Thuyết "buôn vua" còn có wiki mà: https://vi.wikipedia.org/wiki/Trần_Văn_Thuyết
Tin vào wiki có mà toi.
Tin vào wiki có mà toi.
Thua thì vẫn thua, nhưng cũng như đá bóng, thua khi thể hiện tinh thần, trình diễn kỹ thuật tốt khác ông đá cuội chứ.Quẩy đá đánh sao đc ngựa C, phong kiến theo tư tưởng Tàu lúc ấy lỗi thời về mọi mặt, nên hành động của ông Thuyết coi như cái đinh đóng nốt cho quan tài phong kiến thôi.
Sau còn dặt dẹo được tới năm 1945 là phúc to rồi.
Hổ trướng nơi bàn quân cơ có đội lính địch gác hộ mà không đuổi đi được thì thành ... mèo trướng ngồi xó bếp rồi.Trận Mang Cá mà thành công thì cũng chả giải quyết được gì hết .
Pháp lúc đấy chiếm sạch cả VN , đánh thắng 1 trận ở Huế thì được chuyện gì ? Có chăng là nâng cao tinh thần của dân ta thôi .
Cháu tự dẫn ngược lại thời gian Tôn Thất Thuyết trở về Nguyễn Ánh vậy, thời gian trăm năm đáng bao nhiêu.Cụ Lát giận không chơi OF nữa hay sao mà chưa thấy xuất hiện , từ Tôn Thất Thuyết dẫn ngược về Gia Long cũng gần mà , nhanh đầu thai cụ Lát ơi, thớt hay!
Không đủ cơ sở khẳng định ai hơn ai. Cụ Thuyết đánh trước và lại là công, cụ Tráng sau và lại là thủ và có thể đã thấy được nhiều kinh nghiệm đánh giặc hơn, rút ra từ thất bại của cụ Thuyết. Đại loại vậy.So sánh Trận Kinh Thành (Tôn Thất Thuyết chỉ huy) và Trận Ba Đình (Đinh Công Tráng chỉ huy).
Quân số Trận Kinh Thành: Quân ta 20.000 - Quân địch 1400.
Quân số Trận Ba Đình: Quân ta 20.000 - Quân địch 3500.
Vũ khí Trận Kinh Thành: Quân ta 1100 pháo - Quân địch 17 pháo.
Vũ khí Trận Ba Đình: Quân ta 50 pháo - Quân địch 100 pháo.
Thời gian Trận Kinh Thành: quân ta thua trong 02 ngày.
Thời gian Trận Ba Đình: quân ta thua trong 32 ngày.
-----------------
Các bác tự nhận định "tài năng" quân sự của ông Thuyết ạ.
Ghi chú: Trận Kinh Thành quân ta 20.000 là quân chính quy.
Còn Trận Ba Đình quân ta 20.000 là nghĩa quân (già, trẻ, lớn, bé, nam, nữ)
Liệt kê thế là linh tinh cụ ạ, thời ấy Hoàng Tá Viêm mới là chủ soái ở miền Bắc, Thuyết quá lắm cũng chỉ được coi là tham mưu trưởng. Giết Garnier là công của quân cờ đen Lưu Vĩnh Phúc, chả liên quan chi mô đến ô Thuyết, ô này chỉ có tài đi hiếp đáp khởi nghĩa nông dân thôiWiki liệt kê cả trận giết Garnier vào chiến công của ông Thuyết, chứng tỏ ông cũng là tướng tài. Xem kế hoạch diễn biến trận đánh Kinh thành Huế, có thể thấy điều này. Công tác điều chuyển lực lượng, hậu cần ngay trước mắt uân Pháp mà chúng không hề có phản ứng gì, phản ánh cao nghệ thuật ngụy trang nghi binh. Thời điểm tấn công khiến giặc hoàn toàn bất ngờ. Ông đã trù liệu thắng lợi hoàn toàn, nên cười nói ngồi cùng vua mà bàn chuyện cổ nhân. Thât là bậc đại tướng ngồi trong phòng the mà đinhj đoat thiên hạ. Trách là trách giặc Pháp nó đánh nhau giỏi, trách trời phụ ông. Trời đã phụ thì Khổng minh cũng không đốt chết được Mã Ý ở hang Mão Dậu.
Người đời sau đọc chỉ biết than rằng, chán.
klq đến nhân vật nhưng phải nói đây là một bài biện luận xuất sắc.Đây bài viết của Phan Khôi năm 1935 sau khi cụ Thuyết mất độ 20 năm.
Phan Khôi
Người nào bảo tôi mạt sát Tôn Thất Thuyết là mạt sát một nhà ái quốc, thế là người ấy đã nhận cho Tôn Thất Thuyết là nhà ái quốc. Nhưng tôi thì tôi không nhận như thế. Tôi không cho Tôn Thất Thuyết là nhà ái quốc. Vậy cái chỗ cốt yếu của việc chúng ta đương biện luận đây chỉ ở đó mà thôi.
