10 trực thăng tấn công mạnh nhất thế giới

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Trực thăng vũ trang Mil Mi-35

http://anhcoo.com/thong-tin-xa-hoi/Khoa-Hoc-Quan-Su/Truc-thang-vu-trang-Mil-Mi-35-96/
Trực thăng vũ trang Mil Mi-35

Trực thăng vũ trang Mil Mi-35 là phiên bản xuất khẩu của Mi-24P do nhà máy Mil Moscow (Moscow, Nga) sản xuất. Mil Mi-35 được trang bị các loại vũ khí hạng nặng để tấn công và tiêu diệt xe tăng, xe bọc thép, lô cốt thậm chí là cả những mục tiêu trên không bay tầm thấp. Một điểm đặc biệt khác so với các trực thăng chiến đấu NATO là Mi-35 có khả năng tải quân (8 lính hoặc bốn cáng cứu thương).
Mil Mi-35

Trực thăng vũ trang Mil Mi-35 là phiên bản xuất khẩu của Mi-24P do nhà máy Mil Moscow (Moscow, Nga) sản xuất. Mil Mi-35 được trang bị các loại vũ khí hạng nặng để tấn công và tiêu diệt xe tăng, xe bọc thép, lô cốt thậm chí là cả những mục tiêu trên không bay tầm thấp. Một điểm đặc biệt khác so với các trực thăng chiến đấu NATO là Mi-35 có khả năng tải quân (8 lính hoặc bốn cáng cứu thương).

Buồng lái của Mil Mi-35 được bọc giáp, thiết kế với hai chỗ ngồi riêng biệt dành cho hai phi công. Hệ thống điện tử bao gồm: màn hình LCD đa năng trong buồng lái, bộ thiết bị điện tử PNK-24, kính ngắm ban đêm ONV-1, laze đo xa và hệ thống ngắm GOES-342 TV/FLIR. Ngoài ra, trực thăng trang bị radar cảnh báo sớm, pháo sáng chống lại sự đe dọa của tên lửa tầm nhiệt.

Với nhiệm vụ chủ yếu là tiêu diệt xe bọc thép, lô cốt. Trực thăng Mil Mi-35 có sáu hệ thống treo vũ khí mang được các loại tên lửa chống tăng, rocket không điều khiển. Mi-35 trang bị pháo GSh- 30K 30mm với 750 viên đạn.

Mi-35 mang được các loại tên lửa chống tăng bao gồm:
- Tên lửa chống tăng có điều khiển Shturm (AT-6). Shturm là tên lửa chống tăng tầm ngắn dẫn đường vô tuyến SACLOS, tầm bắn khoảng 5km. Tên lửa có khả năng xuyên giáp dày 650mm.

- Tên lửa chống tăng có điều khiển Ataka (AT-9). Ataka là tên lửa tầm xa dẫn đường vô tuyến SACLOS, tầm bắn tối đa khoảng 8km, tầm bắn trung bình từ 3 – 6km. AT-9 xuyên giáp dày 800mm được gia cố thêm giáp phản ứng nổ (ERA).


Trực thăng vũ trang Mil Mi-35 trang bị hai động cơ Isotov TV3-117VMA 2200shp. Tầm hoạt động 480km, tốc độ tối đa 324km/h và trần bay 4500m.


 
Chỉnh sửa cuối:

nguyenduc6688

Xe buýt
Biển số
OF-82900
Ngày cấp bằng
16/1/11
Số km
554
Động cơ
418,220 Mã lực
Quân đội mình không biết có loại nào trong top 10 này các cụ nhỉ? có trang thiết bị tốt oánh tơi bời những ke nhòm ngó xâm lăng đi
 
Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,881
Động cơ
663,247 Mã lực
Tuổi
50
Ứ cóa xiền thì có .. nếu có thì làm 3-5 trung đoàn AH64E cho ló mấu .. chả thằng hàng xóm nào dám kéo xe tăng đến sát biên giới để .. dọa vớ dọa vẩn nữa ..
 

Chã Nhỏ

Xe điện
Biển số
OF-115758
Ngày cấp bằng
6/10/11
Số km
4,107
Động cơ
425,516 Mã lực
Nơi ở
Lương Sơn, Hoà Bình
cái đấy thì mua A-10 hay Su-39 cho nó nhanh và rẻ
 
Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,881
Động cơ
663,247 Mã lực
Tuổi
50
Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,881
Động cơ
663,247 Mã lực
Tuổi
50
cái đấy thì mua A-10 hay Su-39 cho nó nhanh và rẻ
Trực thăng có cái hay của trực thăng còn mấy chú tấn công mặt đất như A10, Su-25 (nâng cấp đổi tên thành Su-39 để .. bán cho dễ) .. có cái hay của nó .. không thể thay thế nhau hoàn toàn được đâu .. vả lại mấy chú này dòng đời mới cũng chả rẻ tí nào ..
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Chặng đường sức mạnh AH-64D/E Block III Level 4

Gian đoạn 1: thử nghiệm

Vừa lái Apache Block III vừa điều khiển UAV

Apache AH-64D Block III mới nhất được trang bị hệ thống liên kết dữ liệu nhóm chiến thuật không người lái (UTA) để điều khiển thêm 1 UAV trong khi cả 2 cùng bay.

