[Funland] Ông bà, mẹ đang tạo áp lực học tập cho bọn trẻ nhà em

Mợ toét 2710

Xe trâu
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-163316
Ngày cấp bằng
25/10/12
Số km
33,778
Động cơ
553,246 Mã lực
Nơi ở
Alo e 24/7 nhé các cụ 0946.538.556
Website
www.gach3ddep.net
Thế mới có chuyện mà bác. Bố mẹ em là giáo viên nên đặt y.cầu cho con cái cao lắm, chưa kể em là cả nên tất cả kỳ vọng của bố mẹ đặt hết lên cả em.
Cầm kỳ, thi họa, võ vẽ, toán, lý, văn,.... môn gì em cũng bị bắt học hết.
Rất áp lực cho em thời gian cấp 1 gần như không có thời gian nghỉ ngơi chứ đừng nói đến thời gian chơi nữa.
Thế giờ cụ sao rồi, cụ có tự cho mình là thành công và hạnh phúc k ạ?
 

nhatthang

Xe tăng
Biển số
OF-89510
Ngày cấp bằng
23/3/11
Số km
1,845
Động cơ
248,100 Mã lực
Hà Nội tính trung bình có 5% học sinh đỗ trường chuyên. Không tạo áp lưc/chăm chỉ học hành từ cấp 2. Không có cơ hội đỗ trường chuyên. Tất nhiên, khả năng mỗi cháu là khác nhau.
Biết là như thế nhưng bố mẹ hơn ai hết phải biết rõ khả năng của con mình đến đâu để mà ép chứ. Đương nhiên, khả năng của mỗi con người là có hạn, ép thế chứ ép nữa thì kết quả vẫn vậy (không đỗ trường chuyên).
 

raisomoon

Xe tăng
Biển số
OF-28345
Ngày cấp bằng
4/2/09
Số km
1,520
Động cơ
458,119 Mã lực
Nước mình có câu "không ai giầu ba họ, có ai khó ba đời", đời cha mẹ xuất thân khổ phấn đấu đạt được chút thành tựu là buông đời sau chú trọng thụ hưởng. Ít truyền thống phát triển tiếp nối.
Hà Nội tính trung bình có 5% học sinh đỗ trường chuyên. Không tạo áp lưc/chăm chỉ học hành từ cấp 2. Không có cơ hội đỗ trường chuyên. Tất nhiên, khả năng mỗi cháu là khác nhau.
Người Việt khá dễ bằng lòng, em để ý thấy thế hệ 8x 9x mà có bố mẹ tận dụng được 30 năm VN mở cửa tăng trưởng nhiều từ BDS, đầu tư hạ tầng, thương mại dịch vụ nên cho con cái thế hệ này xuất phát điểm tốt mà ko cần phải quá cố gắng bằng tri thức hay khoa học kỹ thuật. Nên 1 số phụ huynh lứa 8 9 x này có vẻ rất coi thường chuyện học thuật và khoa học. Rồi cái trend bọn tư thục rao giảng mãi về chuyện không cần học vẫn có thể thành công. Nhưng thực chất cái thành công của thế hệ này khá là dễ dãi cộng trên nền tảng của cha mẹ.
Em để ý thấy ngay bạn bè em có 1 số nếu so sánh với chính bố mẹ họ trong bối cảnh mỗi thế hệ thì còn thua xa nhưng lại rất tự mãn và bằng lòng. Sau đó đem cái sự thành đạt dễ dàng của mình mà áp sang con cái - cái này nếu 20 năm tới mọi thứ cạnh tranh và khó khăn hơn thì đời F2 lại đánh mất hoàn toàn lợi thế mà lứa ông bà đã tạo ra.
Cá nhân em thì thấy dân Đông Á, đặc biệt là TQ vẫn rất hiếu học, hãy xem kỳ thi cao khảo hàng năm của họ tổ chức rất nghiêm túc và được cả TW và từng người dân coi trọng thực sự em rất thích và nghĩ họ sẽ lại tạo tuyển trọng và đào tạo đc lớp nhân tài mới.
Quay lại chuyện ở trên, bố mẹ giờ ko muốn con áp lực học hành, ko cần gian khổ học hành khổ luyện. Nhưng rất tiếc, tốt nghiệp DH xong đi làm thì đều phải cạnh tranh, phải cố gắng. Vậy 1 đứa trẻ 22 năm đc sống dễ dãi ko cần nỗ lực và rèn luyện thì lấy gì đảm bảo nó sẽ có đc 1 vị trí an toàn trong 1 XH càng ngày càng cạnh tranh bằng tri thức. Còn cái chuyện thành tích, nói cho cùng thành tích chính là thang điểm, là tiêu chuẩn để đánh giá quá trình rèn luyện của 1 đứa trẻ. Học hành mà ko thi cử thì cái sự học đó ko có giá trị, vì bản chất học mà ko thi thì học ko bao giờ có kết quả tốt được
 

