Chi hội OF - Brothers Single Malt Club (BSC) - CLB Rượu Mạnh - (Nhà số 9)

Trạng thái
Thớt đang đóng

skywalkers

Xe buýt
Biển số
OF-5130
Ngày cấp bằng
4/6/07
Số km
727
Động cơ
552,170 Mã lực
Giá như MOM nhưng mua ở An Nam chứ :D nhưng quả thật Laga 16 rất OK mà giá lại rẻ nhưng tại nhà Diageo nên giá ở VN bị đẩy lên phi lý thành ra giá dfs dù rẻ nhưng tuồn ra ngoài cũng bị đắt theo
43 Bảng ko kể ship tính ra 1T5 thì mua ở VN sợ hơi khó. Ngày trước tầm 1T7 thỉnh thoảng HA có 1 chai cũ rích nhưng giờ toàn trên 2T hết cả. Ví dụ như chai Oban còn giá 1T7, mấy chai Classic Malt toàn 1T5 thì Laga trên 2T là đúng. Thị trường VN chả biết thế nào mà lần. Cứ 3 chai T10 980k như cụ Bảo là chuẩn.
 

winecellar

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-195971
Ngày cấp bằng
28/5/13
Số km
569
Động cơ
332,330 Mã lực
Website
www.winecellar.vn
43 Bảng ko kể ship tính ra 1T5 thì mua ở VN sợ hơi khó. Ngày trước tầm 1T7 thỉnh thoảng HA có 1 chai cũ rích nhưng giờ toàn trên 2T hết cả. Ví dụ như chai Oban còn giá 1T7, mấy chai Classic Malt toàn 1T5 thì Laga trên 2T là đúng. Thị trường VN chả biết thế nào mà lần. Cứ 3 chai T10 980k như cụ Bảo là chuẩn.
chai L 16yo bây giờ là 2,2T. em có một em. E chờ 2 em Tomatin 1992 53,5% v/v về em mời các cụ taste luôn thể.
 
Chỉnh sửa cuối:

tuankts

Xe tải
Biển số
OF-75342
Ngày cấp bằng
13/10/10
Số km
492
Động cơ
427,120 Mã lực
oh thế hả cụ, em mới làm 3 em Talisker 10yo gia 980k về để em tập uống cho quen dần với rượu khói. Không cụ cứ nói rượu khói đang lên hương em tiếc hùi hụi:-ss
Talisker 10yo giá 980 ở đâu vậy cụ Bảo ơi, PM cho em cái, nhà em trc cứ có khách là là tập 1 mang Teacher's ra mời, căng bụng em mới xếp SM ra thẩm, sau đó thì bọn nó chê Teacher's nên mới lần sang Bell's, giờ Bell's bọn nó cũng chán giờ đòi Talisker uống ngưu ẩm tập 1, đến là sạt nghiệp với khứa mất :D.
 

winecellar

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-195971
Ngày cấp bằng
28/5/13
Số km
569
Động cơ
332,330 Mã lực
Website
www.winecellar.vn
Talisker 10yo giá 980 ở đâu vậy cụ Bảo ơi, PM cho em cái, nhà em trc cứ có khách là là tập 1 mang Teacher's ra mời, căng bụng em mới xếp SM ra thẩm, sau đó thì bọn nó chê Teacher's nên mới lần sang Bell's, giờ Bell's bọn nó cũng chán giờ đòi Talisker uống ngưu ẩm tập 1, đến là sạt nghiệp với khứa mất :D.
Khi nào qua em em cho cụ contact
 

BarleyRiver

Xe tải
Biển số
OF-201330
Ngày cấp bằng
9/7/13
Số km
478
Động cơ
326,960 Mã lực
Em xin nói tiếp mạch về các nhà chưng cất mới hoạt động. Arran đã trẻ, nhưng mới toanh hơn và Islay xịn thì chắc là Kilchoman thật sự hấp dẫn. Kilchoman bắt đầu mẻ rượu đầu tiên từ 2005, nhưng để bán được Whisky thì tối thiểu ủ 3 năm tức là phải 2008 mới có sp whisky ít tuổi nhất, và để có được chai 10yo đầu tiên thì còn phải đợi đến 2015. Tuy nhiên đến nay, về cơ bản nhà này đã ra được tới 5 dòng sản phẩm, gồm có: Dòng 100%Islay (nhà này lợi thế Farm Distillery, tự trồng cả lúa mạch trên đảo, các cụ biết rồi), Dòng Vintage, Dòng Single Cask, Dòng LochGom (ủ 100% thùng Sherry), và Dòng Machir Bay. Rượu của nhà này còn xa mới đến 10yo, nhưng cũng chính vì thế mà được tung ra với số lượng khá hạn chế, giá cả vừa phải. Có lẽ cũng bởi vậy và nhìn tới bối cảnh vài năm nữa sẽ khó còn các chai rất ban đầu này, nên dân sưu tập rất săn đón các sản phẩm của Kilchoman. Em thấy thế nên cũng xách mấy chai. Xin giới thiệu với các cụ.
Đây là chai khai trương của dòng 100% Islay

Đây là chai 100%Islay đời thứ 2

Đây là chai Vintage 2006 tức là được một năm từ ngày nhà này đi vào hoạt động.

