[Funland] Ông bà, mẹ đang tạo áp lực học tập cho bọn trẻ nhà em

nemoulsa

Xe tải
Biển số
OF-607858
Ngày cấp bằng
7/1/19
Số km
228
Động cơ
123,893 Mã lực
ở chung hả cụ? Kinh tế có nhờ vả gì không mà toàn thấy ông bà , mẹ đay nghiến con mình mà bất lực vậy cụ.
Ở chung, vì em con 1, nhưng kinh tế em độc lập, em dĩ nhiên là trụ cột kinh tế của gia đình.
Em nói được ông bà và vợ chứ, thậm chí nhiều lần em còn cáu, mắng.
Nhưng cái tư duy bệnh thành tích ngấm mẹ vào máu rồi, nên các cụ và vợ em không thay đổi được, vẫn thúc ép các cháu. Khổ thật.
 

lum..zzz

Xe điện
Biển số
OF-49224
Ngày cấp bằng
22/10/09
Số km
3,199
Động cơ
491,517 Mã lực
Ở chung, vì em con 1, nhưng kinh tế em độc lập, em dĩ nhiên là trụ cột kinh tế của gia đình.
Em nói được ông bà và vợ chứ, thậm chí nhiều lần em còn cáu, mắng.
Nhưng cái tư duy bệnh thành tích ngấm mẹ vào máu rồi, nên các cụ và vợ em không thay đổi được, vẫn thúc ép các cháu. Khổ thật.
Nếu ông bà còn khoẻ cụ xin phép ở riêng để tiện cho việc học và chăm sóc con cái. Quán triệt với vợ, quan điểm mỗi người khác nhau nếu cụ thấy con mình áp lực mà các cháu mệt mỏi mình phải ý kiến thôi. Em 3 đứa cả 2 bên đều công chức về hưu nhưng bọn em, 3 đứa học quốc tế em thấy ổn, vui, khoẻ... đấy là với em còn với nhiều cụ sẽ khác vì áp lực phải học khá ăn sâu vào gia đình Việt
 

Civic_2010

Xe tải
Biển số
OF-103585
Ngày cấp bằng
20/6/11
Số km
429
Động cơ
399,916 Mã lực
Ông bà già em đều là giáo viên đại học, trong họ thì giáo viên cũng rất nhiều nên ai cũng ép con cái học hành, áp lực học điểm cao cho F1 rất lớn.
Từ lớp 3 em tuần 3 buổi học thêm buổi tối để thi vào trường chuyên cấp 2.
Mà các bác hình dung em bé tí tẹo, mới 8-9 tuổi đi bộ một mình, từ cuối Lò Đúc đến công viên Thống Nhất, tầm 4-5km buổi đêm ở Hà Nội năm 197x thì ntn. Đường phố túi thui, may lúc đấy HN cũng lành, vắng vẻ, ko có nhiều xe cộ như bây giờ nên đi bộ một mình không lo lắm.
Nhưng cái cảm giác hàng tuần lủi thủi đi bộ đi học đêm nó buồn lắm, muốn bỏ nhưng ông bà già ép phải học, nói lớn lên thế này thế kia,.... May cuối lớp 4 em chuyển sang trường Lê Ngọc Hân, cũng là trường điểm ở HN nên bỏ đc khoản học thêm kia.
Bây giờ em cũng ko ép con cái học nhiều, chỉ định hướng cho con học vừa sức mình vì ép quá cũng có chín được đâu.
nể cụ thật đấy, 197x đã có đường Trần Khát Chân to như bây giờ đâu, cụ đi bộ từ cuối LĐ --> Nguyễn Công Trứ --> Công viên ah, cũng ko đến 4~5 km đâu, tất nhiên tùy vị trí nào của công viên
 

BKG

Xe tăng
Biển số
OF-54108
Ngày cấp bằng
2/1/10
Số km
1,658
Động cơ
409,871 Mã lực
Khổ thật, e thấy nhiều nhà thế hệ trước học làng nhàng thì y như rằng thế hệ sau lĩnh đủ áp lực và so sánh với con nhà người ta.
 