HTlangtu

Xe điện
Biển số
OF-486386
Ngày cấp bằng
3/2/17
Số km
2,577
Động cơ
228,300 Mã lực
Cu cậu thả diều bị ngã từ trên tầng thượng khu sinh viên trường Dược tên là Mạnh Mau (con ông Mau), nhà đối diện cổng khu TT trường Dược.
May là ngã nhưng may không chết cụ à, rơi vào đống xỉ than lò hơi.
Vậy à cụ, chuyện này e thấy ầm ĩ cả con phố lan sang cả phố khác thời đó
Không rõ có mấy vụ ntnay? hay chỉ 1 vụ này, quãng năm 85-86 thì phải
Và cậu ngã đó không chết thì bị sao hả cụ???
 

duongphong

Xe container
Biển số
OF-431207
Ngày cấp bằng
20/6/16
Số km
6,019
Động cơ
250,647 Mã lực
Nơi ở
Lầu Năm Góc
Biết là như thế nhưng bố mẹ hơn ai hết phải biết rõ khả năng của con mình đến đâu để mà ép chứ. Đương nhiên, khả năng của mỗi con người là có hạn, ép thế chứ ép nữa thì kết quả vẫn vậy (không đỗ trường chuyên).
Bố mẹ mà không hiểu lực học của con mình đến đâu thì em cũng chịu cụ. Mình k hiểu con mình, thì làm sao bắt người khác phải hiểu cụ. Em có quan điểm không kỳ vọng quá lớn, nhưng đủ để cháu phấn đấu thôi. Không có áp lực, con người nó mất tinh thần vươn lên cụ.
 

cptu176

Xe điện
Biển số
OF-3628
Ngày cấp bằng
4/3/07
Số km
3,211
Động cơ
580,763 Mã lực
Tuổi
54
Nơi ở
Thái Bình
Ca của cụ chủ khó giải quyết đấy. Trừ trường hợp cụ chủ là người mạnh mẽ, lấn át được ông bà và vợ.
Rốt cục là do nhầm lẫn giữa phương tiện và mục tiêu. Phải lấy hạnh phúc là mục tiêu, còn học hành chỉ là phương tiện. Coi học hành thật giỏi là mục tiêu là sai rồi.
Nhà em 2VC trước bị áp lực từ Ông Bà nhiều, đến đời em, 2VC quyết định bọn nhóc nhà em chả chuyên tuyển gì sất, thích thì cho học chuyên, không thích thì không ép. Cu lớn nhà em trường tự chuyển nó vào lớp chọn, 2VC em lên xin ra lớp thường.
 