Việc ngày 23 tháng năm, tôi đã nói rằng chỉ bởi một mình Tôn Thất Thuyết gây nên. Trong chữ “một mình Tôn Thất Thuyết” ấy hàm có cái nhân cách của con người ấy nữa. Cũng tiện cho tôi, hôm nay nhân có sự biện luận này mà tôi mới được nói rõ thêm hơn.
Tôi không có thể nói rằng việc thất thủ thành Gia Định là bởi một mình Nguyễn Tri Phương, tôi không có thể nói rằng việc thất thủ thành Hà Nội là bởi một mình Hoàng Diệu, nhưng việc thất thủ Kinh đô tôi lại nói được rằng bởi một mình Tôn Thất Thuyết; như thế, bạn đọc cũng nên nhìn cho tôi là có lý lắm rồi: chính bởi cái nhân cách của Tôn Thất Thuyết không bằng cái nhân cách của Hoàng Diệu và của Nguyễn Tri Phương làm cho tôi nói được như thế.
Nói rõ hơn nữa, tức là Tôn Thất Thuyết không phải là người ái quốc như hai ông kia. Thuyết không ái quốc mà lại “ái thân”, chỉ biết có một mình mình, nên tôi mới nói được rằng “một mình Tôn Thất Thuyết”.
Tôn Thất Thuyết(1839 – 1913)
Thuyết có ái quốc hay không, là do ở trong lòng ông ấy, tôi làm sao biết được? Vậy tôi phải căn cứ ở việc làm của ông ta mà đoán là ái quốc cùng chăng.
Giá như cái thân thế ông ấy chỉ thỏn lỏn có ngày 23 mà thôi, ông Thuyết chỉ làm một việc trong ngày ấy mà thôi, thì hoặc giả tôi còn nhắm mắt mà nhận ông ấy là ái quốc được. Nhưng cái lịch sử của ông còn dài, còn có trước và sau nữa, những việc ông làm trước và sau đó đều tỏ ra rằng ông chỉ vị một mình ông, cho nên cái việc ông làm ngày 23 ấy cũng chỉ vị một mình ông.
Như thế thì bao nhiêu quan lính dự vào cuộc tập công quân Pháp ngày 23 tháng năm đều như là bị hiếp mà phải theo cả; vai chủ động là ông Thuyết mà ông Thuyết lại cốt vì một mình ông, thì cả dân tộc Việt Nam có trách nhiệm gì vào ngày ấy đâu?
Tôn Thất Thuyết là người chỉ có cái oai danh hão. Mà sở dĩ lập được cái oai danh ấy lại chỉ tại ông hay giết người. Đánh giặc Bắc bao nhiêu năm, kể chiến công của ông còn thua các tướng, nhưng chỉ được cái đến đâu gà chó không yên đó mà làm cho người Bắc tới nay còn nhắc đến tên.
Đã có cái oai danh hão, lại thêm cái khiếu gàn, không chịu hòa Tây, làm cho đức Dực Tôn tưởng là người tin cậy được, lúc lâm băng, ngài phó cho cái trọng trách “bình Tây trấn Bắc, nhất dĩ ủy chi”, sự ngộ dụng ấy thật là đáng tiếc!
Sau khi Bắc Kỳ giảng hòa rồi, ông Thuyết về ở Thanh Hóa, cạo đầu đi tu. Năm Tự Đức 35, vua đòi về Huế, cho làm Thượng thơ bộ Binh. Ông liền mộ riêng hai đội binh “Phấn dõng” và “Phấn nghĩa”. Người ta nói rằng ông Thuyết có chí đánh Tây từ buổi ấy.
Đức Dực Tôn băng tháng sáu thì tháng bảy tàu chiến Pháp đến Thuận An. Bấy giờ ông Nguyễn Văn Tường chủ hòa nhưng ông Thuyết thì chủ chiến. Theo tôi, ông Thuyết chủ chiến cũng phải, nhưng đã chiến thì chiến cho đến nơi đi, thua thì chạy, thì chết đi.
Phải biết rằng cái chức Thượng thơ bộ Binh kiêm Điện tiền đại tướng quân là cầm cả binh quyền lúc bấy giờ, cái trách nhiệm chiến thắng hay chiến bại không còn đổ cho ai nữa. Mà thắng, đành là công của mình; bại cũng phải nhận tội của mình.
Nhưng sau khi hai viên đại tướng Lê Sĩ và Lâm Hoành cùng sứ thần Trần Thúc Nhẫn tử tiết tại cửa Thuận, bảy tám ngàn quân chết sạch hết, triều đình phải kéo cờ trắng xin hàng, bấy giờ ông Thượng thơ bộ Binh kiêm Điện tiền đại tướng quân Tôn Thất Thuyết làm gì? đi đâu?
