- Biển số
- OF-358784
- Ngày cấp bằng
- 18/3/15
- Số km
- 1,067
- Động cơ
- 267,750 Mã lực
E ghét nhà giầu nên chỉ biết chúc người thì mồ yên mả đẹp, người đi chăn kiến cho gương mẫu sớm hưởng ân xá. Toàn nam nhi cả, có gan ăn cắp thì có gan chịu tội.
Qua còm này, em hiểu theo nghĩa là có ai đó muốn dùng OB để làm cái gì đó tư lợi? Tất nhiên không phải anh Thắm rồi?!Tội là tội anh Thắm và bộ sậu ko chấp nhận để OB chết sớm. Em nhớ ko nhầm hồi 2011 em còn chơi chứng rộ lên vụ
Oceanbank sắp chết nhưng cuối cùng ko chết vì có tiền dầu khí gửi vào. Sau đó mấy năm rồi sao? Biển ngân hàng Oceanbank được thay mới nền trắng chữ xanh rất đẹp nhưng có chỗ lại in bằng bạt, gió to thổi là rách bay phấp phới. Có những phòng giao dịch hơn 10 người nhưng trời nóng cũng ko cho bật điều hòa, chỉ cho phép duy nhất 1 máy tính hoạt động để làm việc nhằm tiết kiệm chi phí... Cuối cùng cũng chết và có cả tội chết. Còn tội lãi ngoài đa số ngân hàng nào cũng có, đúng như cụ chuongxehoi nói hầu hết các khoản chi ngoài đều có giấy tờ sổ sách ký tá. Hai tội lớn nữa em nghĩ dành cho ngân hàng nhà nước là thứ nhất mua 0 đồng (nên các ngân hàng chả sợ chết) và cố tìm cách sống ở tương lai như Oceanbank. Thứ hai là quy định lãi trần, khi một thằng nghiện sắp chết mà tự tin ko chết vì được mua sẽ tìm cách phá trần, lãi suất ko do thị trường quyết định dẫn đến méo mó. Như mấy năm gần đây bỏ lãi trần để tự điều chỉnh là ngon ngay.
Cụ chịu khó nghe đại diện nhnn trả lời nhéTiện thể em nhờ các cụ giải thích cho em hiểu khái niệm " vốn chủ sở hữu" và " vốn tự có" của ngân hàng. 2 k/n này khác nhau gì nhiều không ạ? Vì em hóng được là bên bị cáo của OB có tranh luận tại toà là OB dùng vốn tự có để chi các khoản chi kia. Chứ không chi âm vào vốn chủ sở hữu. Như vậy là không phạm luật. Em không hiểu nên nhờ các cụ chỉ giáo cho em
Con dê tế thần thôi.......Tử hình để không cháy lang.......giờ lò nóng mà không ngăn chặn là cháy hết cả đám......sắp đặt để 2 con tốt ra đi còn cả đám sống, sống để chiến đấu...............https://vn.sputniknews.com/vietnam/201709224046214-tin-moi-nhat-vu-xet-xu-ha-van-tham/
Cụ thể về tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng", đại diện VKS tóm lược, tại phiên tòa, hầu hết các bị cáo và luật sư đều thừa nhận có vi phạm quy định về trần lãi suất nhưng cho rằng việc này không gây hậu quả. Và nhờ việc chi lãi ngoài nên Oceanbank mới huy động được tiền gửi, tránh đổ bể và khoản tiền hơn 1.576 tỉ đồng giống như "mua đắt thì bán đắt".
Đại diện VKS khẳng định, căn cứ vào các chứng cứ do CQĐT thu thập là lời khai của các bị cáo, kết luận giám định, có đủ cơ sở xác định số tiền chi lãi ngoài hơn 1.576 tỷ đồng là vi phạm quy định về trần lãi suất, vi phạm chế độ tài chính của các tổ chức tín dụng, không có giấy tờ hợp lệ, không có khả năng thu hồi…
Theo đại diện VKS, hậu quả của việc làm trái mà các bị cáo gây ra không chỉ làm thất thoát tài sản của Oceanbank, trong đó có tiền của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) mà quan trọng hơn là nó còn làm tiền đề cho tham nhũng phát triển. Nghiêm trọng hơn nữa là hành vi của các bị cáo đã làm giảm lòng tin của quần chúng nhân dân đối với một số cơ quan, tổ chức, đặc biệt là Oceanbank.