Chỉnh sửa cuối:

Wakeup

Xe điện
Biển số
OF-33666
Ngày cấp bằng
21/4/09
Số km
2,544
Động cơ
510,695 Mã lực
Nơi ở
Where Rain & Tears are the same

nhatthang

Xe tăng
Biển số
OF-89510
Ngày cấp bằng
23/3/11
Số km
1,845
Động cơ
248,100 Mã lực
Bố mẹ mà không hiểu lực học của con mình đến đâu thì em cũng chịu cụ. Mình k hiểu con mình, thì làm sao bắt người khác phải hiểu cụ. Em có quan điểm không kỳ vọng quá lớn, nhưng đủ để cháu phấn đấu thôi. Không có áp lực, con người nó mất tinh thần vươn lên cụ.
Chính cụ nói chỉ có 5% đỗ trường chuyên hàng năm đó. Nhưng số người dự thi chắc chắn phải hơn số người đỗ trường chuyên nhiều và chắc chắn trong số đó có rất nhiều bố mẹ biết thừa khả năng con mình đến đâu nhưng vẫn ép con học để thi trường chuyên. Em thì biết rõ khả năng con mình nên ngay từ đầu xác định sẽ không thi trường chuyên nên đương nhiên sẽ không ép con học làm gì.
 

datinh

Xe container
Biển số
OF-25268
Ngày cấp bằng
5/12/08
Số km
6,168
Động cơ
423,645 Mã lực
Nơi ở
Ba đình HN
vào hóng hớt.
hùi nhỏ em mắc chứng tăng động. chả học đc nhiều :D
 

bachanhpm

Xe tăng
Biển số
OF-508277
Ngày cấp bằng
4/5/17
Số km
1,665
Động cơ
201,156 Mã lực
Nơi ở
Láng - Đống Đa - Hà Nội
Website
www.bachanh.vn
Người Việt khá dễ bằng lòng, em để ý thấy thế hệ 8x 9x mà có bố mẹ tận dụng được 30 năm VN mở cửa tăng trưởng nhiều từ BDS, đầu tư hạ tầng, thương mại dịch vụ nên cho con cái thế hệ này xuất phát điểm tốt mà ko cần phải quá cố gắng bằng tri thức hay khoa học kỹ thuật. Nên 1 số phụ huynh lứa 8 9 x này có vẻ rất coi thường chuyện học thuật và khoa học. Rồi cái trend bọn tư thục rao giảng mãi về chuyện không cần học vẫn có thể thành công. Nhưng thực chất cái thành công của thế hệ này khá là dễ dãi cộng trên nền tảng của cha mẹ.
Em để ý thấy ngay bạn bè em có 1 số nếu so sánh với chính bố mẹ họ trong bối cảnh mỗi thế hệ thì còn thua xa nhưng lại rất tự mãn và bằng lòng. Sau đó đem cái sự thành đạt dễ dàng của mình mà áp sang con cái - cái này nếu 20 năm tới mọi thứ cạnh tranh và khó khăn hơn thì đời F2 lại đánh mất hoàn toàn lợi thế mà lứa ông bà đã tạo ra.
Cá nhân em thì thấy dân Đông Á, đặc biệt là TQ vẫn rất hiếu học, hãy xem kỳ thi cao khảo hàng năm của họ tổ chức rất nghiêm túc và được cả TW và từng người dân coi trọng thực sự em rất thích và nghĩ họ sẽ lại tạo tuyển trọng và đào tạo đc lớp nhân tài mới.
Quay lại chuyện ở trên, bố mẹ giờ ko muốn con áp lực học hành, ko cần gian khổ học hành khổ luyện. Nhưng rất tiếc, tốt nghiệp DH xong đi làm thì đều phải cạnh tranh, phải cố gắng. Vậy 1 đứa trẻ 22 năm đc sống dễ dãi ko cần nỗ lực và rèn luyện thì lấy gì đảm bảo nó sẽ có đc 1 vị trí an toàn trong 1 XH càng ngày càng cạnh tranh bằng tri thức. Còn cái chuyện thành tích, nói cho cùng thành tích chính là thang điểm, là tiêu chuẩn để đánh giá quá trình rèn luyện của 1 đứa trẻ. Học hành mà ko thi cử thì cái sự học đó ko có giá trị, vì bản chất học mà ko thi thì học ko bao giờ có kết quả tốt được
Vậy nên rút bài học thay áp lực làm méo mó cuộc sống bằng áp lực tích cực hơn, phải đồng hành sát sao làm bạn với con nhiều hơn. Áp lực lớn hơn nhưng đỡ méo hơn.
 