(ĐVO) Kết quả thử nghiệm này đánh dấu lần đầu tiên một phương tiện không người lái được điều khiển từ một chiếc Apache. Đây là bước đột phá trong tiến trình kết hợp giữa các phương tiện có người lái và không người lái.

Trong quá trình bay thử nghiệm, UTA đã kiểm soát được tải trọng và đường bay của một chiếc UAS (Unmanned Aircraft System) Eagle Gray (MQ-1C) khi phương tiện này cùng bay với Apache.
Trực thăng tấn công Apache Block III có thể truyền tín hiệu điều khiển cho một UAS tấn công mục tiêu và kiểm soát nó khi cả hai cùng bay.
“Đây là một sự thay đổi to lớn mà trên biến thể Apache AH-64D Block III mang đến cho các cuộc chiến”, Người phụ trách dự án Apache Block III nói với Trung tá Không quân Bailay.

UTA được tăng cường nhận biết các tình huống giữa phi công Apache, chỉ huy trên mặt đất và các hệ thống bay không người lái UAS tạo thành một phi đội tấn công đường không.

Công ty phát triển UTA là LONGBOW, một liên doanh của Lockheed Martin và Northrop Grumman. UTA có đường truyền dữ liệu hai chiều, băng thông rộng đảm bảo nhận biết và kiểm soát đường bay của các UAS.

Khi được lắp đặt trên trực thăng Apache, nó cho phép phi công điều khiển UAS trong phạm vi rất rộng và nhận được các video có độ nét cao trên một màn hình đa chức năng trong thời gian thực. Phần xử lý sẽ đưa tới một máy tính chuyên dụng.
Toàn bộ hệ thống LONGBOW được tích hợp trong một module và được lắp ở trên đỉnh roto của chiếc Apache.

Một hệ thống LONGBOW đầy đủ trang bị cho trực thăng Apache AH-64D gồm một hệ thống UTA, một radar sóng cực ngắn dẫn đường cho tên lửa Hellfire, và một thiết bị điều khiển số giai đoạn đầu khi phóng tên lửa.

Dự kiến, hệ thống LONGBOW UTA sẽ chính thức lắp đặt trên trực thăng Apache Block III vào đầu năm 2012.

Gian đoạn 2: nâng số lượng UAV

Apache Block III & UAV





Công ty Boeing đang tiến hành thử nghiệm biến thể nâng cấp tiếp theo của siêu trực thăng tấn công AH-64D Apache.
Việc nâng cấp cải tiến Apache sẽ cho phép nó có thể truyền tải video hình ảnh trong thời gian thực và điều khiển đồng thời các UAV như ,Hunter, Raven, Reaper, và B Shadow.


Đây được xem như là một bước đột phá về mặt công nghệ mà các chuyên gia Boeing đã và đang thực hiện, nhằm hoàn thiện và tăng cường sức mạnh, khả năng chiến đấu của Apeche trong mọi điều kiện thời tiết đặc biệt là ở những khu vực có khí hậu khắc nghiệt như Afghanistan.
Các chuyên gia đã tiến hành nâng cấp AH-64D Apache Block III theo các cấp độ (level) khác nhau từ level 1 đến level 4.

Mới đây, Boeing đã thử nghiệm thành công thiết bị hiển thị video đầu cuối từ xa OSRVT MUMT-2 (One System Remote Video Terminal Manned-Unmanned Teaming Level 2) và hệ thống giao diện người dùng ,VUIT-2 (Visual User Interface Tool) trên trực thăng tấn công AH-64D Apache Block III


Apache sẽ toàn quyền kiểm soát các UAV



Hiện tại, cấp độ tương thích cao nhất của AH-64D Apache Block III là level 4 (LOI-4) – cấp độ đảm bảo khả năng xem video từ camera của máy bay không người lái, kiểm soát tải trọng của nó, và tác động đến quĩ đạo bay của UAV trong một số tình huống nhất định.
Dự kiến ở cấp độ cuối cùng - level 5 (LOI-5), Apache sẽ toàn quyền kiểm soát các UAV ở tất cả các giai đoạn của chuyến bay, bao gồm cất cánh và hạ cánh.




Hệ thống điều khiển hỏa lực của AH-64D Apache Block III được nâng cấp để trở nên tinh vi hơn

Boeing cho biết rằng, việc cải tiến siêu trực thăng tiến công Apache Block III bao gồm việc nâng cấp radar điều khiển hỏa lực (FCR) xử lý phát hiện bám sát mục tiêu, hệ thống liên kết dữ liệu (TCDL - Tactical Common Data Link), cảm biến khí tượng (IMC) và nâng cấp các trạm kiểm soát UAV.
Một nguyên mẫu của thiết bị kiểm soát bay UAV trên trực thăng MD 530F đã được đem thử nghiệm tại Utah và thử nghiệm thực địa tại Afghanistan.