Ngoài ra, hơn 1.576 tỉ đồng thất thoát cũng góp phần đẩy nợ xấu của Oceanbank lên hơn 14.000 tỉ đồng, âm vốn chủ sở hữu… Từ đó khiến Ngân hàng Nhà nước phải mua lại với giá 0 đồng, đồng thời phải gánh toàn bộ nghĩa vụ trả nợ của ngân hàng này đối với khách hàng.
Đối đáp với các ý kiến, quan điểm của các luật sư, đại diện VKS nhìn nhận, trong hàng nghìn tỷ đồng chi lãi ngoài tại Oceanbank thì có 246 tỉ đồng chi cho Nguyễn Xuân Sơn — cựu Tổng giám đốc (TGĐ) Oceanbank và bị cáo này chiếm đoạt. Do đó, hậu quả do hành vi cố ý làm trái của Hà Văn Thắm cùng các bị cáo gây ra còn lại là hơn 1.300 tỉ đồng.
Đối với tội "Tham ô tài sản", đại diện VKS xác định, quá trình xét xử, bị cáo Nguyễn Xuân Sơn và các luật sư cho rằng bị cáo này không phạm tội tham ô, chiếm đoạt tài sản vì bị cáo không có chức vụ và cũng không chiếm đoạt tiền của PVN.
Nhìn nhận hành vi này, đại diện VKS cho rằng tổng số tiền Oceanbank sử dụng để chi lãi ngoài là hơn 1.576 tỉ đồng. Đó đều là những khoản tiền mà OceanBank có được từ nhiều nguồn nhưng chủ yếu là nguồn huy động tiền gửi của các khách hàng. Sau đó, Oceanbank hạch toán vào các tài khoản cụ thể và có mục đích sử dụng rõ ràng…
"Trong lĩnh vực ngân hàng không cho phép hạch toán bừa, hạch toán sai, sử dụng không đúng mục đích. Vì khoản tiền này thuộc sở hữu của OceanBank nên cũng thuộc sở hữu của các cổ đông góp vốn. Những cổ đông lớn như PVN còn trực tiếp tham gia vào quá trình quản trị, điều hành OceanBank" — đại diện VKS khẳng định. Tiếp đến, đại diện cơ quan truy tố nhìn nhận hoạt động của Oceanbank không có hiệu quả thì cổ đông cũng phải chịu thiệt hại và gánh các nghĩa vụ tương ứng theo tỷ lệ góp vốn.
Trong số tiền Oceanbank bị thiệt hại có 246 tỉ được chi cho Nguyễn Xuân Sơn theo yêu cầu của bị cáo này và đã bị cựu TGĐ Oceanbank lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt. Căn cứ theo tỷ lệ góp vốn của PVN thì hơn 49 tỉ đồng trong số tiền này thuộc sở hữu của PVN và nói cách khác là thuộc sở hữu của Nhà nước.
Nhìn nhận bản chất hành vi, đại diện VKS cho rằng thời điểm chiếm đoạt tiền, Nguyễn Xuân Sơn không còn làm việc ở Oceanbank nhưng chủ trương chi lãi ngoài đã có từ trước khi bị cáo này trở về công tác tại PVN. Mặt khác, VKS nhận thấy việc Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam cử Nguyễn Xuân Sơn làm người đại diện phần vốn góp tại Oceanbank là có sự xác nhận của đại diện PVN ngay tại phiên tòa.
"Nguyễn Xuân Sơn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn tại PVN và đối tác chiến lược của Oceanbank… để chiếm đoạt số tiền 246 tỉ đồng, trong đó có hơn 49 tỉ đồng là tiền của Nhà nước" — đại diện VKS đánh giá. Vì thế có đủ cơ sở khẳng định bị cáo Nguyễn Xuân Sơn phạm tội "Tham ô tài sản". Tiếp đến, cơ quan truy tố xác định Hà Văn Thắm là đồng phạm giúp sức cho bị cáo Sơn tham ô tài sản.