duongphong

Xe container
Biển số
OF-431207
Ngày cấp bằng
20/6/16
Số km
6,019
Động cơ
250,647 Mã lực
Nơi ở
Lầu Năm Góc
Chính cụ nói chỉ có 5% đỗ trường chuyên hàng năm đó. Nhưng số người dự thi chắc chắn phải hơn số người đỗ trường chuyên nhiều và chắc chắn trong số đó có rất nhiều bố mẹ biết thừa khả năng con mình đến đâu nhưng vẫn ép con học để thi trường chuyên. Em thì biết rõ khả năng con mình nên ngay từ đầu xác định sẽ không thi trường chuyên nên đương nhiên sẽ không ép con học làm gì.
Thì em có nói em k nói 5% đâu. Hình như cụ đang muốn nhấn mạnh từ (Ép Buộc). 😅
Cụ không cho f1 thi chuyên, không đồng nghĩa với việc các phụ huynh khác không cho f1 thử sức với chuyên. Không phải tất cả các cháu bị PH ép buộc phải thi chuyên. Việc tạo chút áp lực phấn đấu học hành các cháu thi vào trường chuyên và sự ép buộc của phụ huynh là 2 việc khác nhau cụ. Cụ có đang đánh đồng nội dung trên không?
 

raisomoon

Xe tăng
Biển số
OF-28345
Ngày cấp bằng
4/2/09
Số km
1,520
Động cơ
458,119 Mã lực
Vậy nên rút bài học thay áp lực làm méo mó cuộc sống bằng áp lực tích cực hơn, phải đồng hành sát sao làm bạn với con nhiều hơn. Áp lực lớn hơn nhưng đỡ méo hơn.
Vấn đề là do quan điểm của Gia đình thôi cụ ạ. Cái việc chạy đua thành tích lấy danh hão thì là vô nghĩa. Nhưng trẻ con cần đc học hành tử tế có tri thức nền và rèn luyện nghị lực, bản lĩnh để sau này có thể tồn tại(e nhấn mạnh là tồn tại được trong 1 XH mới đầy cạnh tranh bằng tri thức)

Còn cá nhân em thì phản đối mấy dạng phụ huynh dạy con kiểu sống thuận tự nhiên, lấy chơi là chính và cho rằng ko cần học hành khổ luyện sau này cũng thành công. Em thấy có 2 cực đoan, 1 dạng ép trẻ con học hành lấy thành tích để khoe mẽ, dạng cực đoan khác là thả lỏng cho con chơi ko cần học nhiều(để lấy tuổi thơ hạnh phúc). Cả 2 dạng này thì trẻ sau khi trưởng thành đều rất khó hòa nhập với nhịp sống hiện đại của con người.
 

VCHDHN

Xe lăn
Biển số
OF-146690
Ngày cấp bằng
22/6/12
Số km
10,558
Động cơ
468,690 Mã lực
V đề là chủ thớt thấy mấy đứa trẻ nó có bt không: vui vẻ hoạt bát....như các bạn khác k. Áp lực học tập, thành tích từ những ng lớn trong nhà có làm chúng nó có gì đó bất thường k. Muốn biết phải gần gũi tụi trẻ nhiều hơn bt😊.
 

nhatthang

Xe tăng
Biển số
OF-89510
Ngày cấp bằng
23/3/11
Số km
1,845
Động cơ
248,100 Mã lực
Thì em có nói em k nói 5% đâu. Hình như cụ đang muốn nhấn mạnh từ (Ép Buộc). 😅
Cụ không cho f1 thi chuyên, không đồng nghĩa với việc các phụ huynh khác không cho f1 thử sức với chuyên. Không phải tất cả các cháu bị PH ép buộc phải thi chuyên. Việc tạo chút áp lực phấn đấu học hành các cháu thi vào trường chuyên và sự ép buộc của phụ huynh là 2 việc khác nhau cụ. Cụ có đang đánh đồng nội dung trên không?
Quan điểm của em, biết con mình thi sẽ không đỗ nhưng vẫn cho nó đi học thêm để thi trường chuyên là ép buộc. Nếu đi thi chỉ để thử sức mình thì không cần cho con đi học thêm. Đứa lớn nhà em là như vậy, không học thêm, năm lớp 6 đi thi thiếu chút là đỗ chuyên. Còn đứa nhỏ, em không cho đi thi chuyên luôn. Em ở SG nhé (nhưng gốc bắc) nên sức ép của gia đình đối với việc học hành của con thì em cũng chẳng lạ gì.
 