Đây là chai thuộc dòng Single Cask khác biệt hơn với hộp đỏ. Chai này đóng từ mẻ rượu năm 2008, được 5yo và dùng thùng Bourbon toàn bộ.

Đây là chai 100% Sherry, mới cùng với chai MachirBay đạt Gold Medal trong ISWC liên tiếp.

Còn đây là chai MachirBay mới nhất:

Nhà này em cũng chỉ mới có được mấy em này thôi. Chắc thời gian tới sẽ có các chai update khác, các cụ gom thêm thì anh em mình cùng tập hợp lại để ngắm bổ sung cho đủ bộ.
 
Chỉnh sửa cuối:

MaltBrothers

Xe buýt
Biển số
OF-175030
Ngày cấp bằng
4/1/13
Số km
777
Động cơ
348,541 Mã lực
Nơi ở
Nơi có rượu ngon và đàn bà đẹp
Nhìn cách sưu tập của cụ Barley quả là ngưỡng mộ, bộ Kilchoman này đã đầy đủ chưa cụ ? Cụ bổ sung thêm các thông tin thú vị về nhà chưng cất trẻ này nữa sẽ hấp dẫn hơn nhiều ạ vì các thông tin tìm kiếm trên mạng đa phần chỉ là thông tin cơ bản thôi
 

BarleyRiver

Xe tải
Biển số
OF-201330
Ngày cấp bằng
9/7/13
Số km
478
Động cơ
326,960 Mã lực
Nhìn cách sưu tập của cụ Barley quả là ngưỡng mộ, bộ Kilchoman này đã đầy đủ chưa cụ ? Cụ bổ sung thêm các thông tin thú vị về nhà chưng cất trẻ này nữa sẽ hấp dẫn hơn nhiều ạ vì các thông tin tìm kiếm trên mạng đa phần chỉ là thông tin cơ bản thôi
Mấy chai này chưa đủ đâu cụ ạ, về dòng sản phẩm thì chính thức nó có 5 dòng thôi. Nhưng về các đời thì thấy nhiều lắm và nhiều phiên bản khác nhau của từng dòng, từng thời điểm. Nói chung là để chạy theo được 1 nhà thôi cũng quá khó luôn và có lẽ ko nên. Em cũng thấy các cụ nhà mình cái gì cũng chơi cả dãy mà, kiểu như xách về cả chục chai OMC 1 lần của rất nhiều cụ ý.
 
Chỉnh sửa cuối:

phamhavn

Xe tải
Biển số
OF-950
Ngày cấp bằng
27/7/06
Số km
407
Động cơ
580,250 Mã lực
Kính gửi các cụ!

Do văn kém chữ gà bới nên em xin được mạn phép copy & paste nguyên văn nội dung chương trình tổ chức Event hàng tháng lên đây cho các cụ nhà mình.

Chương trình chính thức hàng tháng của BSC

Chủ đề: BIỂN, SÓNG, MARITIME MALTS VÀ… EM. Ðây là Chương trình tổ chức tại Ðồ Sơn (Hải Phòng) mà chúng ta đã dự kiến từ lâu. Theo kế hoạch dự kiến, Chương trình sẽ được tổ chức trong 02 ngày. Anh em từ HN sẽ đi xuống HP từ chiều hôm trước và nghỉ đêm tại Ðồ Sơn. Tiệc tối sẽ là tiệc chính. Ngày hôm sau, chúng ta sẽ đi thăm thú Ðồ Sơn, vác theo mấy dòng Islay Single Malt và Maritime Malts để chụp ảnh trên các ghềnh đá sóng xô, chụp trên bờ cát, trên bãi biển… để anh em có 1 bộ ảnh thật đẹp về Chủ đề này. Sau đó, chúng ta sẽ có buổi Tasting nhẹ trước khi quay trở về HN. BSC đã nhờ cụ phamha, cụ MaltBrothers là Trai và Rể Hải Phòng “đứng mũi chịu sào” xây dựng Chương trình và phụ trách khâu tổ chức.

Thời gian: Thứ Bảy (17/8) và Chủ Nhật (18/8/2013).

Ðịa điểm: Ðồ Sơn (Hải Phòng).

Phương tiện đi lại: Các Thành viên từ HN sẽ thuê chung 1 xe bus để đi xuống HP (qua đón các Thành viên tại HP) và cùng nhau ra Ðồ Sơn. Sẽ xác định địa điểm Ðón – Trả và thông tin cụ thể tới các Thành viên sau.

Kinh phí: Các anh em tham dự Event này sẽ cùng share kinh phí. Kinh phí phát sinh ngoài Chương trình, ai dùng service nào, người ấy tự trả cho khoản đó, hehe. ;)

Đây là chương trình của cụ CT đề ra nhưng hiện tại lịch có thể thay đổi chút ít. Chương trình sẽ được rút ngắn lại và chỉ tổ chức vào buổi trưa thứ 7 và kết thúc vào buổi chiều tuy nhiên nếu cụ nào có nhu cầu ở lại cùng gia đình thì em sẽ đặt phòng cho các cụ.

Rất mong các cụ bớt chút thời gian vàng ngọc để đọc và đưa ra ý kiến, đăng ký để em và cụ Malt sắp xếp đón tiếp các cụ cho chu đáo.

