[Funland] Ông bà, mẹ đang tạo áp lực học tập cho bọn trẻ nhà em

nhatthang

Xe tăng
Biển số
OF-89510
Ngày cấp bằng
23/3/11
Số km
1,854
Động cơ
743,526 Mã lực
Vậy em phải tra từ điển; ép buộc là bắt buộc. Có lẽ cụ sống SG nên cách hiểu giữa em và cụ khác nhau.
Hà Nội thì từ lớp 9 lên lớp 10 mấy tính là trường chuyên cụ. Trừ các cháu siêu nhân ra không tính. Còn không đi học thêm, không chăm chỉ thì HN khó lọt vào 5% học sinh kia cụ.

View attachment 7296349
Nhất trí với Cụ thôi. Vẫn như ý kiến ban đầu, bố mẹ phải biết khả năng con mình đến đâu (khả năng 4 thì học thêm cũng chỉ lên tới 6 hoặc cũng lắm là 7 chứ làm sao mà lên được 8-9 để đỗ trường chuyên).
 

raisomoon

Xe tăng
Biển số
OF-28345
Ngày cấp bằng
4/2/09
Số km
1,586
Động cơ
458,119 Mã lực
Cụ mới nói được một phía của vấn đề. Phía còn lại nằm ở chỗ giáo dục hiện nay không theo kịp được yêu cầu của xã hội, đặc biệt là giáo dục công lập. Là một người làm trong ngành giáo dục và trong hệ công lập em có thể nói chính xác rằng không phải các cha mẹ 8x9x như cụ nói coi thường chuyện học thuật và khoa học, hay trend không cần học vẫn có thể thành công, mà mấu chốt của vấn đề nằm ở chỗ kiến thức, và quan trọng hơn là cách đánh giá, của hệ thống giáo dục (đặc biệt là công lập) không kích thích và phản ánh đúng năng lực của người học (những đứa trẻ), một đứa trẻ 22 năm học hành giỏi giang và đầy "kiến thức" nhưng ra trường không bắt tay được vào công việc thực tế, không có kỹ năng thực hiện các nhiệm vụ được giao, mà chủ yếu là những kiến thức sách vở. Giáo dục phổ thông cũng vâỵ, những đứa trẻ biết chép và học thuộc bài văn mẫu sẽ được điểm cao, những đứa chăm chăm học thêm Toán-Văn thì thi được vào trường chuyên lớp chọn, mà không có những cơ sở để phát triển cho những đứa trẻ có năng khiếu ở các lĩnh vực khác, không có môi trường kích thích năng lực sáng tạo của học sinh thì đến một lúc nào đó, cả học sinh và phụ huynh cũng qúa chán với hệ thống giáo dục đó. Đa phần phụ huynh cho con vào trường tư thục khối tiểu học hiện nay, không phải là để cho con không có áp lực học hành, mà thật ra họ muốn con họ được phát triển theo đúng năng lực và sở trường của nó, chứ không bị gượng ép và nhồi nhét trong một môi trường "cạnh tranh" như cụ nói.
Em ko hề có ý chê khen hệ Công hay chê hệ Tư như cụ nói. Và cái ý này e đã nói rồi, nó nằm ở 30 năm qua VN mở cửa, có 1 thế hệ giàu lên được nhờ dòng tiền XD cơ sở hạ tầng, BDS hay thương mại dịch vụ 1 cách dễ dàng mà ko cần quá nhiều kiến thức học thuật trong trường. Đó là 30 năm qua, còn 30 năm tới có lẽ nó sẽ khác. Tránh nhiệm chính ở đây là dĩ nhiên là do bộ Dục rồi, coi như thả lỏng cái quyền quản lý nhà nước trong giáo dục sang cho doanh nghiệp và từng hộ dân họ tự lựa chọn - cái này trên bình diện QG sẽ là hậu quả khá lâu dài.
Cái ý em nói ở trong thớt này chỉ nói về quan điểm giáo dục của gia đình thôi. Là trẻ con cần đc học hành, rèn luyện 1 cách nghiêm túc thì mới có thể tồn tại trong 1 XH hiện đại được - còn học cái gì, rèn cái gì thì tùy quan điểm giáo dục của mỗi GĐ để lựa chọn cho con mình. Ngay trong hệ Tư thục thì có cái rất hay là hệ thống phong phú, nhiều quan điểm giáo dục khác nhau nên phụ huynh rất dễ tìm được trường có trùng quan điểm giáo dục với gia đình. Tư thục cũng có this that phân hóa rất rõ về quan điểm.
 