nhatthang

Xe tăng
Biển số
OF-89510
Ngày cấp bằng
23/3/11
Số km
1,845
Động cơ
248,100 Mã lực
Vấn đề là do quan điểm của Gia đình thôi cụ ạ. Cái việc chạy đua thành tích lấy danh hão thì là vô nghĩa. Nhưng trẻ con cần đc học hành tử tế có tri thức nền và rèn luyện nghị lực, bản lĩnh để sau này có thể tồn tại(e nhấn mạnh là tồn tại được trong 1 XH mới đầy cạnh tranh bằng tri thức)

Còn cá nhân em thì phản đối mấy dạng phụ huynh dạy con kiểu sống thuận tự nhiên, lấy chơi là chính và cho rằng ko cần học hành khổ luyện sau này cũng thành công. Em thấy có 2 cực đoan, 1 dạng ép trẻ con học hành lấy thành tích để khoe mẽ, dạng cực đoan khác là thả lỏng cho con chơi ko cần học nhiều(để lấy tuổi thơ hạnh phúc). Cả 2 dạng này thì trẻ sau khi trưởng thành đều rất khó hòa nhập với nhịp sống hiện đại của con người.
Nhất trí với Cụ. Em vẫn đang tiến hành như vậy đối với con mình.
 

duongphong

Xe container
Biển số
OF-431207
Ngày cấp bằng
20/6/16
Số km
6,019
Động cơ
250,647 Mã lực
Nơi ở
Lầu Năm Góc
Quan điểm của em, biết con mình thi sẽ không đỗ nhưng vẫn cho nó đi học thêm để thi trường chuyên là ép buộc. Nếu đi thi chỉ để thử sức mình thì không cần cho con đi học thêm. Đứa lớn nhà em là như vậy, không học thêm, năm lớp 6 đi thi thiếu chút là đỗ chuyên. Còn đứa nhỏ, em không cho đi thi chuyên luôn. Em ở SG nhé (nhưng gốc bắc) nên sức ép của gia đình đối với việc học hành của con thì em cũng chẳng lạ gì.
Vậy em phải tra từ điển; ép buộc là bắt buộc. Có lẽ cụ sống SG nên cách hiểu giữa em và cụ khác nhau.
Hà Nội thì từ lớp 9 lên lớp 10 mấy tính là trường chuyên cụ. Trừ các cháu siêu nhân ra không tính. Còn không đi học thêm, không chăm chỉ thì HN khó lọt vào 5% học sinh kia cụ.