@ cụ Malt và cụ Jackal: về vụ phương tện đi lại, giờ giấc cũng như update danh sách em xin nhờ 2 cụ giúp em nhé!
 

tauluon

Xe buýt
Biển số
OF-191716
Ngày cấp bằng
27/4/13
Số km
611
Động cơ
335,610 Mã lực
Thôi cụ ạ, ở gầm giường nhà cụ có gần 40 loại rồi cụ ko phải mua nữa đâu. Các anh em đang chờ cụ về để đi ĐS.
Kính các cụ BSC
Tình hình là có 2 vấn đề:
1 - Đã có Gold line Beluga (tạm coi là hoàn thành nhiệm vụ)
2 - Đúng ngày 16 - 18 nhà cháu lại bận họp tổng kết cơ quan ở Hạ Long. Rất tiếc không tham gia cùng các cụ được vụ DS rồi.
Hôm nọ ở sân bay NB (cửa đi)nhà cháu thấy khá nhiều Talisker 10 (38USD), Caol Ila 12 (50USD) và khá nhiều loại tuổi trẻ khác, giá không cao lắm
 

MaltBrothers

Xe buýt
Biển số
OF-175030
Ngày cấp bằng
4/1/13
Số km
777
Động cơ
348,541 Mã lực
Nơi ở
Nơi có rượu ngon và đàn bà đẹp
Kính các cụ BSC
Tình hình là có 2 vấn đề:
1 - Đã có Gold line Beluga (tạm coi là hoàn thành nhiệm vụ)
2 - Đúng ngày 16 - 18 nhà cháu lại bận họp tổng kết cơ quan ở Hạ Long. Rất tiếc không tham gia cùng các cụ được vụ DS rồi.
Hôm nọ ở sân bay NB (cửa đi)nhà cháu thấy khá nhiều Talisker 10 (38USD), Caol Ila 12 (50USD) và khá nhiều loại tuổi trẻ khác, giá không cao lắm
Caol Ila 12yo thì hơi đắt tí nhưng Talisker 10 giá như thế là chuẩn đấy cụ ợ vì nhà em đợt trước người quen mua hộ cũng tầm giá đó.
 

webzy

Xe tải
Biển số
OF-30031
Ngày cấp bằng
26/2/09
Số km
429
Động cơ
485,930 Mã lực
Các cụ víết thêm các loại rượu sẽ mang theo để phục vụ chủ đề tháng Tám này để bà con biết nhé.
 

flat

Xe buýt
Biển số
OF-1476
Ngày cấp bằng
24/8/06
Số km
840
Động cơ
578,641 Mã lực
Kính gửi các cụ!

.................. Chương trình sẽ được rút ngắn lại và chỉ tổ chức vào buổi trưa thứ 7 và kết thúc vào buổi chiều tuy nhiên nếu cụ nào có nhu cầu ở lại cùng gia đình thì em sẽ đặt phòng cho các cụ.

Rất mong các cụ bớt chút thời gian vàng ngọc để đọc và đưa ra ý kiến, đăng ký để em và cụ Malt sắp xếp đón tiếp các cụ cho chu đáo.

@ cụ Malt và cụ Jackal: về vụ phương tện đi lại, giờ giấc cũng như update danh sách em xin nhờ 2 cụ giúp em nhé!
He he, lâu lắm BSC mới đi dã ngoại, dưng mà các cây đa, cây đề (cụ Clay, cụ Sky, cụ winecella, cụ tàu lượn, cụ Trung, cụ Tuấn.....) toàn vờ trốn việc quan đi ở chùa, thế thì Ban tổ chức lấy ai ra để....kiểm tra sức khỏe bây giờ :)

Kính mời các cụ OF đăng ký đi ạ, thành viên BSC và non_BSC hiện nay nếu đi họp thì quyền lợi ....là như nhau :)), các cụ cứ yên tâm. Các cụ say quá, nhà cụ Phamha sẽ đưa các cụ quay lại HP, uống tiếp, thứ 2 về sớm :)
 

MaltBrothers

Xe buýt
Biển số
OF-175030
Ngày cấp bằng
4/1/13
Số km
777
Động cơ
348,541 Mã lực
Nơi ở
Nơi có rượu ngon và đàn bà đẹp
Trưa nay nhà em có tham gia 1vụ unplugged với cụ CT và vài cụ cây đa cây đề thấy tình hình rất là tình hình, hầu hết các cụ đều cáo ốm do tuổi cao sức yếu sợ ra gió biển DS + với kết quả đăng ký update đến chiều nay thì đúng như em đã dự từ trc ko đủ số lượng qui định nên vụ tasting này sẽ di dời đến cuối tháng 8 cho đông đủ ạ kết hợp cùng với ivent của cụ Tèo và nhà Glenfarclas.

Em biết sẽ có 1số cụ dù ko nói ra nhưng trong lòng sẽ buồn bã lắm lắm vì ấp ủ dự định xuống DS từ lâu mà chẳng có lý do chính đáng xin phép Gấu mẹ vĩ đại, nhưng ko sao cuối tuần này nhà em vẫn về HP và sẽ cùng cụ Phamhavn tổ chức 1vụ off nho nhỏ tại DS vì thế cụ nào đã chót xp gấu thì cứ liên hệ với em + phamvn để cùng tham gia cho vui ạ
 

MaltBrothers

Xe buýt
Biển số
OF-175030
Ngày cấp bằng
4/1/13
Số km
777
Động cơ
348,541 Mã lực
Nơi ở
Nơi có rượu ngon và đàn bà đẹp
Đây là một số ảnh ọt tasting trưa qua với chủ đề biển ơi ta nhớ người lắm lắm ...... với Chai Bunnahabhain 18 và Lagavulin 16 là những chai được giới sành điệu có review rất tốt. Ngoài ra thẩm lại Tomatin 18 để so sánh với Bunnahabhain 18.