Trong một cuộc thử nghiệm khác, thiết bị tích hợp người lái – không người lái MUMT-2 (Manned-Unmanned Teaming Level 2) đã được sử dụng trên máy bay trực thăng OH-58D Kiowa.

Đây là một hệ thống hiển thị video đầu cuối từ xa (OSRVT - One System Remote Video Terminal) của công ty AAI, nó giúp trực thăng có thể nhận được hình ảnh và video từ một máy bay không người lái nhờ một thiết bị truyền dữ liệu kỹ thuật số (DDL).

Hệ thống hiển thị mục tiêu cũng được cải tiến AH-64D Apache Block III L 4 (level 4) không phải là máy bay trực thăng đầu tiên của Mỹ có cấu trúc hệ thống mở.

Đã có những máy bay trực thăng như CH-47F và MH-47G Special Operations Chinooks với kiến trúc hệ thống tổng thể (CAAS), có thể kết hợp được với các hệ thống của trực thăng Apache.



Visual User Interface Tool Theo các chuyên gia của Boeing, AH-64D Apache Block III Level 4 có khả năng trực tiếp điều khiển và nhận dữ liệu từ UAV trong thời gian thực, giúp trực thăng tăng cường khả năng quan sát, xử lý tình huống ở cả bốn hướng khác nhau.
Thông qua kết quả của quá trình thử nghiệm, người ta đã đánh giá được hiệu quả cũng như sức mạnh của biến thể hiện đại AH-64D Apache Block III cấp độ 4.

Có thể nói, khi được trang bị thêm các hệ thống có khả năng điều khiển UAV, trực thăng Apache không khác nào “hổ mọc thêm cánh”.

Nó mạnh hơn, “hung hãn” hơn, đa năng hơn và vô đối hơn. Đây quả là một ưu thế vô cùng to lớn của Apache Block III Level 4 so với các trực thăng tấn công hiện đại khác và so với các biến thể Apache trước đó của nó.

Việc truy cập vào các UAV sẽ cho phép các phi công quan sát các khu vực rộng lớn trên chiến trường Trước hết, việc truy cập vào các UAV sẽ cho phép các phi công quan sát các khu vực rộng lớn trên chiến trường.

Các UAV thường hoạt động ở độ cao cao hơn so với Apache rất nhiều và cách máy bay trực thăng một khoảng nhất định. Như vậy, phi công không chỉ có thể nhìn thấy các khu vực xung quanh vị trí của trực thăng, mà còn có thể quan sát được các khu vực xung quanh UAV.
Thứ hai, phi công và xạ thủ có thể đoán biết được các mối đe dọa tiềm ẩn và có thể quan sát mục tiêu từ những góc độ khác nhau.

Apache Block III được trang bị hệ thống chỉ thị mục tiêu hiện đại (TADS), gắn ở mũi máy bay. Thiết bị này chứa máy ảnh truyền hình, cảm biến hồng ngoại với độ phóng đại cực cao và thiết bị laser chiếu xạ mục tiêu.

Các hệ thống của Apache và UAV có khả năng tương thích với nhau Sử dụng TADS, Apache có thể quan sát chiến trường, phát hiện, bám sát mục tiêu và chiếu tia laser để tấn công mục tiêu.

Nhưng nếu mục tiêu được ẩn đằng sau địa vật hoặc công sự, phi công không thể phát hiện và đánh giá được các mối đe dọa từ mục tiêu.

Tuy nhiên, việc sử dụng một UAV dẫn đường, cho phép phi công có thể phát hiện vị trí chính xác của mục tiêu, kịp thời phán đoán và xử lý các tình huống bằng cách truy cập vào các kênh thị tần của camera UAV.

Apache có thể chia sẻ những thông tin này với các trực thăng Apache khác, bộ binh, máy bay do thám... Thứ 3, rất nhiều máy bay không người lái hiện nay cũng sử dụng thiết bị laser chiếu xạ mục tiêu. Hệ thống này hoàn toàn tương thích với hệ thống điều khiển tên lửa của máy bay trực thăng.

Khi nhận được tín hiệu từ UAV, Apache sẽ “qua mặt” thống phòng không và hỏa lực pháo binh và tấn công mục tiêu từ xa mà chúng không hề hay biết.

Trong trường hợp này, hệ thống điều khiển tên lửa Hellfire của Apache, thiết bị lases chiếu xạ mục tiêu của UAV phối hợp hoạt động với nhau thông qua các kênh dữ liệu.

