[Funland] Offline đọc/đàm đạo sách "Khuyến học" - Fukuzawa Yukichi

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
51,828
Động cơ
577,697 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
"Như tôi đã nói ở trên kia, "độc lập và tự do" dựa trên đạo lý của Trời đã trở thành nguyên tắc trong từng người cũng như của cả quốc gia chúng ta. Nếu như có kẻ gây phương hại đến nguyên tắc này thì dù có phải biến cả thế giới thành kẻ thù, chúng ta cũng không sợ, huống hồ chúng ta lại phải sợ một số quan chức chính phủ lộng quyền" - Hết trích.
Khuyến học của Fukuzawa Yukichi, phần 01, dòng 125 : https://gacsach.com/doc-online/64198/khuyen-hoc-phan-01.html
Fukuzawa Yukichi viết những câu này vào năm Minh Trị thứ năm (1871)

Hai năm sau, năm Minh Trị thứ bảy (1873), Fukuzawa Yukichi lặp lại ý này. Có lẽ sau hai năm chấn chỉnh của Thiên Hoàng Minh Trị, chính quyền các cấp của nước Nhật lúc đó đã đi vào khuôn khổ, nên Fukuzawa Yukichi bỏ qua mục tiêu quan chức chính phủ trong nước, mà hướng mục tiêu vào các nước ngoại bang.

"Trường hợp nếu các cường quốc phương Tây đi ngược lại đạo lý Quốc tế, xâm phạm đến lãnh thổ của chúng ta thì cho dù có phải biến cả thế giới này thành kẻ thù, chúng ta cũng quyết không sợ" - Hết trích.
Khuyến học của Fukuzawa Yukichi, phần 03, dòng 23 : https://gacsach.com/doc-online/64200/khuyen-hoc-phan-03.html
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
51,828
Động cơ
577,697 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
"Như tôi đã nói ở trên kia, "độc lập và tự do" dựa trên đạo lý của Trời đã trở thành nguyên tắc trong từng người cũng như của cả quốc gia chúng ta. Nếu như có kẻ gây phương hại đến nguyên tắc này thì dù có phải biến cả thế giới thành kẻ thù, chúng ta cũng không sợ, huống hồ chúng ta lại phải sợ một số quan chức chính phủ lộng quyền" - Hết trích.
Khuyến học của Fukuzawa Yukichi, phần 01, dòng 125 : https://gacsach.com/doc-online/64198/khuyen-hoc-phan-01.html

Sau hai năm (1871~1873) tình trạng lộng quyền của một số quan chức chính phủ đã giảm đi rất nhiều. Kết quả này xuất phát từ sự nghiêm minh của Thiên Hoàng Minh Trị, nhưng có phần đóng góp rất lớn của những người dân Nhật thấp cổ bé họng (chấp nhận hy sinh tính mạng để khiếu kiện đến cùng). Không sợ cái chết trước cường quyền (dù vẫn còn đường lùi) là khí chất thường trực hàng ngàn năm của những người dân Nhật Bản.

Người Việt cũng không sợ cái chết trước cường quyền (nhưng đó chỉ là khi không còn đường lui), nếu còn đường lùi thì người Việt sẽ không chọn cái chết, đó là điểm khác biệt rất lớn giữa hai tộc người Nhật - Việt.
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
51,828
Động cơ
577,697 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Đương nhiên không thể áp dụng rập khuôn các phương pháp, cách thức cụ thể vì bối cảnh, thời thế quá khác nhau. Nhưng xem sách này thấy nhiều nét tương đồng giữa xã hội Nhật thế kỷ 19 và xã hội VN hiện tại (thế kỷ 21) nên nhiều tư tưởng, tinh thần, ý chí, quan điểm có thể học hỏi và áp dụng được.
Dạ, giống nhau cái vỏ bên ngoài thôi, còn cái chất bên trong khác nhau, nên khó học hỏi ạ.

Giai cấp thống trị của Nhật thế kỷ 19 rất hà khắc, vơ vét, hoang phí, nhưng họ không sợ ngoại bang.
Giai cấp bị trị của Nhật thế kỷ 19 không sợ chết để đấu tranh (dù vẫn còn đường lùi).