Và cuối cùng do không thể trì hoãn cái sự sung sướng trước loại bia bỉ mới nhập về của cụ B nên bọn em tráng miệng luôn bằng chai này, độ cồn 12%abv uống xong về lơ mơ cả chiều :D

 
Chỉnh sửa cuối:

MaltBrothers

Xe buýt
Biển số
OF-175030
Ngày cấp bằng
4/1/13
Số km
777
Động cơ
348,541 Mã lực
Nơi ở
Nơi có rượu ngon và đàn bà đẹp
Em lọ mọ post lại bài viết về nhà chưng cất glenmorangie của mợ Hoài Hương để các cụ tham khảo và thư giãn, vừa rồi em có làm vài ngụm Nectar D'or thấy rất sướng vô tình đọc lại bài của mợ ý viết bên flux2 nên copy lại để các cụ thưởng thức giọng văn của một thời vang bóng ạ.

Glenmorangie là một Nhà chưng cất (Distillery) thuộc vùng Highland, đúng ra là vùng Bắc Highland, một vùng bờ biển rất đẹp nằm phía Đông Bắc lãnh thổ Scotland. Cũng giống như các Nhà Old Pulteney, Clynelish, Balblair, Nhà Glenmorangie nằm gần bờ biển, đặc biệt có Cellar số 13 nằm rất gần bờ biển nên rượu được đánh giá là phảng phất hương vị của biển.
Style của các Nhà chưng cất thuộc vùng này (ngoài các Nhà chưng cất ở trên, còn có thêm Glen Ord nữa) được xếp vào nhóm nhẹ nhàng, thanh khiết, tinh tế, nhiều hương hoa quả, đặc biệt là hương vị cam quýt, vani, mật ong, hầu như không có mùi vị khói. Rượu của vùng này hầu hết đều thơm tho những mùi hương dễ nhận biết, dễ cảm nhận cả khi ngửi và khi uống. Cùng với Balblair, hương thơm của Glenmorangie khá ngào ngạt khi rượu được rót ra ly, kể cả những chai ít tuổi và ít tiền hơn chai 18yo của bác, ví như chai Glenmorangie Original 10yo đều thuộc loại tỏa hương xa hàng mét. Có được hương vị đó là do mấy Nhà chưng cất thuộc vùng này sử dụng phần nhiều là loại thùng ex-Bourbon chất lượng cao. Đây là loại thùng gỗ sồi Missouri của Mỹ (thuộc dòng gỗ sồi trắng), đã được sử dụng để ủ rượu Bourbon Whiskey trong thời gian khoảng từ 4 đến 8 năm, sau khi đã mở thùng để lấy rượu Bourbon đóng chai, họ xuất khẩu sang Scotland để ủ rượu Scotch Whisky. Các Nhà chưng cất vùng Bác Highland này sử dụng những thùng ex-Bourbon tốt nhất, mua từ những Nhà làm rượu Bourbon ngon nhất. Do vậy, ngoài hương vị có được do các yếu tố khác, rượu vùng này còn lấy được thêm nhiều hương vị của rượu Bourbon, dòng rượu có nhiều hương vị vani và mật ong.
Malt của Nhà Glenmorangie cũng được lựa chọn từ những loại malt ngon và đắt tiền được malting và làm khô bằng phương pháp không xông khói.
Vùng Đông Bắc cũng nổi tiếng bởi không khí trong lành thuộc loại nhất Scotland, và cũng là nhất UK. Các Nhà làm rượu Whisky gọi đây là “Yếu tố thứ tư” giúp rượu thơm ngon. Lý do là các Cellar ủ rượu của mấy Nhà trên thường lấy gió biển thổi mơn man vào các thùng rượu vào mùa hè và mùa thu để làm cho rượu được mát mẻ và dịu nhẹ hơn.
Gọi là rượu Highland Single Malt là gọi theo cách phân chia đất nước Scotland thành các vùng rượu Whisky, chứ không phân chia vùng địa lý theo các đơn vị hành chính. Về cơ bản, gần như toàn bộ lãnh thổ Scotland là cao nguyên (highland). Đây là một lợi thế rất lớn của các Nhà làm rượu Scotch Whisky. Nói lợi thế là bởi vì do địa hình như vậy, nguồn nước dùng để chưng cất rượu hầu hết lấy từ những con suối (spring water) chảy từ núi cao xuống, nước rất trong lành và tinh khiết. Các vùng làm rượu Scotland bao gồm: Highland (bao gồm cả Bắc Highland, Tây Highland, Trung Highland, Đông Highland, đảo Isle of Skye, đảo Orkney và các đảo khác), Speyside, Lowland, Campbeltown và Islay.