Các hệ thống này có khả năng làm việc trong mọi điều kiện thời tiết cả ngày lần đêm. Đặc biệt, nếu như việc tấn công mục tiêu bất thành thì ngay lập tức nó có thể lặp lại đòn tấn công cho đến khi tiêu diệt được mục tiêu.
Apache sẽ còn tiếp tục được nâng cấp
Thứ tư, trên cơ sở những dữ liệu nhận được từ UAV, Apache có thể chia sẻ những thông tin này với các trực thăng Apache khác, bộ binh, máy bay do thám, hoặc gửi chúng đến sở chỉ huy và đợi lệnh.
Việc thử nghiệm các hệ thống cải tiến trên Apache sẽ tiếp tục được tiến hành ở sa mạc và các khu vực đồi núi có khí hậu khắc nghiệt (như Utah, Afghanistan), để đánh giá tác động của bão cát và nhiệt độ tối đa tới hoạt động của hệ thống.

Gian đoạn 3:

Hoàn thành thử nghiệm sơ bộ Apache Block III

VietnamDefence - Lục quân Mỹ đã hoàn thành tốt đẹp các thử nghiệm ban đầu đối với trực thăng tiến công AH-64 Apache Block III.
Apache Block III có khả năng điều khiển cả UAV (army.mil)
Trực thăng mới có thể được nhận vào trang bị vào năm 2013.

Trực thăng cải tiến có động cơ mạnh hơn, hệ thống truyền động cải tiến và các lá cánh composite. Một trong những phẩm chất quan trọng nhất của AH-64 Apache Block III là thiết bị avionics mới.

Theo đại tá Shane Openshaw, máy tính trên khoang của trực thăng có tiềm năng nâp cấp lớn. Module máy tính của trực thăng có khả năng điều khiển các máy bay không người lái (UAV), kể cả MQ-1C Gray Eagle của General Atomics, ở dải tần Ku.
AH-64 Apache Block III có thể được lắp hệ thống UTA để liên lạc với các UAV, hoặc các radar Longbow.

Sau này, các chuyên gia dự định “dạy” cho trực thăng điều khiển nhiều loại UAV, trong đó có RQ-7 Shadow.

AH-64 Apache Block III có khả năng bay với tốc độ đến 300 km/h và tầm bay đến 2.000 km. Trực thăng được trang bị 1 pháo 30 mm, các rocket Hydra 70, các tên lửa không đối diện AGM-114 Hellfire và không đối không AIM-92 Stinger và AIM-9X Sidewinder.

Mỹ dự định đến năm 2026 trang bị tổng cộng 690 chiếc Apache Block III.

Giai đoạn 4:

Mỹ ‘biến’ Apache Block III thành Apache AH-64E

TPO - Quân đội Mỹ lên kế hoạch sẽ thiết kế lại biến thể trực thăng tấn công hiện đại nhất AH-64D Apache Block III thành trực thăng AH-64E Apache.

Trực thăng tấn công Apache.
Theo thông báo báo chí của công ty Boeing, phiên bản Block III của trực thăng AH-64D Apache sẽ được thiết kế lại với tên mới, được gọi là AH-64E Apache. "Quân đội đã quyết định thay thế AH-64D Block III bằng AH-64E sau khi được Hội đồng Thu mua Quốc phòng - một Ủy ban cấp cao của Lầu Năm Góc phê duyệt tốc độ sản xuất đầy đủ trong tháng 8-2012", nguồn tin công ty Boeing nói.
Theo đó, quyết định chỉ định tên hiệu mới của trực thăng AH-64D Block III bằng AH-64E là do chế độ "phản hồi" (Echo) của trực thăng Apache mới có nhiều khả năng hơn so với 2 phiên bản AH-64D Block I và Block II đang được thay thế.
Hiện tại, Quân đội Mỹ lên kế hoạch mua tới 690 trực thăng AH-64E trong những năm tới để triển khai trên khắp các chiến trường, căn cứ không quân trên toàn thế giới.
AH-64E lần đầu tiên được giới thiệu vào cuối năm 2011, trực thăng được trang bị hệ thống truyền động tốt hơn và một rotor composite có khả năng bay tốt hơn và nhanh hơn 25 dặm/giờ so với bản Block II. AH-64E tự hào được tích hợp hệ thống điện tử hàng không cải tiến với kiến trúc mở, do vậy có thể dễ dàng cải tiến trong tương lai.
Ngoài ra, trực thăng AH-64E cũng có khả năng tùy trọn nhiều loại cảm biến và có thể điều khiển được chuyến bay của một máy bay không người lái.
Với trực thăng AH-64E, quân đội Mỹ đang hy vọng loại vũ khí này sẽ thực hiện được các nhiệm vụ hiệu quả trong việc chống lại quân nổi dậy Taliban ở Afghanistan, nó sẽ đáng sợ hơn nhiều lần so với AH-64D Block II bởi phi hành đoàn có thể nhắm vào mục tiêu kẻ thù từ hàng dặm, bất kể ngày đêm, sử dụng pháo 30mm có tốc độ bắn 640 phát/phút, tên lửa Hellfire sử dụng cả chế độ dẫn đường laser và radar, rocket không điều khiển Hydra70.