Ông chẳng đi đâu hết! chẳng làm gì hết! Ông vẫn làm Điện tiền đại tướng quân! Ông vẫn làm Thượng thơ bộ Binh vậy! Nghĩa là ông không biết nhục, vẫn còn ăn lương vua, vẫn còn xưng quan lớn!
Bạn đọc nên biết cái sử liệu này nữa. Trước khi đánh ở cửa Thuận, ông Thuyết lấy cớ điều binh về hộ tang, tư vào Sơn phòng Quảng Nghĩa rút ra Kinh bốn ngàn lính. Bốn ngàn người ấy vừa đến, ông bắt kéo xuống cửa Thuận giữ hai cái đồn lớn Hòa Duân và Cáp Châu. Những lính này quen đường núi chứ không quen đường nước, bảo đánh sao được mà không chạy chết dồn đống với nhau? Trong khi ấy thì hai đội Phấn dõng và Phấn nghĩa vẫn gươm bén súng tường phòng vệ riêng một mình quan Điện tiền đại tướng quân, Thượng thơ bộ Binh, Tôn Thất Thuyết!
Cái sử liệu ấy chỉ cho chúng ta thấy ông Thuyết chẳng biết dụng binh lại còn lo giữ mình hơn giữ nước.
Mạt lắm, ông tướng bại tận rồi mà không dám thắt cổ, không dám uống thuốc độc, là cách tự tử hèn nhát của người An-nam; lại còn không dám từ chức, khư khư giữ lấy phú quý để hãnh diện với đám dân vong quốc!
Giá phải người Pháp đại xá cho ông đi thì ông cũng cứ vậy mà làm quan cho tới già tới chết. Hiểm thay vì cái khiếu gàn của ông không dung với người Pháp được thì họ phải căm ông. Ông biết thế nào mình cũng không thoát nên mới làm liều để tháo thân.
Vì đó mới có việc tập công ngày 23 tháng năm vậy. Và vì đó tôi mới nói ông Thuyết làm việc ấy chỉ vì một mình ông mà thôi vậy.
Nếu ông Tôn Thất Thuyết đánh Tây là để giữ giang sơn của tổ quốc, cùng không nữa cũng giữ danh dự cho dân tộc thì ông nên đánh nốt lúc Tây còn ở cửa Thuận kia. Sao để đến kéo cờ trắng lên, Tây vào chiếm Trấn Bình Đài rồi mới đánh? Vả để Tây đồn binh ở Mang Cá rồi, hơn hai trăm khẩu đại bác trên thành bị đóng nõ rồi mới đánh thì còn đánh cái mốc xì!
Việc làm như thế rõ là quá trẻ con chớ không những trẻ con! Mà sở dĩ ông Thuyết làm được cái việc trẻ con như thế là tại ông quá vì cái thân ông, ông không có lòng ái quốc.
Phải chi ông Thuyết khi bỏ thành chạy trốn rồi ở thủy chung với đức Hàm Nghi, có lo phục thù được càng hay, không cũng trước sau cho trọn tiết, thì tôi còn dung thứ cho mà chẳng nỡ nói nào! Cái này, ông Thuyết đểu quá! ông Thuyết hèn mạt quá!
Theo sự thế lúc bấy giờ, việc ở nhà một người cần vương, điều binh khiển tướng, trong thì bảo hộ đức Hàm Nghi, ngoài thì kháng cự với quân Pháp, là việc cần nhất cho ông Thuyết. Còn việc chạy qua nước khác, lạy lục mà cầu cứu, chỉ là việc nên phó cho một viên sứ thần bặt thiệp cũng đủ xong, đã là con người chủ trương đại cục, có ai lại cất thân ra mà đi việc ấy bao giờ? Vậy mà ông Thuyết đã từ chối việc trên, lãnh làm việc dưới, đủ biết ông chỉ vì cái thân ông, chỉ cầu đi đi cho khỏi chết.
Quả nhiên ông qua Tàu ông còn cầm đậu cái thân nhục nhã của ông đến vài ba mươi năm nữa mới chịu vùi giập ở Long Châu.
Thế mà cho là ái quốc thì khối người ái quốc. Tôi không muốn trong lịch sử Việt Nam có người ái quốc nào như ông Thuyết.