1659692387229.png
 

isak

Xe điện
Biển số
OF-350749
Ngày cấp bằng
14/1/15
Số km
2,033
Động cơ
297,726 Mã lực
Người Việt khá dễ bằng lòng, em để ý thấy thế hệ 8x 9x mà có bố mẹ tận dụng được 30 năm VN mở cửa tăng trưởng nhiều từ BDS, đầu tư hạ tầng, thương mại dịch vụ nên cho con cái thế hệ này xuất phát điểm tốt mà ko cần phải quá cố gắng bằng tri thức hay khoa học kỹ thuật. Nên 1 số phụ huynh lứa 8 9 x này có vẻ rất coi thường chuyện học thuật và khoa học. Rồi cái trend bọn tư thục rao giảng mãi về chuyện không cần học vẫn có thể thành công. Nhưng thực chất cái thành công của thế hệ này khá là dễ dãi cộng trên nền tảng của cha mẹ.
Em để ý thấy ngay bạn bè em có 1 số nếu so sánh với chính bố mẹ họ trong bối cảnh mỗi thế hệ thì còn thua xa nhưng lại rất tự mãn và bằng lòng. Sau đó đem cái sự thành đạt dễ dàng của mình mà áp sang con cái - cái này nếu 20 năm tới mọi thứ cạnh tranh và khó khăn hơn thì đời F2 lại đánh mất hoàn toàn lợi thế mà lứa ông bà đã tạo ra.
Cá nhân em thì thấy dân Đông Á, đặc biệt là TQ vẫn rất hiếu học, hãy xem kỳ thi cao khảo hàng năm của họ tổ chức rất nghiêm túc và được cả TW và từng người dân coi trọng thực sự em rất thích và nghĩ họ sẽ lại tạo tuyển trọng và đào tạo đc lớp nhân tài mới.
Quay lại chuyện ở trên, bố mẹ giờ ko muốn con áp lực học hành, ko cần gian khổ học hành khổ luyện. Nhưng rất tiếc, tốt nghiệp DH xong đi làm thì đều phải cạnh tranh, phải cố gắng. Vậy 1 đứa trẻ 22 năm đc sống dễ dãi ko cần nỗ lực và rèn luyện thì lấy gì đảm bảo nó sẽ có đc 1 vị trí an toàn trong 1 XH càng ngày càng cạnh tranh bằng tri thức. Còn cái chuyện thành tích, nói cho cùng thành tích chính là thang điểm, là tiêu chuẩn để đánh giá quá trình rèn luyện của 1 đứa trẻ. Học hành mà ko thi cử thì cái sự học đó ko có giá trị, vì bản chất học mà ko thi thì học ko bao giờ có kết quả tốt được
Cụ mới nói được một phía của vấn đề. Phía còn lại nằm ở chỗ giáo dục hiện nay không theo kịp được yêu cầu của xã hội, đặc biệt là giáo dục công lập. Là một người làm trong ngành giáo dục và trong hệ công lập em có thể nói chính xác rằng không phải các cha mẹ 8x9x như cụ nói coi thường chuyện học thuật và khoa học, hay trend không cần học vẫn có thể thành công, mà mấu chốt của vấn đề nằm ở chỗ kiến thức, và quan trọng hơn là cách đánh giá, của hệ thống giáo dục (đặc biệt là công lập) không kích thích và phản ánh đúng năng lực của người học (những đứa trẻ), một đứa trẻ 22 năm học hành giỏi giang và đầy "kiến thức" nhưng ra trường không bắt tay được vào công việc thực tế, không có kỹ năng thực hiện các nhiệm vụ được giao, mà chủ yếu là những kiến thức sách vở. Giáo dục phổ thông cũng vâỵ, những đứa trẻ biết chép và học thuộc bài văn mẫu sẽ được điểm cao, những đứa chăm chăm học thêm Toán-Văn thì thi được vào trường chuyên lớp chọn, mà không có những cơ sở để phát triển cho những đứa trẻ có năng khiếu ở các lĩnh vực khác, không có môi trường kích thích năng lực sáng tạo của học sinh thì đến một lúc nào đó, cả học sinh và phụ huynh cũng qúa chán với hệ thống giáo dục đó. Đa phần phụ huynh cho con vào trường tư thục khối tiểu học hiện nay, không phải là để cho con không có áp lực học hành, mà thật ra họ muốn con họ được phát triển theo đúng năng lực và sở trường của nó, chứ không bị gượng ép và nhồi nhét trong một môi trường "cạnh tranh" như cụ nói.
 

caobeo77

Xe đạp
Biển số
OF-56450
Ngày cấp bằng
3/2/10
Số km
21
Động cơ
447,647 Mã lực
Nhiều cụ hiểu nhầm, ý cụ thớt là không tạo áp lực quá nặng nề cho con trong việc học: phải đạt giải nọ giải kia, thậm chí phải đạt giải cao, giải 3 coi như là fail, (thế những đứa giải thấp hơn hoặc không đạt giải thì vứt đi à?).