Đối với cựu Chủ tịch Oceanbank, đại diện VKS nhận thấy quá trình xét xử bị cáo Thắm cho rằng mình là doanh nghiệp nên không phải chủ thể của nhóm tội tham nhũng. Tuy nhiên, theo đại diện VKS, căn cứ vào lời khai của bị cáo tại phiên tòa và cơ quan điều tra, căn cứ vào lời khai của bị cáo Nguyễn Minh Thu — cựu TGĐ Oceanbank và một số bị cáo khác hoàn toàn có đủ cơ sở xác định Hà Văn Thắm đã đồng phạm với Nguyễn Xuân Sơn về tội "Tham ô tài sản".
Về số tiền chiếm đoạt, bị cáo Sơn khai đã đưa hết cho Ninh Văn Quỳnh — cựu Phó TGĐ PVN nhưng lại không đưa ra được bằng chứng nào khác. Trong khi đó, tại tòa, Ninh văn Quỳnh khai chỉ nhận từ bị cáo Sơn 20 tỉ đồng, trong đó có 5 tỉ đồng ở giai đoạn trước khi Sơn về làm Phó TGĐ PVN. Vì vậy, Nguyễn Xuân Sơn chỉ được giảm trừ số tiền 20 tỉ đồng mà Ninh Văn Quỳnh khai nhận về mặt dân sự.
Trong số gần 30 bị cáo được VKS đề nghị HĐXX xem áp dụng miễn hình phạt, giảm nhẹ một phần hình phạt, trả lại tài sản đã nộp để khắc phục hậu quả…, không có Hà Văn Thắm (cựu Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Oceanbank) và Nguyễn Xuân Sơn (cựu Tổng giám đốc Oceanbank).
Một tuần trước, trong bản luận tội, Nguyễn Xuân Sơn(cựu Tổng giám đốc Oceanbank) bị VKS đề nghị: 16-18 năm tù tội Cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; chung thân tội Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản; tử hình tội Tham ô tài sản.Tổng mức hình phạt bị đề nghị là tử hình.
Hà Văn Thắm (cựu Chủ tịch HĐQT Oceanbank) bị đề nghị mức án: 19-20 năm tội Cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; 18-20 năm tội Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng; 20 năm tội Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản; chung thân tội Tham ô. Tổng mức hình phạt bị đề nghị là chung thân.
Án kinh tế thì theo em không nên tử hình, không ai có quyền tước đoạt mạng sống của người khác, em xin hết.
Chẳng có gì là không thể cụ nhé.Cụ chuẩn. Mạng sống của con người là cao quý nhất, không ai được phép nhân danh bất thứ cái gì tước bỏ của người khác.
Bây giờ có án chung thân kiểu VN mà cụ, mấy nước phát triển án tù có thời hạn của họ khéo còn dài và nghiêm hơn ở ta. nên ta giờ khó răn đe bằng hình phạt tùChẳng có gì là không thể cụ nhé.
Các cụ nên hiểu: Có thể Án hình sự ảnh hưởng trực tiếp đến mạng sống của 1 hoặc vài người.
Còn án kinh tế (Đặc biệt mấy cái án nghìn tỷ này) ảnh hưởng đến cả một nền kinh tế -> Dán tiếp ảnh hưởng đến toàn thể nhân dân.
Theo em nghĩ mấy án kinh tế thậm trí còn nguy hiểm hơn mấy anh án hình sự.
Việc mấy anh án kinh tế thụ án mới hài hước vì anh ấy thực tế chỉ bị giam lỏng hàng ngày thưởng thức mấy thứ tao nhã an nhàn như: cắt tỉa mấy cây cảnh... (Người có tiền đi tù thì có khác méo gì ở ngoài đâu)
Theo em đã là thụ án sẽ là như nhau có thể mới mang tính chất răn đe. Chứ giờ em chẳng thấy sự răn đe méo nào, điều đó thể hiện ở mức độ tổn thất của án kinh tế ngày càng tăng. Ngày xưa vụ ông ngọ BTNN và bà gì gây thiệt hại trăm tỷ đã kinh giờ thì toàn nghìn tỷ với chục nghìn tỷ.
Các nước phát triển họ loại bỏ án tử hình vì đất nước họ đã đạt đến cực thịnh, dân trí cực cao, tỷ lệ tội phậm cực thấp.