Dòng Glenmorangie 18yo có hai loại rượu thành phần được đem blend với nhau. Thứ nhất là loại Single Malt được ủ trọn vẹn trong thùng ex-Bourbon tối thiểu 18 năm. Thứ haii là loại Single Malt đã được ủ 15 năm trong thùng ex-Bourbon, sau đó rượu được chuyển sang thùng ex-Sherry để ủ tiếp 3 năm nữa. Sau quá trình ủ có thời gian tối thiểu là 18 năm như vậy, rượu được đem blend lại với nhau theo tỷ lệ 70:30 như Glenmorangie công bố trên website của mình (theo đường link mà bác mucdong đưa lên). Do có rượu thành phần được ủ từ hai loại thùng nên rượu có sự kết hợp của cả hai style hương vị. Tuy nhiên, hương vị rượu ex-Bourbon sẽ vẫn chi phối. Bởi vậy, rượu Glenmorangie 18yo giàu hương vị chanh, cam, vani, mật ong, kẹo bơ, hương thơm ngọt và dễ chịu, cho cảm giác khoan khoái, thư thái. Rượu Glenmorangie 10yo và 18yo cũng được xếp vào nhóm “the Summer Drams”. Bên cạnh đó, do có một lượng nhỏ (30%) được ủ thêm 03 năm (extra-matured) trong thùng gỗ ex-Sherry, nên rượu cũng có thêm hương vị của hoa quả khô, mứt quả, nhưng là những loại có hương vị dịu nhẹ như mứt cam, mứt quất. Rượu không có những loại hương quả đậm như dâu chín, táo tàu, nho khô…
Hiện nay, trong range sản phẩm phổ biến (standard range) của Nhà Glenmor, các chai Lasanta, Quinta Ruban và Nectar D’Or là các sản phẩm thuộc serie Extra Matured. Serie này được định vị cao hơn chai Original 10yo và thấp hơn chai Extremely Rare 18yo. Trong nội bộ serie, thứ hạng 03 chai được xếp như sau: (1) Lasanta (thấp nhất); (2) Quinta Ruban; (3) Nectar D’Or.
Cả ba dòng này, ban đầu đều là rượu Single Malt được ủ trong thùng gỗ sồi Mỹ (first-fill Bourbon cask) với thời gian ủ là 10 năm, giống như rượu Original 10yo. Điểm khác biệt nằm ở chỗ: Sau 10 năm ủ, rượu được lấy ra và dilute xuống còn 40% để đem đóng chai Original 10yo; nhưng cũng loại rượu đó, nó không được dilute mà giữ nguyên chất và được chiết sang thùng ex-Sherry để ủ tiếp 02 năm nữa. Sau 02 năm ủ này, rượu được lấy ra, dilute xuống 46% (nhưng không lọc lạnh – unchill-filtered) để đóng thành rượu Lasanta. Cũng là rượu 10yo nêu trên, nhưng nếu đem ủ tiếp 02 năm nữa trong thùng gỗ sồi đã từng được dùng để ủ rượu Porto (Bồ Đào Nha), thì rượu sẽ được gọi là Quinta Ruban. Tương tự, rượu 10yo, nếu đem ủ tiếp 02 năm trong thùng gỗ sồi Pháp đã từng được dùng để ủ rượu vang trắng Sauternes, thì khi đóng chai, rượu sẽ là Nectar D’Or. Tương tự như Lasanta, cả hai chai kể sau cũng là rượu 46% và đều giữ nguyên chất, không bị lọc lạnh.
Do được ủ thêm 02 năm trong hai loại thùng khác nhau, nên hương vị của Lasanta và Quita Ruban cũng khác nhau khá nhiều. Lasanta có hương nồng nhiệt, vị ấm áp đặc trưng của loại rượu được ủ trong thùng Sherry. Rượu có nhiều hương hoa quả chín, mứt quả, mật ong, gỗ sồi, gừng… Với Quinta Ruban, rượu có nhiều vị ngọt, giàu hương vị chocolate đen, chocolate hạt hạnh nhân, táo tàu do lấy được thêm hương vị từ thùng Porto, thứ rượu vang nồng độ cao có vị rất ngọt. Tuy nhiên, do gốc rễ đều là rượu được ủ 10 năm trong thùng ex-Bourbon, nên cả hai loại đều có hương vị chanh, cam, mật ong, vani, nhưng với Quinta Ruban thì những hương vị này ít hơn dòng kia, do mùi vị của Porto có ảnh hưởng mạnh hơn và át bớt hương vị gốc.
Khi mới ra đời, cả serie Extra Matured đều là rượu không đề tuổi rượu (No Age Statement – NAS), nhưng đến cuối năm 2010, Nhà Glenmor đã thay đổi, đề rõ tuổi rượu 12yo cho cả ba loại trong serie này. Không biết có phải là do có phần tác động từ ý kiến góp ý của người viết cách đây 02 năm , hay là do để đối ứng với chiến dịch “Age Statement” đang được Nhà Chivas quảng bá rầm rộ khắp thế giới, mà Nhà Glenmor đã tạo ra sự thay đổi nhanh chóng này?
Như vậy, trong ảnh của bác, chai Lasanta thuộc lô đóng chai cũ, còn chai Quinta Ruban thì thuộc về lô đóng chai và mẫu nhãn mới 2010. Về cơ bản, hương vị của chai NAS và chai 12yo (cùn một dòng) không có nhiều khác biệt.
Ngành rượu đã từ lâu được coi là một ngành công nghiệp có giá trị của UK. Tuy nhiên, tại Nhà chưng cất, thực ra, nó được sản xuất rất thủ công, mà ở đó, vai trò của con người, của “những người đàn ông” cần cù, cẩn trọng, uy tín, trách nhiệm, tinh tế và có tình yêu nghề là vô cùng quan trọng.
Do đặc thù của mỗi nhà mà họ cần bao nhiêu “người đàn ông” như thế.