lenhhoxung1980

Xe container
Biển số
OF-372314
Ngày cấp bằng
2/7/15
Số km
6,926
Động cơ
797,483 Mã lực
Nơi ở
Cầu Giấy
Em nghĩ trẻ vẫn cần có áp lực để phấn đấu, nỗ lực. Vấn đề là đánh giá đúng năng lực của con mình, để có áp lực đúng mức.
Ngoài lề 1 chút, em thấy cụ chủ hơi lép vế trong nhà chăng. Nhà em chỉ có em và vợ hay tranh cãi về chuyện học hành của con cái, chứ ông bà không can thiệp.
 

duongphong

Xe container
Biển số
OF-431207
Ngày cấp bằng
20/6/16
Số km
6,499
Động cơ
253,633 Mã lực
Nơi ở
Lầu Năm Góc
Nhất trí với Cụ thôi. Vẫn như ý kiến ban đầu, bố mẹ phải biết khả năng con mình đến đâu (khả năng 4 thì học thêm cũng chỉ lên tới 6 hoặc cũng lắm là 7 chứ làm sao mà lên được 8-9 để đỗ trường chuyên).
Chuẩn cụ. Phải xác đinh được mình đang ở đâu.
 

UFA

Xe điện
Biển số
OF-36700
Ngày cấp bằng
1/6/09
Số km
4,547
Động cơ
174,679 Mã lực
Em " may mắn " cái là bọn nhỏ nhà em học cực ngu, lại lười, nên em cũng ... thua, thôi thì chúng mày học cho biết đọc biết viết cho chuẩn là đc, lớn lên phải học cái nghề gì đó mà sống, đừng có mơ mộng ông nọ bà kia chi cho mệt
 
Biển số
OF-523525
Ngày cấp bằng
26/7/17
Số km
218
Động cơ
176,787 Mã lực
Tuổi
34
Ông là bố mà ông không bảo vệ được con cái của ông à.
 

dinhdung001

Xe tải
Biển số
OF-28602
Ngày cấp bằng
7/2/09
Số km
245
Động cơ
412,318 Mã lực
Em học c1 chả phải đua với ai, còn người đua người ta vẫn đua.

Mới lớp 1 thì có kiến thức gì mà phải đi học thêm ạ? Tập đọc với + -? Nhà em đọc sách với con từ bé nên tầm 5t chúng nó biết đọc rồi, toán thì lâu lâu ra đường đếm quả, đếm ô tô linh tinh là cũng có khái niệm. Em nghĩ bắt học kiểu gò bó sớm quá không tốt cho não ạ.
Uh, ban đầu em cũng nghĩ như cụ đấy. Mà hết năm các cô kêu phải biết đọc, biết viết? Má ơi, con nhà em thì nó cũng nhanh nhẹn, thông minh như các bạn. Nên cần phải chăm chỉ hơn các bạn mới theo kịp. Nên em cho cháu đi học thêm ngữ văn, Toán vs tiếng Anh. Ngó vậy mà từ thứ 2 đến thứ 6 phải học ko sót buổi nào. Nghĩ tội lắm mà chịu, hết cách rùi. Ở nhà em ko dạy được như các cô trên lớp.
 

dinhdung001

Xe tải
Biển số
OF-28602
Ngày cấp bằng
7/2/09
Số km
245
Động cơ
412,318 Mã lực
Mấy đứa bạn nó giờ biết cộng, biết đọc câu dài chứ ko phải đánh vần nữa, viết nhoay nhoáy. Mà còn chưa đi học lớp 1 đó. Ngó mà hãi quá.
 