Còn ở xử mình thì sao? từ tội phạm hình sự đến kinh tế đẩy rẫy. Với suy nghĩ không ai có quyền tước đoạt mạng sống thì đất nước này chắc chắn sẽ còn loạn hơn.
Hoặc nếu có thì phải là: không ai được phép nhân danh bất cứ thứ gì tước bỏ mạng sống của người khác nếu người đó không gây tổn hại đến cái gì cả.
Như mẽo làm gì có án chung thân, nó cộng dồn các hình phạt thế nên có thằng án lên đến cả 200 năm.Bây giờ có án chung thân kiểu VN mà cụ, mấy nước phát triển án tù có thời hạn của họ khéo còn dài và nghiêm hơn ở ta. nên ta giờ khó răn đe bằng hình phạt tù
Theo suy nghĩ cá nhân em , quyền con người là quyền được sống không ai có quyền xâm hại đến nó,1 tên giết người không có quyền để giết 1 người , thì cũng không có cá nhân hay tổ chức nào cũng tự cho mình có quyền giết người . Cái chế tài tử hình người khác vì tội này tội kia chỉ là 1 biện pháp giáo dục dăn đe xã hội mà chúng ta đã mặc nhiên thừa nhận từ thế hệ trước. Tác động của nó đến xã hội đến đâu đi nữa , cũng không bao biện cho quyền lực của nhà nước , của giai cấp thống trị xâm hại đến quyền cơ bản của con ngườiChẳng có gì là không thể cụ nhé.
Các cụ nên hiểu: Có thể Án hình sự ảnh hưởng trực tiếp đến mạng sống của 1 hoặc vài người.
Còn án kinh tế (Đặc biệt mấy cái án nghìn tỷ này) ảnh hưởng đến cả một nền kinh tế -> Dán tiếp ảnh hưởng đến toàn thể nhân dân.
Theo em nghĩ mấy án kinh tế thậm trí còn nguy hiểm hơn mấy anh án hình sự.
Việc mấy anh án kinh tế thụ án mới hài hước vì anh ấy thực tế chỉ bị giam lỏng hàng ngày thưởng thức mấy thứ tao nhã an nhàn như: cắt tỉa mấy cây cảnh... (Người có tiền đi tù thì có khác méo gì ở ngoài đâu)
Theo em đã là thụ án sẽ là như nhau có thể mới mang tính chất răn đe. Chứ giờ em chẳng thấy sự răn đe méo nào, điều đó thể hiện ở mức độ tổn thất của án kinh tế ngày càng tăng. Ngày xưa vụ ông ngọ BTNN và bà gì gây thiệt hại trăm tỷ đã kinh giờ thì toàn nghìn tỷ với chục nghìn tỷ.
Các nước phát triển họ loại bỏ án tử hình vì đất nước họ đã đạt đến cực thịnh, dân trí cực cao, tỷ lệ tội phậm cực thấp.
Còn ở xử mình thì sao? từ tội phạm hình sự đến kinh tế đẩy rẫy. Với suy nghĩ không ai có quyền tước đoạt mạng sống thì đất nước này chắc chắn sẽ còn loạn hơn.
Hoặc nếu có thì phải là: không ai được phép nhân danh bất cứ thứ gì tước bỏ mạng sống của người khác nếu người đó không gây tổn hại đến cái gì cả.
Nhiều cụ dân tài chén hẳn hoi nhưng vẫn gà mờ dư lày mới buồn cườiOánh trả lãi vượt trần, cơ mà thời đó NH nào chả thế!
Ở đâu em không biết, nhưng ở xứ mình thì việc răn đe là điều cần thiết.Theo suy nghĩ cá nhân em , quyền con người là quyền được sống không ai có quyền xâm hại đến nó,1 tên giết người không có quyền để giết 1 người , thì cũng không có cá nhân hay tổ chức nào cũng tự cho mình có quyền giết người . Cái chế tài tử hình người khác vì tội này tội kia chỉ là 1 biện pháp giáo dục dăn đe xã hội mà chúng ta đã mặc nhiên thừa nhận từ thế hệ trước. Tác động của nó đến xã hội đến đâu đi nữa , cũng không bao biện cho quyền lực của nhà nước , của giai cấp thống trị xâm hại đến quyền cơ bản của con người