Tại sao tỷ lệ tự tử ở Nhật cao nhất thế giới, vì chỉ cần thấy bản thân đang là nỗi phiền toái của gia đình, xã hội là họ tự tử. Việt Nam thì còn lâu nhé, thua bóng, thua lô đề cứ báo nhà đã. Lúc nào không báo được nữa thì đi trốn, còn lâu mới tự tử nhé.

Người Nhật sống lý trí còn người Việt trọng tình cảm, ví dụ như bà bầu ở Việt Nam lên xe là được nhường chỗ. Bà bầu ở Nhật nếu lên đúng những ghế ưu tiên thì có chỗ ngồi (ở đầu toa tầu), còn lên ở giữa toa không có ghế ưu tiên thì cứ việc đứng.

Ví dụ như cháu đi chơi, mua nhiều quà lưu niệm, tay xách nách mang. Nếu đi cùng bạn người Việt thì còn được xách đỡ, đi cùng bạn người Nhật thì quên khẩn trương việc xách hộ (phải tự lượng sức mà mua quà, ai bảo mua nhiều rồi làm phiền người khác phải xách hộ). Lần đầu cũng hơi sốc, nhưng lần sau phải quen với cách suy nghĩ của bạn người Nhật và suy tính mua bán sao cho hợp lý.

Nước Nhật có được như ngày nay vì người Nhật lý trí, kỷ luật, nguyên tắc (nhiều lúc như vô cảm), chúng ta không thể đòi hỏi Việt Nam phát triển như Nhật mà cuộc sống vẫn tình cảm với nhau, điều đó hơi vô lý.
 

hoangvnp

Xe buýt
Biển số
OF-409231
Ngày cấp bằng
8/3/16
Số km
624
Động cơ
1,088,245 Mã lực
Hy vọng Jochi Daigaku sau khi học tập ở Nhật Bản sẽ viết được một cuốn sách tương tự áp dụng cho tình hình thực tế của đất nước và con người Việt Nam. Chúc em luôn mạnh khoẻ và học tập tốt!
 

phamhungbs

Xe điện
Biển số
OF-77059
Ngày cấp bằng
4/11/10
Số km
3,693
Động cơ
464,124 Mã lực
Tuổi
43
Nơi ở
Đống Đa
Cuốn sách này em mua cho hai nhóc nhà em đọc rồi, hỏi lại bọn trẻ đọc xong đúc rút được gì không, bọn trẻ trả lời: Học được cách người Nhật sống có kỷ luật và tinh thần của người Nhật. Em thì chưa đọc dòng này cho đến khi đọc thớt này.
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
51,828
Động cơ
577,697 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Hy vọng Jochi Daigaku sau khi học tập ở Nhật Bản sẽ viết được một cuốn sách tương tự áp dụng cho tình hình thực tế của đất nước và con người Việt Nam. Chúc em luôn mạnh khoẻ và học tập tốt!
Dạ, cháu chưa dám nghĩ xa tới mức đó (viết sách) vì bây giờ cháu vẫn phải tìm cách cân bằng giữa cách sống kỷ luật, nguyên tắc của người Nhật, nhưng vẫn giữ được tình cảm như người Việt ạ.
 

ngoc.ht09

Xe buýt
Biển số
OF-444892
Ngày cấp bằng
14/8/16
Số km
770
Động cơ
214,972 Mã lực
Tuổi
40
Bác trungthuy