Nowhere Man

Xe hơi
Biển số
OF-715600
Ngày cấp bằng
10/2/20
Số km
186
Động cơ
84,955 Mã lực
Nhà em gốc bần nông, vươn lên được mức trung lưu là nhờ học hành. Ông già em học chuyên, em cũng học chuyên, nên nếu con em mà có đủ năng lực thì em cũng sẽ thúc đẩy ở mức vừa phải để nó vào chuyên tiếp. Các cụ nhà đã có tích lũy tư bản nhiều sẵn thì có thể chọn phong cách giáo dục nhẹ nhàng không áp lực, chơi là chính, vì các con đã sinh ra ở vạch đích, chứ con em thì không thể thế được, không rèn nó học từ bé, thì sau khéo lại nghiện game rồi đi làm bộ đội phụ hồ hay nhân viên tập đoàn đa cuốc gia Grab :D
 

pandahn

Xe điện
Biển số
OF-120179
Ngày cấp bằng
11/11/11
Số km
3,246
Động cơ
412,024 Mã lực
Áp lực nó mới tạo nên kim cương, còn không như đống sỏi ngoài đường.
Một tảng đá nó phải chịu rèn, chịu giũa mới thành cái bức tượng phật để người người xì xụp thắp hương.
 

banmotnucuoi

Xe cút kít
Biển số
OF-400400
Ngày cấp bằng
9/1/16
Số km
15,165
Động cơ
82,726 Mã lực
Em vẫn còn nhớ như in cái đêm năm em lớp 6-7 gì đó, em đi thi giải tỉnh chỉ được giải 3, trong khi bọn cùng lớp toàn Nhất Nhì, tối đó khi ông bà già nghe tin thì gọi em đang ngủ dậy và mắng em té tát, đêm đó đến nay em vẫn còn nhớ. Trộm vía sau này em cũng có tí kiến thức, đỗ trường chuyên, rồi đại học..vv, nhưng ông bà lại cứ nghĩ vì ông bà gây áp lực như thế, nên em mới học được như ngày nay.
Bây giờ đến thế hệ F1 của em, chúng nó mới lớp 4 lớp 5, cấp 1 giờ thì đủ các trò thi, em cũng ko nhớ hết nổi các đợt thi con em tham gia (trạng nguyên, thi TP, thi tỉnh, tú tài gì gì..), nhưng hễ chúng nó được giải đuối tí, là ông bà, rồi mẹ chúng nó đay nghiến, so sánh này kia với con người khác, nhiều lần em thấy chúng nó buồn phát khóc lên.
Em nhiều lần khuyên rồi, nhưng không được, lúc nào ông bà với mẹ chúng nó mở mồm ra là cũng phải vào được trường cấp 2 này, không vào được thì bố mẹ xấu hổ lắm, được giải 3 là kém, vứt đi...vv
Em không muốn bọn trẻ nhà em bị ám ảnh và áp lực như em trước đây, nên nhiều lần em cũng nổi cáu và mắng ông bà già với vợ em.
Nhưng em đâu thể ở nhà để điều chỉnh mãi, và cũng khó để thay đổi tư duy ông bà già (1 tầng lớp tri thức, công chức già đã về hưu ngót chục năm). Thực sự khó.
Ông bà quan tâm đến giáo dục cho cháu là tốt đấy, chứ nhiều cụ toàn luôn mồm bảo học nhiều có làm đc cái gì đâu???
Tất nhiên học nhiều chưa chắc đã làm đc gì, nhưng bọn trẻ đang tuổi đi học lại bảo không phải học thì chúng biết làm gì?
 

