Bọn chó Cờ đen này tàn sát, giết chóc người Việt còn kinh khủng hơn cả Pháp.
Đã nghe về sự cướp bóc của toán quân này, chức sắc Hương Canh cử Hồ Cố Công là một người Quảng Đông bán thuộc dạo, đang ngụ cư ở trong làng đến nói chuyện với Lưu Vĩnh Phúc, yêu cầu không cho quân lính vào làng.
Hồ Cố Công vâng mệnh chuẩn bị lễ lạt cùng mấy người khách là Sầm và Lường ra gặp Lưu Vĩnh Phúc ở doanh trại. Hồ Cố Công bẩm rằng: “
Biết tướng quân vâng mệnh triều đình dẹp giặc Tây Dương, đường xa vất vả. Nhưng làng chúng tôi vốn đất chật người đông, nên không tiện bề tiếp đón. Phiền tướng quân đóng trại ngoài này, hết bao nhiêu gạo thịt làng xin cấp đủ. Duy có điều, chỉ xin tướng quân truyền lại cho quân sĩ chớ vào làng kẻo đàn bà trẻ con kinh sợ“.
Vĩnh Phúc nghe vậy liền đồng ý ngay, truyền cho quân sĩ chỉ đóng trại ngoài đồng không được vào làng cướp phá, chỉ cắm trại nghỉ qua đêm rồi sáng sớm mai lên đường.
Dẫu vậy dân làng Hương Canh không chủ quan, làng gọi người đi làm đồng về sớm, đóng tất cả các cổng làng. Trên các cổng làng đều có người canh gác cẩn thận đề phòng quân Cờ Đen vào làng.
“Việc binh ai dám hững hờ
Súng kề bờ luỹ ,giáo giơ mặt thành”
Tuy đã đồng ý với làng Cánh về việc giới nghiêm, thế nhưng chiều ngày mùng hai tháng hai, vẫn có hai lính Cờ Đen lởn vởn ở Cầu Treo, tìm đường qua cổng Treo để vào làng.
Người trưởng ở Cầu Treo là Cai Vỏ, đang canh gác ở Cầu Treo thấy vậy, sẵn có chút hơi rượu trong người, ông liền dùng súng hỏa mai bắn chết một tên. Tên lính còn lại thoát chết chạy về báo tin với toán quân đang đóng ở Đồng Bói.
Lập tức ở trong làng nghe thấy tiếng kèn đồng của quân cờ đen thổi vọng về phía cổng làng ngày càng gần, tiếng kèn đó là tiếng của những chiếc kèn dài của để thúc quân. Ba làng Cánh bị bao vây để trả thù cho tên lính bị giết.
Kèn lệnh của quân Cờ Đen để thúc quân
Quân cờ đen sẵn súng ống lại đông về số lượng, bao vây kín vùng phía Đông Nam bờ lũy Hương Canh. Từ cổng cầu Treo , cổng Gợ cho đến cổng Hính. Những khẩu mã tràng (loại súng thần công nhỏ, có bánh xe kéo) liên tục nã vào các cổng làng.
Trong lũy Hương Canh cũng có một đội quân thiện chiến khoảng mấy trăm tráng đinh có sự rèn luyện không hề nao núng. Họ tập trung lại ở các cổng làng bị tần công, và biết rằng nếu không chiến đấu chống trả thì làng sẽ bị phá nát.
Trong bài vè quyển hai có tả lại cảnh chiến đấu;
“
Ở ngoài nó đã giáp ranh
Dầu không, nó cũng đánh mình chẳng tha
Ở trong phát hiệu đánh ra
Ở ngoài nó cũng can qua đánh vào
Ở trong thét đánh ào ào
Ở ngoài nó cũng bắn vào như mưa”
Quân Cờ Đen tiến sát cổng làng thì, trên tầng những cổng ấy làng ấy những tráng đinh đã phục sẵn. Dùng súng hỏa mai bắn hạ, quân Cờ Đen tràn lên thì lập tức đã nhận hàng loạt những mảnh sành, gạch nung ném tới.
Sau nhiều đợt tấn công không thể phá nổi phòng thủ làng Hương Canh, quân Cờ Đen cho súng mã tràng bắn tới tấp. Những chiếc cổng làng hai tầng tám mái vốn được xây bằng gạch và vữa trộn mật mía rất vững chắc, trước hỏa lực của Cờ Đen cũng bị sạt mái, lở tường. Cuối cùng, sau hơn một tiếng cầm cự, cánh cổng Hính bị đổ nghiêng cũng là lúc quân Cờ Đen tràn vào ồ ạt. Các tráng đinh làng Tiên ra sức chặn đánh, nhưng trước số lượng mỏng hơn hẳn so với đối phương đã không chống đỡ nổi. Quân Cờ Đen đã giết hết những nghĩa sĩ ấy trước khi tràn vào các xóm.