Theo em, việc tạo áp lực ganh đua như thế là quá sai lầm.
Thứ nhất là làm cho trẻ quên mất mục đích chính của việc học là hiểu biết kiến thức, mà kiến thức ở đây vô cùng đa dạng, không phải chỉ là những kiến thức có trong môn nó đi thi và phải đạt giải nhất bằng được. Chưa kể lãng phí thời gian vào những kiến thức chả có tác dụng gì cho cuộc sống.
Việc chăm chăm luyện gà nòi đi thi dẫn đến những đứa chỉ giỏi giải đề, giải đố, mà không hiểu bản chất, mục đích của các phép toán đó là gì, nhìn đề toán là biết ngay dạng toán, công thức mẫu... mà chả biết cái tích phân đó để làm gì, cái hàm lượng giác đó ứng dụng việc gì, cái hàm logarit có tác dụng ra sao.
Em vẫn nhớ được nghe 1 câu mẹ mắng con: "mày lại nghe nhạc đấy à, đi vào học đàn ngay", khổ thân đứa bé, mẹ nó không hề yêu âm nhạc cũng không thích con yêu âm nhạc, nhưng cứ bắt con phải học piano để cho oai. kết quả là nó đánh đàn nghe như nhạc chuông điện tử.

Thứ hai là tạo áp lực quá lớn khiến đứa trẻ không có tuổi thơ, ngoài việc có quá ít thời gian vui chơi, phát triển thể chất, phát triển trí tưởng tượng, phát triển EQ khi giao tiếp, chơi đùa với bạn bè thì việc mới bé tí đã bị áp lực quá nặng nề, lúc nào cũng sẽ có tâm trạng lo lắng căng thẳng sẽ biến cuộc sống của nó như địa ngục.

Nhiều cụ suy nghĩ cực đoan, cho rằng thả lỏng cho trẻ có tuổi thơ có nghĩa là buông lỏng để trẻ phát triển tự do thích làm gì thì làm.
Hoàn toàn không phải như vậy. Thả lỏng ở đây là không bắt buộc và kỳ vọng quá cao ở con, chứ vẫn yêu cầu con cái phải hoàn thành những trách nhiệm phù hợp với độ tuối của nó:
-Đi học ở trường thì cần tập trung, không xao lãng không bỏ học,
-Bài tập làm đầy đủ theo yêu cầu của chương trình học (chương trình học trường tư hoặc QT có phần nhẹ hơn, nhưng vẫn ok),
- Học và rèn luyện những kỹ năng sống cần thiết.
-Có trách nhiệm giúp bố mẹ làm việc nhà.
-Có trách nhiệm tuân thủ quy định nếp sống của tập thể cộng đồng nơi sinh sống.
Thế là đủ, chả cần phải đứng thứ mấy trong lớp, chả cần phải giải nọ giải kia.