Arabia

Xe tăng
Biển số
OF-440159
Ngày cấp bằng
26/7/16
Số km
1,147
Động cơ
224,404 Mã lực
Ông bà quan tâm đến giáo dục cho cháu là tốt đấy, chứ nhiều cụ toàn luôn mồm bảo học nhiều có làm đc cái gì đâu???
Tất nhiên học nhiều chưa chắc đã làm đc gì, nhưng bọn trẻ đang tuổi đi học lại bảo không phải học thì chúng biết làm gì?
Ko hẳn cụ ạ. Em cũng đã từng trải qua chuyện tương tự nên em cũng hiểu một hai. Mục tiêu ko hẳn đã sai, nhưng phương pháp thì có nhiều tác dụng phụ. Kiểu mắng chửi như thế dễ gây ảnh hưởng đến tâm lý, kể cả có tác dụng khiến trẻ cố hơn nhưng đổi lại nặng thì sẽ giống bạn bé nhảy xuống đất ở Xa La, nhẹ thì trẻ sẽ trở nên rụt rè, thiếu tự tin, sau này kể cả nhận thức rõ chuyện đấy mà vẫn khó sửa đổi.
 

Robobk

Xe tải
Biển số
OF-453449
Ngày cấp bằng
15/9/16
Số km
255
Động cơ
214,663 Mã lực
Nơi ở
Long Biên - Hà Nội
Website
www.krtech.com.vn
Tỉ lệ ông bà bô học chuyên, là gà chọi thi QG/QT ngày xưa thoải mái với việc học hành của F1 bây giờ cao hơn rất rất nhiều phần còn lại. Bắt F1 viết tiếp giấc mơ dang dở của PH là cực kỳ mệt mỏi. Các cụ/mợ có nhìn xung quanh có thấy đúng như em nói ko?
Em trước cũng thi HGS tỉnh, huyện các kiểu và em cũng quá sợ cái áp lực đó. Nên đó là kinh nghiệm để em ko bắt con em áp lực như vậy. Còn 1 số thì họ không hiểu nên họ cứ ép
 

raisomoon

Xe tăng
Biển số
OF-28345
Ngày cấp bằng
4/2/09
Số km
1,586
Động cơ
458,119 Mã lực
Em trước cũng thi HGS tỉnh, huyện các kiểu và em cũng quá sợ cái áp lực đó. Nên đó là kinh nghiệm để em ko bắt con em áp lực như vậy. Còn 1 số thì họ không hiểu nên họ cứ ép
Thế cviec hiện tại của cụ có áp lực ko?
Con người ta trưởng thành lên là nhờ áp lực. Ví dụ hồi bé thi cử nhiều thì thi Đh thấy dễ vì thi quen rồi. Học DH vất vả thi cử nhiều, thì ra trường đi PV xin việc cũng dễ vì quen thi cử và vấn đáp rồi.
Đi làm nếu cviec yêu cầu cao thì dĩ nhiên cũng áp lực từ KPI, deadline dự án, tăng trưởng KH, tăng trưởng doanh số...
Trong csong cũng vậy, luôn luôn là có nhiều trở ngại và khó khăn. Nếu con người ko rèn luyện nhiều thì tới giới hạn nào đó họ sẽ dừng lại an phận. Hoặc là đi làm rơi vào môi trường ko cần dùng hết sở học và bản lĩnh của mình thì nghĩ cái sự rèn luyện trước đó là ko cần thiết 😁 nhưng cái này là may mắn hoặc do thời cuộc.
Còn dạng phụ huynh bảo rằng trẻ con học hành nhiều là đánh mất tuổi thơ thì họ chỉ nhìn theo góc độ của họ. Có đứa trẻ có niềm vui trong sự dễ dãi chơi bời, nhưng có những đứa trẻ thông minh nó lại có niềm vui trong học hành hoặc sự rèn luyện.
Bởi thế mục đích của Giáo dục là để hoàn thiện 1 đứa trẻ thành 1 người trưởng thành có đủ đạo đức, tri thức, bản lĩnh và đam mê lao động là thành công. Sau đó cả đời nó vẫn phải duy trì cái nhịp độ và đam mê đó thì mới được chứ đâu phải 22 tuổi cầm cái bằng DH là đã xong quá trình hoàn thiện của 1 con người.
 

