]2yVw6C81tb0[/YOUTUBE]
 
Chỉnh sửa cuối:

Chã Nhỏ

Xe điện
Biển số
OF-115758
Ngày cấp bằng
6/10/11
Số km
4,107
Động cơ
425,516 Mã lực
Nơi ở
Lương Sơn, Hoà Bình
phi công thoát hiểm chỉ cần giật cần đo đỏ 1 cái lập tức nắp buồng lái và cánh quạt tự động nổ văng ra và sau đó ghế phóng bay ra rồi bung dù
quy trình xẩy ra y như trên phản lực
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
phi công thoát hiểm chỉ cần giật cần đo đỏ 1 cái lập tức nắp buồng lái và cánh quạt tự động nổ văng ra và sau đó ghế phóng bay ra rồi bung dù
quy trình xẩy ra y như trên phản lực
Cám ơn bác đã thông cho 1 cơ số anh em, cũng như các fan thổ dân :D
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Sức mạnh sát thủ diệt tăng Mi-28N của Nga

6 hours 26 minutes ago
Được nghiên cứu và phát triển từ thời Liên Xô, Mi-28N không ngừng được cải tiến để trở thành loại trực thăng tấn công tiêu chuẩn của Không quân Nga hiện nay.

Được thiết kế hoàn toàn cho nhiệm vụ tấn công và tiêu diệt xe tăng, xe bọc thép của đối phương, Mi-28 Havoc cùng với Mi-35 và Ka-52 Alligator đang là bộ ba trực thăng tấn công hiện đại nhất của Nga.



Mi-28 được đánh giá là trực thăng tấn công hàng đầu của Nga, trang bị vũ khí mạnh, đặc tính bay tốt, xứng danh là một “sát thủ” trên chiến trường. Hiện nay Mi-28 đang được Không quân Nga đưa vào trang bị và trong tương lai gần, Iraq sẽ là quốc gia nước ngoài đầu tiên có được loại trực thăng tấn công này




Trực thăng Mi-28 được thiết kế theo kiểu cổ điển, gồm một rotor nâng chính và một rotor phụ ở phía đuôi, Cabin của máy bay có 2 chỗ ngồi cho phi công điều khiển máy bay và phi công điều khiển vũ khí.




Về bề ngoài, Mi-28 khá giống với loại trực thăng tấn công Apache của Mỹ. Tuy nhiên, Mi-28N lại mang được nhiều vũ khí hơn Apache nhưng các hệ thống điện tử trên khoang của nó lại kém hiện đại hơn




Sau khi không ngừng được cải tiến và nâng cấp bằng các công nghệ hàng không mới, trực thăng tấn công Mi-28 đã được Không quân Nga lựa chọn là một trong 3 loại trực thăng chiến đấu chủ lực để hỗ trợ cho các lực lượng mặt đất.




Mi-28 được trang bị hai động cơ Klimov TV3-117VMA, công suất 2.194 mã lực/động cơ. AH-64D được trang bị 2 động cơ General Electric T700-701D, công suất 2.000 mã lực, giúp máy bay có thể đạt tốc độ 320 km/giờ.




Trong những nhiệm vụ cụ thể, Mi-28 có thể thay thế vũ khí bằng các thùng nhiên liệu phụ cho tuần tra tầm xa hoặc pod điện tử gây nhiễu, trinh sát...




Ngoài tên lửa, Mi-28 còn có một khẩu pháo 30 mm Shipunow 2A42 phía dưới mũi máy bay, cơ số 250 viên đạn, tốc độ bắn tối đa khoảng 550 phát/phút.



Nhờ được nâng cấp và cải tiến liên tục, trực thăng Mi-28 có thể hoạt động tốt trong điều kiện ban đêm.




Chính vì vậy, nó còn có một cái tên khác là “Thợ săn đêm“.