Giai đoạn 5: Hoàn chỉnh

Lục quân Mỹ triển khai máy bay trực thăng vũ trang AH-64E đầu tiên

(GDVN) - Trong tương lai, máy bay trực thăng AH-64E sẽ tiếp tục được nâng cấp như hệ thống tự đánh giá, trang bị radar mảng pha quét điện tử chủ động...



Trang mạng “Flight International” Anh vừa có bài viết cho biết, quân Mỹ đã bắt đầu triển khai chiếc máy bay trực thăng AH-64E đầu tiên của lô thứ ba, do hãng Boeing sản xuất, nhưng công tác cải tiến tiếp theo đối với máy bay trực thăng này sẽ tiếp tục tiến hành.

Người phụ trách chương trình máy bay trực thăng Apache Lục quân Mỹ, Thượng tá Jeff Hager cho biết: “Hiện nay, chiếc máy bay trực thăng Apache đầu tiên của lô thứ ba đã trang bị cho Lục quân, sau đó sẽ tiếp tục tiến hành nâng cấp để đáp ứng yêu cầu tính năng vũ khí của quân đội”.

Hãng Boeing và Lục quân Mỹ đã ký kết hợp đồng mua sắm 51 máy bay trực thăng AH-64E phiên bản sản xuất hàng loạt, hiện đã bàn giao 28 chiếc. Năm 2013, công ty Boeing sẽ bắt đầu đẩy nhanh nhất việc sản xuất loại máy bay trực thăng này, lượng bàn giao tổng cộng sẽ đạt 634 chiếc.

Mặc dù máy bay trực thăng AH-64E đã đi vào giai đoạn sản xuất với tốc độ nhanh nhất, công tác nâng cấp một số hệ thống vẫn đang tiếp tục.

Những thay đổi nâng cấp này sẽ được thể hiện từ lô thứ tư đến lô thứ sáu, chủ yếu bao gồm hệ thống tự đánh giá sự cố tốt hơn, đã tăng cường khả năng bảo vệ của máy bay trực thăng.



Ngoài ra, sẽ sử dụng liên kết dữ liệu Link 16 thường dùng trên máy bay cánh cố định và radar kiểm soát hỏa lực APG-78 Longbow (đã tăng tầm phóng và khả năng làm việc trên biển) của công ty Northrop Grumman.

Hager cho biết, hiện nay, Lục quân Mỹ cũng chưa quyết định sử dụng khả năng làm việc trên biển như thế nào, nhưng họ tiết lộ radar Longbow sẽ phối hợp sử dụng với tên lửa AGM-114 Hellfire (do công ty Lockheed Martin sản xuất) tiến hành tấn công đối với tàu đổ bộ và tàu chiến cỡ nhỏ.

Trong tương lai, máy bay trực thăng AH-64E sẽ sử dụng radar mảng pha quét điện tử chủ động.

Ngoài ra, máy bay trực thăng AH-64E sẽ lắp hệ thống phụ giúp cho phi công và nhân viên tổ lái đưa ra các quyết định tương ứng.

Lục quân Mỹ còn tập trung vào hỗ trợ cho công ty Boeing mở rộng thị trường nước ngoài cho máy bay trực thăng Apache.

Phó tổng giám đốc chương trình máy bay trực thăng của hãng Boeing, Dave Koopersmith cho biết, hiện nay, lợi nhuận tiêu thụ máy bay trực thăng Apache ở nước ngoài tăng lên, ngoài ra, nhu cầu máy bay trực thăng vũ trang Apache vẫn còn rất lớn.



http://www.defenseindustrydaily.com/apache-block-iii-program-kicks-off-as-contract-signed-02480/
http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-Quoc-phong/Luc-quan-My-trien-khai-may-bay-truc-thang-vu-trang-AH64E-dau-tien/268634.gd
http://www.tienphong.vn/hanh-trang-nguoi-linh/597351/My-‘bién-Apache-Block-III-thanh-Apache-AH-64E-tpod.html
 
Chỉnh sửa cuối:

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Uy lực Ka-52



Trực thăng chiến đấu Ka-52 Sau thời gian dài thử nghiệm với không ít khó khăn, không quân Nga đã bổ sung loại trực thăng chiến đấu Ka-52 vào đội ngũ máy bay của mình.

Giá cả cạnh tranh
Trung tuần tháng 1 vừa qua, lãnh đạo không lực Nga - Đại tướng Aleksandr Zelyn - đã tuyên bố: Căn cứ vào kết quả thử nghiệm, Ủy ban quốc gia quyết định biên chế vào quân đội Nga hai loại trực thăng mới: Mi-28 “Người săn đêm” và Ka-52 “Cá sấu”. Trong đó chiếc Ka-52 “Cá sấu” thay thế cho chiếc Ka–50 “Cá mập đen” nổi tiếng trước đây.
Trong khoảng thời gian này, Tổng giám đốc Yuri Denisenko của hãng Progress, đơn vị sản xuất Ka–52, cũng thông báo hiện có 3 quốc gia đã có ý đặt hàng mua “Cá sấu”. Tuy nhiên, ông Denisenko không cho biết đó là những nước nào và hứa sẽ thông báo ngay sau khi ký kết hợp đồng. Như vậy triển vọng Ka-52 sẽ xuất khẩu được là rất lớn. Bởi ngoài tính năng kỹ thuật vượt trội, nó còn có ưu thế về giá so với trực thăng cùng loại của nhiều quốc gia khác.