Súng ống của Cờ Đen bỏ lại ở thành Sơn Tây
Khi tràn vào các xóm, quân Cờ Đen điên cuồng cướp bóc, đốt phá, cứ hễ gặp người là chém . Dân làng Hương Canh lúc đó chỉ biết chạy thoát thân trong hoảng loạn.
“Mắt trông ai chẳng kinh hoàng
Đường kia lối nọ ,chạy quàng chạy xiên
Người con yếu,kẻ vợ hèn
Ai ra đường ấy, ai nhìn được ai
Lơ thơ khóm trúc cành mai
Kẻ trong luỹ rậm, người ngoài ruộng sâu
Bờ ao, khóm đế , bụi lau
Kể chân bên Sở ,người đầu đỉnh non
Nười bế cái, kẻ bồng con
Thương thay ai chẳng kinh hồn rối gan
Trong hào, ngoài luỹ tan hoang
Ngói xô dậy đất, hoả quang rợp trời”
Tử thương bảy tám trăm người
Oan này có một, kêu trời nhưng xa
Chỉ vì mất một mạng người mà quân Cờ Đen với bản chất chất của những tên thổ phỉ đã chém giết để trả thù điên cuồng, người trong làng phần bị giết chết, phần thì nhanh chân bỏ chạy, chỉ còn lại trẻ con người già yếu không chạy kịp đều, cả làng nháo nhác tiếng kêu khóc, trẻ con lạc mẹ lạc cha chạy khắp đường. Số quân cờ đen ở ngoài đồng cũng tràn cả vào làng, bắt gà, giết lợn thổi cơm ăn.
Dường như đã hả cơn giận, cũng là lúc tối đến quân Cờ Đen mới cho nấu một vạc cháo hoa loãng ở giữa sân đình Tiên, bắt số trẻ con lạc bố mẹ dồn cả vào một chỗ rồi đơm ra bát đàn cho húp.Tuy hoảng sợ nhưng vì đói cả nên bọn trẻ cũng húp lấy hút để. Hễ đứa nào húp cháo nóng chỉ một chỗ là Cờ Đen phán định ấy là con nhà giàu, đứa nào húp xung quanh cho cháo nguội dần thì cho là con nhà nghèo. Những đứa chúng cho là con nhà giàu thì liền dùng giáo nhọn đâm vào lưng đứa bé mà nhấc bổng lên trên trời. Đứa bé giãy giụa vì quá đau đớn mà huơ tay huơ chân, khóc thảm thiết. Lính Cờ Đen cười ầm cả lên mà bảo: “Tý nheo (trẻ con) đang múa đấy” rồi vứt xác trẻ con xuống giếng Nội ở đầu đình. Cả đứa chưa chết hẳn lẫn đứa chết cũng bị chết đuối hết, nước giếng đỏ ngầu màu máu, xác tràn lên gần đầy lên cả miệng giếng.
Đêm kinh hoàng ấy làng Cánh trở thành sẽ còn được dân làng Cánh mãi không thể quên trong nỗi hoảng sợ đến tột độ, người chạy thoát được không dám về không biết những người thân của mình hiện ra sao, còn hay bị đã bị giặc giết mất rồi.
Sáng ngày mùng 3 tháng 2 tức ngày 29 tháng 2, vì vẫn còn phải sang Bắc Ninh gấp quân Cờ Đen cũng rút ra khỏi làng, khi đi Cờ Đen bắt bớ những người còn sót lại trong làng gồng gánh phục dịch đi mãi theo đường cái quan.
“May sao phúc đến dân ta
Có ông Bang Ký với bà Tám Tương
Lễ quan Lưu với quan Lường
Trâu bò lại thả, dân làng được tha
Ngập ngừng khi trở về nhà
Đoạn trường lúc ấy nghĩ mà buồn tênh”
Khi ấy trong bài vè có kể ông Bang Ký và bà Tán Tương đứng ra xin cho làng dân làng, hiện chưa rõ lai lịch của hai người này là thế nào. Quân Cờ Đen cho thả những người bị bắt rồi kéo quân về tỉnh Bắc khi mặt trời vừa rạng.Sau khi quân Cờ Đen kéo đi, người làng Cánh trở về nhà tìm người thân chôn cất, hầu như nhà nào cũng có người chết, nhiều người bị hết hết cả nhà không còn ai. Theo lời kể cụ giáo Phan là tử thương chừng bảy tám trăm người cả ba làng.