Nhà Glenmorangie thì xưa nay luôn có 16 người đàn ông coi sóc việc làm rượu. Nhà chưng cất đặt tại Thị trấn Tain ở vùng Đông Bắc Scotland. Những người đàn ông nói trên cũng đều sống ở đây. Để trân trọng và vinh danh những người đàn ông đã ngày đêm làm ra những sản phẩm thượng hạng cho mình để bán ra khắp thế giới, Nhà Glenmor đã đề trên nhãn chai và vỏ hộp dòng chữ “Perfected by the Sixteen men of Tain”. Với các lô sản phẩm trước đây, họ đề dòng chữ “Handcrafted by the Sixteen men of Tain” cũng với ý nghĩa như vậy.
16 người đàn ông giữ vai trò quan trọng trong Nhà chưng cất. Họ giữ những vai trò gì vậy? Các bác tìm hiểu giúp em và đưa lên trên đây để giới thiệu để các anh chị em cùng biết, được không?
Hiện nay Nhà Glenmorangie mỗi năm sản xuất khoảng 10 triệu chai whisky, trong đó có khoảng 3,5 triệu chai được bán ra nước ngoài (?). Thế mà năm 1960, Glenmorangie chỉ bán được vỏn vẹn 72 chai single malt trên toàn thế giới (!!!)
Ngày nay, khi nhắc đến Glenmorangie, người sành rượu thường nghĩ ngay đến “The sixteen men of Tain”, 16 con người huyền thoại đã bảo đảm chất lượng cho nhãn rượu này xuyên suốt hơn 150 năm qua. Trải qua nhiều thế hệ, lượng rượu sản xuất tăng lên, quy trình quản lý và tổ chức sản xuất khoa học hơn nhiều so với năm 1843, nhưng chất lượng của mọi chai rượu Glenmorangie đều được kiểm soát bởi 16 con người này.
Em nghĩ để hiểu được vai trò của “16 người đàn ông” huyền thoại này, có lẽ cần phải tìm hiểu thêm một chút về Nhà Glenmorangie và cách họ làm rượu.
Glenmorangie, theo cách hiểu của những người Scotland thì nó có nghĩa là The Glen of Tranquility (Thung lũng bình yên). Nhà rượu nằm ở thị trấn Tain này vốn khởi đầu là một lò nấu beer từ những năm 1700s, rồi sau đó chính thức chuyển thành Nhà rượu từ năm 1843. Đa số các nhà xưởng của họ hiện nay đều được xây dựng từ năm 1887.
Cho tới bây giờ, Nhà Glenmorangie vẫn sử dụng các nồi chưng cất có cổ cao nhất tại Scotland (xấp xỉ 17 feet = 5,14m – có tài liệu nói cao 7,9m) – gọi là nồi “cổ thiên nga”. Lý do là bởi từ năm 1843, Nhà rượu này được xây dựng từ nền tảng của các nồi chưng cất Gin đã qua sử dụng, được mua của London Gin (hình như đây cũng lại là một loại Gin rất nổi tiếng?). Kể từ đó, đây trở thành một đặc thù của các nồi chưng nhà Glenmorangie, và các nồi mới sau này đều được chế tạo giống hệt những chiếc nồi đầu tiên. Chiều cao đặc biệt này cho phép chưng cất những giọt rượu tinh khiết nhất, trong trẻo nhất.
Loại nồi chưng này là một phần trong phương pháp chưng cất đúp rất kỹ lưỡng mà Nhà Glenmorangie lựa chọn: sau lần chưng cất thứ 2, lượng rượu chỉ còn lại chừng 1/3 so với sau lần chưng cất đầu tiên, và sẽ được mang đi ủ. Chỗ còn lại sẽ được tiếp tục cho trở lại nồi chưng để tiếp tục chưng cất.
Ngoài việc lựa chọn barley grain (mà em không tìm ra tài liệu, một số có nói họ sử dụng barley grain được trồng ngay trong vùng, cung cấp bởi công ty Highland Grain), chìa khóa thành công của Nhà Glenmorangie nằm ở nguồn nước. Quá trình chưng cất mọi chai rượu của Nhà này từ xưa đến nay đều chỉ sử dụng nước từ suối Tarlogie – một con suối nằm trên The Hill of Tain, cao khoảng 1 dặm so với lò rượu. Lý do khiến nước từ dòng suối này trở nên đặc biệt quý hiếm là bởi các cơn mưa sau khi rơi xuống, các giọt nước phải mất đến khoảng 100 năm để thấm qua các lớp đá vôi và sa thạch, trước khi chảy trở lại ra dòng suối Tarlogie. Sự thẩm thấu cực chậm này giúp dòng nước trở nên rất giàu các loại khoáng tự nhiên. Ngoài ra, nghe đồn rằng dòng nước từ con suối đặc biệt này luôn ổn định ở mức 7°C – quanh năm!
Nhờ vào suối Tarlorie, Nhà Glenmorangie cũng trở thành Nhà rượu Highland duy nhất sử dụng nước cứng (thực ra là rất cứng) để chưng cất rượu. Nguồn nước này quý giá và đặc biệt đến nỗi vào năm 1980 (có tài liệu nói năm 1989), Nhà Glenmorangie đã quyết định mua đứt 650 acres đất (khoảng 263 hecta) xung quanh nguồn nước để bảo vệ nó.
Cuối cùng là thùng ủ rượu. Đây cũng là một trong số các bí quyết rất quan trọng của Nhà Glenmorangie. Nghe nói họ đã phải mất tới hơn 1/4 thế kỷ nghiên cứu các loại gỗ để cho ra được bí quyết về các thùng rượu này.
Nhà Glenmorangie phần lớn chỉ sử dụng loại thùng làm từ gỗ sồi trắng của Mỹ (một số tài liệu nói họ chỉ dùng gỗ sồi trắng mọc trên núi Ozark, bang Missouri) để ủ rượu. Những thùng này phải từng được dùng để ủ (đựng?) rượu bourbon trong khoảng 4 năm, cũng như chưa từng đựng hay ủ Scotch whisky. Nghe nói Glenmorangie lựa chọn Jack Daniel’s và Heaven Hill để cho các Nhà này ủ bourbon, trước khi họ lấy thùng để ủ rượu cho riêng mình.
Điều quan trọng là trước khi đóng thùng, loại gỗ sồi trắng này – sau khi được chọn lựa kỹ càng và cắt xén cẩn thận – sẽ được phơi khô tự nhiên ngoài trời trong ít nhất là 2 năm trước khi mang đi đóng thành thùng rượu.
Với các thùng rượu đặc biệt lâu năm, Nhà Glenmorangie sẽ lựa chọn kỹ từng thùng rượu sherry hoặc rượu vang đã qua sử dụng, từ các vineyard và chateaux hàng đầu của châu Âu để ủ. Nghe nói đó là các thùng của Oloroso (sherry), Ruby (port) và Sauterne (wine).