Dự định của cháu là sẽ phân tích dần, 35 điểm trích dẫn của bác, để từ đó thấy được sự khác nhau và giống nhau của hai dân tộc Nhật và Việt.
Thấy được có thể học hỏi những điều gì từ tác phẩm Khuyến học, và thấy được những điều gì có cố học cũng không được (vì chỉ có dân tộc Nhật mới làm được). Cháu đang học đại học năm thứ hai ở Nhật, tác phẩm Khuyến học của Fukuzawa Yukichi là một phần tín chỉ cháu đã học và được điểm A.
Dear em, em viết đi nhé, mình chỉ có góp ý là em viết đủ ý, súc tích thì nhiều người dễ theo dõi hơn. Thớt hay tuyệt nhưng khó.
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
51,828
Động cơ
577,697 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Cuốn sách này em mua cho hai nhóc nhà em đọc rồi, hỏi lại bọn trẻ đọc xong đúc rút được gì không, bọn trẻ trả lời: Học được cách người Nhật sống có kỷ luật và tinh thần của người Nhật. Em thì chưa đọc dòng này cho đến khi đọc thớt này.
Dạ, nên học người Nhật, nhưng học một cách có chọn lọc ạ (sống và làm việc có tính nguyên tắc nhưng vẫn giữ được cảm xúc). Người Nhật phải cực cực thân thiết thì họ mới nói thật suy nghĩ của họ, còn nếu chỉ là quan hệ bình thường mà mình nói không trúng ý của họ thì họ chỉ im lặng (không ra phản đối mà cũng không phải tán thành), nên vừa nói chuyện vừa phải lựa lựa để đoán ý của người đối thoại.

Đó cũng là một phần lý do gây chấn động của cuốn sách Khuyến học (vì cách nói thẳng, nói thật vào những vấn đề của nước Nhật lúc đó). Phải tự tưởng tượng như một người Nhật thế kỷ 19 thì sẽ hiểu cảm giác sốc của họ khi đọc cuốn sách này.
 

ngoc.ht09

Xe buýt
Biển số
OF-444892
Ngày cấp bằng
14/8/16
Số km
770
Động cơ
214,972 Mã lực
Tuổi
40
Có mỗi cuốn sách mà phải lăn lộn đàm đạo 1-2 tháng thì bh mới làm cm đc hả cụ
Sách Nhật Bản Duy Tân 30 năm các cụ nhà mình đàm đạo từ những năm 193x mà giờ vẫn thế đó cụ, vấn đề quốc dân. Khó lắm
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
51,828
Động cơ
577,697 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
"Đáng buồn là nước ta chỉ có người Nhật mà không có quốc dân Nhật" - Hết trích.
Khuyến học của Fukuzawa Yukichi, phần 4, dòng 86 : https://gacsach.com/doc-online/64201/khuyen-hoc-phan-04.html

Sau câu nói này, Fukuzawa Yukichi nêu ra các lý do để nước Nhật phải đi theo Tây học nếu muốn tiến bộ (theo Tây học không có nghĩa là phải tuân phục các nước phương Tây, mà là học các kiến thức của phương Tây nhưng vẫn giữ vững độc lập, tự do của nước Nhật). Vấn đề này (theo Tây học) rất khó với nước Nhật lúc đó, nhưng cũng có những thuận lợi.

Khó là vì nước Nhật phải dứt khoát vượt qua những trì trệ để tiến bộ, nhưng cũng có thuận lợi vì nước Nhật từ hàng ngàn năm nay vẫn luôn bất phục mọi quốc gia ngoại bang, nên trở ngại lớn nhất chỉ là nội bộ nước Nhật, vượt qua được là nước Nhật tiến băng băng.

Còn Việt Nam mà muốn đi theo Tây học thì phải vượt qua hai trở ngại : sự chi phối của ngoại bang và sự trì trệ trong nước. Và lịch sử Việt Nam chưa bao giờ thoát được chi phối của ngoại bang (tính đến năm 1876).

Còn bây giờ có bị chi phối của ngoại bang hay không, cháu không bình luận nhé (tránh bị phá thớt).
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
51,828
Động cơ
577,697 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Muốn có cơ hội Canh tân thành công như Nhật Bản cần hội tụ các yếu tố :

(X) Một quốc gia độc lập, tự do.
(X) Một lãnh tụ kiệt xuất như Thiên Hoàng Minh Trị.
(X) Một nhà tư tưởng như Fukuzawa Yukichi.
(X) Không bị ngoại bang chi phối.
(X) Một dân tộc chấp nhận hy sinh để chống lại cường quyền (dù không bị dồn đến bước đường cùng).