Rút kinh nghiệm từ bản thân em trải qua, cấp 2 thì em cũng vào được lớp chọn, nhưng thực sự là quá sức, nên em thấy đuối, và nhiều khi vẫn bị ám ảnh vì sức ép học hành thời đó. Nhưng rốt cuộc thì những bạn học giỏi nhất lớp cũng vào Ams, cũng vào ĐH Ngoại Thương...nhưng sau này sự nghiệp và cuộc sống cũng không có gì xuất sắc nổi trội, thậm chí có bạn còn hơi vất vả trong mưu sinh.
Trong lớp em có mấy bạn học đuối nhất thì lại khá thành công, mở công ty riêng, tài sản ước chừng cũng ngót ngét trăm triệu.
Một bạn khác là con nhà nòi, bố bạn đó là giáo sư đầu ngành, bạn ý đi học như đi chơi, nhàn nhã, vì bạn ý quá thông minh, nhưng bạn ý cũng chẳng bao giờ lọt vào top 3 của lớp cả, bạn này thì khỏi nói, bạn ý giờ là một tiến sỹ khoa học có nhiều thành tựu về sinh học.
Đặc biệt có một bạn học kém nhất lợp, nghịch ngợm, luôn bị cô giáo chê bai, nói rằng lớn lên chả làm được gì, hiện tại bạn ý là một nhà hoạt động nghệ thuật, biên kịch biên đạo có tiếng ở Châu Âu.
em thì thuộc dạng kém của lớp, mờ nhạt, lên cấp 3 em học lớp thường, học kiểu đối phó để lên lớp, năm lớp 11 em thấy môn Hóa kém quá, nên phải chuyển từ khối A sang khối D, và cày tiếng Anh lại từ đầu. may mắn cũng đỗ vớt vào đại học.
Sau này em may mắn trúng tuyển vào 1 cty nước ngoài, và thực sự lúc này mới là thời gian học hỏi nhiều, nỗ lực nhiều, và những gì mình học hỏi và rèn luyện thời gian này mới có ý nghĩa, những cố gắng của mình được cty ghi nhận, được đền đáp, cuộc sống ngày càng tốt hơn, nói chung là em thấy ổn. Giờ xác định giữ trạng thái luôn vui vẻ là tốt, không đòi hỏi, kỳ vọng quá cao, và mong con cái mình sau này không bị rơi vào hoàn cảnh áp lực khổ sở như mình ngày bé.

về việc học của con cái, các cụ có thể tham khảo cách của người Phần Lan: https://eurolinkedu.com/7-dieu-khien-giao-dục-phan-lan-dung-dau-the-gioi/

và ngẫm đi ngẫm lại em vẫn thấy câu này rất đúng, mặc dù thời tiểu học, ông này toàn đội sổ:

1659693114116.png
 
Chỉnh sửa cuối:

đại dương xanh 08

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-791565
Ngày cấp bằng
27/9/21
Số km
953
Động cơ
36,499 Mã lực
Em vẫn còn nhớ như in cái đêm năm em lớp 6-7 gì đó, em đi thi giải tỉnh chỉ được giải 3, trong khi bọn cùng lớp toàn Nhất Nhì, tối đó khi ông bà già nghe tin thì gọi em đang ngủ dậy và mắng em té tát, đêm đó đến nay em vẫn còn nhớ. Trộm vía sau này em cũng có tí kiến thức, đỗ trường chuyên, rồi đại học..vv, nhưng ông bà lại cứ nghĩ vì ông bà gây áp lực như thế, nên em mới học được như ngày nay.
Bây giờ đến thế hệ F1 của em, chúng nó mới lớp 4 lớp 5, cấp 1 giờ thì đủ các trò thi, em cũng ko nhớ hết nổi các đợt thi con em tham gia (trạng nguyên, thi TP, thi tỉnh, tú tài gì gì..), nhưng hễ chúng nó được giải đuối tí, là ông bà, rồi mẹ chúng nó đay nghiến, so sánh này kia với con người khác, nhiều lần em thấy chúng nó buồn phát khóc lên.
Em nhiều lần khuyên rồi, nhưng không được, lúc nào ông bà với mẹ chúng nó mở mồm ra là cũng phải vào được trường cấp 2 này, không vào được thì bố mẹ xấu hổ lắm, được giải 3 là kém, vứt đi...vv
Em không muốn bọn trẻ nhà em bị ám ảnh và áp lực như em trước đây, nên nhiều lần em cũng nổi cáu và mắng ông bà già với vợ em.
Nhưng em đâu thể ở nhà để điều chỉnh mãi, và cũng khó để thay đổi tư duy ông bà già (1 tầng lớp tri thức, công chức già đã về hưu ngót chục năm). Thực sự khó.
Nguyên tắc 1: Con mình mình dạy và chịu trách nhiệm. Ông bà ko có quyền can thiệp.
Nguyên tắc 2: Vợ chồng ngồi lại thống nhất cách dạy. Nếu ko thống nhất được thì dùng quyền lực thằng chồng mà áp chế.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top