Tùy theo từng loại rượu, mà master blender của Glenmorangie sẽ quyết định pha trộn rượu giữa các loại thùng với tỷ lệ khác nhau.
Nhà Glenmorangie có tổng cộng khoảng 400 nhân công, nhưng đa số họ làm việc tại nhà máy đóng chai ở Broxburn, West Lothian, ngoại ô Edinburgh, Scotland. Chỉ có 28 người làm việc tại lò chưng cất – trong đó bao gồm cả các tour guide và người bán hàng.
Trở lại với chuyện “The sixteen men of Tain”. Em vẫn không thể tìm ra được tài liệu nào nói rõ 16 người này đảm nhận chính xác những công việc gì. Vì thế dựa theo hiểu biết nông cạn mà em vừa học được trong khoảng 3 tuần qua, em tạm chia ra các bộ phận như sau, mỗi bộ phận có thể có một hoặc nhiều người phụ trách:
1. Barley Grain
2. Malt
3. Water
4. Pot Still
5. Distilling
6. Wood
7. Cask
8. Maturing
9. Blending
10. Tasting
11. Bottling
Có một câu chuyện vui nói rằng hệ thống làm việc của Nhà Glenmorangie giờ khoa học lắm rồi, họ bày vẽ chuyện “the sixteen men” chỉ để làm marketing thôi. Thực ra chỉ cần 1 người đàn ông với 1 con chó là đủ bảo đảm công việc: Người đàn ông cho con chó ăn, còn con chó bảo đảm là ông này không bấm sai nút
Thực tế thì câu chuyện của Nhà Glenmorangie giờ đã thành huyền thoại trong giới mê rượu. Đến nỗi vào đầu tháng 1/2009, tạp chí chuyên dành cho triệu phú và tỷ phú là Robb Report đã đưa ra một offer đặc biệt: 17th Man of Tain, với cái giá trọn gói là 6 triệu USD (!!!)
Khách hàng của gói dịch vụ đặc biệt này sẽ được mời đến Tain để trải nghiệm toàn bộ công việc của “sixteen men of Tain”: được học các nguyên tắc cơ bản để sản xuất rượu single malt, đi chọn barley, làm malt, chọn gỗ, học cách đóng thùng, chưng cất, tự mình pha chế lấy 5 loại single malt của riêng mình. Được chọn 20 thùng trong số rượu do chính mình làm ra, được ủ tại Tain trong tối đa 25 năm. Mẻ đầu tiên sẽ được lấy vào năm 2019, khi rượu đủ 10 tuổi, và mẻ cuối cùng có thể chờ tới năm 2034, khi rượu đã 25 tuổi. Ngoài ra mỗi năm được đến nghỉ tại Glenmorangie House để kiểm tra chất lượng rượu đang ủ… (Mợ Hoài Hương có biết ai là người đã mua gói dịch vụ này không ạ?)
Một chuyện thú vị nữa em đọc được trong khi tìm kiếm, là vào năm 1999, một guitarist mê rượu khá nổi tiếng người Anh tên là Allan Holdsworth đã cho ra đời một album có tên The Sixteen Men of Tain. Album được thu âm trong phòng thu riêng của anh này, phòng thu có tên The Brewery
Hương vị đặc trưng của Nhà Glenmor là nhẹ nhàng, thanh lịch, nhã nhặn với hương vị chủ đạo là chanh, cam, mật ong, vani, hạnh nhân. Điều này có được là do Nhà Glenmor chủ yếu sử dụng các thùng gỗ sồi first-fill ex-Bourbon, những thùng được họ tuyển lựa rất kỹ và mang về từ Mỹ.
Muốn có hương vị nồng ấm, thậm chí ấm như mùi hương vị của quế, của gừng tươi và gừng nướng…, thì phải nghĩ đến thùng ex-Sherry, (nếu là loại first-fill thì càng tốt), loại thùng gỗ sồi Châu Âu đắt tiền, có sắc đậm, giúp cho rượu whisky có hương vị đậm đà và tăng “chiều sâu” do đã từng được dùng để ủ rượu Sherry của Tây Ban Nha.
Hiểu sâu hơn chút nữa về các loại thùng gỗ, bác sẽ định vị và nhận biết dễ hơn về style hương vị của từng Nhà làm rượu, của từng chai rượu. Ví như nhìn mấy chai có màu rượu đậm đà như Macallan 12yo, 18yo, 25yo, 30yo, Balvenie 12yo, 17yo, 21yo và 30yo, Balblair 1975…, bác sẽ nghĩ ngay đến rượu ex-Sherry Single Malt. Nhìn màu rượu vàng sáng, vàng chanh, vàng rơm hoặc màu như màu của vang trắng của những chai như Glenmor Original 10yo, Glenmor Nectar D’or (12yo), Old Pulteney 17yo, Balblair 2000…, bác sẽ nghĩ ngay đến ex-Bourbon Single Malt. Tất nhiên, cảm nhận rượu thông qua quan sát màu sắc sẽ chỉ đúng với những chai rượu có màu tự nhiên, màu ‘nguyên bản’ được khui trực tiếp từ thùng gỗ (natural colour), chứ chưa được đánh màu caramel cho đẹp (caramel coloring) như nhiều sản phẩm đang có trên thị trường.
Tìm một chai có hương vị cực thanh nhã, nhẹ nhàng, bác nên ‘bỏ qua’ Extremly Rare 18yo mà quay lại dòng ‘rẻ tiền’ hơn là Glenmor Original 10yo. Đặc biệt, một dòng theo style nhẹ nhàng như thế, nhưng có rất nhiều hương vị ‘lạ’, có mùi vị chanh cam, nhưng là hương vị của nhiều loại chanh và nhiều loại cam, đó là chai Glenmor Nectar D’or 12yo (thuộc serie Extra Mature). Có được những hương vị lạ như thế là do, sau khi được ủ tròn 10 năm trong thùng ex-Bourbon (lúc này hương vị sẽ giống chai Original 10yo), rượu sẽ được đưa vào ủ thêm 02 năm nữa trong thùng gỗ nhập về từ Pháp, loại thùng đã được dùng để ủ rượu Sauternes, một loại vang trắng cực ngon, đắt tiền và có nhiều hương vị lạ do được làm từ những trái nho chín ‘lạ lùng’ theo phương pháp đặc biệt. Cả hai chai vừa kể trên đều có màu khá ‘lạt’, nhìn như màu rượu chanh của Nhà máy rượu HN khi xưa. Nhưng đó mới là natural colour. Riêng chai Nectar D’or thì còn là một dòng Non-chill filtered với độ cồn tiêu chuẩn cho dòng này là 46%.
 