Việt Nam chưa bao giờ hội tụ đủ 5 yếu tố trên trong lịch sử.
Hiện tại thì cháu không rõ hội tụ được mấy yếu tố nữa.
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
51,828
Động cơ
577,697 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Muốn có cơ hội Canh tân thành công như Nhật Bản cần hội tụ các yếu tố :

(X) Một quốc gia độc lập, tự do.
(X) Một lãnh tụ kiệt xuất như Thiên Hoàng Minh Trị.
(X) Một nhà tư tưởng như Fukuzawa Yukichi.
(X) Không bị ngoại bang chi phối.
(X) Một dân tộc chấp nhận hy sinh để chống lại cường quyền (dù không bị dồn đến bước đường cùng).
5 yếu tố hội tụ trên là điều kiện cần để Canh tân Nhật Bản thành công.
Còn Khuyến học của Fukuzawa Yukichi là điều kiện đủ để Nhật Bản tăng tốc đến thành công.

Nhưng có một quan điểm không chính xác, kéo dài từ hồi hai cụ Phan cho đến hiện nay : đó là cho rằng cứ học theo Khuyến học sẽ đưa một quốc gia (Việt Nam) đi tới thành công như Nhật Bản.

Cụ Phan Châu Trinh với phong trào Duy Tân : Khai dân trí - Chấn dân trí - Hậu dân sinh.
Cụ Phan Bội Châu với phong trào Đông Du.
Cụ Lương Văn Can với phong trào Đông kinh nghĩa thục.
v.v...
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
51,828
Động cơ
577,697 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Học theo Khuyến học của Fukuzawa Yukichi là rất cần thiết, nhưng không phải là học để làm cách mạng thành công.
Cần phải chờ đến lúc hội tụ đủ các điều kiện :

(X) Một quốc gia độc lập, tự do.
(X) Một lãnh tụ kiệt xuất.
(X) Một nhà tư tưởng.
(X) Không bị ngoại bang chi phối.
(X) Một dân tộc chấp nhận hy sinh để chống lại cường quyền (dù không bị dồn đến bước đường cùng).

Rồi kết hợp với sự học đã chuẩn bị trước, để chấn hưng đất nước.
Trách nhiệm học tập là của toàn dân, còn thời cơ hội tụ các điều kiện thì cần phải chờ đợi.
Giáo sư của cháu nói rằng : rất may mắn Nhật Bản đã không bỏ lỡ cơ hội Canh tân ngàn năm có một.
 

trungthuy

Xe máy
Biển số
OF-369176
Ngày cấp bằng
3/6/15
Số km
93
Động cơ
253,583 Mã lực
Thử tóm tắt lại các luận điểm của bạn Jochi Daigaku như sau:
-----------------------------------------
Fukuzawa Yukichi thành công trong việc thức tỉnh/thổi bùng tinh thần dân tộc Nhật Bản, vì dân Nhật đã có sẵn nền móng về phong tục, tập quán, ý chí và khí chất đặc biệt (đã làm gì thì làm đến cùng, đã nói là làm, không sợ cái chết trước cường quyền dù còn đường lùi ...). Xã hội Nhật cũng đặc biệt (giai cấp thống trị rất hà khắc, vơ vét, hoang phí, nhưng không sợ ngoại bang. Giai cấp bị trị không sợ chết để đấu tranh (dù vẫn còn đường lùi). Nước Nhật nói chung từ ngàn năm nay không bị ngoại bang chi phối. Người Nhật trọng lý trí, kỷ luật, nguyên tắc (khí tiết).

Người Nhật hội tụ được 5 yếu tố để canh tân (quốc gia độc lập + lãnh tụ kiệt xuất + nhà tư tưởng kiệt xuất + không bị ngoại bang chi phối + người dân chấp nhận hi sinh để đấu tranh dù còn đường lùi).