Hiện nay, một số trực thăng Mi-28 đặc biệt, Không quân Nga còn lắp cho nó một radar tìm kiếm mục tiêu sóng milimet đặt ngay trên đỉnh rotor chính, giống như radar ở trực thăng tấn công Apache của Mỹ.

http://www.baodatviet.vn/hinh-anh/201303/Suc-manh-sat-thu-diet-tang-Mi-28N-cua-Nga-2342685/?p=12
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Trực thăng tấn công mới nhất của Ấn Độ


(Kienthuc.net.vn) - Ấn Độ vừa trình làng trực thăng tấn công mới nhất của nước này là Mk.IV Rudra (được trang bị hỏa lực diệt tăng mạnh mẽ).


Được giới thiệu công khai lần đầu tiên tại triển lãm quốc phòng quốc tế Ấn Độ năm 2013, trực thăng tấn công hạng nhẹ tiên tiến Mk.IV Rudra đã gây được sự chú ý lớn của giới quân sự quốc tế.


Trực thăng tấn công hạng nhẹ đa năng Rudra do Tập đoàn Công nghiệp hàng không Hindustan Aeronautics Ltd (HAL) của Ấn Độ phát triển. Nó hứa hẹn sẽ tham gia trong việc hỗ trợ hỏa lực hiệu quả cho lực lượng lục quân nước này đang đóng ở khu vực biên giới phía Đông Bắc.


Trực thăng Rudra có thể được trang bị một nền tảng vũ khí tấn công khá đa dạng bao gồm: một pháo 20mm Nexter M621 được gắn ở dưới mũi; 4 giá treo rocket 70mm (mỗi giá treo mang được 12 rocket) và 4 tên lửa không đối không tầm ngắn MBDA Mistral.


Trực thăng tấn công Rudra cũng có thể mang được tới 8 tên lửa chống tăng NAG (biến thể trang bị trên trực thăng) do nước này tự phát triển. Các tên lửa này được cho là rất quan trọng và hiệu quả khi được triển khai cho Rudra để phá hủy các xe tăng chiến đấu của Trung Quốc.

Tuy nhiên, hiện nay chương trình phát triển tên lửa chống tăng NAG vẫn chưa đạt được những yêu cầu mong muốn. Vì thế, khả năng cao Rudra sẽ được trang bị tên lửa chống tăng như PARS 3LR của Đức hoặc Spike ER của Isreal.


Rudra được trang bị buồng lái kính tiên tiến, gồm các màn hình đa chức năng MFD lớn và kính hiển thị mục tiêu trên mũ phi công. Phía trên mũi của trực thăng được treo một cảm biến đa năng COMPASS kết hợp camera ảnh nhiệt do Isreal phát triển, hệ thống cảm biến này có đảm nhận nhiệm vụ trinh sát và phát hiện mục tiêu. Ngoài ra, còn có 3 thiết bị laser để đo khoảng cách, xác định và tấn công mục tiêu.


Rudra cũng được tích hợp một hệ thống phòng thủ tên lửa IDAS-3 của Thụy Điển, giúp phi công có thể biết được rằng họ đang bị tên lửa tấn công và cơ động né tránh hoặc thả mồi bẫy nhiệt.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Thông tin sốc:Trực thăng tấn công Z-10 TQ do Nga thiết kế

(ĐVO) - Ít ai ngờ rằng, loại trực thăng tấn công Z-10 tối tân nhất của Trung Quốc lại không phải họ tự thiết kế ra như các thông tin trước đây, mà nhà thiết kế ra nó không ai khác lạ, đó là viện thiết kế trực thăng Kamov đầy danh tiếng của Nga.