NguyenChum1219

Xe tăng
Biển số
OF-610409
Ngày cấp bằng
18/1/19
Số km
1,586
Động cơ
149,048 Mã lực
Tuổi
38
Nhà em thì F1 tiểu học, thích chơi nhưng việc học cũng khá tự túc nên nhà em cho tự do, chỉ thi thoảng nóte cho nó là tự chịu trách nhiệm việc học, ko lên lớp đc thì ở nhà đi bán kẹo bờ hồ kiếm cơm, ko học thêm, không ngồi kèm, hỏi gì thì hướng dẫn, cũng ko hỏi điểm số luôn, thời em còn bé cũng vậy nên muốn f1 cũng vậy, ko đòi hỏi hay so sánh, miễn vui khỏe là đc.
 

ying80

Xe buýt
Biển số
OF-104646
Ngày cấp bằng
1/7/11
Số km
700
Động cơ
398,443 Mã lực
Nơi ở
Hạ Long
F1 nhà e vẫn đủ kì nghỉ chứ e k bắt học ji
 

HTlangtu

Xe điện
Biển số
OF-486386
Ngày cấp bằng
3/2/17
Số km
2,522
Động cơ
228,300 Mã lực
Ông bà già em đều là giáo viên đại học, trong họ thì giáo viên cũng rất nhiều nên ai cũng ép con cái học hành, áp lực học điểm cao cho F1 rất lớn.
Từ lớp 3 em tuần 3 buổi học thêm buổi tối để thi vào trường chuyên cấp 2.
Mà các bác hình dung em bé tí tẹo, mới 8-9 tuổi đi bộ một mình, từ cuối Lò Đúc đến công viên Thống Nhất, tầm 4-5km buổi đêm ở Hà Nội năm 197x thì ntn. Đường phố túi thui, may lúc đấy HN cũng lành, vắng vẻ, ko có nhiều xe cộ như bây giờ nên đi bộ một mình không lo lắm.
Nhưng cái cảm giác hàng tuần lủi thủi đi bộ đi học đêm nó buồn lắm, muốn bỏ nhưng ông bà già ép phải học, nói lớn lên thế này thế kia,.... May cuối lớp 4 em chuyển sang trường Lê Ngọc Hân, cũng là trường điểm ở HN nên bỏ đc khoản học thêm kia.
Bây giờ em cũng ko ép con cái học nhiều, chỉ định hướng cho con học vừa sức mình vì ép quá cũng có chín được đâu.
Hồi đó đi qua đê Tô Hoàng vãi nhái cụ nhỉ? trấn, cướp... rồi cái mương trước cửa trường Tô Hoàng còn chưa lấp, bao vụ học sinh và người chết ở cái mương đó rồi đấy. Cụ đi ngược lên Trần Xuân Soạn ra CV còn đỡ
Mà cụ thời 7x đã đi học thêm là e phục cụ đấy
 

Supercub_90

Xe điện
Biển số
OF-779727
Ngày cấp bằng
9/6/21
Số km
3,207
Động cơ
165,708 Mã lực
Ở chung, vì em con 1, nhưng kinh tế em độc lập, em dĩ nhiên là trụ cột kinh tế của gia đình.
Em nói được ông bà và vợ chứ, thậm chí nhiều lần em còn cáu, mắng.
Nhưng cái tư duy bệnh thành tích ngấm mẹ vào máu rồi, nên các cụ và vợ em không thay đổi được, vẫn thúc ép các cháu. Khổ thật.
Ông bà nhiều khi cũng khó nói lắm, thay đổi được các cụ không dễ nên phải sống chung với lũ thôi. Nhưng vợ chồng thì khác, có thể một vài ý kiến quan điểm bất đồng nhưng việc giáo dục các con phải là ý kiến thống nhất xuyên suốt. Không nên để tình trạng bố nói thế này mẹ nói thế kia được.
 

cusao

Xe lăn
Biển số
OF-382106
Ngày cấp bằng
10/9/15
Số km
10,683
Động cơ
378,007 Mã lực
Tạo áp lực học tập như thế nào thì tùy vào hoàn cảnh và tính cách của phụ huynh và đứa trẻ. Theo em, tạo áp lực học tập cho trẻ nhỏ là điều cần thiết bởi chắc chẳng có cha mẹ nào thích để con trẻ lớn lên và phát triển tự nhiên như đám cỏ dại
 