Trang bị vũ khí của Ka-52
Chiếc Ka-52 được hãng Kamov thiết kế dựa trên nền tảng của chiếc Ka-50. Chương trình chế tạo Ka-52 chính thức bắt đầu từ năm 1994. Cũng cần nói thêm, vào cuối thập niên 1970, Kamov bắt đầu thiết kế chiếc trực thăng chiến đấu thế hệ mới Ka-50. Đến năm 1982, lần đầu tiên Ka-50 được cho bay thử nghiệm và 4 năm sau đó Bộ Quốc phòng Liên Xô (cũ) đã chọn nó cho quân đội của mình.
Chiếc Ka-52 có 85% tính năng như Ka-50, nhưng thay vì chỉ có một người lái thì nay ca-bin được thiết kế cho ê-kíp hai người, tạo khả năng tham chiến ban đêm hiệu quả hơn, có thể liên tục liên lạc với các đài chỉ huy dưới mặt đất. Tham gia thiết kế Ka-52 còn có hãng Thomson của Pháp, chuyên cung cấp các thiết bị thông tin liên lạc và vô tuyến truyền hình. Nếu như “Cá mập đen” được sản xuất riêng cho quân đội Nga thì “Cá sấu” còn hướng tới việc xuất khẩu. Vì vậy giá bán của nó là bài toán quan trọng không chỉ đối với Nga.
Theo đánh giá của các chuyên gia, Ka-52 được sản xuất với phương châm “hiệu quả - rẻ”, vì vậy nó qua mặt các đối thủ cạnh tranh khác. Một số nguồn tin cho biết, “Cá sấu” có giá 20 triệu USD, khá hấp dẫn với nhiều khách hàng.
Để so sánh, có thể lấy chiếc trực thăng Eurocopter Tiger do Đức và Pháp sản xuất làm ví dụ. Chiếc máy bay này hiện có giá từ 38 – 48 triệu USD. Hay Denel AH-2 Rooivalk của Nam Phi có giá bán 40 triệu USD/chiếc. Trên lý thuyết, chiếc trực thăng RAH-66 Comanche của Mỹ do 2 hãng Boeing Helicopters và Sikorsky Aircraft phối hợp sản xuất, có giá 13 triệu USD/chiếc vào năm 1995 là có thể cạnh tranh với Ka-52. Tuy nhiên, từ đó đến nay do sự thay đổi về trị giá của USD nên giá của RAH-66 Comanche hiện cao hơn nhiều. Mặt khác, Bộ Quốc phòng Mỹ đã không đặt hàng mua RAH-66 Comanche cho quân đội nước này, và từ tháng 2.2004, đã ngừng tài trợ cho dự án hiện đại hóa trực thăng do thám. Các loại máy bay do thám không người lái tại Iraq và Afghanistan đã đảm nhiệm nhiệm vụ này. Chương trình thiết kế, sản xuất trực thăng Comanche tiêu tốn của Lầu Năm Góc 7 tỉ USD. Cuối cùng chỉ có 2 chiếc được sản xuất và hiện chúng được trưng bày trong bảo tàng. Tuy nhiên, các công nghệ kỹ thuật mới của Comanche đã được chuyển giao để nâng cấp loại trực thăng Apache của quân đội Mỹ.
Ưu thế vượt trội
Trong khi các loại trực thăng cùng tính năng của các nước khác đều thiết kế hai chỗ ngồi thì “Cá mập đen” Ka-50 chỉ có một chỗ. Cho dù hệ thống vũ khí đều được điều khiển tự động, nhưng một chỗ ngồi chính là điểm hạn chế nhất của Ka-50. Với “Cá sấu” Ka-52, điểm hạn chế này đã được khắc phục. Hai chỗ ngồi, không chỉ tạo ưu thế trong tác chiến mà còn rất dễ dàng phục vụ cho công tác huấn luyện. Chỗ ngồi của hai phi công Ka-52 được thiết kế song song, giúp cả hai thuận tiện trong việc tiếp nhận các quyết định cũng như phối hợp hành động. Ca-bin với hệ thống thông tin, màn hình, kính chắn được thiết kế giống chiếc phản lực cơ Su–24 của Nga hay F-111 của Mỹ tạo sự ấm cúng và dễ quan sát cho ê-kíp lái.
Hiện Nga đã ngừng sản xuất Ka-50 để tập trung nguồn tài chính cho Ka-52. Điều này là hợp lý vì so với Ka-50 thì Ka-52 có những tính năng kỹ thuật vượt trội. Ngoài chức năng tiêu diệt xe tăng của đối phương khi tham gia các chiến dịch, bắn hạ các mục tiêu di chuyển chậm trên không thì “Cá sấu” còn có thể đảm nhiệm việc do thám cũng như hỗ trợ bộ binh tác chiến. Ngoài ra, Ka-52 còn có thể nâng cao hiệu quả chiến đấu khi có thể phối hợp nhóm, tạo thành “trung tâm đầu não trên không” để định vị và tiêu diệt cùng lúc nhiều mục tiêu trong các trận đánh lớn.
Vũ khí của “Cá sấu” hơn hẳn phần lớn các loại có cùng tính năng tương đương. Ka-52 có 12 tên lửa Vichr, có thể tiêu diệt xe tăng, xe bọc thép của đối phương từ khoảng cách 10 km và được điều khiển theo tia laser. Máy bay còn được trang bị pháo tự động 30 ly loại 2A42, tên lửa không đối không Igla và tên lửa tự hành loại S-8. Ka-52 hoạt động hoàn hảo cả ban ngày lẫn ban đêm không phụ thuộc vào địa hình hay thời tiết. Nó có thể vừa tập trung hỏa lực bắn chính xác vào mục tiêu, vừa di chuyển theo phương vị của đối phương, khiến đối phương khó có thể ngắm bắn vào nó. Chiếc trực thăng này tiến, nhào lộn, xoay chuyển hướng với tốc độ cao chỉ trong vài giây và “treo” mình trên không với thời gian khá lâu.
Các nhà thiết kế cũng rất quan tâm đến sinh mạng của phi công. Trên khoang lái của Ka–52 có hệ thống sơ tán khẩn cấp, đảm bảo cùng lúc có thể đảm bảo an toàn cho cả ê-kíp lái trong mọi tình huống có thể xảy ra khi tham gia tác chiến. Ngoài ra, trong ca-bin là hai chiếc ghế K-37 với hệ thống phóng và bật dù tự động để phi công thoát hiểm khi máy bay bị bắn cháy.