Tại triển lãm thương mại về trực thăng Heli-Expo 2013 diễn ra ở Las Vegas, bang Nevada của nước Mỹ, hãng trực thăng danh tiếng Kamov của Nga lần đầu tiên tiết lộ một thông tin gây “sốc”. Đó là trực thăng tấn công tối tân nhất của Trung Quốc WZ-10 được chế tạo hoàn toàn dựa trên thiết kế của công ty này. Theo thiết kế trưởng của Văn phòng thiết kế trực thăng Kamov, ông Sergey Mikheev nói rằng, trong năm 1995, Kamov đang phát triển một thiết kế sơ bộ về loại trực thăng tấn công nặng 6 tấn theo đơn đặt hàng từ Chính phủ Trung Quốc, nhưng tất cả các thông tin về chương trình hợp tác này đều được cả 2 bên giữ bí mật cho đến nay.
“Vì những lý do có thể hiểu được, thông tin này đã được giữ bí mật”, ông Mikheev nói với các phóng viên ở triển lãm Heli-Expo 2013.
Bản vẽ thiết kế của dự án 941 và thiết kế của trực thăng tấn công Z-10 của Trung Quốc hiện nay giống nhau như lột. Nhà thiết kế trưởng của Kamov nói rằng, phòng thiết kế của ông đã phát triển một dự án trực thăng tấn công có tên là Project 941, dự án này được thiết kế không dựa trên bất kỳ dự án máy bay trực thăng nào khác của Liên Xô mà chỉ được thiết kế hoàn toàn theo yêu cầu duy nhất của Trung Quốc.
“Họ đã cung cấp cho chúng tôi trọng lượng của trực thăng mới cần được thiết kế, chúng tôi đã thảo luận về các thông số kỹ thuật sơ bộ, sau đó ký được hợp đồng và hoàn thành hợp đồng đầy đủ”, ông Mikheev kể lại.
Sau khi văn phòng thiết kế trực thăng Kamov hoàn thành thiết kế của dự án 941, phòng thiết kế trực thăng Nga xác nhận bản thiết kế này thông qua thử nghiệm, sau đó cung cấp thiết kế cho Trung Quốc. Sau đó, khái niệm dự án 941 đã được Chính phủ Trung Quốc chấp nhận để tiếp tục phát triển xa hơn nữa.
Ông Mikheev cũng nhấn mạnh rằng, sau khi bàn giao bản thiết kế, Kamov đã không tham gia vào bất kỳ công việc phát triển nào khác trên trực thăng WZ-10.
Ông Mikheev nói rằng, sau khi nhận được bản thiết kế và dựa vào năng lực trong nước, Trung Quốc đã xử lý những phần việc phát triển còn lại. Bao gồm các nguyên mẫu trực thăng tấn công WZ-10 được phát triển và đưa vào hoạt động như hiện nay trong các đơn vị của Không quân Trung Quốc.
Do đây là một dự án phát triển trực thăng tấn công theo đơn đặt hàng của Chính phủ Trung Quốc, vì vậy, bản thân ông Mikheev và nhóm thiết kế ở văn phòng Kamov đều mong muốn dự án 941 được Trung Quốc tiếp tục phát triển thành công dựa trên thiết kế của Nga.
Tuy nhiên, vị thiết kế trưởng của Kamov không bình luận gì về hiệu suất hoạt động của trực thăng WZ-10.
“Câu hỏi đó phải dành cho người Trung Quốc. Tôi chỉ biết những gì tôi đã làm mà thôi”, ông Mikheev trả lời các phóng viên khi được hỏi về khả năng hoạt động và hiệu suất của loại trực thăng tấn công được cho là hiện đại nhất trong Quân đội Trung Quốc hiện nay.
Trực thăng tấn công Z-10 của Trung Quốc. Đôi nét về trực thăng tấn công WZ-10
WZ-10 hay còn được gọi là Z-10, là loại trực thăng tấn công tối tân nhất của Trung Quốc, máy bay có trọng lượng khoảng 5.6 tấn; chiều dài 14,15m; cao 3,84m và rộng 4,25 m. WZ-10 có động cơ chính 4 cánh quạt làm bằng vật liệu tổng hợp. Đường kính các cánh đạt chiều dài khoảng 12 m.
Hai cánh dọc theo thân máy bay có độ dài 4,32m, cho phép mang theo 1.500 kg vũ khí, trong đó có 8 tên lửa không đối đất, tên lửa chống tăng, một súng máy 23 mm được gắn ở mũi trực thăng.
Z-10 được trang bị các hệ thống điện tử hàng không hiện đại do Trung Quốc tự phát triển, hệ thống theo dõi hồng ngoại, giúp nó có khả năng hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, cả ngày và đêm. Ngoài ra, WZ-10 còn được trang bị hệ thống định vị toàn cầu GPS, radar, camera quang điện tử, kính hiển thị mục tiêu trên mũ phi công, giúp việc ngắm bắn và theo dõi mục tiêu trở nên hiệu quả hơn.
WZ-10 được chế tạo bằng loại vật liệu composite đặc biệt, có khả năng hấp thụ sóng radar, giảm thiểu khả năng bị phát hiện trong tác chiến.
Kính khoang lái của WZ-10 được thiết kế để ngăn đạn 7,62mm, trong khi phần giáp thiết kế dưới cabin có khả năng chống được đạn 12,7mm của súng bắn máy bay. Ngoài ra, dưới mỗi ghế phi công đều có hệ thống phóng trong trường hợp phi công cần thoát hiểm.
Trong kế hoạch nâng cấp WZ-10, Trung Quốc dự định sẽ trang bị thêm những loại radar mới, hệ thống kiểm soát bắn và hệ thống ngăn chặn phát hiện bằng hồng ngoại từ khí thải của động cơ.
Hiện nay, Trung Quốc đang sản xuất loạt đối với loại trực thăng tấn công này và đã biên chế được một số đơn vị Z-10 sẵn sàng chiến đấu.