Lái xe máy

Xe tăng
Biển số
OF-759497
Ngày cấp bằng
7/2/21
Số km
1,078
Động cơ
60,587 Mã lực
Tuổi
37
Ông bà già em đều là giáo viên đại học, trong họ thì giáo viên cũng rất nhiều nên ai cũng ép con cái học hành, áp lực học điểm cao cho F1 rất lớn.
Từ lớp 3 em tuần 3 buổi học thêm buổi tối để thi vào trường chuyên cấp 2.
Mà các bác hình dung em bé tí tẹo, mới 8-9 tuổi đi bộ một mình, từ cuối Lò Đúc đến công viên Thống Nhất, tầm 4-5km buổi đêm ở Hà Nội năm 197x thì ntn. Đường phố túi thui, may lúc đấy HN cũng lành, vắng vẻ, ko có nhiều xe cộ như bây giờ nên đi bộ một mình không lo lắm.
Nhưng cái cảm giác hàng tuần lủi thủi đi bộ đi học đêm nó buồn lắm, muốn bỏ nhưng ông bà già ép phải học, nói lớn lên thế này thế kia,.... May cuối lớp 4 em chuyển sang trường Lê Ngọc Hân, cũng là trường điểm ở HN nên bỏ đc khoản học thêm kia.
Bây giờ em cũng ko ép con cái học nhiều, chỉ định hướng cho con học vừa sức mình vì ép quá cũng có chín được đâu.
Giáo viên ĐH mà suy nghĩ lạ nhỉ.
Vc em và các anh cơ quan em bảo học căng thẳng quá cũng k để làm gì. Hơn thua nhau ở nhiều yếu tố chứ đâu phải mỗi việc học.
 

VB2016

Xe hơi
Biển số
OF-416787
Ngày cấp bằng
15/4/16
Số km
119
Động cơ
222,092 Mã lực
Tuổi
41
thế nếu trẻ con không đi học thì làm gì nhỉ?
 

hxduong

Xì hơi lốp
Biển số
OF-425553
Ngày cấp bằng
28/5/16
Số km
13,606
Động cơ
324,605 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em vẫn còn nhớ như in cái đêm năm em lớp 6-7 gì đó, em đi thi giải tỉnh chỉ được giải 3, trong khi bọn cùng lớp toàn Nhất Nhì, tối đó khi ông bà già nghe tin thì gọi em đang ngủ dậy và mắng em té tát, đêm đó đến nay em vẫn còn nhớ. Trộm vía sau này em cũng có tí kiến thức, đỗ trường chuyên, rồi đại học..vv, nhưng ông bà lại cứ nghĩ vì ông bà gây áp lực như thế, nên em mới học được như ngày nay.
Bây giờ đến thế hệ F1 của em, chúng nó mới lớp 4 lớp 5, cấp 1 giờ thì đủ các trò thi, em cũng ko nhớ hết nổi các đợt thi con em tham gia (trạng nguyên, thi TP, thi tỉnh, tú tài gì gì..), nhưng hễ chúng nó được giải đuối tí, là ông bà, rồi mẹ chúng nó đay nghiến, so sánh này kia với con người khác, nhiều lần em thấy chúng nó buồn phát khóc lên.
Em nhiều lần khuyên rồi, nhưng không được, lúc nào ông bà với mẹ chúng nó mở mồm ra là cũng phải vào được trường cấp 2 này, không vào được thì bố mẹ xấu hổ lắm, được giải 3 là kém, vứt đi...vv
Em không muốn bọn trẻ nhà em bị ám ảnh và áp lực như em trước đây, nên nhiều lần em cũng nổi cáu và mắng ông bà già với vợ em.
Nhưng em đâu thể ở nhà để điều chỉnh mãi, và cũng khó để thay đổi tư duy ông bà già (1 tầng lớp tri thức, công chức già đã về hưu ngót chục năm). Thực sự khó.
Quyền nuôi dạy con cụ là của vợ chồng cụ, chứ không phải của bố mẹ cụ. Chấm hết!
 