Trong đám dấn thân ra làm việc nước, hoặc cần vương ngày trước, hoặc cách mạng ngày nay, cũng có nhiều hạng người, người có thực tâm, người không có thực tâm, ta nên chọn người mà sùng bái, thì sự sùng bái của ta mới có giá trị. Tôi mạt sát Tôn Thất Thuyết cũng như tôi mạt sát mấy tay cách mạng giả dối cận thời…
Căn cứ ở câu ca dao truyền tụng hồi cuối trào Tự Đức: “Nước Nam có bốn anh hùng: Tường gian, Viêm láo, Khiêm khùng, Thuyết ngu”.
Tôi cho câu ấy thật là đúng. Ông Thuyết chỉ vì ngu mới làm được những việc ông đã làm.
Tôi chưa hề nghe một người ngu mà biết ái quốc. Tôi mạt sát ông Thuyết chỉ là mạt sát một người ngu vậy.
(Tràng An, Huế, s. 46 (6 Aout 1935), tr. 1.)
Bọn chó Cờ đen này tàn sát, giết chóc người Việt còn kinh khủng hơn cả Pháp.Liệt kê thế là linh tinh cụ ạ, thời ấy Hoàng Tá Viêm mới là chủ soái ở miền Bắc, Thuyết quá lắm cũng chỉ được coi là tham mưu trưởng. Giết Garnier là công của quân cờ đen Lưu Vĩnh Phúc, chả liên quan chi mô đến ô Thuyết, ô này chỉ có tài đi hiếp đáp khởi nghĩa nông dân thôi
Vua đẻ để đâu thì thân vệ binh lấy ở đó, cho nó gần gũi văn hóa. Mình nghĩ thế.Bác cho em hỏi, sau ngày cấm quân lấy lính ở vùng nào thế? vẫn vùng Thanh - Nghệ hay đổi qua Thuận Hóa?
Nãochắc làm băng đậu phụ mới phát ngôn câu vớ vẩn đấy, Triều đại nào cũng có mặt tốt và mặt trái có những thành tựu cũng như những điều thất bại. Kể cả cái thời đại rực rỡ nhất này cũng đầy cái còn hèn hơn cả ngày xưa.Nhà Nguyễn ăn hại, cõng rắn cắn gà nhà, hèn nhát trước kẻ thù, bán đất, cắt đất cho ngoại bang làm đất nước rơi vào tay giặc thì có gì mà tự hào. Hóng Nguyễn Văn Lát vào cân thớt
Bọn chó Cờ đen này tàn sát, giết chóc người Việt còn kinh khủng hơn cả Pháp.Liệt kê thế là linh tinh cụ ạ, thời ấy Hoàng Tá Viêm mới là chủ soái ở miền Bắc, Thuyết quá lắm cũng chỉ được coi là tham mưu trưởng. Giết Garnier là công của quân cờ đen Lưu Vĩnh Phúc, chả liên quan chi mô đến ô Thuyết, ô này chỉ có tài đi hiếp đáp khởi nghĩa nông dân thôi
Nếu chỉ đánh 1 trận thì thua là đúng
Nhưng nếu chú vẫn còn sống, có thời gian và đủ tiền để mua AK47 mà vẫn tình nguyện chết dấp với K54 thì bị chửi là đúng.
Chê mỗi ông Thuyết thôi mà bác. Chăn êm đệm ấm ngày nay của chúng ta, chắc bằng cái móng tay của ông ấy khi "làm trùm" cõi Việt Nam giai đoạn những năm 1880s.
Nãochắc làm băng đậu phụ mới phát ngôn câu vớ vẩn đấy, Triều đại nào cũng có mặt tốt và mặt trái có những thành tựu cũng như những điều thất bại. Kể cả cái thời đại rực rỡ nhất này cũng đầy cái còn hèn hơn cả ngày xưa.
Họ Tôn Thất còn nhiều lắm cả Việt Nam lẫn Hải Ngoại , không biết có liên quan gì đến ông Thuyết không ?Tôn Thất Thuyết có bao nhiêu vợ, bao nhiêu con... dòng dõi đến giờ còn ai không nhỉ?
Troll người khác cũng có nhiều cách, nhưng phát ngôn như thế về cả một triều đại trong lịch sử chứng tỏ tư tưởng của người đó như thế Cụ ợ.cụ ý troll Lát thôi mà cụ
Tự cổ ngự nhung chi sách bất xuất chiến, thủ, hòa tam giả nhi dĩ. Chiến chi tắc vị hữu kỳ cơ, thủ chi tắc nan kỳ đắc lực, hòa chi tắc sở cầu vô yếm. Đương thử sự thế thiên nan vạn nan, bất đắc dĩ nhi dụng quyền. Thái Vương thiên Kỳ[1], Huyền Tông hạnh Thục[2], cổ chi nhân diệc hữu hành chi giả.
chuẩn, chúng nó giặc cướp giờ vẫn đặt tên đường khôi hài thậtBọn chó Cờ đen này tàn sát, giết chóc người Việt còn kinh khủng hơn cả Pháp.