http://www.baodatviet.vn/quoc-phong/ky-thuat-quan-su/201303/Truc-thang-tan-cong-Z-10-cua-TQ-la-do-Nga-thiet-ke-2342839/

http://www.flightglobal.com/news/articles/heli-expo-chinese-wz-10-attack-helicopter-based-on-kamov-design-383147/

Kể cả J-10, JF-17, Type 96.... cũng đều dựa vào Nga. J-10 = Ye-8, JF-17 = MiG-33 Project 33, Type 96 = T-72
 
Chỉnh sửa cuối:

miss1102

Xe máy
Biển số
OF-169684
Ngày cấp bằng
3/12/12
Số km
72
Động cơ
344,820 Mã lực
Bao giờ Việt Nam mới có !!
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Sự thật việc Trung Quốc "tự sản xuất" động cơ trực thăng WZ-10

Thứ sáu 08/03/2013 11:37
Trung Quốc đã thoát khỏi việc phải phụ thuộc vào động cơ nhập khẩu từ nước ngoài về lắp cho trực thăng tấn công WZ-10.

Hôm qua 7/3, khi trả lời phỏng vấn báo chí, ông Bành Kiến Vũ, Chủ tịch Công ty công nghiệp hàng không Phương Nam, đại biểu Quốc hội Trung Quốc cho biết, Trung Quốc đã có thể tự chế tạo toàn bộ động cơ dùng cho trực thăng tấn công WZ-10, và đang tiếp tục nghiên cứu những loại động cơ tiên tiến hơn.
Trung Quốc tuyên bố đã tự chế tạo toàn bộ động cơ cho WZ-10 Lâu nay, Trung Quốc vẫn cho rằng WZ-10 là do tự mình thiết kế, chỉ có động cơ được lắp cho trực thăng này là PT6C-67C của Canada, VK-2500 của Nga và TV3-117 của Ukraina.
WZ-10 được phát triển từ mẫu trực thăng Z-9B của Trung Quốc, dài 14,15m, cao 3,85m, nặng 5,54 tấn, có thể mang tải trọng 1,5 tấn, tốc độ tối đa 300km/giờ. Trực thăng WZ-10 có nhiệm vụ chính là tấn công lực lượng cơ động mặt đất của đối phương, và được mệnh danh là “sát thủ diệt xe tăng”. Tính năng kỹ thuật và tính năng chiến đấu của WZ-10 khá giống với trực thăng tấn công Tiger của châu Âu, khả năng tấn công mặt đất khá giống với trực thăng Cobra của Mỹ và A-129 của Ý.
Nga công bố việc thiết kế WZ-10 theo đơn đặt hàng của Trung Quốc WZ-10 do Công ty công nghiệp Máy bay Xương Hà Giang Tây và Công ty chế tạo máy bay Cáp Nhĩ Tân phụ trách thiết kế từ cuối thập kỉ 90 của thế kỉ trước.