Lái xe máy

Xe tăng
Biển số
OF-759497
Ngày cấp bằng
7/2/21
Số km
1,078
Động cơ
60,587 Mã lực
Tuổi
37
e lại có suy nghĩ khác với các cụ ở trên
e vẫn gò con e học nhưng tất nhiên là chỉ đặt kỳ vọng vừa phải vs tư duy của con
còn các cụ cứ nghĩ là để cho con có tuổi thơ abc xyz các kiểu thì thời buổi này mà rảnh ra ko học chỉ có game, tik tok, hơn thì a dua đua đòi tiêm nhiễm các thói xấu khác
nhìn sang TQ hay Hàn Quốc sở dĩ họ giầu hơn ta vì con cái họ vẫn phải căng mình học, kỳ thi đh ở TQ HQ nó còn khắc nghiệt gấp mấy so với con cháu ở mình :)
Phải tạo môi trường cho nó tránh xa điện tử. Chỉ quẳng nó ở nhà với tivi điện thoại thì nó biết làm gì.
Nhà em thi thoảng mới xem tv. Đi bơi, đi đạp xe, trượt patin, chơi đuổi bắt, thi vẽ, chơi trận giả ... với đám bạn cũng hết thời gian.
2 năm dịch Covid thì trừ đợt cấm ra khỏi nhà còn lại có thói quen đi bộ cả nhà nữa.
 

thientudolong

Xe container
Biển số
OF-519605
Ngày cấp bằng
4/7/17
Số km
6,765
Động cơ
261,034 Mã lực
Phải tạo môi trường cho nó tránh xa điện tử. Chỉ quẳng nó ở nhà với tivi điện thoại thì nó biết làm gì.
Nhà em thi thoảng mới xem tv. Đi bơi, đi đạp xe, trượt patin, chơi đuổi bắt, thi vẽ, chơi trận giả ... với đám bạn cũng hết thời gian.
2 năm dịch Covid thì trừ đợt cấm ra khỏi nhà còn lại có thói quen đi bộ cả nhà nữa.
cụ đi làm cả ngày thì tạo môi trường kiểu gì :)
đến như thời xưa e vs cụ mà muốn trốn học chơi game, đọc truyện thì phụ huynh quản đc ko :D
nói chung học hành thì ko bao giờ là dễ dàng cả, nhưng phải gò cho con học, con mình ko học thì con người ta học, vào trường tốt, ngành tốt ra trường là 1 cái lợi thế ko nhỏ rồi :)
 

windy1

Xe điện
Biển số
OF-735184
Ngày cấp bằng
7/7/20
Số km
2,495
Động cơ
97,421 Mã lực
Gặp phải đứa con, không được thông minh. Có mắn nó té tát thì cũng chẳng thay đổi được gì. Đâu phải ai cũng có số phần làm bác sĩ, kỹ sư cả đâu.
Cầu mong cho con mình là 1 người tốt, đừng dính vào xì ke, ma tuý hay băng đảng, cũng đừng phá làng, phá xóm, là được rồi.
Nó kiếm đủ tiền tự nuôi sống bản thân và gia đình của nó, chỉ mong con mình có dược 1 cuộc sống, bình yên, vui vẻ ,được như thế thôi là mừng lắm rồi.
 
Chỉnh sửa cuối:

Lái xe máy

Xe tăng
Biển số
OF-759497
Ngày cấp bằng
7/2/21
Số km
1,078
Động cơ
60,587 Mã lực
Tuổi
37
cụ đi làm cả ngày thì tạo môi trường kiểu gì :)
đến như thời xưa e vs cụ mà muốn trốn học chơi game, đọc truyện thì phụ huynh quản đc ko :D
nói chung học hành thì ko bao giờ là dễ dàng cả, nhưng phải gò cho con học, con mình ko học thì con người ta học, vào trường tốt, ngành tốt ra trường là 1 cái lợi thế ko nhỏ rồi :)
Tạo điều kiện cho nó khi nhỏ. Chứ đã cho nó chơi game rồi thì có đk nó cũng k đi.
Ai cũng lấy lí do đi làm... Nhưng nhiều khi tĩnh lại mình suy nghĩ thì thời gian đi nhậu, đi trà đá, chém of... cũng đủ để mình cân đối lại để chơi với con cái.
 