xebobabanh17201

Xe điện
Biển số
OF-321319
Ngày cấp bằng
28/5/14
Số km
2,827
Động cơ
312,372 Mã lực
Nơi ở
Hanoipho
Em chỉ mong con nó học tốt môn Tiếng Anh, đơn giản vì Thế Giới phẳng nên cần gì lên google or các báo chính thống.
 

duongphong

Xe container
Biển số
OF-431207
Ngày cấp bằng
20/6/16
Số km
6,499
Động cơ
253,633 Mã lực
Nơi ở
Lầu Năm Góc
Thế cviec hiện tại của cụ có áp lực ko?
Con người ta trưởng thành lên là nhờ áp lực. Ví dụ hồi bé thi cử nhiều thì thi Đh thấy dễ vì thi quen rồi. Học DH vất vả thi cử nhiều, thì ra trường đi PV xin việc cũng dễ vì quen thi cử và vấn đáp rồi.
Đi làm nếu cviec yêu cầu cao thì dĩ nhiên cũng áp lực từ KPI, deadline dự án, tăng trưởng KH, tăng trưởng doanh số...
Trong csong cũng vậy, luôn luôn là có nhiều trở ngại và khó khăn. Nếu con người ko rèn luyện nhiều thì tới giới hạn nào đó họ sẽ dừng lại an phận. Hoặc là đi làm rơi vào môi trường ko cần dùng hết sở học và bản lĩnh của mình thì nghĩ cái sự rèn luyện trước đó là ko cần thiết 😁 nhưng cái này là may mắn hoặc do thời cuộc.
Còn dạng phụ huynh bảo rằng trẻ con học hành nhiều là đánh mất tuổi thơ thì họ chỉ nhìn theo góc độ của họ. Có đứa trẻ có niềm vui trong sự dễ dãi chơi bời, nhưng có những đứa trẻ thông minh nó lại có niềm vui trong học hành hoặc sự rèn luyện.
Bởi thế mục đích của Giáo dục là để hoàn thiện 1 đứa trẻ thành 1 người trưởng thành có đủ đạo đức, tri thức, bản lĩnh và đam mê lao động là thành công. Sau đó cả đời nó vẫn phải duy trì cái nhịp độ và đam mê đó thì mới được chứ đâu phải 22 tuổi cầm cái bằng DH là đã xong quá trình hoàn thiện của 1 con người.
Ngay cái chuyện áp lực thi vào lớp 10 ở Tỉnh và HN nó khác nhau rồi cụ. HN chỉ có 60% học sinh đỗ công lập. Cho dù số lượng HS là bao nhiêu.
- HN năm 2022. Số lượng xét tốt nghiệp THCS; 107k. Số đăng ký thi vào lớp 10 là; 93k. Số chỉ tiêu vào lớp 10 là; 68k. Không trúng tuyển công lập 25k.
- HN dự kiến năm 2023. Số lượng xét tốt nghiệp THCS; 129k. Số đăng ký thi vào lớp 10 là; 107k. Số chỉ tiêu vào lớp 10 là; 69k. Không trúng tuyển công lập 38k.
=> Năm 2023 sẽ có khoảng 38k học sinh thi trượt công lập, số HS nó bằng tổng số học sinh của 1 tỉnh, có khi gấp đôi HS tỉnh ít dân. Vậy nên các f1 các cụ ấy chơi là chính thôi, gần thi học không muộn cụ :D
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top