Nhưng năm 2012, Bộ Quốc phòng Mỹ tuyên bố, sau 6 năm điều tra, phía Mỹ phát hiện Công ty Pratt & Whitney Canada, một công ty trực thuộc United Technologies Corporation (UTC) đã vi phạm lệnh cấm của Mỹ để cấp cho Trung Quốc hệ thống phần mềm và động cơ máy bay, khiến hệ thống tên lửa chống tăng, pháo 30ly, tên lửa không đối không của WZ-10 được cải thiện rõ rệt.
Tên lửa mới được chế tạo cho WZ-10 Mới đây, tại triển lãm Heli-Expo diễn ra ở Las Vegas, Mỹ, ông Sergei Mikheev, người phụ trách Tổ hợp chế tạo máy bay trực thăng Kamov (Nga) đã đưa ra thông tin rằng Nga đã thiết kế WZ-10 theo đơn đặt hàng của chính phủ Trung Quốc.

http://infonet.vn/Quan-su/Su-that-viec-Trung-Quoc-tu-san-xuat-dong-co-truc-thang-WZ10/65511.info
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Nga lắp ráp Mi-28UB

4:45 PM, 09/03/2013, Views: 0 | By PM

VietnamDefence - Nhà máy tại Rostov trên sông Đông của hãng Rosvertol đã bắt đầu lắp ráp trực thăng huấn luyện chiến đấu đầu tiên tại Nga Mi-28UB, Tổng giám đốc Rosvertol, ông Boris Slyusar cho biết.
Mi-28N (Rosvertol) Theo ông Slyusar, trên chiếc Mi-28UB đầu tiên, buồng lái đã được nối ghép với phần thân máy bay. Chiếc Mu-28UB này sẽ được thử nghiệm trong năm nay.

Mi-28UB được phát triển dựa trên trực thăng tiến công Mi-28N “Thợ săn đêm” và sẽ được trang bị cho các trường bay của quân đội Nga. Mi-28UB là một trực thăng chiến đấu, có khả năng thực hiện đồng thời một trực thăng cường kích và một trực thăng huấn luyện.

Tham gia thiết kế Mi-28UB có Nhà máy trực thăng mang tên Mil ở Moskva, đơn vị phát triển Mi-28N.

So với biến thể cơ sở, Mi-28UB có điểm khác là hệ thống điều khiển kép, còn các tính năng kỹ thuật chính khác giống hệt Mi-28.

Trực thăng Mi-28 có trọng lượng cất cánh tối đa 12,1 tấn, tốc độ 300 km/h và tầm bay 450 km (nếu có các thùng dầu phụ, tầm bay đạt 1.087 km). Trực thăng được trang bị 1 ụ pháo di động NPPU-28 gắn 1 pháo 2А42 cỡ 30 mm, 16 tên lửa có điều khiển Ataka và 4 tên lửa Strelets, 4 cụm ống phóng rocket B8V20-А lắp 80 rocket S-8 cỡ 80 mm, cũng như 4 cụm ống phóng B13L1 lắp rocket S-13 cỡ 122 mm.

Theo Flightglobal MiliCAS, Không quân Nga hiện có 51 trực thăng tiến công Mi-28. Trước đó, có tin Quân khu miền nam Nga đã nhận 10 Mi-28N.