Việc sản xuất hàng loạt
Ka-52 được giao cho hãng Progress. Trong thời gian tới đây, Progress sẽ tiếp bước hãng Kamov gia nhập Tổ hợp vũ khí MAPO. Các nhà chuyên môn cho rằng, với một tổ hợp lớn như MAPO thì việc thu hút nguồn tài chính để sản xuất hàng loạt chiếc trực thăng hiện đại như thế này sẽ gặp nhiều thuận lợi. Giới lãnh đạo MAPO tuyên bố sản xuất Ka-52 sẽ là một trong những nhiệm vụ chính yếu, được ưu tiên hàng đầu của tổ hợp này.
Dù tiềm năng xuất khẩu của “Cá sấu” là rất lớn, nhưng hiện Nga đang ưu tiên trang bị loại trực thăng này cho quân đội của mình. Theo kế hoạch của Bộ Quốc phòng Nga, trong vài năm tới sẽ có 100 chiếc trực thăng Mi-28 và Ka–52 được biên chế vào các binh chủng. Trong số này sẽ có 30 chiếc Ka–52 và điều này cho phép nâng cao hiệu quả của không lực Nga lên 2,5 - 3 lần.

Biến thể Ka-52K
Ka-52K “khắc tinh” của mọi hạm tàu


5:23 PM, 16/08/2012
Ka-52K là thế hệ trực thăng tiến công mới nhất của Nga. Nó trang bị các hệ thống điện tử, vũ khí công nghệ cao để tiêu diệt mục tiêu trên biển và trên mặt đất.

Trang bị rađar tiên tiến
Hải quân Nga đang thiết kế một biến thể của trực thăng Ka-52 Alligator đặt tên là Ka-52K. Bộ Quốc phòng Nga yêu cầu, số giờ hoạt động của động cơ Ka-52K phải đạt 500 giờ.
Đáng chú ý nhất là chóp mũi Ka-52K được lắp radar AESA Zhuk-A, đường kính anten 624 mm. Đây là ra đa mảng pha, quét theo giai đoạn, hiện loại radar này đang lắp trên máy bay chiến đấu MiG-35



Radar này có vùng quét: góc phương vị là 85 độ, quét góc tà từ (âm) 40 độ đến (dương) 56 độ. Nga sẽ cải tiến mô-đun phát-thu sóng, trọng lượng của radar trên máy bay Ka-52K sẽ giảm từ 220kg xuống chỉ còn 80 kg, đồng thời độ rộng của mỗi mô-đun từ 170 mm giảm xuống 50 mm.
Zhuk-A có thể phát hiện tới 120 km đối với mục tiêu có diện tích phản xạ hiệu dụng 5m2. Nó có thể bám 10 mục tiêu trên không cùng lúc và dẫn bắn, tấn công cùng lúc 4 mục tiêu trong số đó.
Trong chế độ không đối đất, radar có thể phát hiện một chiếc xe tăng từ khoảng cách 25 km và một cây cầu từ khoảng cách 120 km. Còn trong đối hải, nó phát hiện được một tàu khu trục hải quân từ xa 300 km.