NNS

Xe ngựa
Biển số
OF-4688
Ngày cấp bằng
12/5/07
Số km
29,053
Động cơ
519,907 Mã lực
áp lực trong cuộc sống tốt mà, tuổi nào cũng có hết, kể cả miễn là phù hợp với sức với tuổi. con người nó như cái cây, ko uốn, ko áp lực thỉ khả năng thành cái bụi cây là khá cao chứ có thành đc bonsai khối ý mà mong "học nhẹ nhàng ko áp lực" lớn lên được "việc nhẹ lương cao" =))
 

thientudolong

Xe container
Biển số
OF-519605
Ngày cấp bằng
4/7/17
Số km
6,765
Động cơ
261,034 Mã lực
Tạo điều kiện cho nó khi nhỏ. Chứ đã cho nó chơi game rồi thì có đk nó cũng k đi.
Ai cũng lấy lí do đi làm... Nhưng nhiều khi tĩnh lại mình suy nghĩ thì thời gian đi nhậu, đi trà đá, chém of... cũng đủ để mình cân đối lại để chơi với con cái.
vấn đề cụ ko đi nhậu trà đá chém gió thì cụ chơi với ai :D
cụ ở tp mà cứ hết giờ làm cụ lại về nhà với vợ con (nghe thì hợp lý đấy) thì e đảm bảo lúc cần nhờ cậy hỏi han trao đổi cv thì chẳng ai ng ta nhiệt tình cả
tất nhiên có thể hoàn cảnh của cụ khác của e, đây cũng chỉ là ý kiến cá nhân :)
 

Ngô Anh Văn

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-816091
Ngày cấp bằng
18/7/22
Số km
64
Động cơ
1,103 Mã lực
Tuổi
34
Dân châu á nói chung mình chết ở cái tâm lý hơn thua + sĩ diện
 

NewVegas

Xe tải
Biển số
OF-333357
Ngày cấp bằng
30/8/14
Số km
477
Động cơ
290,267 Mã lực
Em đọc được cái note này của thầy Tài Trần, ĐH RMIT. Có nhiều điều e thấy bất ngờ về việc giáo dục trẻ em. Các cụ tham khảo thêm ạ:

Bạn không học giỏi không sao cả. Đừng để bị áp lực.
1. Thành tích học tập tỷ lệ thuận với trí tuệ.
ρ 0.4 đến 0.7. với ρ thế thì trí tuệ là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến thành tích học tập.
Nguồn:
* Calvin et al, 2010, "Sex, intelligence and educational achievement in a national cohort of over 175,000 11-year-old schoolchildren in England", Intelligence.
* Cucina et al, 2016, "Role of mental abilities and mental tests in explaining high-school grades", Intelligence.
* Damian et al, 2015, "Can personality traits and intelligence compensate for background disadvantage? Predicting status attainment in adulthood", Journal of Personality and Social Psychology.
* Roth et al, 2015, "Intelligence and school grades: a meta-analysis", Intelligence.
2. Vì trí tuệ phổ quát (general intelligence - g) ảnh hưởng lớn nhất,
Nên học sinh thông minh vẫn có hiệu suất tốt hơn bạn đồng trang lứa, ngay cả khi giáo viên chuẩn bị cho học sinh rất tốt.
Giải thích: Trí tuệ phổ quát là khái niệm mà, trẻ học giỏi môn này cũng giỏi nốt các môn khác.
Thậm chí, nghiên cứu đi xa hơn nữa khi khẳng định: luật và chính sách giáo dục không thay đổi được ảnh hưởng của trí tuệ.
Nguồn: Frisby, 2013, "Meeting the psychoeducational needs of minority students: Evidence-based guidelines for school psychologists and other school personnel", Hoboken, NJ: John Wiley & Sons.
3. Trường tốt không giúp MỌI trẻ học tốt vì thứ ảnh hưởng là gene.
Gene ảnh hưởng đến (up to) 80% khoảng cách trí tuệ giữa các trẻ.
Nguồn:
* Plomin & von Stumm, 2018, "The new genetics of intelligence", Nature Reviews Genetics.
* Hill et al, 2019, "A combined analysis of genetically correlated traits identifies 187 loci and a role for neurogenesis and myelination in intelligence", Molecular Psychiatry.
* Lee et al, 2018, "Gene discovery and polygenic prediction from a genome-wide association study of educational attainment in 1.1 million individuals", Nature Genetics.
* Okbay et al, 2016, "Genome-wide association study identifies 74 loci associated with educational attainment", Nature.
4. Nhiều trẻ với nhiều khả năng học cùng lớp thì đánh đố giáo viên.
Chia ra nhiều hệ lớp giảm được sự khác biệt cho trẻ.
Nguồn:
* Hertberg-David, 2009, "Myth 7: differentiation in the regular classroom is equivalent to gifted programs and is sufficient: classroom teachers have the time, the skill, and the will to differentiate adequately", Gifted Child Quarterly.
* Biemiller, 1993, "Lake Wobegon revisited: on diversity and education", Educational Researcher.
5. Cái này xảy ra với phụ huynh cho con du học nè.
Hậu quả của việc nhắm mắt chối ảnh hưởng của trí tuệ lên thành tích học vấn là ra những chính sách nghe-đạo-lý, nhưng ngược lại kết quả nghiên cứu khoa học chứng minh.
Nguồn: Frisby & Henry, 2016, "Science, politics, and best practice: 35 years after Larry P.", Contemporary School Psychology.
6. Sai lầm khi bắt trường phải giải quyết việc vài trẻ học không nổi.
Giảm sỉ số lớp không hiệu quả.
Ngành giáo dục Mỹ nhắm mắt làm chính sách không thay đổi được thực tế là có những thứ không đổi được.
Nguồn:
* Gottfredson, 2000, "Pretending intelligence doesn't matter", Cerebrum.
* Gottfredson, 2020, "Skill gaps, not tests, make racial proportionality impossible", Psychology.
7. Cho trẻ không-giỏi vào học chung với bạn giỏi KHÔNG cải thiện điểm của trẻ.
Từ nghiên cứu này, xem xét lại việc: nếu trẻ không hợp với lớp chuyên trường chuyên, thì không nhất thiết cố đưa trẻ vào bằng mọi cách.
Nguồn: Tangvatcharapong, 2018, "The Impact of School Tracking and Peer Quality on Student Achievement: Regression Discontinuity - Evidence from Thailand", Department of Economics, Texas A&M University.
8. Việc dạy critical thinking ở trường
Critical thinking liên quan mật thiết đến trí tuệ phổ quát.
Suy ra:
Không tăng được trí tuệ phổ quát thì đừng ngạc nhiên khi nỗ lực, công sức, tiền bạc đầu tư dạy critical thinking không ra kết quả.
Giáo dục không dạy trẻ đang kém lý luận trở nên biết lý luận tốt được.
Đứa có critical thinking là do nó giỏi sẵn.
Trí tuệ phổ quát là thứ tạo ra địa vị xã hội và thu nhập cao.
Nguồn: Wai et al, 2018, "Using Standardized Test Scores to Include General Cognitive Ability in Education Research and Policy", J. Intell, DOI 10.3390/jintelligence6030037.
9. Học ở trường lâu có tăng IQ. IQ tăng giúp ích nhiều.
Nguồn: Warne, 2020, "In the know", Cambridge University Publishing, Chapter 14.
10. Việt Nam được cái không thấy chối bỏ tầm ảnh hưởng của trí tuệ lên việc học.
Nên không sa đà vào các chính sách sai lầm từ việc này.
11. Không tập trung vào tầm ảnh hưởng của gene và trí tuệ lên kết quả, mà lý luận những yếu tố như sắc tộc, dẫn đến rất nhiều trường ra các chính sách không hiệu quả.
Ví dụ 1: Affirmative action.
Ví dụ 2: San Diego, California.
Ví dụ 3: Trường ở Washington.
Ví dụ 4: hệ thống University of California.
12. Lúc tôi dạy trường tư trước (không phải nơi đang làm) thì được yêu cầu dành thời gian và công sức cho học viên chậm & ít động lực học.
Đối với hội ghét bệnh thành tích (anti-elitism) thì đây là hệ thống thiên đường.
13. Chủ nghĩa tinh hoa (elitism) có giúp ích cho đất nước không?
Trả lời: có.
Top 5% có ích cho thịnh vượng của đất nước hơn trung bình.
Nguồn
Rindermann & Thompson, 2011, "Cognitive Capitalism: The Effect of Cognitive Ability on Wealth, as Mediated Through Scientific Achievement and Economic Freedom", Psychological Science 22(6):754-63, DOI: 10.1177/0956797611407207.
14. Học trường lớp không giỏi thì có sao đâu.
Học điểm cao thì trang trải bằng cách lướt học bổng, để tiền mặt đi đầu tư. Nhưng không mua hết những cơ hội đầu tư mình thích mua thì có sao đâu.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top