Theo ông Boris Slyusar, nhà máy của Rosvertol có khả năng sản xuất mỗi năm 10 Mi-28N. Trong tương lai, dự định tăng 2 lần sản lượng. Ông Slyusar không cho biết số lượng Mi-28UB dự định lắp ráp.
 

tytum

Xe tăng
Biển số
OF-116880
Ngày cấp bằng
15/10/11
Số km
1,152
Động cơ
405,455 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em thấy mấy ông Khựa toàn đi copy lại công nghệ, chứ có làm cái gì riêng của mình đâu.
 

dongnv

Xe hơi
Biển số
OF-158911
Ngày cấp bằng
1/10/12
Số km
112
Động cơ
351,410 Mã lực
nhìn đồ quân sự của Nga đẹp thật nhìn cứ như là con chuồn chuồn ấy :D, còn nhìn đồ của Trung Quốc nó cứ thế nào ấy,bên trong thì không biết thế nào chứ bên ngoài nhìn lỡm lắm
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Cá sấu Ka-52 của Nga tập chiến đấu sát mặt đất

Báo Đất Việt - 1 ngày trước
Trực thăng tấn công tối tân nhất Ka-52 Alligator của Nga vừa có những bài tập chiến đấu ở độ cao thấp tại căn cứ không quân Chernigovka, quân khu phía Đông.



Trực thăng tấn công tối tân nhất Ka-52 Alligator của Không quân Nga vừa có những bài tập chiến đấu ở độ cao thấp tại căn cứ không quân Chernigovka trong đầu tháng 3 vừa qua.
Ka-52 là loại trực thăng tấn công đa năng, hai người ngồi được thiết kế theo kiểu so song nhau, giúp cho việc hiệp đồng giữa phi công điều khiển máy bay và xạ thủ tốt hơn.
Ka-52 được trang bị rotor cánh quạt đồng trục theo kiểu thiết kế truyền thống của các loại trực thăng dòng Kamov. Thiết kế cánh quạt đồng trục giúp cho máy bay đạt được độ ổn định rất tốt khi chiến đấu. Thậm chí, nó không cần cánh quạt ở đuôi.
Trong biên chế của Không quân Nga hiện nay, Ka-52 chính là loại trực thăng tấn công hiện đại nhất.
Ka-52 được phát triển dựa trên nguyên bản trực thăng tiến công một người ngồi Ka-50 Black Shark (Cá mập đen) sau khi nhận thấy chỉ có trực thăng tấn công 2 người ngồi mới giúp máy bay có được khả năng chiến đấu hiệu quả.
Do phần mũi được lắp đặt radar và phía dưới là mô đun camera/cảm biến quang hồng ngoại - điện tử để trinh sát phát hiện và chỉ điểm mục tiêu. Do vậy, người ta đã bố trí pháo 30 mm ở hai bên sườn của trực thăng Ka-52.
Đây cũng là một trong số rất ít loại trực thăng chiến đấu có thể gập bánh đáp vào trong thân.
Ka-52 mang theo 2 thùng rocket, chuẩn bị bắn đạn thật ở căn cứ không quân Chernigovka trong điều kiện băng tuyết và hoạt động ở độ cao cực thấp.
Máy bay bay sát mặt đất trước khi phóng rocket để tiêu diệt mục tiêu.
Bay chiến đấu ở độ cao thấp là một ưu điểm nổi bật của các trực thăng tấn công, nó giúp máy bay có thể tránh bị radar phòng không của đối phương phát hiện. Tuy nhiên, điểm yếu là rất dễ bị đối phương bắn hạ bằng các tên lửa phòng không vác vai hay súng máy.
Các vũ khí chủ lực của Ka-52 là tên lửa chống tăng 9K121 Vikhr (AT-16 Scallion), tên lửa không-đối-không tự dẫn hồng ngoại R-73 (AA-11 Archer), tên lửa không-đối-không tự dẫn hồng ngoại Igla-V và các loại rocket, bom.
Phóng đạn rocket ở độ cao cực thấp.
Hoàn thành diễn tập và trở về căn cứ
Và di chuyển trên đường băng.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top