Còn khí chất dân tộc Việt rất khác, xã hội Việt rất khác, đất nước Việt rất khác ...
-----------------------------------------

Mình nhất trí với các luận điểm trên, nhưng sẽ dành thời gian để tìm hiểu/đào sâu/phản biện thêm/mở rộng thêm các luận điểm này, hẹn sau 2 tháng sẽ tranh luận tiếp về các luận điểm đó.

Trước mắt, để có sự tập trung, đề nghị các bạn chỉ tranh luận/đàm đạo 1 luận điểm duy nhất "Quốc dân không có chí khí độc lập, không có tinh thần tự do thì Lòng yêu nước cũng hàm hồ, nông cạn, vô trách nhiệm". Các câu hỏi là:

1. Diễn giải luận điểm trên như nào? thế nào là quốc dân? thế nào là "chí khí độc lập"? thế nào là "tinh thần tự do"? thế nào là yêu nước nông cạn/vô trách nhiệm? thế nào là yêu nước có sâu sắc/trách nhiệm?

2. Khi diễn giải xong, nếu thấy phù hợp với dân Việt --> thì tuyên truyền luận điểm đó trong các tầng lớp xã hội nào? (vd tuyên truyền ở giới tri thức trước, rồi đến giới truyền thông, hay tầng lớp lãnh đạo, hay tầng lớp bình dân, tập trung vào giới trẻ thanh niên/sinh viên hoặc thiếu nhi? hay giới trung niên? ...)? Có nên mỗi tháng mở 1 hội thảo "tranh luận tự do/công khai/trực tiếp" (debate) về luận điểm này? có nên thuyết phục thành viên Otofun in luận điểm này thành khẩu hiệu dán lên xe? ....

//đại khái nếu như luận điểm (1) có vẻ OK, thì nên truyền bá, cổ vũ nó để thúc đẩy "Lòng yêu nước có trách nhiệm" --> gián tiếp giúp người biểu tình "có trách nhiệm" hơn (không phá hoại tài sản, không phá hoại giao thông, không dùng bạo lực)
 

hoangvnp

Xe buýt
Biển số
OF-409231
Ngày cấp bằng
8/3/16
Số km
624
Động cơ
1,088,245 Mã lực
Thread này hay mà chẳng có mấy người vào đọc. Buồn!
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
51,828
Động cơ
577,697 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
(X) Một quốc gia độc lập, tự do.
(X) Một lãnh tụ kiệt xuất.
(X) Một nhà tư tưởng.
(X) Không bị ngoại bang chi phối.
(X) Một dân tộc chấp nhận hy sinh để chống lại cường quyền (dù không bị dồn đến bước đường cùng).
Cháu rất tán thành cách tiếp cận vấn đề của bác trungthuy
(ví dụ học tư tưởng trước --> học tinh thần --> học phương pháp --> học cách thức ...)

Học tư tưởng của nước Nhật vào thời điểm Minh Trị : giữ vững độc lập quốc gia và không bị ngoại bang chi phối (hai điều này có thể học được ngay) trong đó giữ vững độc lập quốc gia là điều kiện tối cao, tất cả những điều khác làm tổn hại đến độc lập quốc gia đều bị bác bỏ. Nói như tinh thần của Fukuzawa Yukichi : dù có phải biến tất cả thế giới thành kẻ thù để bảo vệ độc lập quốc gia cũng cam lòng.
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
51,828
Động cơ
577,697 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
"…đối thủ mà các bạn phải tranh đấu về trí tuệ là những người phương Tây. Nếu các bạn thắng trong cuộc đọ sức tri thức này thì vị thế của nước Nhật Bản sẽ dâng cao trên trường quốc tế. Còn ngược lại, nếu các bạn thua, thì chúng ta, những người Nhật Bản, sẽ mãi mãi thấp kém dưới con mắt người phương Tây ..." - Hết trích.
Khuyến học của Fukuzawa Yukichi, phần 10, dòng 116 : https://gacsach.com/doc-online/64207/khuyen-hoc-phan-10.html

Câu này thì khá rõ ràng về ý nghĩa rồi, mục tiêu của người Nhật là thắng trong cuộc đọ sức về tri thức với phương Tây, và họ đã làm được.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top