chutchit

Xe hơi
Biển số
OF-6472
Ngày cấp bằng
28/6/07
Số km
126
Động cơ
543,720 Mã lực
Cụ Tauluon cho cháu hỏi chai Talisker 10 trên NB là loại 1L hay 0.75L ạ?
Tks cụ!

Kính các cụ BSC
Tình hình là có 2 vấn đề:
1 - Đã có Gold line Beluga (tạm coi là hoàn thành nhiệm vụ)
2 - Đúng ngày 16 - 18 nhà cháu lại bận họp tổng kết cơ quan ở Hạ Long. Rất tiếc không tham gia cùng các cụ được vụ DS rồi.
Hôm nọ ở sân bay NB (cửa đi)nhà cháu thấy khá nhiều Talisker 10 (38USD), Caol Ila 12 (50USD) và khá nhiều loại tuổi trẻ khác, giá không cao lắm
 

BarleyRiver

Xe tải
Biển số
OF-201330
Ngày cấp bằng
9/7/13
Số km
478
Động cơ
326,960 Mã lực
Cụ dẫn lại bài viết về Glenmorangie rất hay. Đọc lên có thế thấy người viết khi đó còn tràn đầy niềm say sưa, hứng khởi. Em xin minh họa phụ trợ thêm cho bài viết hình 1 chai Glenmorangie 18 thời mẫu cũ, rare malt, mà phía gần nắp, phía chân của hộp, và trên thân hộp trụ còn ghi rõ handcrafted by the sixteen men of Tain.
 
Chỉnh sửa cuối:

winecellar

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-195971
Ngày cấp bằng
28/5/13
Số km
569
Động cơ
332,330 Mã lực
Website
www.winecellar.vn
Cụ nào đã uống Hibiki 21yo chưa. cuối tuần này em có một người bạn mời thưởng thức em này.
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top