Zhuk-A có thể theo dõi cùng lúc 2 mục tiêu dưới mặt đất, mặt biển





Hỏa lực mạnh
Có radar tốt, Ka-52K sẽ mang theo tên lửa chống hạm tiên tiến như Kh-31. Đó là tên lửa hành trình bay sát mặt biển có tầm bắn hơn 100 km, tốc độ siêu âm 1,8 Mach trong giai đoạn đầu, sau đó tăng tốc lên 2,9 Mach (gần 3580km/h).
Tên lửa này có đầu đạn nặng gần 100 kg, có khả năng lẩn tránh theo thuật toán bất ngờ. Hệ thống phòng thủ trên tàu chiến đối phương sẽ gặp nhiều khó khăn để đánh chặn tên lửa này.
Ka-52K còn mang theo tên lửa Kh-35V là tên lửa chống tàu, bay sát mặt biển có tốc độ cận âm (Mach 0,8) khoảng 990km/h. Tên lửa này có tầm bắn xa tới 130 km và mang đầu đạn nặng 145 kg.
Nối dài tầm sát thương
Dự kiến Ka-52K sẽ trang bị cho 4 tàu Mistral (Nga mua của Pháp). Khi đó Mistral sẽ tăng gấp bội sức mạnh, trong tác chiến chống hạm, đổ bộ và tiến đánh sâu trong bờ.
Tàu Mistral có khả năng tuần tra trong khu vực và đường dài đạt 37.000 km trên đại dương.
Mỗi tàu đổ bộ Mistral dự kiến sẽ được trang bị ít nhất 8 trực thăng tấn công Ka-52K. Khi tàu Mistral tiến ra đại dương, còn nối tầm hoạt động cho Ka-52K cùng các tên lửa mang theo thêm xa hơn. Khi đó Ka-52K trở thành “khắc tinh” thực sự của mọi loại hạm tàu.
Hải quân Nga còn yêu cầu trực thăng Ka-52K phải trang bị nhiều cảm biến khác nhau và trang bị vũ khí nhiều hơn so với Ka-52 đang trực chiến cho Không quân.
Cũng như các máy bay đỗ trên hạm, cánh quạt của Ka-52K có thể gấp lại được để phù hợp với điều kiện hoạt động trên tàu sân bay. Thân máy bay và các hệ thống khác được tăng cường khả năng chịu ăn mòn do khí hậu biển, nồng độ muối cao.

http://militaryrussia.ru/blog/topic-572.html
http://www.thanhnien.com.vn/news/pages/200907/20090214231133.aspx
http://baodientu.chinhphu.vn/Home/Ka52K-khac-tinh-cua-moi-ham-tau/20128/146327.vgp
 
Chỉnh sửa cuối:

Patriots

Xe lăn
Biển số
OF-168448
Ngày cấp bằng
25/11/12
Số km
13,500
Động cơ
493,709 Mã lực
Nhược điểm lớn nhất của loại này là chế độ bảo dưỡng rất đắt và phức tạp tiêu tốn cực kỳ nhiều tiền nên chỉ có thể là đồ chơi cho nhà giầu mà thôi. 1 giờ bay mất 3 giờ bảo dưỡng.
 

turbin_engine

Xe tăng
Biển số
OF-64778
Ngày cấp bằng
23/5/10
Số km
1,226
Động cơ
448,175 Mã lực
Nơi ở
Chợ.
Nhược điểm lớn nhất của loại này là chế độ bảo dưỡng rất đắt và phức tạp tiêu tốn cực kỳ nhiều tiền nên chỉ có thể là đồ chơi cho nhà giầu mà thôi. 1 giờ bay mất 3 giờ bảo dưỡng.
3h bảo dưỡng/1h bay với máy bay QS là bình thường mà cụ ơi, B2 nó còn 119h bảo dưỡng/1h bay cơ mà?
 

Chã Nhỏ

Xe điện
Biển số
OF-115758
Ngày cấp bằng
6/10/11
Số km
4,107
Động cơ
425,516 Mã lực
Nơi ở
Lương Sơn, Hoà Bình





 
Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,881
Động cơ
663,247 Mã lực
Tuổi
50
Em cá sâu thấy đồn có 1 phiên bản liên kết với dân Do Thai để đi đấu thầu Thổ Nhĩ Kì .. gấu lắm thì phải ..
 

Mannschaft

Xe điện
Biển số
OF-17341
Ngày cấp bằng
14/6/08
Số km
3,263
Động cơ
537,254 Mã lực
Nơi ở
Bốn bể là nhà
During the late 1990s, Kamov and Israel Aerospace Industries developed a tandem-seat cockpit version, the Kamov Ka-50-2 "Erdogan", to compete in Turkey's attack helicopter competition.
 

Chã Nhỏ

Xe điện
Biển số
OF-115758
Ngày cấp bằng
6/10/11
Số km
4,107
Động cơ
425,516 Mã lực
Nơi ở
Lương Sơn, Hoà Bình
bong thầu là vì bị Mỹ và Nato nó đạp đổ =))
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top